Trên diện tích 100 m2, họ có thể thu hoạch 10 kg cần sa sau ba tháng, cho lợi nhuận hơn 38.000 USD. Nếu thỏa thuận giữa “chủ đất” và “người làm vườn” là 60/40 và nếu mọi thứ suôn sẻ, trong một năm với bốn vụ thu hoạch, “người làm vườn” có thể bỏ túi gần 62.000 USD. Một số tiền vừa đủ để trả nợ, vừa đủ để gửi về cho gia đình.
Nhiều người nhập cư bất chấp nguy hiểm để vượt eo biển Manche từ Pháp sang Anh, mang theo những lời hứa về mức lương hấp dẫn. Ảnh: Reuters.
Hai cha con chia tay nhau ở Prague, rồi chàng trai vị thành niên được cha gửi gắm cho những người bạn tại Warsaw (thủ đô Ba Lan) và làm việc tại đó hai năm.
Để con vượt eo biển Manche sang Anh, Đào phải trả 3.500 USD. Con trai anh đi tàu từ Warsaw đến Paris, ở tại khu trại thị trấn Angres, và được người ta cho lên xe tải. “Nó may mắn vì đã thành công ngay lần đầu”, Đào nói. Sau chuyến vượt biên, chàng trai trẻ làm việc trong một tiệm làm móng của người quen.
“Nếu suôn sẻ, nó có thể kiếm được đến 2.000 bảng (gần 2.600 USD) mỗi tháng. Quá khủng!”, Đào cảm thán. “Trong ngành làm móng, nếu làm bán thời gian thì tiền cũng 50-50. Còn nếu làm từ sáng tới đêm, bạn kiếm được rất nhiều.
Ở Anh, không cứ là phải trồng cần sa mới có tiền, còn nhiều công việc khác lắm. Chẳng hạn như làm trong nhà hàng, thu nhập ổn mà nguy cơ bị bắt cũng thấp hơn nhiều. Con số trung bình là 1.500 bảng (hơn 1.900 USD), thế đã là nhiều lắm rồi!”.
Câu chuyện may mắn của Đào được chia sẻ trong nghiên cứu Đường tới Anh quốc: Điều tra thực địa di dân Việt Nam do tổ chức France Terre d’Asile thực hiện và công bố năm 2017. Báo cáo nằm trong một dự án lớn hơn nhằm giúp đỡ các nạn nhân Việt Nam nằm trong các đường dây buôn người.
Đàn ông Việt trong các tiệm nail Anh quốc
Theo báo cáo trên, cộng đồng người Việt ở Anh không có nhiều sinh viên. Trong khoảng 1975-1988, Vương quốc Anh đón gần 22.600 người nhập cư Đông Nam Á, phần lớn tới từ miền Bắc của Việt Nam. Họ tập hợp tại London, Birmingham và Manchester, mở các tiệm gia vị, nhà hàng hoặc văn phòng du lịch.
Từ 2002, với ý tưởng du nhập từ các mối quan hệ với người Việt ở Mỹ, những tiệm làm móng xuất hiện và tới nay chiếm hơn 60% doanh thu của cộng đồng Việt Nam tại Anh. Nhân công Việt tại các nhà hàng và tiệm làm móng gồm nhiều du học sinh, nhưng chủ yếu vẫn là người nhập cư bất hợp pháp thế hệ thứ hai.
Các tổ chức đưa người nhập cư và người thân thường nói với họ rằng Vương quốc Anh là một “miền đất hứa”, nơi cho họ một công việc với mức lương cao, nơi mà pháp luật lỏng lẻo, nơi giấy tờ lưu trú được cấp dễ dàng hơn mọi quốc gia châu Âu khác.
Tuyệt nhiên những người đó không đề cập mức sống đắt đỏ, thuế má, điều kiện sống và làm việc khó khăn, cũng như những hiểm nguy gặp phải trên con đường cập bến “đất hứa”.
Phần lớn người Việt nhập cư trái phép bị trục xuất khỏi Anh là do trồng cần sa, bởi lẽ cảnh sát chỉ tập trung triệt phá loại tội phạm này chứ không để ý nhiều đến những hoạt động khác.
Không nhiều phụ nữ Việt nhập cư được vào Anh, mà công nghiệp làm móng lại không ngừng nở rộ, các nam thanh niên chẳng thể làm ngơ. Giang cũng vậy.
“Tôi chẳng ngại ngần gì khi làm trong tiệm nail đâu, vì đàn ông Việt Nam làm nghề này nhiều lắm”.
Câu chuyện của Giang là một trường hợp khác được ghi nhận trong báo cáo của France Terre d’Asile. Giang, 24 tuổi, là út trong một gia đình có sáu con ở Quảng Bình. Anh từng là ngư dân.
Nhân viên tại các tiệm nail của người Việt ở Anh rất có thể là người nhập cư bất hợp pháp. Ảnh: Reuters.
Anh họ của Giang sang Anh trước anh ba năm và đã trả xong xuôi nợ nần, thậm chí còn xây được nhà cho cha mẹ. Chính người này giúp Giang một nửa chi phí cho chuyến đi kéo dài ba tháng trị giá hơn 41.000 USD để nhập cư vào nước Anh. Giang làm việc trong một tiệm nail ở Birmingham: “Đàn ông thì có vấn đề gì, ở Anh làm sao mà có đủ phụ nữ Việt!”.
Hồng cũng sống tại Birmingham, nhưng ở vùng ngoại ô. “Có nhiều người Việt ở Birmingham lắm”, Hồng cho biết. Người đàn ông 36 tuổi đã phải tạm bỏ lại vợ con ở quê nhà và từng bị cảnh sát Anh bắt một lần khi mới sang. Bác gái Hồng bảo lãnh để anh được thả, nhưng khi cảnh sát quay lại để làm thủ tục xác minh, anh đã bỏ trốn.
“Tôi làm ở một nhà hàng đồ Thái và kiếm được 3.000 bảng (hơn 3.800 USD) mỗi tháng”, Hồng chia sẻ. Sau ba năm đặt chân đến Anh, anh trả hết số nợ gần 22.000 USD nhờ làm việc chui cả bảy ngày trong tuần tại nhà hàng. Hồng muốn ở lại Anh và sẽ gửi vợ sang bằng con đường như mình. Đứa con gái, anh tính đưa nó sang theo diện đoàn tụ thân nhân.
“Khổ hai năm, yên ổn suốt đời”
Từ cuối những năm 1980, đầu 1990, sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, rất nhiều người Việt Nam từ các nước thuộc Liên Xô cũ đổ về Anh. Chính họ đã đặt bản lề cho tội phạm có tổ chức đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh.
Cách đây khoảng 20 năm, làn sóng mới người nhập cư Việt Nam xuất hiện với quy mô khó lòng ước lượng. Phần lớn họ có quê ở các tỉnh miền Bắc và tới Anh qua các nước Đông Âu. Đó là nguồn nhân công dồi dào cho các đường dây cần sa. Cũng như nhiều người nhập cư khác mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc, Đào biết khá rõ về việc làm cho những đường dây này.
“Có vô vàn nguy cơ, nhưng nguồn lợi là không thể chối bỏ”, Đào nhận xét. “Bạn làm việc, bạn trả xong nợ, bạn khổ cực trong hai năm nhưng yên ổn cả quãng đời còn lại: hấp dẫn đấy chứ… Trả nợ rồi thì còn khổ gì nữa, trở về làm việc khác nhanh thôi. Đó là lý do vì sao bọn trẻ thường đâm đầu vào”.
Nhưng Đào không muốn con trai mình cũng như vậy. Với anh, dính líu tới cần sa là “vô đạo đức”, và sẽ hối hận cả đời, vì Đào theo đạo Thiên chúa.
Cảnh sát Anh triệt phá một ổ trồng cần sa ở Birmingham, Anh. Ảnh: Reuters.
Theo một cuộc điều tra của tổ chức phi chính phủ Alliance Anti-Trafic, hơn một nửa số di dân Việt tới Anh được các tổ chức đưa người nhập cư trái phép vẽ ra viễn cảnh màu hồng: làm phục vụ trong nhà hàng, làm giúp việc, trông trẻ, làm móng, làm xây dựng hoặc trong nhà máy dệt may… hay trong “khu trồng dược thảo”.
Thế nhưng, và dĩ nhiên, 80% trong số họ vỡ mộng. Không nói được tiếng Anh và không sự trợ giúp, họ buộc phải chấp nhận bất kỳ công việc nào, kể cả việc nguy hiểm như trồng cần sa. Động cơ đơn giản: trả nợ.
Trên diện tích 100 m2, họ có thể thu hoạch 10 kg cần sa sau ba tháng, cho lợi nhuận hơn 38.000 USD. Nếu thỏa thuận giữa “chủ đất” và “người làm vườn” là 60/40 và nếu mọi thứ suôn sẻ, trong một năm với bốn vụ thu hoạch, “người làm vườn” có thể bỏ túi gần 62.000 USD. Một số tiền vừa đủ để trả nợ, vừa đủ để gửi về cho gia đình.
Tuy nhiên, điều kiện làm việc vô cùng khổ cực. Người trồng cần sa phải tiếp xúc thường xuyên với chất hóa học, thiếu sáng, thiếu khí, bị cô lập. Không chỉ vậy, hệ thống điện sơ sài cũng dễ gây giật, cháy, nổ. Lớn hơn cả là nguy cơ bị các băng đảng cần sa khác cướp “cây thành phẩm”.
Hầu hết người nhập cư, sau khi nhận biết được rằng mình đang dính líu vào một hoạt động phi pháp, đều không thể thoát ra được nữa và buộc phải làm việc cho tới khi bị cảnh sát tìm ra.
Theo Trung tâm Chống buôn bán người của Vương quốc Anh, chỉ từ 2011 đến 2012, số nạn nhân liên quan đến công nghiệp cần sa đã tăng 130%. 95% trong số đó là người Việt Nam, 81% là trẻ vị thành niên.
Trẻ vị thành niên luẩn quẩn trong khốn khổ
Số liệu từ Cơ chế bảo vệ trẻ em bị buôn bán vào Anh của chính phủ Anh cho thấy Việt Nam thường xuyên nằm trong top ba quốc gia có số nạn nhân bị buôn bán và cưỡng bức lao động nhiều nhất.
Trong số tất cả quốc tịch của nạn nhân vị thành niên, cũng là Việt Nam chiếm số lượng đông đảo nhất. Và tình trạng đáng lo ngại này không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cuong Nguyen, một trong số hàng nghìn người di cư Việt Nam sang Anh trồng cần sa tại các trang trại bất hợp pháp. Năm 2014, Cuong bị kết án 10 tháng tù và bị trục xuất vì tội trồng cần sa. Ảnh: AFP.
Đại diện của Salvation Army, giáo hội Tin Lành chuyên cứu tế các nạn nhân của buôn người ở Anh, kể cho Al Jazeera một trường hợp điển hình.
T. quê ở miền Trung Việt Nam. Cha mẹ em qua đời năm T. 11 tuổi, để lại rất nhiều khoản nợ nần. Một tu viện nhận T. vào chăm sóc, nhưng em nhanh chóng bị những kẻ cho vay nặng lãi tìm thấy, bắt cóc. Chúng chặt đi của T. một ngón tay.
“Cậu ta buộc phải làm việc trong kho hàng, ngủ đất, bị trói, thảm thương vô cùng”, đại diện Salvation Army kể. “Vài năm sau, cậu ta bị bán cho người Trung Quốc và cũng phải chịu tình cảnh tương tự”.
Một ngày, T. được đưa lên thùng xe tải, đi một chuyến dài qua châu Á và châu Âu. Em không hề có khái niệm gì về nơi chốn mình ở và công việc mình làm, cho đến khi cảnh sát can thiệp. Vì là trẻ vị thành niên, T. được giữ lại trung tâm chăm sóc. Sau đó em gặp một người Việt Nam, người này hứa giúp T.
“Thế nhưng hắn lại lừa bán đứa trẻ đi và buộc cậu ta làm việc như nô lệ, chẳng khác gì ngày trước”, đại diện Salvation Army nói tiếp.
Sau một thời gian, được những kẻ buôn người tin tưởng, T. có thể ra ngoài rửa xe cho chúng. Em không bỏ lỡ cơ hội thoát thân. Rồi T. được Salvation Army tiếp nhận. T. cuối cùng cũng có cuộc sống an toàn, nhưng chẳng ai ngờ được rằng em lại một lần nữa biến mất.
“Có lẽ bởi cậu ta luôn sợ bị trục xuất về Việt Nam hoặc bị những tay buôn người tìm thấy”, Salvation Army nhận định.
Lần này, không ai biết T. ở đâu nữa.
Lao động Việt trong các tiệm nail và trại trồng cần sa ở Anh
Thu nhập tốt là hào quang che chắn mọi góc tối của việc nhập cư vào Anh. Người di cư Việt Nam - chủ yếu là đàn ông - sẵn sàng làm tất cả: làm móng, lao động 24/7, trồng cần sa. Đào, 47 tuổi, sống tại Paris bởi “ít ra thì điều kiện cũng ổn”, nhưng anh đã gửi con trai sang Anh từ mùa hè 2017. Trước đó, vào năm 2015, Đào phải tiết kiệm hết sức để đưa đứa con 14 tuổi từ Việt Nam sang Cộng hòa Czech một cách hợp pháp, theo diện đoàn tụ gia đình.Nhiều người nhập cư bất chấp nguy hiểm để vượt eo biển Manche từ Pháp sang Anh, mang theo những lời hứa về mức lương hấp dẫn. Ảnh: Reuters.
Hai cha con chia tay nhau ở Prague, rồi chàng trai vị thành niên được cha gửi gắm cho những người bạn tại Warsaw (thủ đô Ba Lan) và làm việc tại đó hai năm.
Để con vượt eo biển Manche sang Anh, Đào phải trả 3.500 USD. Con trai anh đi tàu từ Warsaw đến Paris, ở tại khu trại thị trấn Angres, và được người ta cho lên xe tải. “Nó may mắn vì đã thành công ngay lần đầu”, Đào nói. Sau chuyến vượt biên, chàng trai trẻ làm việc trong một tiệm làm móng của người quen.
“Nếu suôn sẻ, nó có thể kiếm được đến 2.000 bảng (gần 2.600 USD) mỗi tháng. Quá khủng!”, Đào cảm thán. “Trong ngành làm móng, nếu làm bán thời gian thì tiền cũng 50-50. Còn nếu làm từ sáng tới đêm, bạn kiếm được rất nhiều.
Ở Anh, không cứ là phải trồng cần sa mới có tiền, còn nhiều công việc khác lắm. Chẳng hạn như làm trong nhà hàng, thu nhập ổn mà nguy cơ bị bắt cũng thấp hơn nhiều. Con số trung bình là 1.500 bảng (hơn 1.900 USD), thế đã là nhiều lắm rồi!”.
Câu chuyện may mắn của Đào được chia sẻ trong nghiên cứu Đường tới Anh quốc: Điều tra thực địa di dân Việt Nam do tổ chức France Terre d’Asile thực hiện và công bố năm 2017. Báo cáo nằm trong một dự án lớn hơn nhằm giúp đỡ các nạn nhân Việt Nam nằm trong các đường dây buôn người.
Đàn ông Việt trong các tiệm nail Anh quốc
Theo báo cáo trên, cộng đồng người Việt ở Anh không có nhiều sinh viên. Trong khoảng 1975-1988, Vương quốc Anh đón gần 22.600 người nhập cư Đông Nam Á, phần lớn tới từ miền Bắc của Việt Nam. Họ tập hợp tại London, Birmingham và Manchester, mở các tiệm gia vị, nhà hàng hoặc văn phòng du lịch.
Từ 2002, với ý tưởng du nhập từ các mối quan hệ với người Việt ở Mỹ, những tiệm làm móng xuất hiện và tới nay chiếm hơn 60% doanh thu của cộng đồng Việt Nam tại Anh. Nhân công Việt tại các nhà hàng và tiệm làm móng gồm nhiều du học sinh, nhưng chủ yếu vẫn là người nhập cư bất hợp pháp thế hệ thứ hai.
Các tổ chức đưa người nhập cư và người thân thường nói với họ rằng Vương quốc Anh là một “miền đất hứa”, nơi cho họ một công việc với mức lương cao, nơi mà pháp luật lỏng lẻo, nơi giấy tờ lưu trú được cấp dễ dàng hơn mọi quốc gia châu Âu khác.
Tuyệt nhiên những người đó không đề cập mức sống đắt đỏ, thuế má, điều kiện sống và làm việc khó khăn, cũng như những hiểm nguy gặp phải trên con đường cập bến “đất hứa”.
Phần lớn người Việt nhập cư trái phép bị trục xuất khỏi Anh là do trồng cần sa, bởi lẽ cảnh sát chỉ tập trung triệt phá loại tội phạm này chứ không để ý nhiều đến những hoạt động khác.
Không nhiều phụ nữ Việt nhập cư được vào Anh, mà công nghiệp làm móng lại không ngừng nở rộ, các nam thanh niên chẳng thể làm ngơ. Giang cũng vậy.
“Tôi chẳng ngại ngần gì khi làm trong tiệm nail đâu, vì đàn ông Việt Nam làm nghề này nhiều lắm”.
Câu chuyện của Giang là một trường hợp khác được ghi nhận trong báo cáo của France Terre d’Asile. Giang, 24 tuổi, là út trong một gia đình có sáu con ở Quảng Bình. Anh từng là ngư dân.
Nhân viên tại các tiệm nail của người Việt ở Anh rất có thể là người nhập cư bất hợp pháp. Ảnh: Reuters.
Anh họ của Giang sang Anh trước anh ba năm và đã trả xong xuôi nợ nần, thậm chí còn xây được nhà cho cha mẹ. Chính người này giúp Giang một nửa chi phí cho chuyến đi kéo dài ba tháng trị giá hơn 41.000 USD để nhập cư vào nước Anh. Giang làm việc trong một tiệm nail ở Birmingham: “Đàn ông thì có vấn đề gì, ở Anh làm sao mà có đủ phụ nữ Việt!”.
Hồng cũng sống tại Birmingham, nhưng ở vùng ngoại ô. “Có nhiều người Việt ở Birmingham lắm”, Hồng cho biết. Người đàn ông 36 tuổi đã phải tạm bỏ lại vợ con ở quê nhà và từng bị cảnh sát Anh bắt một lần khi mới sang. Bác gái Hồng bảo lãnh để anh được thả, nhưng khi cảnh sát quay lại để làm thủ tục xác minh, anh đã bỏ trốn.
“Tôi làm ở một nhà hàng đồ Thái và kiếm được 3.000 bảng (hơn 3.800 USD) mỗi tháng”, Hồng chia sẻ. Sau ba năm đặt chân đến Anh, anh trả hết số nợ gần 22.000 USD nhờ làm việc chui cả bảy ngày trong tuần tại nhà hàng. Hồng muốn ở lại Anh và sẽ gửi vợ sang bằng con đường như mình. Đứa con gái, anh tính đưa nó sang theo diện đoàn tụ thân nhân.
“Khổ hai năm, yên ổn suốt đời”
Từ cuối những năm 1980, đầu 1990, sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, rất nhiều người Việt Nam từ các nước thuộc Liên Xô cũ đổ về Anh. Chính họ đã đặt bản lề cho tội phạm có tổ chức đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh.
Cách đây khoảng 20 năm, làn sóng mới người nhập cư Việt Nam xuất hiện với quy mô khó lòng ước lượng. Phần lớn họ có quê ở các tỉnh miền Bắc và tới Anh qua các nước Đông Âu. Đó là nguồn nhân công dồi dào cho các đường dây cần sa. Cũng như nhiều người nhập cư khác mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc, Đào biết khá rõ về việc làm cho những đường dây này.
“Có vô vàn nguy cơ, nhưng nguồn lợi là không thể chối bỏ”, Đào nhận xét. “Bạn làm việc, bạn trả xong nợ, bạn khổ cực trong hai năm nhưng yên ổn cả quãng đời còn lại: hấp dẫn đấy chứ… Trả nợ rồi thì còn khổ gì nữa, trở về làm việc khác nhanh thôi. Đó là lý do vì sao bọn trẻ thường đâm đầu vào”.
Nhưng Đào không muốn con trai mình cũng như vậy. Với anh, dính líu tới cần sa là “vô đạo đức”, và sẽ hối hận cả đời, vì Đào theo đạo Thiên chúa.
Cảnh sát Anh triệt phá một ổ trồng cần sa ở Birmingham, Anh. Ảnh: Reuters.
Theo một cuộc điều tra của tổ chức phi chính phủ Alliance Anti-Trafic, hơn một nửa số di dân Việt tới Anh được các tổ chức đưa người nhập cư trái phép vẽ ra viễn cảnh màu hồng: làm phục vụ trong nhà hàng, làm giúp việc, trông trẻ, làm móng, làm xây dựng hoặc trong nhà máy dệt may… hay trong “khu trồng dược thảo”.
Thế nhưng, và dĩ nhiên, 80% trong số họ vỡ mộng. Không nói được tiếng Anh và không sự trợ giúp, họ buộc phải chấp nhận bất kỳ công việc nào, kể cả việc nguy hiểm như trồng cần sa. Động cơ đơn giản: trả nợ.
Trên diện tích 100 m2, họ có thể thu hoạch 10 kg cần sa sau ba tháng, cho lợi nhuận hơn 38.000 USD. Nếu thỏa thuận giữa “chủ đất” và “người làm vườn” là 60/40 và nếu mọi thứ suôn sẻ, trong một năm với bốn vụ thu hoạch, “người làm vườn” có thể bỏ túi gần 62.000 USD. Một số tiền vừa đủ để trả nợ, vừa đủ để gửi về cho gia đình.
Tuy nhiên, điều kiện làm việc vô cùng khổ cực. Người trồng cần sa phải tiếp xúc thường xuyên với chất hóa học, thiếu sáng, thiếu khí, bị cô lập. Không chỉ vậy, hệ thống điện sơ sài cũng dễ gây giật, cháy, nổ. Lớn hơn cả là nguy cơ bị các băng đảng cần sa khác cướp “cây thành phẩm”.
Hầu hết người nhập cư, sau khi nhận biết được rằng mình đang dính líu vào một hoạt động phi pháp, đều không thể thoát ra được nữa và buộc phải làm việc cho tới khi bị cảnh sát tìm ra.
Theo Trung tâm Chống buôn bán người của Vương quốc Anh, chỉ từ 2011 đến 2012, số nạn nhân liên quan đến công nghiệp cần sa đã tăng 130%. 95% trong số đó là người Việt Nam, 81% là trẻ vị thành niên.
Trẻ vị thành niên luẩn quẩn trong khốn khổ
Số liệu từ Cơ chế bảo vệ trẻ em bị buôn bán vào Anh của chính phủ Anh cho thấy Việt Nam thường xuyên nằm trong top ba quốc gia có số nạn nhân bị buôn bán và cưỡng bức lao động nhiều nhất.
Trong số tất cả quốc tịch của nạn nhân vị thành niên, cũng là Việt Nam chiếm số lượng đông đảo nhất. Và tình trạng đáng lo ngại này không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cuong Nguyen, một trong số hàng nghìn người di cư Việt Nam sang Anh trồng cần sa tại các trang trại bất hợp pháp. Năm 2014, Cuong bị kết án 10 tháng tù và bị trục xuất vì tội trồng cần sa. Ảnh: AFP.
Đại diện của Salvation Army, giáo hội Tin Lành chuyên cứu tế các nạn nhân của buôn người ở Anh, kể cho Al Jazeera một trường hợp điển hình.
T. quê ở miền Trung Việt Nam. Cha mẹ em qua đời năm T. 11 tuổi, để lại rất nhiều khoản nợ nần. Một tu viện nhận T. vào chăm sóc, nhưng em nhanh chóng bị những kẻ cho vay nặng lãi tìm thấy, bắt cóc. Chúng chặt đi của T. một ngón tay.
“Cậu ta buộc phải làm việc trong kho hàng, ngủ đất, bị trói, thảm thương vô cùng”, đại diện Salvation Army kể. “Vài năm sau, cậu ta bị bán cho người Trung Quốc và cũng phải chịu tình cảnh tương tự”.
Một ngày, T. được đưa lên thùng xe tải, đi một chuyến dài qua châu Á và châu Âu. Em không hề có khái niệm gì về nơi chốn mình ở và công việc mình làm, cho đến khi cảnh sát can thiệp. Vì là trẻ vị thành niên, T. được giữ lại trung tâm chăm sóc. Sau đó em gặp một người Việt Nam, người này hứa giúp T.
“Thế nhưng hắn lại lừa bán đứa trẻ đi và buộc cậu ta làm việc như nô lệ, chẳng khác gì ngày trước”, đại diện Salvation Army nói tiếp.
Sau một thời gian, được những kẻ buôn người tin tưởng, T. có thể ra ngoài rửa xe cho chúng. Em không bỏ lỡ cơ hội thoát thân. Rồi T. được Salvation Army tiếp nhận. T. cuối cùng cũng có cuộc sống an toàn, nhưng chẳng ai ngờ được rằng em lại một lần nữa biến mất.
“Có lẽ bởi cậu ta luôn sợ bị trục xuất về Việt Nam hoặc bị những tay buôn người tìm thấy”, Salvation Army nhận định.
Lần này, không ai biết T. ở đâu nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét