Nhờ đi trước nhân loại vài thế kỷ trong việc xây dựng một bộ quy chế xã hội bình đẳng và tự do dân chủ, các nước Bắc Âu đã phát triển rất nhanh và trở thành nơi đáng sống nhất thế giới. Trong khi các nhà tù ở Na Uy tiện nghi như khách sạn, Thuỵ Điển phát cho mỗi công dân 2000USD/ tháng thì Phần Lan là điểm đến mơ ước của rất nhiều du học sinh nhờ hệ thống giáo dục tuyệt vời. Thành công của các nước Bắc Âu là lời khẳng định hùng hồn rằng chính sách của nhà nước là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một quốc gia. Vậy thì, một xã hội như Bắc Âu có phải là “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà các nước Cộng Sản đang hướng đến? Trước đây mình đã viết người Hoa rất giỏi kinh doanh, nhìn người Hoa ở các nước hay ở Hồng Kông và các đảo như Đài Loan, Singapore, toàn là các làng chài hay xứ nghèo, chó ăn đá gà ăn sỏi; vậy mà vô tay họ thì ai cũng thấy rồi, phát triển ầm ầm, rất nhanh đã trở thànfh xứ giầu có. Do đó nếu đại lục Trung Hoa mà không bị chế độ XHCN kìm hãm thì không biết TQ còn có thể phát triển mạnh tới đâu nữa, TQ mà chuyển sang chế độ tự do dân chủ thì chắc chắn VN sẽ bám theo, sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Đoạn nói về cân bằng vũ khí giữa chính quyền và người dân trong bài khá hay. Chính phủ VN mà cho dân tự do sử dụng súng như ở Mỹ thì tin chắc mấy chục cái trạm BOT bay hết, trong khi những thằng cướp đất của dân cũng được ra nghĩa địa nằm hết
Nhưng mọi việc có đơn giản như vậy không?
Ở một nước Mỹ tồn tại dân chủ tự do và tam quyền phân lập, người dân Mỹ chấp nhận đánh đổi một phần sự an toàn cá nhân để đổi lấy quyền tự quyết trong việc duy trì một chính phủ “vì dân”. Còn ở Trung Quốc độc tài chuyên chế, nơi chính phủ cai trị người dân bằng quyền lực và nỗi sợ hãi, đánh mất sự uy nghiêm bằng cách thoả hiệp cũng có nghĩa là chính phủ Trung Quốc tự đưa mình vào thế cáo chung. Bởi lẽ khi họ nhượng bộ được một lần với người dân là họ đã phát đi một tín hiệu và ban phát cho cả trăm triệu con người đang bị áp bức một tia hy vọng. Trong mắt Trung Quốc, dẹp tan bạo loạn ở Hồng Kông càng sớm càng tốt được đặt lên ưu tiên hàng đầu để ngọn lửa của Hồng Kông không thể cháy lan sang Đại Lục.
Điều cực kì quan trọng là Tập Cận Bình và Trung Quốc đang rất khát một chiến thắng. Kinh tế Trung Quốc đang suy thoái với việc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 30 năm và đó không phải chỉ vì hệ quả của việc chiến tranh thương mại với Mỹ. Thực tế trong 3 thập kỷ tăng trưởng “thần kỳ” của Trung Quốc không thể không tính đến vai trò của việc “phù phép“ sổ sách và chi tiêu chính phủ – một yếu tố cấu thành nên GDP. Nói nôm na thế này, nếu chính phủ Trung Quốc bỏ hàng tỷ đô la xây một thành phố ma không có người ở, những chi tiêu ấy vẫn tính vào GDP của Trung Quốc. Điều đó giống như việc một con đường ở xứ Đông Lào đào lên lấp lại “bảo dưỡng” cả chục lần một năm vẫn tính là tăng trưởng GDP mặc dù thực tế chẳng có nghĩa lý gì cả. Và giống như câu chuyện ngoài lề vui vui xứ Đông Lào, những “thành phố ma” ở trung quốc là có thật với quy mô cực lớn.
Một chính phủ không thể cai trị chỉ bằng nỗi sợ hãi, bởi vậy cho nên hầu hết các chính phủ độc tài hiện đại như Trung Quốc và Triều Tiên đều sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một chất kích thích. Những phát biểu đao to búa lớn, những con số tăng trưởng ấn tượng, lập lờ đánh lận con đen giữa Tổ quốc và đảng cai trị, vv… tất cả đều nằm trong chiến lược ấy. Mỉa mai thay, chủ nghĩa cộng sản vốn khởi nguyên là vô thần vô quốc gia đến khi thất bại vì những mâu thuẫn nội tại lại lôi chủ nghĩa dân tộc ra làm cứu cánh, Tập Cận Bình đang đi vào vết xe đổ của Stalin.
Bởi vậy nên, điều Tập mong muốn là một chiến thắng toàn diện ở Hồng Kông để lên gân cho toàn Trung Quốc khi bước vào kỉ nguyên khó khăn kinh tế sắp tới. Điều này trả lời cho câu hỏi “Tại sao lại là Hồng Kông”.
Mình lại có một câu hỏi, các bạn có biết dân tộc nào đã đặt nền móng cho nền dân chủ hiện đại?
Chúng ta hãy tạm gác lại Hồng Kông, đi thẳng lên phía Tây Bắc Trung Quốc, vượt qua những bình nguyên bất tận của Mông Cổ và Kazakhstan, đến Moscow của nước Nga rồi từ đó đi lên phía Bắc mãi, các bạn sẽ gặp một dải đất được tạo bởi các nước Phần Lan, Thuỵ Điển, Na Uy và Đan Mạch. Đó là Bắc Âu, quê hương của người Vikings.
Hơn 1000 năm trước, các tộc người Vikings đã tạo nên một hệ thống xã hội nhiều tầng mà trong đó các công dân có quyền bầu cử và đưa vấn đề của mình lên cho toàn cộng đồng xem xét. Họ sẽ dùng phương thức phổ thông đầu phiếu để quyết định ai sẽ nắm giữ một mảnh đất hay một phạm nhân sẽ bị xử tội như thế nào (quyền dân chủ cơ bản). Toàn bộ cộng đồng Vikings có luật chung nhưng mỗi làng lại có thêm một số luật riêng (tiền thân của hệ thống luật tiểu bang và liên bang Mỹ đang áp dụng). “Người nắm giữ luật” (lawspeaker) gần tương đương với quan toà có trách nhiệm ghi nhớ toàn bộ các luật chung lẫn riêng của mỗi cộng đồng và phổ biến các luật này theo định kỳ cho toàn thể công dân. Tộc trưởng (hay thủ tướng sau này) được bầu bởi Hội đồng (tiền thân quốc hội) nhưng cả Tộc trưởng và Hội đồng đều chỉ đóng vai trò dẫn dắt người dân và vẫn phải tuân thủ bộ luật chung (sơ khai của tam quyền phân lập). Đáng kinh ngạc là từ thế kỷ thứ 10, phụ nữ Vikings tuy không có quyền bầu cử đã được hưởng những quyền lợi cơ bản lần đầu tiên trong lịch sử như được sở hữu tài sản riêng, được tự do kinh doanh và ly dị người chồng nếu như người này bạo hành hoặc không chắm sóc cho họ và các con.
Với việc đi trước nhân loại vài thế kỷ trong việc xây dựng một quy chế xã hội mà mọi công dân có quyền bình đẳng và tự do dân chủ, không khó hiểu khi ngày nay con cháu của người Vikings sở hữu hệ thống phúc lợi công tốt nhất và biến các nước Bắc Âu thành nơi đáng sống nhất thế giới. Trong khi các nhà tù ở Na Uy tiện nghi như khách sạn, Thuỵ Điển phát cho mỗi công dân 2000USD/ tháng thì Phần Lan là điểm đến mơ ước của rất nhiều du học sinh nhờ hệ thống giáo dục tuyệt vời. Thành công của các nước Bắc Âu là lời khẳng định hùng hồn rằng chính sách của nhà nước là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một quốc gia.
Vậy thì, một xã hội như Bắc Âu có phải là “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà các nước Cộng Sản đang hướng đến?
Mình tin chắc rằng nếu các bạn hỏi Tập Cận Bình câu hỏi này, ông ta cũng sẽ rất khó trả lời!
Bởi lẽ khác với chủ nghĩa tư bản của phương Tây vốn tiến hoá từ chủ nghĩa trọng thương, tiếp thu những tinh hoa quản lý xã hội của người Bắc Âu và Hy Lạp cổ đại, trải qua vô vàn biến cố, đổi mới và xây dựng mà cũng có công lớn của chủ nghĩa cộng sản do Marx khởi xướng, thứ được gọi là mô hình “Kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa” của Trung Quốc là một thứ mô hình chắp vá không có nền tảng học thuyết cơ bản. Cho đến thời điểm hiện tại không ai có thể định nghĩa được đích đến “Xã hội chủ nghĩa” mà Trung Quốc muốn nhắm tới là gì, các mâu thuẫn tầng lớp của xã hội này sẽ được xử lý ra sao, phúc lợi của người dân sẽ như thế nào, và tại sao gọi là kinh tế thị trường nhưng thị trường phải chịu sự khống chế gần như mọi mặt của chính phủ, vv…..
Bởi vì đang điều hành bằng thứ chủ nghĩa chắp vá được xây dựng để hợp thức hoá sự lãnh đạo của chính họ, Đảng cộng sản Trung Quốc cực kì yếu kém trong việc xử lý khủng hoảng khi họ thực chất cũng không hiểu rõ chủ nghĩa của mình. Nếu như các nước Tư bản hiện đại có công cụ để xử lý khủng hoảng nội tại bằng tam quyền phân lập và quyền lực thứ tư thuộc về nền báo chí tự do, thì nhà nước Trung Hoa thiếu hẳn những phương tiện này. Cũng từ đó, những mâu thuẫn xã hội rất dễ biến thành khủng hoảng và chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực, điển hình có thể kể đến cách mạng văn hoá, cuộc đại nhảy vọt, Pháp luân công và gần đây nhất là Hồng Kông.
Bản sắc quốc gia và lịch sử Trung Quốc cũng đáng được đề cập khi trước nay hầu hết những khủng hoảng xã hội lớn của chính quyền chuyên chế Trung Hoa chỉ được giải quyết khi thay đổi chế độ, tức đổi ngôi vua. Một tử huyệt khác là Trung Quốc tuy vận hành nền kinh tế thị trường hiện đại nhưng lại có rất ít kinh nghiệm xử lý khủng hoảng kinh tế. Điều này trái ngược hoàn toàn với Mỹ khi họ liên tục xoay vòng tất yếu giữa chu kì phát triển và suy thoái từ suốt Đại khủng hoảng năm 1929 đến nay. Nền dân chủ qua thời gian không hề suy suyển mà chỉ hoàn thiện thêm. Trớ trêu thay, một yếu tố không nhỏ trong sự thành công của Trung Quốc hôm nay lại đến từ việc dân tộc họ rất giỏi buôn bán - tức rất thích hợp với chủ nghĩa trọng thương.
Đáng chú ý là trong khi hầu hết các nước phát triển phương Tây có hàng thế kỷ để tích luỹ tư bản cũng như khai thác thuộc địa, thì Trung Quốc không có điều kiện này. Sự thịnh vượng và mức thu nhập đầu người cao của các nước phương Tây có sự góp phần không nhỏ của việc đẩy dây chuyền sản xuất sang các nước đang phát triển và chính Trung Quốc, qua đó tạo ra giá trị thặng dư cao nhờ chi phí sản xuất thấp. Ở thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển thần tốc và tạo nên rất nhiều hy vọng cho một nền kinh tế bền vững, thì Trung Quốc vẫn phải loay hoay giải bài toán tìm công trường sản xuất cho chính mình. Họ đầu tư rất nhiều vào Châu Phi (tính đến 2018 là khoảng 360 tỷ USD) với ý định biến Châu phi thành một kiểu thuộc địa mới, khai thác rất nhiều tài nguyên của lục địa này nhằm tạo nền móng cho sự nhảy vọt của 1,4 tỷ dân. Đáng tiếc rằng với dân số quá lớn, có lẽ còn rất lâu Trung Quốc mới giải quyết được vấn đề thu nhập bình quân đầu người thấp mà khủng hoảng kinh tế thì đang cận kề. Nếu không xử lý được, “gã khổng lồ chân đất” chỉ có thể cam chịu làm người đi gia công mặc cho những thành tựu phát triển.
Trong thời điểm chính quyền Tập Cận Bình cần rất nhiều lực đẩy để thoát khỏi khủng hoảng này, giới trẻ Hồng Kông với lòng gan dạ và nhiệt huyết của mình đã buộc Trung Quốc phải lộ hết sự dối trá, bạo quyền và yếu kém của mình, qua đó làm cho hình ảnh Trung Quốc và bản sắc Trung Hoa trở nên cực kì xấu trong mắt bạn bè quốc tế. Không cá nhân, tổ chức nào của xã hội tự do lại muốn hợp tác với một chính thể độc tài chuyên chế vi phạm nhân quyền cả. Điều này đã bắt đầu từ bây giờ và chỉ tăng thêm khi thế hệ trẻ của thế giới, những người đồng cảm với sinh viên Hồng Kông hôm nay, trưởng thành và trở thành những người lèo lái kinh tế.
Trung Quốc đã phần nào dập tắt được phong trào biểu tình của Hồng Kông, nhưng gọi đó là một “chiến thắng” thì là điều quá xa xỉ, chứ đừng nói là một chiến thắng toàn diện như Tập Cận Bình mong muốn. Thực tế là nội bộ Trung Quốc đang cho thấy những vết nứt gãy từ bên trong với những đòn đánh từ sau lưng Tập Cận Bình. Cách đây ít hôm khi #PolyU còn đỏ lửa, Trung Quốc bất ngờ bị lộ tài liệu mật về chính sách trấn áp người Duy Ngô Nhĩ, các cáo buộc về việc khai thác nội tạng nhằm mục đích kinh doanh của Trung Quốc lại càng có thêm cơ sở.
Bằng cách thông qua Đạo luật dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, Mỹ đang tạo cơ sở pháp lý để theo sát tình hình dân chủ Hương Cảng, qua đó có thể tấn công và chia rẽ từng cá nhân quan trọng trong guồng máy kinh tế của Trung Quốc. Các chế tài đến Hồng Kông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giới tư bản đỏ tại đây vốn chiếm một quyền lực không nhỏ. Mỹ đang buộc nội bộ Trung Quốc đấu đá lẫn nhau! Qua đó có thể suy đoán rằng những sự việc như bắt giữ “công chúa Huawei” sẽ có thêm trong tương lai vì những vụ "lộ tài liệu mật". Dĩ nhiên, các tài phiệt đỏ Trung Quốc có thể trốn chui nhủi ở Đại Lục và sử dụng Bitcoin để tẩu tán tài sản, nhưng những việc làm đó đều góp phần thêm vào sự suy yếu của nền kinh tế. Có thể thấy rằng, cuộc chiến thương mại sắp tới của Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra theo hướng Mỹ tìm và diệt từng chân rết của Trung Quốc trên thương trường, gây áp lực lên phe Tập Cận Bình trong chính phủ. Đây là cuộc chiến mà Trung Quốc chỉ có thể phòng thủ với tư tưởng cầu lưỡng bại câu thương chứ rất khó để lật ngược thế cờ.
Bởi vì Trung Quốc ngay từ đầu đã xem thường Mỹ và các nước phương Tây. Họ đã nhăm nhe đạp lên Hiệp ước với Anh trong lúc nước này đau đầu vì Brexit. Họ đã đàn áp mạnh sinh viên biểu tình trong lúc lưỡng đảng Mỹ chia rẽ sâu sắc vì vấn đề luận tội Tổng thống Trump. Nhưng điều Trung Quốc không ngờ là người Mỹ chưa bao giờ từ bỏ lý tưởng tự do của mình chỉ vì một vài khó khăn của một nhiệm kỳ tổng thống. Dù có nhiều mâu thuẫn trên chính trường như một điểm tất yếu của sự phát triển, các nghị sĩ Mỹ vẫn đồng lòng nhất trí về vấn đề Hồng Kông. Họ đã không làm cử tri Mỹ phải thất vọng. Sự ưu việt của hệ thống chính trị dân chủ tự do một lần nữa đã phát huy tác dụng.
Hồng Kông bên cạnh đó, vẫn đang là một thùng thuốc súng có thể nổ bất cứ lúc nào. Những người cha người mẹ mất con, những người già được cảnh tỉnh, những anh chị dân văn phòng trước đây không thể biểu tình vì gia đình công việc… nay đã chủ động xuống đường nhiều hơn để giữ lửa cho phong trào. Tôi tin rằng mặc cho những mất mát quá lớn của các bạn sinh viên Hồng Kông, thế hệ tiếp theo vẫn sẽ nối bước họ. Hồng Kông sẽ tiếp tục là điểm nóng trong chính sách đối nội Trung Quốc và là nỗi lo thường trực với nhà cầm quyền độc tài. Lòng dũng cảm Hồng Kông thực sự đã truyền lửa và tạo cảm hứng cho giới trẻ toàn thế giới.
Vậy thì các bạn trẻ Hồng Kông đã thắng hay thua? Tôi nghĩ các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình.
Từ cổ chí kim, từ việc khai phá những vùng đất mới đến những phong trào cách mạng sau này, từ việc chế tạo những máy móc sơ khai đến phong trào đòi bình đẳng cho nữ giới, nhân loại đều muốn thông qua sự phát triển để thoát khỏi những ràng buộc kìm hãm mình, hay nói cách khác là đi tìm Tự Do.
Nếu các bạn ủng hộ người Hồng Kông trên con đường đi tìm tự do, hãy giúp các bạn ấy giữ lửa cho phong trào, hãy giúp các bạn ấy nói về Hồng Kông, cho ngọn lửa Hồng Kông không bao giờ tắt, hãy để Hồng Kông thực sự trở thành cuộc cách mạng của thời đại chúng ta.
Và qua đó, biết đâu đấy, chúng ta sẽ tìm được tự do cho chính bản thân mình, dù là tự do tư tưởng hay một điều gì đó vĩ đại hơn thế nữa.
(Hết phần 1 – Link phần 2:
https://www.facebook.com/groups/500089374090858/permalink/553355208764274/ )
TẠI SAO LẠI LÀ HỒNG KÔNG? CÁC BẠN TRẺ HỒNG KÔNG ĐÃ THẮNG HAY THUA?
FB Anh Vũ Ngô - Mình xin bắt đầu bằng một câu hỏi, các bạn có biết lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới là của nước nào không? Không phải quân đội Mỹ, không phải quân đội Nga, càng không phải quân đội Trung Quốc! Lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới hiện nay là Người Dân Mỹ với ít nhất 100 triệu người sở hữu súng và họ đang nắm trong tay 400 triệu Vũ khí cá nhân, tức là bình quân mỗi người Mỹ sở hữu hơn một khẩu súng.
Các bạn đã theo sát tình hình Hồng Kông những ngày qua, chứng kiến việc họ dùng vũ khí thô sơ đối đầu với cảnh sát trang bị tận răng, sẽ ra sao nếu mỗi nhóm biểu tình Hồng Kông sở hữu vũ khí tương đương cảnh sát? Ngoài việc đánh bom xoá sổ toàn Hồng Kông, không một lực lượng nào có thể chiến thắng cuộc chiến thành thị với 300 ngàn người biểu tình thoắt ẩn thoát hiện cố thủ từng toà nhà, từng căn phòng bằng súng đạn chứ đừng nói là 7 triệu người Hồng Kông.
Bởi thế nên không một chính phủ nào dám đàn áp bạo lực (như hắc cảnh HK đã làm) một cộng đồng sở hữu nhiều vũ khí như người dân Mỹ cả. Điều này tạo nên một đặc điểm rất riêng của nước Mỹ là họ thoả thuận cực kì nhiều. Khi có một tầng lớp xã hội Mỹ cảm thấy họ bị mất quyền lợi đến mức biểu tình ôn hoà khoảng một nhóm 20- 50 người thôi là chính quyền địa phương sẽ lập tức nghĩ đến việc cử đại diện ra thương lượng, nếu không thương lượng thoả đáng cho người dân thì họ sẽ đối mặt với việc mất chức và hàng loạt cáo buộc điều tra.
Nhìn sang Trung Quốc và Hồng Kông, có một điểm rất “lạ” là từ khi những cuộc biểu tình nhen nhóm bằng việc 100 ngàn sinh viên xuống đường phản đối môn học nôm na “Đường lối Đảng Cộng Sản” năm 2012 đến những tháng ngày Hồng Kông trở thành chiến địa gần đây, không một bên nào chịu nhượng bộ hoặc cho phép khoảng cách để thương lượng. Người biểu tình thì nhất quyết “Năm yêu sách không được thiếu một” còn chính phủ Hồng Kông cũng chỉ dùng vũ lực hoặc có thương lượng cũng đầy nguỵ biện, ví dụ như trong 5 yêu sách chỉ hứa là sẽ mở cuộc điều tra cảnh sát (thấy trước là họ sẽ đưa những cá nhân riêng lẻ ra lãnh trách nhiệm – scapegoats) còn lại thực tế không đồng ý với yêu sách nào.
Ở góc độ sinh viên Hồng Kông, thế hệ đã sinh ra trong thời điểm Hồng Kông còn dân chủ và tam quyền phân lập, để rồi từng bước trưởng thành và chứng kiến nền dân chủ ấy bị cắt bị gọt đi từng chút một, cái mốc 2047 vẫn đang tịnh tiến cận kề mà thực tế chưa được 25 năm chính quyền Hồng Kông đã bị biến thành con rối của Trung Quốc, làm sao họ không tuyệt vọng? Làm sao bảo họ dừng đấu tranh với chủ trương không có đường lùi – tự do hay là chết?
Nhưng ở góc độ chính phủ Trung Quốc và Hồng Kông, tại sao họ không nhân nhượng? tại sao họ không hoãn binh chờ vài chục năm nữa? Nên nhớ thời điểm sát nhập năm 1997 GDP Hồng Kông chiếm đến 25% tổng GDP của Trung Quốc nhưng đến nay với việc phát triển của hàng loạt trung tâm tài chính lớn ở Đại Lục, Hồng Kông chỉ đóng góp khoảng 6-8% vào tổng GDP. Thực tế việc chờ đến năm 2047, xem Hồng Kông là “đứa con ghẻ” không cùng chế độ nhưng biết đóng thuế cũng không thật sự là quá tệ với Trung Quốc.
Bởi thế nên không một chính phủ nào dám đàn áp bạo lực (như hắc cảnh HK đã làm) một cộng đồng sở hữu nhiều vũ khí như người dân Mỹ cả. Điều này tạo nên một đặc điểm rất riêng của nước Mỹ là họ thoả thuận cực kì nhiều. Khi có một tầng lớp xã hội Mỹ cảm thấy họ bị mất quyền lợi đến mức biểu tình ôn hoà khoảng một nhóm 20- 50 người thôi là chính quyền địa phương sẽ lập tức nghĩ đến việc cử đại diện ra thương lượng, nếu không thương lượng thoả đáng cho người dân thì họ sẽ đối mặt với việc mất chức và hàng loạt cáo buộc điều tra.
Nhìn sang Trung Quốc và Hồng Kông, có một điểm rất “lạ” là từ khi những cuộc biểu tình nhen nhóm bằng việc 100 ngàn sinh viên xuống đường phản đối môn học nôm na “Đường lối Đảng Cộng Sản” năm 2012 đến những tháng ngày Hồng Kông trở thành chiến địa gần đây, không một bên nào chịu nhượng bộ hoặc cho phép khoảng cách để thương lượng. Người biểu tình thì nhất quyết “Năm yêu sách không được thiếu một” còn chính phủ Hồng Kông cũng chỉ dùng vũ lực hoặc có thương lượng cũng đầy nguỵ biện, ví dụ như trong 5 yêu sách chỉ hứa là sẽ mở cuộc điều tra cảnh sát (thấy trước là họ sẽ đưa những cá nhân riêng lẻ ra lãnh trách nhiệm – scapegoats) còn lại thực tế không đồng ý với yêu sách nào.
Ở góc độ sinh viên Hồng Kông, thế hệ đã sinh ra trong thời điểm Hồng Kông còn dân chủ và tam quyền phân lập, để rồi từng bước trưởng thành và chứng kiến nền dân chủ ấy bị cắt bị gọt đi từng chút một, cái mốc 2047 vẫn đang tịnh tiến cận kề mà thực tế chưa được 25 năm chính quyền Hồng Kông đã bị biến thành con rối của Trung Quốc, làm sao họ không tuyệt vọng? Làm sao bảo họ dừng đấu tranh với chủ trương không có đường lùi – tự do hay là chết?
Nhưng ở góc độ chính phủ Trung Quốc và Hồng Kông, tại sao họ không nhân nhượng? tại sao họ không hoãn binh chờ vài chục năm nữa? Nên nhớ thời điểm sát nhập năm 1997 GDP Hồng Kông chiếm đến 25% tổng GDP của Trung Quốc nhưng đến nay với việc phát triển của hàng loạt trung tâm tài chính lớn ở Đại Lục, Hồng Kông chỉ đóng góp khoảng 6-8% vào tổng GDP. Thực tế việc chờ đến năm 2047, xem Hồng Kông là “đứa con ghẻ” không cùng chế độ nhưng biết đóng thuế cũng không thật sự là quá tệ với Trung Quốc.
Nhưng mọi việc có đơn giản như vậy không?
Ở một nước Mỹ tồn tại dân chủ tự do và tam quyền phân lập, người dân Mỹ chấp nhận đánh đổi một phần sự an toàn cá nhân để đổi lấy quyền tự quyết trong việc duy trì một chính phủ “vì dân”. Còn ở Trung Quốc độc tài chuyên chế, nơi chính phủ cai trị người dân bằng quyền lực và nỗi sợ hãi, đánh mất sự uy nghiêm bằng cách thoả hiệp cũng có nghĩa là chính phủ Trung Quốc tự đưa mình vào thế cáo chung. Bởi lẽ khi họ nhượng bộ được một lần với người dân là họ đã phát đi một tín hiệu và ban phát cho cả trăm triệu con người đang bị áp bức một tia hy vọng. Trong mắt Trung Quốc, dẹp tan bạo loạn ở Hồng Kông càng sớm càng tốt được đặt lên ưu tiên hàng đầu để ngọn lửa của Hồng Kông không thể cháy lan sang Đại Lục.
Điều cực kì quan trọng là Tập Cận Bình và Trung Quốc đang rất khát một chiến thắng. Kinh tế Trung Quốc đang suy thoái với việc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 30 năm và đó không phải chỉ vì hệ quả của việc chiến tranh thương mại với Mỹ. Thực tế trong 3 thập kỷ tăng trưởng “thần kỳ” của Trung Quốc không thể không tính đến vai trò của việc “phù phép“ sổ sách và chi tiêu chính phủ – một yếu tố cấu thành nên GDP. Nói nôm na thế này, nếu chính phủ Trung Quốc bỏ hàng tỷ đô la xây một thành phố ma không có người ở, những chi tiêu ấy vẫn tính vào GDP của Trung Quốc. Điều đó giống như việc một con đường ở xứ Đông Lào đào lên lấp lại “bảo dưỡng” cả chục lần một năm vẫn tính là tăng trưởng GDP mặc dù thực tế chẳng có nghĩa lý gì cả. Và giống như câu chuyện ngoài lề vui vui xứ Đông Lào, những “thành phố ma” ở trung quốc là có thật với quy mô cực lớn.
Một chính phủ không thể cai trị chỉ bằng nỗi sợ hãi, bởi vậy cho nên hầu hết các chính phủ độc tài hiện đại như Trung Quốc và Triều Tiên đều sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một chất kích thích. Những phát biểu đao to búa lớn, những con số tăng trưởng ấn tượng, lập lờ đánh lận con đen giữa Tổ quốc và đảng cai trị, vv… tất cả đều nằm trong chiến lược ấy. Mỉa mai thay, chủ nghĩa cộng sản vốn khởi nguyên là vô thần vô quốc gia đến khi thất bại vì những mâu thuẫn nội tại lại lôi chủ nghĩa dân tộc ra làm cứu cánh, Tập Cận Bình đang đi vào vết xe đổ của Stalin.
Bởi vậy nên, điều Tập mong muốn là một chiến thắng toàn diện ở Hồng Kông để lên gân cho toàn Trung Quốc khi bước vào kỉ nguyên khó khăn kinh tế sắp tới. Điều này trả lời cho câu hỏi “Tại sao lại là Hồng Kông”.
Với người dân Hương Cảng, mảnh đất thân yêu và sự tự do của nó có lẽ phải đổi bằng rất nhiều máu và nước mắt. Với Tập Cận Bình, Hồng Kông chỉ là một nước cờ trong đại cục. Để trả lời cho câu hỏi các bạn trẻ Hồng Kông thực ra đã thắng hay thua, chúng ta cần phải hiểu được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tất yếu của Trung Quốc và rằng liệu giới trẻ Hồng Kông đã làm đủ để tác động đến cuộc khủng hoảng sắp tới hay chưa.
Mình lại có một câu hỏi, các bạn có biết dân tộc nào đã đặt nền móng cho nền dân chủ hiện đại?
Chúng ta hãy tạm gác lại Hồng Kông, đi thẳng lên phía Tây Bắc Trung Quốc, vượt qua những bình nguyên bất tận của Mông Cổ và Kazakhstan, đến Moscow của nước Nga rồi từ đó đi lên phía Bắc mãi, các bạn sẽ gặp một dải đất được tạo bởi các nước Phần Lan, Thuỵ Điển, Na Uy và Đan Mạch. Đó là Bắc Âu, quê hương của người Vikings.
Hơn 1000 năm trước, các tộc người Vikings đã tạo nên một hệ thống xã hội nhiều tầng mà trong đó các công dân có quyền bầu cử và đưa vấn đề của mình lên cho toàn cộng đồng xem xét. Họ sẽ dùng phương thức phổ thông đầu phiếu để quyết định ai sẽ nắm giữ một mảnh đất hay một phạm nhân sẽ bị xử tội như thế nào (quyền dân chủ cơ bản). Toàn bộ cộng đồng Vikings có luật chung nhưng mỗi làng lại có thêm một số luật riêng (tiền thân của hệ thống luật tiểu bang và liên bang Mỹ đang áp dụng). “Người nắm giữ luật” (lawspeaker) gần tương đương với quan toà có trách nhiệm ghi nhớ toàn bộ các luật chung lẫn riêng của mỗi cộng đồng và phổ biến các luật này theo định kỳ cho toàn thể công dân. Tộc trưởng (hay thủ tướng sau này) được bầu bởi Hội đồng (tiền thân quốc hội) nhưng cả Tộc trưởng và Hội đồng đều chỉ đóng vai trò dẫn dắt người dân và vẫn phải tuân thủ bộ luật chung (sơ khai của tam quyền phân lập). Đáng kinh ngạc là từ thế kỷ thứ 10, phụ nữ Vikings tuy không có quyền bầu cử đã được hưởng những quyền lợi cơ bản lần đầu tiên trong lịch sử như được sở hữu tài sản riêng, được tự do kinh doanh và ly dị người chồng nếu như người này bạo hành hoặc không chắm sóc cho họ và các con.
Với việc đi trước nhân loại vài thế kỷ trong việc xây dựng một quy chế xã hội mà mọi công dân có quyền bình đẳng và tự do dân chủ, không khó hiểu khi ngày nay con cháu của người Vikings sở hữu hệ thống phúc lợi công tốt nhất và biến các nước Bắc Âu thành nơi đáng sống nhất thế giới. Trong khi các nhà tù ở Na Uy tiện nghi như khách sạn, Thuỵ Điển phát cho mỗi công dân 2000USD/ tháng thì Phần Lan là điểm đến mơ ước của rất nhiều du học sinh nhờ hệ thống giáo dục tuyệt vời. Thành công của các nước Bắc Âu là lời khẳng định hùng hồn rằng chính sách của nhà nước là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một quốc gia.
Vậy thì, một xã hội như Bắc Âu có phải là “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà các nước Cộng Sản đang hướng đến?
Mình tin chắc rằng nếu các bạn hỏi Tập Cận Bình câu hỏi này, ông ta cũng sẽ rất khó trả lời!
Bởi lẽ khác với chủ nghĩa tư bản của phương Tây vốn tiến hoá từ chủ nghĩa trọng thương, tiếp thu những tinh hoa quản lý xã hội của người Bắc Âu và Hy Lạp cổ đại, trải qua vô vàn biến cố, đổi mới và xây dựng mà cũng có công lớn của chủ nghĩa cộng sản do Marx khởi xướng, thứ được gọi là mô hình “Kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa” của Trung Quốc là một thứ mô hình chắp vá không có nền tảng học thuyết cơ bản. Cho đến thời điểm hiện tại không ai có thể định nghĩa được đích đến “Xã hội chủ nghĩa” mà Trung Quốc muốn nhắm tới là gì, các mâu thuẫn tầng lớp của xã hội này sẽ được xử lý ra sao, phúc lợi của người dân sẽ như thế nào, và tại sao gọi là kinh tế thị trường nhưng thị trường phải chịu sự khống chế gần như mọi mặt của chính phủ, vv…..
Bởi vì đang điều hành bằng thứ chủ nghĩa chắp vá được xây dựng để hợp thức hoá sự lãnh đạo của chính họ, Đảng cộng sản Trung Quốc cực kì yếu kém trong việc xử lý khủng hoảng khi họ thực chất cũng không hiểu rõ chủ nghĩa của mình. Nếu như các nước Tư bản hiện đại có công cụ để xử lý khủng hoảng nội tại bằng tam quyền phân lập và quyền lực thứ tư thuộc về nền báo chí tự do, thì nhà nước Trung Hoa thiếu hẳn những phương tiện này. Cũng từ đó, những mâu thuẫn xã hội rất dễ biến thành khủng hoảng và chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực, điển hình có thể kể đến cách mạng văn hoá, cuộc đại nhảy vọt, Pháp luân công và gần đây nhất là Hồng Kông.
Bản sắc quốc gia và lịch sử Trung Quốc cũng đáng được đề cập khi trước nay hầu hết những khủng hoảng xã hội lớn của chính quyền chuyên chế Trung Hoa chỉ được giải quyết khi thay đổi chế độ, tức đổi ngôi vua. Một tử huyệt khác là Trung Quốc tuy vận hành nền kinh tế thị trường hiện đại nhưng lại có rất ít kinh nghiệm xử lý khủng hoảng kinh tế. Điều này trái ngược hoàn toàn với Mỹ khi họ liên tục xoay vòng tất yếu giữa chu kì phát triển và suy thoái từ suốt Đại khủng hoảng năm 1929 đến nay. Nền dân chủ qua thời gian không hề suy suyển mà chỉ hoàn thiện thêm. Trớ trêu thay, một yếu tố không nhỏ trong sự thành công của Trung Quốc hôm nay lại đến từ việc dân tộc họ rất giỏi buôn bán - tức rất thích hợp với chủ nghĩa trọng thương.
Đáng chú ý là trong khi hầu hết các nước phát triển phương Tây có hàng thế kỷ để tích luỹ tư bản cũng như khai thác thuộc địa, thì Trung Quốc không có điều kiện này. Sự thịnh vượng và mức thu nhập đầu người cao của các nước phương Tây có sự góp phần không nhỏ của việc đẩy dây chuyền sản xuất sang các nước đang phát triển và chính Trung Quốc, qua đó tạo ra giá trị thặng dư cao nhờ chi phí sản xuất thấp. Ở thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển thần tốc và tạo nên rất nhiều hy vọng cho một nền kinh tế bền vững, thì Trung Quốc vẫn phải loay hoay giải bài toán tìm công trường sản xuất cho chính mình. Họ đầu tư rất nhiều vào Châu Phi (tính đến 2018 là khoảng 360 tỷ USD) với ý định biến Châu phi thành một kiểu thuộc địa mới, khai thác rất nhiều tài nguyên của lục địa này nhằm tạo nền móng cho sự nhảy vọt của 1,4 tỷ dân. Đáng tiếc rằng với dân số quá lớn, có lẽ còn rất lâu Trung Quốc mới giải quyết được vấn đề thu nhập bình quân đầu người thấp mà khủng hoảng kinh tế thì đang cận kề. Nếu không xử lý được, “gã khổng lồ chân đất” chỉ có thể cam chịu làm người đi gia công mặc cho những thành tựu phát triển.
Trong thời điểm chính quyền Tập Cận Bình cần rất nhiều lực đẩy để thoát khỏi khủng hoảng này, giới trẻ Hồng Kông với lòng gan dạ và nhiệt huyết của mình đã buộc Trung Quốc phải lộ hết sự dối trá, bạo quyền và yếu kém của mình, qua đó làm cho hình ảnh Trung Quốc và bản sắc Trung Hoa trở nên cực kì xấu trong mắt bạn bè quốc tế. Không cá nhân, tổ chức nào của xã hội tự do lại muốn hợp tác với một chính thể độc tài chuyên chế vi phạm nhân quyền cả. Điều này đã bắt đầu từ bây giờ và chỉ tăng thêm khi thế hệ trẻ của thế giới, những người đồng cảm với sinh viên Hồng Kông hôm nay, trưởng thành và trở thành những người lèo lái kinh tế.
Trung Quốc đã phần nào dập tắt được phong trào biểu tình của Hồng Kông, nhưng gọi đó là một “chiến thắng” thì là điều quá xa xỉ, chứ đừng nói là một chiến thắng toàn diện như Tập Cận Bình mong muốn. Thực tế là nội bộ Trung Quốc đang cho thấy những vết nứt gãy từ bên trong với những đòn đánh từ sau lưng Tập Cận Bình. Cách đây ít hôm khi #PolyU còn đỏ lửa, Trung Quốc bất ngờ bị lộ tài liệu mật về chính sách trấn áp người Duy Ngô Nhĩ, các cáo buộc về việc khai thác nội tạng nhằm mục đích kinh doanh của Trung Quốc lại càng có thêm cơ sở.
Bằng cách thông qua Đạo luật dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, Mỹ đang tạo cơ sở pháp lý để theo sát tình hình dân chủ Hương Cảng, qua đó có thể tấn công và chia rẽ từng cá nhân quan trọng trong guồng máy kinh tế của Trung Quốc. Các chế tài đến Hồng Kông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giới tư bản đỏ tại đây vốn chiếm một quyền lực không nhỏ. Mỹ đang buộc nội bộ Trung Quốc đấu đá lẫn nhau! Qua đó có thể suy đoán rằng những sự việc như bắt giữ “công chúa Huawei” sẽ có thêm trong tương lai vì những vụ "lộ tài liệu mật". Dĩ nhiên, các tài phiệt đỏ Trung Quốc có thể trốn chui nhủi ở Đại Lục và sử dụng Bitcoin để tẩu tán tài sản, nhưng những việc làm đó đều góp phần thêm vào sự suy yếu của nền kinh tế. Có thể thấy rằng, cuộc chiến thương mại sắp tới của Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra theo hướng Mỹ tìm và diệt từng chân rết của Trung Quốc trên thương trường, gây áp lực lên phe Tập Cận Bình trong chính phủ. Đây là cuộc chiến mà Trung Quốc chỉ có thể phòng thủ với tư tưởng cầu lưỡng bại câu thương chứ rất khó để lật ngược thế cờ.
Bởi vì Trung Quốc ngay từ đầu đã xem thường Mỹ và các nước phương Tây. Họ đã nhăm nhe đạp lên Hiệp ước với Anh trong lúc nước này đau đầu vì Brexit. Họ đã đàn áp mạnh sinh viên biểu tình trong lúc lưỡng đảng Mỹ chia rẽ sâu sắc vì vấn đề luận tội Tổng thống Trump. Nhưng điều Trung Quốc không ngờ là người Mỹ chưa bao giờ từ bỏ lý tưởng tự do của mình chỉ vì một vài khó khăn của một nhiệm kỳ tổng thống. Dù có nhiều mâu thuẫn trên chính trường như một điểm tất yếu của sự phát triển, các nghị sĩ Mỹ vẫn đồng lòng nhất trí về vấn đề Hồng Kông. Họ đã không làm cử tri Mỹ phải thất vọng. Sự ưu việt của hệ thống chính trị dân chủ tự do một lần nữa đã phát huy tác dụng.
Hồng Kông bên cạnh đó, vẫn đang là một thùng thuốc súng có thể nổ bất cứ lúc nào. Những người cha người mẹ mất con, những người già được cảnh tỉnh, những anh chị dân văn phòng trước đây không thể biểu tình vì gia đình công việc… nay đã chủ động xuống đường nhiều hơn để giữ lửa cho phong trào. Tôi tin rằng mặc cho những mất mát quá lớn của các bạn sinh viên Hồng Kông, thế hệ tiếp theo vẫn sẽ nối bước họ. Hồng Kông sẽ tiếp tục là điểm nóng trong chính sách đối nội Trung Quốc và là nỗi lo thường trực với nhà cầm quyền độc tài. Lòng dũng cảm Hồng Kông thực sự đã truyền lửa và tạo cảm hứng cho giới trẻ toàn thế giới.
Vậy thì các bạn trẻ Hồng Kông đã thắng hay thua? Tôi nghĩ các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình.
Từ cổ chí kim, từ việc khai phá những vùng đất mới đến những phong trào cách mạng sau này, từ việc chế tạo những máy móc sơ khai đến phong trào đòi bình đẳng cho nữ giới, nhân loại đều muốn thông qua sự phát triển để thoát khỏi những ràng buộc kìm hãm mình, hay nói cách khác là đi tìm Tự Do.
Nếu các bạn ủng hộ người Hồng Kông trên con đường đi tìm tự do, hãy giúp các bạn ấy giữ lửa cho phong trào, hãy giúp các bạn ấy nói về Hồng Kông, cho ngọn lửa Hồng Kông không bao giờ tắt, hãy để Hồng Kông thực sự trở thành cuộc cách mạng của thời đại chúng ta.
Và qua đó, biết đâu đấy, chúng ta sẽ tìm được tự do cho chính bản thân mình, dù là tự do tư tưởng hay một điều gì đó vĩ đại hơn thế nữa.
(Hết phần 1 – Link phần 2:
https://www.facebook.com/groups/500089374090858/permalink/553355208764274/ )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét