Tại sao người Úc ngại tiêm vaccine ngừa Covid-19?
FB Hoàng Tuấn • Hai vợ chồng già sau khi nhận mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 thứ hai đã sốc khi biết rằng, họ nằm trong số 6% những người đã hoàn thành chương trình tiêm chủng. Tại sao Úc có 25 triệu dân, nhưng chỉ 1.5 triệu người tiêm, trong khi trung bình mỗi năm có tận 10 triệu người sẵn sàng tiêm vaccine cúm?Tuần trước, cha mẹ tôi (đều đã hơn 80 tuổi) nhận được mũi tiêm vaccine AstraZeneca (AZ) thứ hai và đã sốc khi biết rằng, họ nằm trong số 6% những người được tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19 ở Úc. Họ đã được bác sĩ đa khoa thông báo con số này, người đó nói rằng đây là con số cực kỳ thấp và chúc mừng cha mẹ tôi vì đã làm được điều “đúng đắn”.
Sau đó, cha tôi đề nghị tôi tìm hiểu về lý do tại sao chỉ có 1.5 triệu được tiêm đủ hai liều trong số 25 triệu người Úc.
Với tinh thần hiếu thảo, tôi chấp nhận thử thách đó.
Úc hiện đứng cuối cùng trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế (OECD) về tỷ lệ tiêm chủng. Thứ hạng này cao hơn một chút so với Ấn Độ, vốn chỉ có khoảng 4% dân số được tiêm chủng đầy đủ (57.7 triệu trong tổng số 1.37 tỷ).
Chính phủ Úc đã chi 24 triệu đô la cho việc quảng cáo để thuyết phục người Úc sử dụng vaccine, nhưng tại sao lại có sự chần chừ trong việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 khi trung bình mỗi năm ở Úc, có tận 10 triệu người sẵn sàng tiêm vaccine cúm?
Sau khi cân nhắc, tôi cho rằng đây là những nguyên do:
1) Người Úc nhận thức được sự khác biệt giữa chủng ngừa và tiêm phòng
Không một chuyên gia nào nói rằng tiêm vaccine COVID-19 tạo ra khả năng miễn dịch tuyệt đối. Thay vào đó, họ đều thừa nhận rằng vaccine chỉ đơn giản làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Qua đó để lại cho người Úc một nhận thức rằng kể cả khi đã tiêm vaccine, thì họ vẫn có thể bị nhiễm virus. Họ cũng biết rằng vaccine chỉ có thể bảo vệ chúng ta đối với virus của năm ngoái, nó không thể bảo vệ chúng ta chống lại các biến thể hoặc chủng mới.
Ngoài ra, người Úc cho rằng vaccine COVID-19 vẫn đang trong “thử nghiệm” và thời gian 7 tháng thử nghiệm là quá ngắn; đem mốc thời gian này để so sánh với khoảng thời gian chờ đợi đã được áp dụng cho các loại vaccine khác như vaccine ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil (do Giáo sư Ian Frazer phát triển).
Cần biết rằng, Gardisil đã được ông Frazer thử nghiệm trong 7 năm chỉ để đảm bảo rằng nó an toàn, và sau đó nó mới được phổ biến rộng rãi.
2) Người Úc đang theo dõi tin tức về tiêm vaccine COVID-19 rất chặt chẽ
Hiện nay, các trường hợp hủy tiêm vaccine đang gia tăng đáng kể sau khi tin tức về ca tử vong liên quan đến vaccine được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Úc.
Họ cũng đang chú ý đến thực tế là các bác sĩ ở nước ngoài đang đặt câu hỏi về tính an toàn của vaccine.
Ví dụ, các báo cáo truyền thông từ Nhật Bản đưa tin về việc 390 bác sĩ nước này đã ký đơn yêu cầu ngừng tiêm chủng. Điều đó đã gây sốc cho một số người, vì nó đến từ một quốc gia sắp đăng cai Thế vận hội. Nó cũng khiến nhiều người tự hỏi, liệu có cần thêm thời gian để đánh giá chính xác các loại vaccine mà chúng ta hiện có cơ hội tiếp cận hay không.
3) Người Úc không thoải mái nếu bị ép buộc phải làm điều gì đó khó hiểu hoặc không rõ ràng
Khi nhận được thông báo tình trạng phong toả sẽ tiếp tục diễn ra trừ khi 80% dân số được tiêm chủng, người Úc có thể cảm thấy khó chịu, đặc biệt là vì các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tốt nhất cũng chỉ đạt được tỷ lệ từ 60 đến 70%.
Đất nước này cũng đã phải đối mặt với những thông điệp khó hiểu xung quanh việc tiêm chủng với người Úc, chẳng hạn những người trên 40 tuổi được thông báo nhiều tháng trước rằng họ không nên chủng ngừa AstraZeneca nữa mà sẽ phải đợi chủng ngừa Pfizer. Điều này khiến nhiều người tin rằng, họ không liên quan và không nhất thiết cần “quan tâm đến chúng”.
Cũng có một số vấn đề với việc sắp xếp thứ tự ưu tiên. Bạn tôi John (hiện 70 tuổi), một giáo viên đã nghỉ hưu và là một công dân tuân thủ luật pháp lại không thể được lựa chọn vaccine Pfizer, nhưng thật kỳ lạ khi tất cả các tù nhân (gồm cả những người 70 tuổi), đều có thể.
4) Người Úc không vội vàng đi tiêm vaccine
Người Úc liên tục được bảo rằng họ đang sống trên mảnh đất an toàn nhất thế giới, thậm chí bốn thành phố của Úc còn lọt Top 10 thành phố đáng sống nhất vào năm 2021.
Vì vậy, để kết luận, và để giải thích với cha tôi: Tôi cho rằng người Úc đang hành động khôn ngoan và thận trọng trong việc tiêm chủng bắt buộc. [Không có lý do gì phải đi tiêm khi bản thân đang sống trên mảnh đất được cho là đáng sống và an toàn nhất cả.]
Tinh thần cộng đồng vẫn tồn tại, nhưng người Úc sẽ quyết định thời gian và địa điểm họ nhận vaccine, và tất nhiên, chỉ khi họ tin tưởng về sự an toàn của nó.
Tác giả bài này, TS Tshung Hui Chang là giám đốc công ty và có kinh nghiệm sâu sắc trong ngành dịch vụ tài chính trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Anh thông thạo tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Anh và tiếng Bahasa. Chang đã viết và nói nhiều về các hoạt động can thiệp và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Úc. Chang là người đóng góp cho cuốn sách sắp ra mắt “Trump, COVID and the World – Australia Edition”.
Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times tiếng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét