Bài thơ NHÂN TÌNH THẾ THÁI của Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhắc tới trong bài này:
"Được thời thân thích chen chân đến,
Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi
Thớt có tanh tao RUỒI MỚI ĐẬU
Gang không mật mỡ KIẾN BÒ CHI"
Trước khi kể, vòng vo chút đã, như các cụ ngày xưa bảo phải “nói có đầu đuôi”. Tất nhiên tôi không khề khà tới mức, kiểu thưa ông con tằm nó nhả ra tơ, người ta đem tơ bán cho người tàu, người tàu dệt thành the rồi bán sang ta, ông đi mua the về may thành áo… Tôi chỉ làm chút lý lịch trích ngang thôi.
Ông Hạnh là chuẩn tướng, sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam cộng hòa, mà người cộng sản gọi là “quân đội ngụy, ngụy quân”. Ông được mặt trận (tức phe cách mạng) móc nối, dụ dỗ nên ngả theo cách mạng. Thời trước 1975 ở miền Nam có câu “Ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”, dạng này nhiều lắm, trong đó có ộng Hạnh.
Ông Hạnh thuộc nhóm “ăn cơm” kiểu Nguyễn Thành Trung, Tôn Nữ Thị Ninh, chứ không thể xếp chung vào nhóm Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Vũ Ngọc Nhạ… bởi những ông vừa kể ăn cơm cộng sản, giả vờ phụng sự quốc gia. Một dạng là tình báo, điệp viên, còn một dạng là hai mang, bề tôi thờ hai chúa.
Dân đen như chúng tôi tất nhiên trước ngày đất nước thống nhất chả biết gì về ông Ẩn, ông Nhạ, lại càng không biết những người như ông Hạnh. Chỉ sau năm 1975, chỗ này chỗ kia xì ra, có lúc um lên, nhà văn nhà veo ghi chép thì công tích, sự nghiệp của họ mới rõ dần. Người ta biết ông Hạnh chủ yếu ở những giây phút cuối cùng, khi ván bài đã chuẩn bị ù, ông giúp cho tướng Dương Văn Minh có những động tác và chỉ thị mang tính quyết định để… đầu hàng, có lợi cho cách mạng.
Nói gì thì nói, chỉ cần một lời khuyên của ông Hạnh với tướng Minh khi ấy, đã cứu được hàng nghìn người, thậm chí cả vạn người khỏi cái chết, giúp cho Sài Gòn gần như còn nguyên vẹn. Tất nhiên cả ông Hạnh lẫn tướng Minh big đều không hình dung ra được về sau lời ca của nhạc sĩ Hồ Bắc đã bị cải biên thành “tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền; tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà thật toooo…”.
Sau 1975, ông chuẩn tướng quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng được chính quyền mới lưu dung, cho ngồi vào bộ máy nhưng cũng chỉ ở thứ đoàn thể chính trị xã hội vô hại là mặt trận tổ quốc, chứ chả có ghế gì quan trọng. Ông cũng không được bất cứ thứ cấp bậc gì trong quân đội, chỉ được gọi là nhân sĩ, như dạng ông Trịnh Đình Thảo, bà Ngô Bá Thành, ông Lữ Phương, ông Hồ Ngọc Nhuận… vậy.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh mất ngày 29.9.2019, tuổi già, sinh lão bệnh tử, đã sắp cúng 49 ngày. Ai rồi cũng phải ra đi hầu trời, kể cả ông cách mạng, ông tình báo, ông hai mang, ông chiêu hồi, chả ai cưỡng lại được mệnh trời. Nếu cưỡng được, suất ấy các vị lãnh đạo trung ương cũng giành hết chứ chả tới phần dân đen, ngay cả ông Hạnh.
Hết phần “nói có đầu”, bây giờ kể tới “đuôi”. Chả là ngay sau ngày cụ chuẩn tướng quân đội nửa Sài Gòn, nửa cộng sản, mất, tôi nhận được cuộc điện thoại, lúc ấy đang mặc áo mưa, ngồi lên xe chuẩn bị ra khỏi nhà, đi có việc gấp. Nghe máy, một giọng già nhưng còn rõ “Thông à, anh đây”. Thú thực, đã lâu tôi không nghe trong máy viễn liên giọng này, dường như đầu dây bên kia cũng hiểu sự lăn tăn ấy, lại tiếp ngay “Anh Năm dự bị đây”.
Trời, thủ trưởng cũ của tôi gần 20 năm, thầy Nguyễn Văn Năm, hiệu trưởng Trường dự bị đại học TP.HCM. Ngày nhà giáo 20.11 năm nào chúng tôi chả gặp thầy, sao hôm nay có chuyện gì mà thầy chỉ đạo sớm thế. Thầy bảo, mày có biết Nguyễn Hữu Hạnh chuẩn tướng không. Tôi dạ, em biết chứ, em còn nhớ đã gặp ổng trong phòng làm việc của thầy mà, năm 1978. Thầy lại bảo, phải, tao kể cho mày nghe chuyện này, nỗi uất ức của ông Hạnh.
Đúng ra phải kể ngay về thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm, nhưng thôi, gác lại để sau, sợ mọi người sốt ruột.
Tôi dỡ cái áo mưa ra, không đi công chuyện nữa, ngồi nghe thầy Năm rủ rỉ qua điện thoại. Và đây là lời thầy:
Mày nhớ không, hồi sau giải phóng, trường ta được thành lập để thu nạp các đối tượng chính sách, bồi dưỡng cho họ một năm trước khi họ vào đại học. Đối tượng thì mày rõ rồi, gồm bộ đội, cán bộ, con em cán bộ, con em gia đình cách mạng, thanh niên xung phong. Ban đầu chỉ tập trung vào những người ấy, sau nữa mới mở ra người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa…
Năm 1977, tao bất ngờ nghe báo có khách, nói với ông Can bảo vệ cho mời vào. Nghe khách giới thiệu, tao biết mình đang nói chuyện với ông Nguyễn Hữu Hạnh, chuẩn tướng quân đội Sài Gòn, người có công rất lớn với cách mạng, nhất là ở chặng cuối cùng. Ông bảo, tôi nghe người quen thân giới thiệu anh có thể giúp được nên mạo muội tìm đến anh. Nhìn ông, thấy ngay cả sự bức xúc, dồn nén, buồn bã, thất vọng bộc lộ ra ngoài, mặc dù khuôn mặt rất hiền, nói năng nhỏ nhẹ. Tao bảo, anh cứ nói, liệu tôi có giúp được gì chăng.
Ông Hạnh kể, anh Năm ạ, anh cũng biết tôi là người thế nào rồi, tôi không tiện kể ra đây bởi ngại mang tiếng công thần, đóng góp cho dân cho nước mà còn đòi hỏi này nọ. Việc tôi làm, có nhiều người biết, và còn sống cả. Tôi thì bây giờ coi như đã xong, đã hoàn thành nhiệm vụ, chẳng cần gì cho riêng mình, nhưng con cái thì cần được đối xử tử tế, nhất là cha nó có những đóng góp nhất định cho cách mạng. Thưa thật với anh, con tôi vừa rồi thi đại học, đủ điểm nhưng họ dứt khoát không cho học, lý do con ngụy quân ngụy quyền. Tôi không thể ngờ họ lại đối xử với tôi, Nguyễn Hữu Hạnh, như vậy. Tôi cất công đi hỏi những nơi cần hỏi, họ đều hoặc làm lơ, hoặc lắc đầu, cứ vin vào lý do ngụy quân ngụy quyền, mà lại còn tướng ngụy nữa. Không bắt đi cải tạo là khoan hồng lắm rồi, đòi gì nữa. Ở thành phố này, tôi đã tới hết các cửa, lại nhờ hỏi ra tận trung ương, họ đều lắc đầu. Bao nhiêu người của mặt trận, của cách mạng trước kia từng liên lạc với tôi, móc nối, chỉ đạo tôi, giờ tìm đến, ai cũng lạnh nhạt, không một ai lên tiếng giúp. Mới có gần 2 năm mà đã quay ngoắt lại, trở mặt như thế, xem như Nguyễn Hữu Hạnh là kẻ thù, là kẻ đứng ngoài, không chút đóng góp gì cho đất nước này, tội đồ. Tôi thì thế nào cũng được, trải đời tới giờ, tôi biết thế nào là thói đời, nhưng con tôi mà họ đối xử như thế thì quá bất công, vô ơn. Cháu sẽ nghĩ gì về ba nó, về cách mạng…
Ông Hạnh kể dài lắm, buồn và uất ức, muốn trải hết cõi lòng. Tao bảo với ông Hạnh, để tôi hỏi người ta, sẽ giúp anh giúp cháu. Anh cứ yên tâm, không thể đối xử với anh một cách vô ơn như thế được. Thông à, mày thừa biết cái thói săn được chim bẻ ná, bắt được thỏ giết chó săn, nhưng họ xử sự với ông Hạnh như vậy thì quá tệ. Tạo gặp ông Mười Trí, bảo anh ơi, thế anh Hạnh có công với cách mạng không mà lại hắt hủi anh ấy thế. Ông Trí chậc chậc, ai có hay không tui không biết, chứ ông Hạnh là công lớn, lớn lắm, làm chi có chuyện phụ bạc ấy. Tao kể lại tình đầu, ông Mười chậc chậc, khốn nạn, khốn nạn quá thể. Ông Mười nói, anh Năm, anh ráng giúp ông ấy, không phải vì anh vì tôi, mà vì cái danh dự của cách mạng, của chế độ này. Đừng đề người ngoài nhìn vào rồi chỉ thấy cách mạng là đám ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ, vô ơn bội nghĩa.
Tất nhiên, không cần ông Trí nhắc thì tao cũng làm. Cuối cùng tao cũng đòi hỏi được quyền lợi chính đáng cho con ông chuẩn tướng Hạnh, nhưng tao biết trong lòng, trong tâm tư, suy nghĩ của ông ấy về cách mạng, về chế độ này đã có cái lỗ sâu hoắm không thể nào lấp được.
Mà cũng buồn cười, điều này nữa, mày ạ. Về sau, người ta đối xử với ông Hạnh tốt hơn, khen ngợi ông ấy, nhất là mỗi khi tới dịp kỷ niệm 30.4. Nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức, ông bà này nọ đứng ra nhận công lao đã “thu phục” được ông Hạnh, đã quan tâm giúp đỡ ổng về sau như thế nào. Thỉnh thoảng có gặp tao, hoặc liên lạc với nhau, ông Hạnh không nói gì, chỉ ngắn gọn “tôi biết họ là những người như thế nào rồi”. Giờ ổng mất, lại thấy người ta tranh nhau đứng ra tự kể công ơn, tự khen mình, tao thấy mắc cười quá.
Tôi nói với thầy Năm, anh ơi, thòi đời mà, “thớt có tanh tao ruồi đổ đến/gang không mật mỡ kiến bò chi/được thời thân thích chen chân đến/thất thế hương lư ngoảnh mặt đi”, ông Hạnh cũng chả tránh được, nhất là vào cái thời đảo lộn giá trị, đầy nhiễu nhương này. Đến công lao hãn mã như ông Phạm Xuân Ẩn, ông Nguyễn Tài… còn bị nghi ngờ, bị quản thúc, giam lỏng, bắt giam thì ông chuẩn tướng “ngụy” như thế vẫn còn may lắm. Hai thầy trò tôi còn trao đổi dài nữa, máy điện thoại nóng rừng rực, tôi sẽ biên kể ở phần tiếp theo.
Muốn biết những gì tôi chép ra đây thật hay bịa, đừng vội tin tôi, cứ dò tìm hỏi trực tiếp thầy Nguyễn Văn Năm, cựu hiệu trưởng Trường dự bị đại học TP.HCM. Thầy đang sống ở Sài Gòn, khỏe mạnh và rất minh mẫn. Sẽ kể thêm về thầy Năm cũng ở phần sau. Ngày kia, nhà giáo Việt Nam, chắc chúng tôi lại được hầu chuyện thầy. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
"Được thời thân thích chen chân đến,
Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi
Thớt có tanh tao RUỒI MỚI ĐẬU
Gang không mật mỡ KIẾN BÒ CHI"
Điều chưa biết về chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh
Nguyễn Thông -16-11-2019 - Nói đến chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhiều người biết, lẽ đâu dám viết rằng “điều chưa biết”. Nhưng quả thật, tôi nghĩ điều tôi sắp kể ra đây, người biết chỉ đếm trên đầu ngón tay.Ông Hạnh là chuẩn tướng, sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam cộng hòa, mà người cộng sản gọi là “quân đội ngụy, ngụy quân”. Ông được mặt trận (tức phe cách mạng) móc nối, dụ dỗ nên ngả theo cách mạng. Thời trước 1975 ở miền Nam có câu “Ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”, dạng này nhiều lắm, trong đó có ộng Hạnh.
Ông Hạnh thuộc nhóm “ăn cơm” kiểu Nguyễn Thành Trung, Tôn Nữ Thị Ninh, chứ không thể xếp chung vào nhóm Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Vũ Ngọc Nhạ… bởi những ông vừa kể ăn cơm cộng sản, giả vờ phụng sự quốc gia. Một dạng là tình báo, điệp viên, còn một dạng là hai mang, bề tôi thờ hai chúa.
Dân đen như chúng tôi tất nhiên trước ngày đất nước thống nhất chả biết gì về ông Ẩn, ông Nhạ, lại càng không biết những người như ông Hạnh. Chỉ sau năm 1975, chỗ này chỗ kia xì ra, có lúc um lên, nhà văn nhà veo ghi chép thì công tích, sự nghiệp của họ mới rõ dần. Người ta biết ông Hạnh chủ yếu ở những giây phút cuối cùng, khi ván bài đã chuẩn bị ù, ông giúp cho tướng Dương Văn Minh có những động tác và chỉ thị mang tính quyết định để… đầu hàng, có lợi cho cách mạng.
Nói gì thì nói, chỉ cần một lời khuyên của ông Hạnh với tướng Minh khi ấy, đã cứu được hàng nghìn người, thậm chí cả vạn người khỏi cái chết, giúp cho Sài Gòn gần như còn nguyên vẹn. Tất nhiên cả ông Hạnh lẫn tướng Minh big đều không hình dung ra được về sau lời ca của nhạc sĩ Hồ Bắc đã bị cải biên thành “tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền; tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà thật toooo…”.
Sau 1975, ông chuẩn tướng quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng được chính quyền mới lưu dung, cho ngồi vào bộ máy nhưng cũng chỉ ở thứ đoàn thể chính trị xã hội vô hại là mặt trận tổ quốc, chứ chả có ghế gì quan trọng. Ông cũng không được bất cứ thứ cấp bậc gì trong quân đội, chỉ được gọi là nhân sĩ, như dạng ông Trịnh Đình Thảo, bà Ngô Bá Thành, ông Lữ Phương, ông Hồ Ngọc Nhuận… vậy.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh mất ngày 29.9.2019, tuổi già, sinh lão bệnh tử, đã sắp cúng 49 ngày. Ai rồi cũng phải ra đi hầu trời, kể cả ông cách mạng, ông tình báo, ông hai mang, ông chiêu hồi, chả ai cưỡng lại được mệnh trời. Nếu cưỡng được, suất ấy các vị lãnh đạo trung ương cũng giành hết chứ chả tới phần dân đen, ngay cả ông Hạnh.
Hết phần “nói có đầu”, bây giờ kể tới “đuôi”. Chả là ngay sau ngày cụ chuẩn tướng quân đội nửa Sài Gòn, nửa cộng sản, mất, tôi nhận được cuộc điện thoại, lúc ấy đang mặc áo mưa, ngồi lên xe chuẩn bị ra khỏi nhà, đi có việc gấp. Nghe máy, một giọng già nhưng còn rõ “Thông à, anh đây”. Thú thực, đã lâu tôi không nghe trong máy viễn liên giọng này, dường như đầu dây bên kia cũng hiểu sự lăn tăn ấy, lại tiếp ngay “Anh Năm dự bị đây”.
Trời, thủ trưởng cũ của tôi gần 20 năm, thầy Nguyễn Văn Năm, hiệu trưởng Trường dự bị đại học TP.HCM. Ngày nhà giáo 20.11 năm nào chúng tôi chả gặp thầy, sao hôm nay có chuyện gì mà thầy chỉ đạo sớm thế. Thầy bảo, mày có biết Nguyễn Hữu Hạnh chuẩn tướng không. Tôi dạ, em biết chứ, em còn nhớ đã gặp ổng trong phòng làm việc của thầy mà, năm 1978. Thầy lại bảo, phải, tao kể cho mày nghe chuyện này, nỗi uất ức của ông Hạnh.
Đúng ra phải kể ngay về thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm, nhưng thôi, gác lại để sau, sợ mọi người sốt ruột.
Tôi dỡ cái áo mưa ra, không đi công chuyện nữa, ngồi nghe thầy Năm rủ rỉ qua điện thoại. Và đây là lời thầy:
Mày nhớ không, hồi sau giải phóng, trường ta được thành lập để thu nạp các đối tượng chính sách, bồi dưỡng cho họ một năm trước khi họ vào đại học. Đối tượng thì mày rõ rồi, gồm bộ đội, cán bộ, con em cán bộ, con em gia đình cách mạng, thanh niên xung phong. Ban đầu chỉ tập trung vào những người ấy, sau nữa mới mở ra người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa…
Năm 1977, tao bất ngờ nghe báo có khách, nói với ông Can bảo vệ cho mời vào. Nghe khách giới thiệu, tao biết mình đang nói chuyện với ông Nguyễn Hữu Hạnh, chuẩn tướng quân đội Sài Gòn, người có công rất lớn với cách mạng, nhất là ở chặng cuối cùng. Ông bảo, tôi nghe người quen thân giới thiệu anh có thể giúp được nên mạo muội tìm đến anh. Nhìn ông, thấy ngay cả sự bức xúc, dồn nén, buồn bã, thất vọng bộc lộ ra ngoài, mặc dù khuôn mặt rất hiền, nói năng nhỏ nhẹ. Tao bảo, anh cứ nói, liệu tôi có giúp được gì chăng.
Ông Hạnh kể, anh Năm ạ, anh cũng biết tôi là người thế nào rồi, tôi không tiện kể ra đây bởi ngại mang tiếng công thần, đóng góp cho dân cho nước mà còn đòi hỏi này nọ. Việc tôi làm, có nhiều người biết, và còn sống cả. Tôi thì bây giờ coi như đã xong, đã hoàn thành nhiệm vụ, chẳng cần gì cho riêng mình, nhưng con cái thì cần được đối xử tử tế, nhất là cha nó có những đóng góp nhất định cho cách mạng. Thưa thật với anh, con tôi vừa rồi thi đại học, đủ điểm nhưng họ dứt khoát không cho học, lý do con ngụy quân ngụy quyền. Tôi không thể ngờ họ lại đối xử với tôi, Nguyễn Hữu Hạnh, như vậy. Tôi cất công đi hỏi những nơi cần hỏi, họ đều hoặc làm lơ, hoặc lắc đầu, cứ vin vào lý do ngụy quân ngụy quyền, mà lại còn tướng ngụy nữa. Không bắt đi cải tạo là khoan hồng lắm rồi, đòi gì nữa. Ở thành phố này, tôi đã tới hết các cửa, lại nhờ hỏi ra tận trung ương, họ đều lắc đầu. Bao nhiêu người của mặt trận, của cách mạng trước kia từng liên lạc với tôi, móc nối, chỉ đạo tôi, giờ tìm đến, ai cũng lạnh nhạt, không một ai lên tiếng giúp. Mới có gần 2 năm mà đã quay ngoắt lại, trở mặt như thế, xem như Nguyễn Hữu Hạnh là kẻ thù, là kẻ đứng ngoài, không chút đóng góp gì cho đất nước này, tội đồ. Tôi thì thế nào cũng được, trải đời tới giờ, tôi biết thế nào là thói đời, nhưng con tôi mà họ đối xử như thế thì quá bất công, vô ơn. Cháu sẽ nghĩ gì về ba nó, về cách mạng…
Ông Hạnh kể dài lắm, buồn và uất ức, muốn trải hết cõi lòng. Tao bảo với ông Hạnh, để tôi hỏi người ta, sẽ giúp anh giúp cháu. Anh cứ yên tâm, không thể đối xử với anh một cách vô ơn như thế được. Thông à, mày thừa biết cái thói săn được chim bẻ ná, bắt được thỏ giết chó săn, nhưng họ xử sự với ông Hạnh như vậy thì quá tệ. Tạo gặp ông Mười Trí, bảo anh ơi, thế anh Hạnh có công với cách mạng không mà lại hắt hủi anh ấy thế. Ông Trí chậc chậc, ai có hay không tui không biết, chứ ông Hạnh là công lớn, lớn lắm, làm chi có chuyện phụ bạc ấy. Tao kể lại tình đầu, ông Mười chậc chậc, khốn nạn, khốn nạn quá thể. Ông Mười nói, anh Năm, anh ráng giúp ông ấy, không phải vì anh vì tôi, mà vì cái danh dự của cách mạng, của chế độ này. Đừng đề người ngoài nhìn vào rồi chỉ thấy cách mạng là đám ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ, vô ơn bội nghĩa.
Tất nhiên, không cần ông Trí nhắc thì tao cũng làm. Cuối cùng tao cũng đòi hỏi được quyền lợi chính đáng cho con ông chuẩn tướng Hạnh, nhưng tao biết trong lòng, trong tâm tư, suy nghĩ của ông ấy về cách mạng, về chế độ này đã có cái lỗ sâu hoắm không thể nào lấp được.
Mà cũng buồn cười, điều này nữa, mày ạ. Về sau, người ta đối xử với ông Hạnh tốt hơn, khen ngợi ông ấy, nhất là mỗi khi tới dịp kỷ niệm 30.4. Nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức, ông bà này nọ đứng ra nhận công lao đã “thu phục” được ông Hạnh, đã quan tâm giúp đỡ ổng về sau như thế nào. Thỉnh thoảng có gặp tao, hoặc liên lạc với nhau, ông Hạnh không nói gì, chỉ ngắn gọn “tôi biết họ là những người như thế nào rồi”. Giờ ổng mất, lại thấy người ta tranh nhau đứng ra tự kể công ơn, tự khen mình, tao thấy mắc cười quá.
Tôi nói với thầy Năm, anh ơi, thòi đời mà, “thớt có tanh tao ruồi đổ đến/gang không mật mỡ kiến bò chi/được thời thân thích chen chân đến/thất thế hương lư ngoảnh mặt đi”, ông Hạnh cũng chả tránh được, nhất là vào cái thời đảo lộn giá trị, đầy nhiễu nhương này. Đến công lao hãn mã như ông Phạm Xuân Ẩn, ông Nguyễn Tài… còn bị nghi ngờ, bị quản thúc, giam lỏng, bắt giam thì ông chuẩn tướng “ngụy” như thế vẫn còn may lắm. Hai thầy trò tôi còn trao đổi dài nữa, máy điện thoại nóng rừng rực, tôi sẽ biên kể ở phần tiếp theo.
Muốn biết những gì tôi chép ra đây thật hay bịa, đừng vội tin tôi, cứ dò tìm hỏi trực tiếp thầy Nguyễn Văn Năm, cựu hiệu trưởng Trường dự bị đại học TP.HCM. Thầy đang sống ở Sài Gòn, khỏe mạnh và rất minh mẫn. Sẽ kể thêm về thầy Năm cũng ở phần sau. Ngày kia, nhà giáo Việt Nam, chắc chúng tôi lại được hầu chuyện thầy. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét