Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Campuchia giúp TQ mở rộng thế lực ở Biển Đông?

Campuchia là một mũi dao găm sắc lạnh luôn luôn kề cổ VN ở phía Nam. VN không tự mình lớn mạnh, không muốn trở thành một thế lực để Campuchia phải kiêng nể, mà cứ thích nghèo đói, hèn nhát thế này, thì sẽ không bao giờ kiềm chế được tham vọng trỗi dậy của đế chế Khmer.
Campuchia sẽ giúp Trung Quốc mở rộng thế lực ở Biển Đông?
Việc mới đây Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong kêu gọi các cường quốc ngoài khu vực không can thiệp vào vấn đề Biển Đông và ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc - sẵn sàng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình trên cơ sở tôn trọng «các sự kiện lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế» - đã khơi lên cơn bão phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Việt Nam.

Các nước Đông Nam Á đều biết rõ lối «hiểu lịch sử» của Bắc Kinh khi khăng khăng tuyên bố quyền sở hữu với 80% vùng nước Biển Đông.

Bạn và đồng minh

Mặc dù Campuchia không phải là một bên hữu quan trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng nước này mấy lần cho người ta hiểu là Phnom Penh đứng về phía nào trong cuộc xung đột biển đảo. Chẳng hạn, vào năm 2012, khi làm Chủ tịch ASEAN, Phnom Penh đã kiên quyết phản đối việc đưa vào tuyên bố tổng kết của Hiệp hội ý kiến lên án hành động của Bắc Kinh trong cuộc xung đột với Philippines tại Bãi đá ngầm Scarborough, và do vậy, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, văn kiện chốt của hội nghị thượng đỉnh đã không được thông qua. 

Rồi vào năm 2016, Campuchia một lần nữa ủng hộ Trung Quốc, phản bác đề xuất đưa vào văn kiện tổng kết hội nghị cấp cao ASEAN những dòng nhắc đến quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, phán xử rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết Biển Đông là vô căn cứ. Bởi thiếu vắng sự thống nhất quan điểm cần thiết giữa toàn thể các thành viên ASEAN, đoạn văn đề cập tới phán quyết The Hague cuối cùng đã không được ghi vào tài liệu tổng kết.

«Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Trung Quốc là đối tác kinh tế-thương mại chủ chốt, bạn lớn và đồng minh chính của Campuchia. Ban lãnh đạo đất nước này gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc. Thái tử Norodom Sihanouk đã dành những năm cuối đời mình ở đất Trung Hoa. Thủ tướng đương nhiệm Hun Sen vào năm 2018 đã giành chiến thắng áp đảo trước phe đối lập và kéo dài 33 năm cầm quyền của mình thêm 5 năm nữa nhờ có hỗ trợ tài chính lớn của Bắc Kinh. Trung Quốc coi Campuchia là chỗ dựa, là «liên lạc viên» cho chính sách của Bắc Kinh trong ASEAN, hay có thể xem như kiểu một «con ngựa thành Troy». Bởi nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội ASEAN là đồng thuận tập trung trong việc thông qua quyết định, lập trường thân Trung Quốc của Campuchia không hiếm khi đã là chướng ngại vật», - GS Dmitry Mosyakov đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương tại Viện Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét.

Trung Quốc đang «ngắm nghía» Vịnh Thái Lan

Trung Quốc ráo riết nâng đỡ sự phát triển nền kinh tế Campuchia và triển khai không ít dự án trên lãnh thổ đất nước này. Nhưng có một dự án đang khiến nước láng giềng của Campuchia trong khu vực đặc biệt quan ngại. Trung Quốc sẽ tham gia quá trình mở rộng và hiện đại hóa căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở Vịnh Thái Lan. Dự kiến đào sâu đáy biển, cho phép căn cứ tiếp đón các tàu cỡ lớn. Như cho thấy qua các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố gần đây, tại căn cứ này đã dỡ bỏ một trong hai chủ thể vốn được xây dựng với tài trợ của phía Mỹ. Điều này khiến các chuyên gia nhớ lại bài đăng trên Wall Street Journal vào mùa hè năm 2019, tiết lộ về giao kèo mật giữa Phnom Penh và Bắc Kinh, theo đó Trung Quốc sẽ sử dụng căn cứ Ream trong 30 năm, bố trí quân, vũ khí và tàu chiến ở đó. Ban lãnh đạo Campuchia phủ nhận rằng làm gì có giao kèo như vậy (!). 

Các chuyên gia lo ngại rằng hiện diện của quân đội Trung Quốc tại căn cứ sẽ cho phép Bắc Kinh mở rộng hoạt động hàng không của mình trên Vịnh Thái Lan, eo biển Malacca và biển Andaman.

«Tôi không nghĩ là điều đó sẽ xảy ra trong tương lai gần. Nhưng có thực tế rành rành là Trung Quốc đang ráo riết củng cố vị thế ở Biển Đông. Và nếu một khi Bắc Kinh cố gắng bám trụ được tại căn cứ Campuchia ở Vịnh Thái Lan, thế lực và mối đe dọa với các nước láng giềng sẽ tăng lên đáng kể», - Giáo sư Mosyakov dự báo.

Elena Nikulina
(Sputnik)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét