Quốc gia, công dân và di dân
Lê Hữu Huy (*), 25/11/2019 (TBKTSG) - 1. Trong những năm 1950, Singapore là điển hình của một thành phố thuộc thế giới thứ ba: tỷ lệ thất nghiệp cao, người bán hàng rong đầy trên đường phố khu vực trung tâm, điều kiện vệ sinh kém, tội phạm, tham nhũng tràn lan. Người Singapore lúc đó chủ yếu là dân nhập cư từ Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Malaysia và Indonesia, với trình độ học vấn rất thấp. Người Anh cai trị Singapore như một thuộc địa kể từ khi ông Stamford Raffles bắt đầu thiết lập cảng biển tự do thông thương vào năm 1819.
Một thách thức mang tính sống còn khác mà Chính phủ của ông Lý phải đối đầu là vào năm 1968 khi người Anh đóng cửa tất cả các căn cứ quân sự, từ bỏ quyền kiểm soát an ninh và quốc phòng đối với Singapore. Khoảng 25% lực lượng lao động Singapore có công ăn việc làm như thư ký, kỹ thuật viên, đầu bếp, người giúp việc nhà để phục vụ cho các gia đình binh sĩ người Anh là nhờ vào các căn cứ quân sự này.
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Singapore từ lúc đất nước độc lập (và cho đến nay) vẫn là tạo công ăn việc làm cho người dân. Cục Phát triển kinh tế (EDB) được thành lập năm 1961 đã tìm mọi cách đảm bảo cho mọi thành phần xã hội có việc làm, cho dù đó là người chỉ học hết 10 năm phổ thông hay các trường nghề và huấn luyện họ những kỹ năng phục vụ cho một nền kinh tế công nghiệp hóa. Chiến lược phát triển của Singapore từ sản xuất hướng đến xuất khẩu cho đến phát triển dịch vụ và nay là kinh tế tri thức đã thành công nhờ khả năng lãnh đạo của chính quyền do PAP lãnh đạo nhưng cũng không thể quên sự đóng góp đáng kể của lực lượng lao động mà trong đó có đối tượng nhập cư.
2. “Người Singapore” là một khái niệm khá thú vị bởi hòn đảo gần xích đạo nóng quanh năm này là nơi hội tụ của rất nhiều người từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Trung Đông,... Trên tờ khai sinh hay giấy tờ tùy thân của người Singapore luôn có phần ghi sắc tộc thay vì nguyên quán hay quê quán như ở Việt Nam.
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Singapore từ lúc đất nước độc lập (và cho đến nay) vẫn là tạo công ăn việc làm cho người dân. Cục Phát triển kinh tế (EDB) được thành lập năm 1961 đã tìm mọi cách đảm bảo cho mọi thành phần xã hội có việc làm, cho dù đó là người chỉ học hết 10 năm phổ thông hay các trường nghề và huấn luyện họ những kỹ năng phục vụ cho một nền kinh tế công nghiệp hóa. Chiến lược phát triển của Singapore từ sản xuất hướng đến xuất khẩu cho đến phát triển dịch vụ và nay là kinh tế tri thức đã thành công nhờ khả năng lãnh đạo của chính quyền do PAP lãnh đạo nhưng cũng không thể quên sự đóng góp đáng kể của lực lượng lao động mà trong đó có đối tượng nhập cư.
2. “Người Singapore” là một khái niệm khá thú vị bởi hòn đảo gần xích đạo nóng quanh năm này là nơi hội tụ của rất nhiều người từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Trung Đông,... Trên tờ khai sinh hay giấy tờ tùy thân của người Singapore luôn có phần ghi sắc tộc thay vì nguyên quán hay quê quán như ở Việt Nam.
Theo đúc kết từ quan sát của một số nhà nghiên cứu, điểm chung của người Singapore thuộc mọi sắc tộc là đề cao giá trị gia đình và những thước đo vị trí xã hội là quyền lực chính trị, giàu có thịnh vượng và trình độ học vấn. Cá nhân phải hành xử theo sự đồng thuận của tập thể và không đề cao thành tựu cá nhân. Người Singapore trung thành mạnh mẽ với quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng, tuy nhiên những quan hệ cụ thể vẫn quan trọng giá trị mang tính cá nhân (1). Thế nhưng, như đã nói ở trên, do sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo, một định nghĩa cụ thể hay rõ ràng thế nào là người Singapore vẫn là dấu chấm hỏi.
Theo một khảo sát mới đây của dịch vụ chuyển tiền trực tuyến TransferWise, có khá nhiều người Singapore muốn sống ở nước ngoài (2). Trong số 1.000 người được hỏi, 85% cho biết họ muốn sống bên ngoài lãnh thổ Singapore. Tuy nhiên, chỉ có 18% cho biết họ muốn rời khỏi Singapore vĩnh viễn, và 50% muốn sống ở nước ngoài tới năm năm. Các quốc gia hàng đầu được chọn để di cư dài hạn theo thứ tự ưu tiên bao gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản, Canada và Vương quốc Anh. Hai phần ba (60%) số người được hỏi lo lắng về thực trạng nhiều nhân tài rời Singapore trong xu hướng di cư ngày càng tăng, trong khi 52% lưu ý rằng họ không thể chia tay người thân là một trở ngại lớn cho việc di cư. Theo nhận xét của Lukas May, Trưởng bộ phận ngân hàng của TransferWise, nhiều người Singapore, đặc biệt là thế hệ trẻ, đang tìm kiếm kinh nghiệm trên khắp thế giới để phát triển cá nhân và sự nghiệp.
Theo Hiến pháp Singapore, một công dân có thể bị tước quốc tịch nếu cư trú dài hạn ở nước ngoài liên tục suốt 10 năm mà không nhập cảnh vào Singapore hay làm việc cho một tổ chức quốc tế mà Singapore là một thành viên. Người Singapore trở thành công dân của một nước khác phải đăng ký từ bỏ quốc tịch Singapore. Tuy nhiên, trong giai đoạn có chiến tranh, không ai được bỏ quốc tịch Singapore và điều này nhằm ngăn chặn những trường hợp muốn trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
3. Tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore trong nhiều năm qua trung bình khoảng 3% nhưng trên thực tế thị trường lao động có rất nhiều việc mà dân bản địa không muốn hay không thể làm được vì hạn chế ngôn ngữ do công việc liên quan đến thị trường quốc tế. Đối với nhiều người nước ngoài, công ăn việc làm tại Singapore vẫn luôn hấp dẫn với thù lao thỏa đáng và lợi thế của một đồng tiền mạnh và ổn định như đồng đô la Singapore (SGD). Ngoài nhu cầu nhân sự cao cấp, Singapore hiện có không dưới 100.000 chỗ làm trong ngành dịch vụ và đây có thể là đích đến của nhiều người nước ngoài nếu biết tiếng Anh, tiếng Hoa và những kỹ năng cụ thể như phụ bếp, nấu ăn, phục vụ nhà hàng khách sạn, bán hàng trong siêu thị, dịch vụ làm đẹp, vật lý trị liệu, chăm sóc y tế sức khỏe... Tuy nhiên, theo người viết, Singapore cũng khó có thể là “miền đất hứa” đối với người Việt. Bởi lẽ người Việt giỏi tiếng Anh thì không thích làm việc trong ngành dịch vụ trong khi người có tay nghề hay sẵn sàng làm bất cứ việc gì thì lại kém tiếng Anh và tiếng Hoa.
Theo thông báo chính thức của Bộ Nhân lực Singapore (MOM), trong hai năm 2016 và 2018 đã có 33 trường hợp người lao động nước ngoài sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả mạo để xin giấy phép làm việc bị phát hiện (3). MOM không nói rõ quốc tịch của những đối tượng này nhưng không loại trừ khả năng trong đó có người Việt Nam và con số thực tế thì hoàn toàn cao hơn. Điều đáng lo là nhiều thanh niên người Việt xem chuyện làm giấy tờ giả là bình thường và sẵn sàng làm tất cả để được làm việc tại Singapore bất kể khả năng ngôn ngữ, trình độ tay nghề và tình trạng sức khỏe. Nhưng buồn hơn cả vẫn là có một số đối tượng môi giới “mật ngọt chết ruồi” lẳng lặng thu tiền rồi “đem con bỏ chợ” khiến đồng bào của mình tiền mất tật mang, có khi phải lâm vào chốn lao tù mà nợ nần ở quê nhà vẫn chưa trả được.
Chi phí môi giới việc làm tại Singapore đối với người Việt Nam vào khoảng từ 6.000-7.000 SGD và con số này cũng tương tương đối với ứng viên người Trung Quốc, Philippines hay một số quốc gia khác trong khu vực. Nhưng thuận lợi của người Trung Quốc là tiếng Hoa ở đâu cũng có người sử dụng và họ có những cộng đồng người Hoa đã lập nghiệp trên đảo Sư tử và bán đảo Mã Lai từ mấy thế kỷ nay. Còn người Philippines thì giỏi tiếng Anh, biết cách ăn nói làm đẹp lòng người khác và nhiều người xem công việc trong ngành dịch vụ là niềm tự hào hay một thú vui.
Đối với những phụ nữ nước ngoài mong muốn cơ hội “đổi đời” tại Singapore, con đường ngắn nhất và nhanh nhất là kết hôn với người bản địa. Theo nghiên cứu mới đây của một giáo sư kinh tế học thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Singapore là một quốc gia đặc thù cho điểm đến của các cuộc hôn nhân xuyên biên giới ở châu Á (4). Tỷ lệ kết hôn giữa người Singapore và người nước ngoài đã tăng từ 32,8% lên 38,7% trong giai đoạn 1998-2008. Tuy nhiên, cũng theo giáo sư này, các cuộc hôn nhân xuyên biên giới đang ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở Singapore mà trên toàn cầu. Xu hướng này được gọi theo thuật ngữ chuyên môn là “global hypergamy” trong đó người di cư kết hôn chủ yếu là phụ nữ chuyển từ các nước kém phát triển sang kết hôn với những người đàn ông giàu có ở nước ngoài.
Đàn ông Singapore có vẻ như sẽ bị thiệt thòi nếu lấy vợ nước ngoài vì họ sẽ phải trả tiền cho công ty môi giới hôn nhân(5). Thế nhưng, theo nghiên cứu nói trên, họ sẽ hưởng lợi khi có nhiều phụ nữ nước ngoài muốn đến đây kết hôn. Trong khi đó, phụ nữ Singapore sẽ trở thành đối tác kém hấp dẫn hơn do lượng “đối thủ” nước ngoài tràn vào, và điều này dẫn đến hệ quả là sức mạnh “mặc cả” trong hôn nhân có thể khiến họ không muốn kết hôn. Nói cụ thể hơn, tỷ lệ sinh đẻ của người phụ nữ “gốc” Singapore sẽ khó lòng mà cải thiện và thế hệ lãnh đạo hậu duệ của Lý Quang Diệu sẽ tiếp tục đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế mà đáp án không hề đơn giản trong bối cảnh có một bộ phận không nhỏ người dân Singapore phản đối chính sách nhập cư của chính phủ.
(*) Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore
https://www.thesaigontimes.vn/297076/quoc-gia-cong-dan-va-di-dan.html
(1) “Kiss, bow, or shake hands: Asia”. Terri Morrison và Wayne A.Conaway. Adams Media 2007.
(2) https://www.msn.com/en-sg/money/topstories/for-most-singaporeans-living-abroad-is-still-the-dream-survey/ar-AAA8JGD
(3)https://www.tnp.sg/news/singapore/mom-33-foreigners-caught-fake-certs-between-2016-and-2018
(4)https://www.straitstimes.com/opinion/the-globalisation-of-marriage-markets
(5)Chi phí môi giới cho một cô dâu nước ngoài tại Singapore có thể lên đến 8.000 SGD https://www.straitstimes.com/singapore/young-professionals-turning-to-foreign-bride-agencies
Theo một khảo sát mới đây của dịch vụ chuyển tiền trực tuyến TransferWise, có khá nhiều người Singapore muốn sống ở nước ngoài (2). Trong số 1.000 người được hỏi, 85% cho biết họ muốn sống bên ngoài lãnh thổ Singapore. Tuy nhiên, chỉ có 18% cho biết họ muốn rời khỏi Singapore vĩnh viễn, và 50% muốn sống ở nước ngoài tới năm năm. Các quốc gia hàng đầu được chọn để di cư dài hạn theo thứ tự ưu tiên bao gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản, Canada và Vương quốc Anh. Hai phần ba (60%) số người được hỏi lo lắng về thực trạng nhiều nhân tài rời Singapore trong xu hướng di cư ngày càng tăng, trong khi 52% lưu ý rằng họ không thể chia tay người thân là một trở ngại lớn cho việc di cư. Theo nhận xét của Lukas May, Trưởng bộ phận ngân hàng của TransferWise, nhiều người Singapore, đặc biệt là thế hệ trẻ, đang tìm kiếm kinh nghiệm trên khắp thế giới để phát triển cá nhân và sự nghiệp.
Theo Hiến pháp Singapore, một công dân có thể bị tước quốc tịch nếu cư trú dài hạn ở nước ngoài liên tục suốt 10 năm mà không nhập cảnh vào Singapore hay làm việc cho một tổ chức quốc tế mà Singapore là một thành viên. Người Singapore trở thành công dân của một nước khác phải đăng ký từ bỏ quốc tịch Singapore. Tuy nhiên, trong giai đoạn có chiến tranh, không ai được bỏ quốc tịch Singapore và điều này nhằm ngăn chặn những trường hợp muốn trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
3. Tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore trong nhiều năm qua trung bình khoảng 3% nhưng trên thực tế thị trường lao động có rất nhiều việc mà dân bản địa không muốn hay không thể làm được vì hạn chế ngôn ngữ do công việc liên quan đến thị trường quốc tế. Đối với nhiều người nước ngoài, công ăn việc làm tại Singapore vẫn luôn hấp dẫn với thù lao thỏa đáng và lợi thế của một đồng tiền mạnh và ổn định như đồng đô la Singapore (SGD). Ngoài nhu cầu nhân sự cao cấp, Singapore hiện có không dưới 100.000 chỗ làm trong ngành dịch vụ và đây có thể là đích đến của nhiều người nước ngoài nếu biết tiếng Anh, tiếng Hoa và những kỹ năng cụ thể như phụ bếp, nấu ăn, phục vụ nhà hàng khách sạn, bán hàng trong siêu thị, dịch vụ làm đẹp, vật lý trị liệu, chăm sóc y tế sức khỏe... Tuy nhiên, theo người viết, Singapore cũng khó có thể là “miền đất hứa” đối với người Việt. Bởi lẽ người Việt giỏi tiếng Anh thì không thích làm việc trong ngành dịch vụ trong khi người có tay nghề hay sẵn sàng làm bất cứ việc gì thì lại kém tiếng Anh và tiếng Hoa.
Theo thông báo chính thức của Bộ Nhân lực Singapore (MOM), trong hai năm 2016 và 2018 đã có 33 trường hợp người lao động nước ngoài sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả mạo để xin giấy phép làm việc bị phát hiện (3). MOM không nói rõ quốc tịch của những đối tượng này nhưng không loại trừ khả năng trong đó có người Việt Nam và con số thực tế thì hoàn toàn cao hơn. Điều đáng lo là nhiều thanh niên người Việt xem chuyện làm giấy tờ giả là bình thường và sẵn sàng làm tất cả để được làm việc tại Singapore bất kể khả năng ngôn ngữ, trình độ tay nghề và tình trạng sức khỏe. Nhưng buồn hơn cả vẫn là có một số đối tượng môi giới “mật ngọt chết ruồi” lẳng lặng thu tiền rồi “đem con bỏ chợ” khiến đồng bào của mình tiền mất tật mang, có khi phải lâm vào chốn lao tù mà nợ nần ở quê nhà vẫn chưa trả được.
Chi phí môi giới việc làm tại Singapore đối với người Việt Nam vào khoảng từ 6.000-7.000 SGD và con số này cũng tương tương đối với ứng viên người Trung Quốc, Philippines hay một số quốc gia khác trong khu vực. Nhưng thuận lợi của người Trung Quốc là tiếng Hoa ở đâu cũng có người sử dụng và họ có những cộng đồng người Hoa đã lập nghiệp trên đảo Sư tử và bán đảo Mã Lai từ mấy thế kỷ nay. Còn người Philippines thì giỏi tiếng Anh, biết cách ăn nói làm đẹp lòng người khác và nhiều người xem công việc trong ngành dịch vụ là niềm tự hào hay một thú vui.
Đối với những phụ nữ nước ngoài mong muốn cơ hội “đổi đời” tại Singapore, con đường ngắn nhất và nhanh nhất là kết hôn với người bản địa. Theo nghiên cứu mới đây của một giáo sư kinh tế học thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Singapore là một quốc gia đặc thù cho điểm đến của các cuộc hôn nhân xuyên biên giới ở châu Á (4). Tỷ lệ kết hôn giữa người Singapore và người nước ngoài đã tăng từ 32,8% lên 38,7% trong giai đoạn 1998-2008. Tuy nhiên, cũng theo giáo sư này, các cuộc hôn nhân xuyên biên giới đang ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở Singapore mà trên toàn cầu. Xu hướng này được gọi theo thuật ngữ chuyên môn là “global hypergamy” trong đó người di cư kết hôn chủ yếu là phụ nữ chuyển từ các nước kém phát triển sang kết hôn với những người đàn ông giàu có ở nước ngoài.
Đàn ông Singapore có vẻ như sẽ bị thiệt thòi nếu lấy vợ nước ngoài vì họ sẽ phải trả tiền cho công ty môi giới hôn nhân(5). Thế nhưng, theo nghiên cứu nói trên, họ sẽ hưởng lợi khi có nhiều phụ nữ nước ngoài muốn đến đây kết hôn. Trong khi đó, phụ nữ Singapore sẽ trở thành đối tác kém hấp dẫn hơn do lượng “đối thủ” nước ngoài tràn vào, và điều này dẫn đến hệ quả là sức mạnh “mặc cả” trong hôn nhân có thể khiến họ không muốn kết hôn. Nói cụ thể hơn, tỷ lệ sinh đẻ của người phụ nữ “gốc” Singapore sẽ khó lòng mà cải thiện và thế hệ lãnh đạo hậu duệ của Lý Quang Diệu sẽ tiếp tục đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế mà đáp án không hề đơn giản trong bối cảnh có một bộ phận không nhỏ người dân Singapore phản đối chính sách nhập cư của chính phủ.
(*) Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore
https://www.thesaigontimes.vn/297076/quoc-gia-cong-dan-va-di-dan.html
(1) “Kiss, bow, or shake hands: Asia”. Terri Morrison và Wayne A.Conaway. Adams Media 2007.
(2) https://www.msn.com/en-sg/money/topstories/for-most-singaporeans-living-abroad-is-still-the-dream-survey/ar-AAA8JGD
(3)https://www.tnp.sg/news/singapore/mom-33-foreigners-caught-fake-certs-between-2016-and-2018
(4)https://www.straitstimes.com/opinion/the-globalisation-of-marriage-markets
(5)Chi phí môi giới cho một cô dâu nước ngoài tại Singapore có thể lên đến 8.000 SGD https://www.straitstimes.com/singapore/young-professionals-turning-to-foreign-bride-agencies
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét