Tất cả những người có mặt trong khu trại này đều đang chờ cơ hội vượt biên sang Anh, vì họ nghe nói ở Anh có thể tìm việc làm dễ dàng hơn các nước châu Âu khác. Hình thức vượt biên phổ biến nhất là trốn trong xe tải, nhưng nhóm người này đã từng thử nhiều lần và thất bại vì bị cảnh sát phát hiện. Bình luận về thảm kịch hôm 23/10 tại Anh, một người đàn ông trong nhóm cho biết: "Tất nhiên chúng tôi sợ chứ, nhưng chúng tôi đã đi xa đến thế, chỉ còn một đoạn đường rất ngắn thôi. Nếu trở về thì cũng chẳng khác đi tìm cái chết là bao, vì chúng tôi đang phải gánh quá nhiều nợ!" "Chúng tôi sợ lắm, nhưng đâm lao thì phải theo lao thôi. Đây là chuyện của cả gia đình. Trên đầu tôi còn cả đống nợ, tôi đã phải vay ngân hàng để sang đây, và nếu không trả được nợ, họ sẽ tịch thu nhà của bố mẹ tôi", một người có tên là D. cho biết anh ta đang nợ hơn 30.000 euro (gần 800 triệu VND) - số tiền cao gấp 15 lần tổng lương hàng năm trung bình của lao động Việt Nam.
Theo nhóm phóng viên, khu trại này nằm ở ngay bìa rừng, gần đường quốc lộ ở thành phố Bethune, Pháp. Khi họ tới nơi, thì một nhóm khoảng 10 người trong độ tuổi 18-20 tuổi đang ngồi xung quanh đống lửa và uống trà. Ảnh: M. Joris - RTBF
Để có thể đặt chân tới đất Pháp, những người trong khu trại này phải trả cho "đường dây" một số tiền rất lớn, từ 15.000 - 20.000 USD. Họ đã phải thế chấp nhà cửa mới có được số tiền này, với hy vọng sẽ được đổi đời bên trời Âu. Ảnh: M. Joris - RTBF
Nhóm người này đã vượt biên sang Pháp từ Nga. Mỗi ngày, cảnh sát địa phương đều tới khu trại này để đếm người. Ảnh: M. Joris - RTBF
Những người Việt trong khu trại nói với phóng viên của RTBF rằng họ đã sinh sống tạm bợ trong khu trại này được 3 tháng, và họ đang chờ đợi cơ hội vượt biên sang Anh. Ảnh: M. Joris - RTBF
Cả nhóm người tập trung ngủ trong túp lều này khi đêm xuống. Họ lấy những tấm pallet gỗ làm giường, và những người may mắn hơn thì có cả chăn, nệm. Ảnh: M. Joris - RTBF
Một tổ chức thiện nguyện đã giúp họ có đồ ăn, thức uống và đảm bảo những điều kiện vệ sinh cơ bản như việc được tắm rửa mỗi tuần một lần tại các nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng. Ảnh: M. Joris - RTBF
Marie Wecxsteen, một trong những tình nguyện viên cho biết: "Khu trại này đã được dựng lên từ 1 năm nay, sau khi họ tháo dỡ trại ở Angres", một khu vực khác cũng thuộc Pas-de-Calais. Nhiều người di cư Việt Nam đã xuất hiện tại vùng này từ hơn 10 năm nay. Ảnh: M. Joris - RTBF
Cờ tướng là một trong những thứ giúp họ giết thời gian trong khu trại tạm bợ này. Ảnh: M. Joris - RTBF
Những người Việt ở khu trại này cũng lập một ban thờ để cầu nguyện trong thời gian chờ đợi cơ hội vượt biên sang Anh. Ảnh: M. Joris - RTBF
"Đâm lao thì phải theo lao"
Tất cả những người có mặt trong khu trại này đều đang chờ cơ hội vượt biên sang Anh, vì họ nghe nói ở Anh có thể tìm việc làm dễ dàng hơn các nước châu Âu khác. Hình thức vượt biên phổ biến nhất là trốn trong xe tải, nhưng nhóm người này đã từng thử nhiều lần và thất bại vì bị cảnh sát phát hiện.
Bình luận về thảm kịch hôm 23/10 tại Anh, một người đàn ông trong nhóm cho biết: "Tất nhiên chúng tôi sợ chứ, nhưng chúng tôi đã đi xa đến thế, chỉ còn một đoạn đường rất ngắn thôi. Nếu trở về thì cũng chẳng khác đi tìm cái chết là bao, vì chúng tôi đang phải gánh quá nhiều nợ!"
"Chúng tôi sợ lắm, nhưng đâm lao thì phải theo lao thôi. Đây là chuyện của cả gia đình. Trên đầu tôi còn cả đống nợ, tôi đã phải vay ngân hàng để sang đây, và nếu không trả được nợ, họ sẽ tịch thu nhà của bố mẹ tôi", một người có tên là D. cho biết anh ta đang nợ hơn 30.000 euro (gần 800 triệu VND) - số tiền cao gấp 15 lần tổng lương hàng năm trung bình của lao động Việt Nam
Những người Việt 'sống mòn' trong trại tị nạn ở Pháp: 'Sợ lắm, nhưng đâm lao thì phải theo lao thôi...'
Ngày 23/10, chiếc xe container chở 39 thi thể được phát hiện tại Anh đã gây chấn động không chỉ trong dư luận nước này, mà còn cả trên toàn thế giới, đặc biệt là sau khi có thông tin xác nhận rằng họ là những người vượt biên trái phép vào Anh, rất có thể là thông qua một "đường dây" buôn người. Trong khi chờ đợi cảnh sát Anh điều tra, làm rõ vụ việc, nhóm phóng viên của đài truyền hình RTBF (Bỉ) hôm 27/10 vừa qua đã tới tỉnh Pas-de-Calais, địa điểm khét tiếng về số lượng người di cư, vượt biên trái phép tại Pháp, và phỏng vấn những người có mặt trong khu trại của dân di cư trái phép người Việt. Sau đây là chùm ảnh và những câu chuyện được nhóm phóng viên của RTBF ghi lại tại Pas-de-Calais, Pháp:Theo nhóm phóng viên, khu trại này nằm ở ngay bìa rừng, gần đường quốc lộ ở thành phố Bethune, Pháp. Khi họ tới nơi, thì một nhóm khoảng 10 người trong độ tuổi 18-20 tuổi đang ngồi xung quanh đống lửa và uống trà. Ảnh: M. Joris - RTBF
Để có thể đặt chân tới đất Pháp, những người trong khu trại này phải trả cho "đường dây" một số tiền rất lớn, từ 15.000 - 20.000 USD. Họ đã phải thế chấp nhà cửa mới có được số tiền này, với hy vọng sẽ được đổi đời bên trời Âu. Ảnh: M. Joris - RTBF
Nhóm người này đã vượt biên sang Pháp từ Nga. Mỗi ngày, cảnh sát địa phương đều tới khu trại này để đếm người. Ảnh: M. Joris - RTBF
Những người Việt trong khu trại nói với phóng viên của RTBF rằng họ đã sinh sống tạm bợ trong khu trại này được 3 tháng, và họ đang chờ đợi cơ hội vượt biên sang Anh. Ảnh: M. Joris - RTBF
Cả nhóm người tập trung ngủ trong túp lều này khi đêm xuống. Họ lấy những tấm pallet gỗ làm giường, và những người may mắn hơn thì có cả chăn, nệm. Ảnh: M. Joris - RTBF
Một tổ chức thiện nguyện đã giúp họ có đồ ăn, thức uống và đảm bảo những điều kiện vệ sinh cơ bản như việc được tắm rửa mỗi tuần một lần tại các nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng. Ảnh: M. Joris - RTBF
Marie Wecxsteen, một trong những tình nguyện viên cho biết: "Khu trại này đã được dựng lên từ 1 năm nay, sau khi họ tháo dỡ trại ở Angres", một khu vực khác cũng thuộc Pas-de-Calais. Nhiều người di cư Việt Nam đã xuất hiện tại vùng này từ hơn 10 năm nay. Ảnh: M. Joris - RTBF
Cờ tướng là một trong những thứ giúp họ giết thời gian trong khu trại tạm bợ này. Ảnh: M. Joris - RTBF
Những người Việt ở khu trại này cũng lập một ban thờ để cầu nguyện trong thời gian chờ đợi cơ hội vượt biên sang Anh. Ảnh: M. Joris - RTBF
"Đâm lao thì phải theo lao"
Tất cả những người có mặt trong khu trại này đều đang chờ cơ hội vượt biên sang Anh, vì họ nghe nói ở Anh có thể tìm việc làm dễ dàng hơn các nước châu Âu khác. Hình thức vượt biên phổ biến nhất là trốn trong xe tải, nhưng nhóm người này đã từng thử nhiều lần và thất bại vì bị cảnh sát phát hiện.
Bình luận về thảm kịch hôm 23/10 tại Anh, một người đàn ông trong nhóm cho biết: "Tất nhiên chúng tôi sợ chứ, nhưng chúng tôi đã đi xa đến thế, chỉ còn một đoạn đường rất ngắn thôi. Nếu trở về thì cũng chẳng khác đi tìm cái chết là bao, vì chúng tôi đang phải gánh quá nhiều nợ!"
"Chúng tôi sợ lắm, nhưng đâm lao thì phải theo lao thôi. Đây là chuyện của cả gia đình. Trên đầu tôi còn cả đống nợ, tôi đã phải vay ngân hàng để sang đây, và nếu không trả được nợ, họ sẽ tịch thu nhà của bố mẹ tôi", một người có tên là D. cho biết anh ta đang nợ hơn 30.000 euro (gần 800 triệu VND) - số tiền cao gấp 15 lần tổng lương hàng năm trung bình của lao động Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét