Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

Một số ĐBQH là F1, không thể dự kỳ họp thứ nhất khóa XV

Đọc tin này tôi thấy rất lo ngại. Một là kỳ bầu cử quốc hội ngày 23/5 đã làm cho thành phố HCM bùng phát dịch và chỉ sau đó 1 tuần, ngày 31/5 chính quyền thành phố đã phải ban hành chỉ thị 15 về giãn cách xã hội. Vậy mà chính quyền không rút ra bài học. Ngày mai khai mạc kỳ họp quốc hội quy tụ tới gần 500 đại biểu, một con số rất đông. Nếu dịch Covid mà tấn công vào Quốc hội thì chắc không ít ĐBQH phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh. ĐBQH phần đông đã già, đều có bệnh nền... nhưng lại rất giàu, rất tham và rất sợ chết, nên dịch bệnh đối với họ chẳng khác nào tử thần. Hai là trong cả 2 năm qua, chính quyền đã rất cố gắng xây dựng hình ảnh chống dịch thiên tài trong mắt người dân trong nước và dư luận quốc tế. Nếu để dịch bùng làm bung, làm toang cả Quốc hội, nơi tụ tập những quan chức đầu sỏ nhất, thì uy tín của chính quyền sẽ tuột dốc không phanh trong mắt người dân. Khi đó chính quyền có hô hào gì chăng nữa, dân cũng không muốn nghe theo. Ba là tại sao không tổ chức họp trực tuyến; ĐBQH 1 tỉnh hoặc vài tỉnh tập trung ở một nơi rồi họp trực tuyến với Trung ương có tốt hơn không ? Nguyên thủ thế giới người ta còn họp trực tuyến đầy ra đó, có sao đâu. Tôi sợ là trong 2 năm qua không quan chức nào trong chính quyền nghĩ tới việc nay; họ vừa dốt nát không nghĩ ra việc này, vừa chủ quan cho là dịch bệnh sẽ sớm cút khỏi VN trong nắng hè rực rỡ, nên cứ bình chân như vại, đến giờ có chuẩn bị phương án họp trực tuyến thì cũng không thể kịp nữa. Bốn là các ĐBQH rất chủ quan; lẽ ra cần phải tiêm vaccine từ lâu thì nhiều ĐBQH đến sát ngày đi mới tiêm, thậm chí theo bài này, vẫn còn tới 64 đại biểu Quốc hội đến nay chưa tiêm. Chưa tiêm mà lại tụ tập gần nghìn người (kể cả đại biểu dự thính, khách mời, cán bộ phục vụ, giúp việc, chắc nhiều người trong số này cũng chưa tiêm) trong phòng điều hòa nhiệt độ thì có chết cả lũ không ? Khả năng con virus corona sẽ xâm nhập vào hội trường Ba Đình để dạy cho đám quan chức chính phủ VN một bài học sâu sắc về tầm quan trọng của việc phải nêu gương về thực hiện lệnh giãn cánh xã hội là rất cao. Năm là người dân khắp nơi đang khốn đốn, phẫn uất trong khi quan chức chóp bu bỏ hết chạy về tụ tập ở Hà Nội, thì có xuất hiện hiện tượng “bần cùng sinh đạo tặc” không ? Nếu chỉ là cướp giật để có ăn thì còn đỡ, nếu mà nổi loạn với những băng rôn chính trị như ở Cuba cách đây một tuần thì sẽ nguy to cho chính quyền đấy. Sáu là đại dịch đã lan rộng toàn quốc và ngày càng tăng, tỉnh nào cũng có người nhiễm, nhưng chính quyền vẫn bế tắc toàn tập trong cách chống dịch. Vậy thì còn phát triển kinh tế với mục tiêu kép ở chỗ nào mà các ông vẫn kiên quyết không chịu hạ chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021 và còn muốn thu thuế tăng thêm 5% so với số Quốc hội giao ? Còn nhiều lo ngại khác nhưng tôi không muốn viết dài dòng. Chỉ mong xuất hiện những chấn động mạnh làm các ông sáng mắt ra chứ đừng tối tăm mãi như thế, cuối cùng chỉ người dân chúng tôi là khổ.
Một số ĐBQH là F1, không thể dự kỳ họp thứ nhất khóa XV
Dân trí - Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội không có đủ 499 đại biểu dự họp. Một số đại biểu tại các địa phương dịch Covid-19 căng thẳng xin vắng mặt, ở lại chống dịch, số khác đã được xác định là F1, phải cách ly…

Chủ trì họp báo chiều 17/7, trao đổi về việc một số đại biểu Quốc hội ở các tỉnh phía Nam, nơi dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát nghiêm trọng, xin vắng mặt cả kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV để ở lại địa phương chống dịch, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường xác nhận, UB Thường vụ Quốc hội hiện đã tiếp nhận thông tin này.

Ông Cường cho biết, tinh thần Chủ tịch Quốc hội trao đổi về việc này là, dù việc dự họp, thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội rất quan trọng, nhất là tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ nhưng nhiệm vụ chống dịch để đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng của người dân vẫn là cốt yếu nhất đối với các đại biểu là lãnh đạo địa phương tình hình dịch bệnh đang căng thẳng. Vậy nên, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất quan điểm một số đại biểu là lãnh đạo các tỉnh thành ở lại địa phương chống dịch.

Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội thông tin thêm, hiện cũng đã có một số đại biểu được xác định là người tiếp xúc với người mắc Covid-19 (F1) phải thực hiện cách ly. UB Thường vụ Quốc hội thống nhất cho phép đại biểu thuộc trường hợp này được phép vắng mặt tại kỳ họp sắp diễn ra, để đảm bảo an toàn tại nghị trường.

Số lượng cụ thể đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức.

Về việc chuẩn bị cho kỳ họp trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Bùi Văn Cường cho biết, đại biểu Quốc hội đến từ địa phương có dịch sẽ được đưa đón riêng, ở nhà khách riêng và ngồi họp riêng một khu vực trong phòng họp Diên Hồng.

Ông Cường cho biết, nhiều khách sạn 5 sao nhưng tính giá dịch vụ phòng ở mức 2-3 sao như tiêu chuẩn trước nay vẫn áp dụng với các đại biểu đã được bố trí để các đại biểu Quốc hội thuộc nhóm này ở riêng.

Quốc hội có phương án bố trí phương tiện tối tân như máy phát hiện Covid-19 qua hơi thở tại Nhà Quốc hội. Lãnh đạo Bộ Y tế và Văn phòng Quốc hội sẽ trực ở Quốc hội để xử lý vấn đề phát sinh.

Theo báo cáo, hiện đã có 435/499 đại biểu Quốc hội được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Với 64 đại biểu Quốc hội chưa tiêm, Văn phòng Quốc hội đang tiếp tục rà soát, xác minh. Có một số đại biểu thuộc diện người không được chỉ định tiêm vắc xin vì có bệnh nền nguy hiểm.

Không hạ chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021


Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại cuộc họp báo.

Nội dung khác được trao đổi tại họp báo là về khả năng hạ chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021. Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, GDP 6 tháng năm nay đạt 5,64%. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV khi giao nhiệm vụ cho Chính phủ cũng đã đánh giá tổng thể và lường trước các tác động của dịch Covid-19, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV sẽ chưa điều chỉnh chỉ tiêu này mà giao Chính phủ phấn đấu đạt kết quả cao nhất.

Cũng liên quan đến tác động của dịch Covid-19, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn thông tin, ngay từ khi chuẩn bị đại hội Đảng XIII đã đánh giá tác động của đại dịch này. Vì thế chỉ tiêu tăng GDP của 2021 là từ 6-6,5% đã thấp hơn bình quân của cả giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Quá trình thẩm tra các kế hoạch về ngân sách, đầu tư công, các ủy ban đều đã tính toán yếu tố của dịch Covid-19 để trình Quốc hội xem xét thông qua.

Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, sáng 22/7 Quốc hội sẽ nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021. Sau đó, Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung trên.

Cũng tại phiên họp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Tiếp theo, Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về kế hoạch này.

Các nội dung nói trên đều sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường.

Cuối kỳ họp Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Phương Thảo
https://dantri.com.vn/xa-hoi/mot-so-dai-bieu-quoc-hoi-la-f1-khong-the-du-ky-hop-thu-nhat-khoa-xv-20210717173338932.htm

1 nhận xét:

  1. chinh tac gia viet dong chu do o tren moi la ngu----cu de cho bon nghi gat hop roi nhiem benh ma ngeo khong phai la y troi thi la gi --tai sao tac gia lai lo lang cho chung no --ong thong minh ma cung co luc ngu .

    Trả lờiXóa