Lo ngại nước biển dâng, Kiên Giang xây 18 cống trên đê biển
Nguyễn Quân, 17/11/2019 - UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng 18 cống trên tuyến đê biển, ven biển tỉnh Kiên Giang. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.484 tỷ đồng, xây mới 18 cống trên tuyến đê biển, ven biển tỉnh Kiên Giang. Theo cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (*), nếu nước biển dâng 1m, Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập 38,9% diện tích. Trong đó, tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập khoảng 76,9% diện tích (cao nhất là Hậu Giang 80,62%).Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Màu đỏ là vùng có nguy cơ ngập (Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu)Dự án nhằm bảo vệ cho khoảng 99.000 ha thuộc các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Châu Thành và khoảng 110.000 ha thuộc các huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất trước điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Trong đó, vùng tác động trực tiếp được xác định khoảng 100.000 ha.
18 cống sẽ được xây trên đê biển, ven biển các huyện An Minh, An Biên, Châu Thành, Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Diện tích sử dụng đất là 114.146 m2, trong đó 15 cống trên tuyến đê biển An Biên – An Minh : 75.059 m2; cống âu thuyền vàm Bà Lịch 2.716 m2, cống âu thuyền T3 – Hòa Điền 23.638 m2
Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện từ năm 2019-2023. Thời hạn sử dụng công trình ≥ 40 năm.
Tổng mức đầu tư phê duyệt dự án là 1.484 tỷ đồng, trong đó hơn 1.160 tỷ đồng là chi phí xây dựng và thiết bị, hơn 44 tỷ đồng chi cho đền bù giải tỏa và nhiều chi phí khác. Đây là dự án có số vốn đầu tư lớn nhất (chiếm 61%) trong 7 dự án đầu tư công giai đoạn 2016-2020 do tỉnh vừa phê duyệt.
Theo cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (*), nếu nước biển dâng 1m, Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập 38,9% diện tích. Trong đó, tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập khoảng 76,9% diện tích (cao nhất là Hậu Giang 80,62%).
Nguyễn Quân
(*) http://www.imh.ac.vn/files/doc/KichbanBDKH/KBBDKH_2016.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét