Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Lập pháp VN bị ràng buộc bằng ý thức hệ và quá khứ

Lập pháp Việt Nam: Bị ràng buộc bằng ý thức hệ và quá khứ
Cát Linh, RFA 2018-05-30 - Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, cộng với những cái tên khuấy động toà án dư luận như Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu, Lê Đình Kình, Đặng Văn Hiến… có lẽ là những chương điển hình trong lịch sử Luật đất đai của Việt Nam. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng là phải thay đổi luật đất đai và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không những của nông dân mà còn của giới doanh nhân nữa.” Với Luật sư Đặng Đình Mạnh, ông cho rằng mục đích cuối cùng và cần phải hướng tới của việc sửa đổi Luật đất đai, đó là: “Công nhận quyền tư hữu của đất đai.”

Quốc hội Việt Nam Khóa 14 tại kỳ họp thứ 5, Hà Nội 21-5-2018. AFP
Ý thức hệ và tư hữu đất đai
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2014. Đúng như lời Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương có nhắc đến, sau 3 năm thực thi, tháng 12-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung với lý do việc triển khai thi hành luật vẫn còn những tồn tại, bất cập.

Từ thời điểm đó đến nay, theo lời Luật sư Đặng Đình Mạnh trả lời chúng tôi từ Vinh, thực chất đã có rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đề nghị sửa đổi Luật đất đai. Tuy nhiên, nội dung chính luôn bị đặt sang bên lề sau những cuộc tranh luận.

“Hầu như những ý kiến nên công nhận quyền tư hữu của đất đai đều bị bỏ qua. Bị bỏ qua do nó bị cản trở bởi ý thức hệ. Vì vậy rất tiếc là những lần có ý kiến sửa đổi theo hướng tiệm cận hơn với luật pháp của các quốc gia khác thì mình đều bị bỏ lỡ.”
Hầu như những ý kiến nên công nhận quyền tư hữu của đất đai đều bị bỏ qua. Bị bỏ qua do nó bị cản trở bởi ý thức hệ. Vì vậy rất tiếc là những lần có ý kiến sửa đổi theo hướng tiệm cận hơn với luật pháp của các quốc gia khác thì mình đều bị bỏ lỡ. - LS Đặng Đình Mạnh

Việt Nam ra luật đất đai lần đầu tiên vào năm 1985, khẳng định rằng "đất đai là sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý". Một nguyên tắc của luật là "tôn trọng quyền sử dụng hiện tại của các cá nhân và của các tổ chức". Do đó, theo ý kiến của Luật sư Bùi Quang Nghiêm từng nhận định rằng, quyền sở hữu đất đai của người Việt Nam theo luật Việt Nam gây rất nhiều hệ luỵ.

Chính những hệ luỵ đó đã dẫn đến những cuộc biểu tình, khởi kiện kéo dài chục năm, những con người trong phút chốc phải đổi cả sinh mạng để quyết giữ lấy mảnh đất hay thửa ruộng.

Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, cộng với những cái tên khuấy động toà án dư luận như Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu, Lê Đình Kình, Đặng Văn Hiến… có lẽ là những chương điển hình trong lịch sử Luật đất đai của Việt Nam.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng là phải thay đổi luật đất đai và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không những của nông dân mà còn của giới doanh nhân nữa.”

Với Luật sư Đặng Đình Mạnh, ông cho rằng mục đích cuối cùng và cần phải hướng tới của việc sửa đổi Luật đất đai, đó là: “Công nhận quyền tư hữu của đất đai.”

“Việc công nhận quyền tư hữu của đất đai không làm yếu đi quyền lực của nhà nước, chính quyền. Lúc nào cũng vậy, quyền tư hữu không chỉ đất đai mà tất cả các tài sản khác luôn luôn có giới hạn, giới hạn đó do luật pháp quy định chứ không phải tư hữu là cho người ta cái quyền vô hạn không đụng đến được.”

Theo Luật sư Bùi Quang Nghiêm, ông đồng ý phải sửa đổi Luât đất đai để đảm bảo cho người đang sử dụng đất là đang sử dụng chính đất của họ.

“Khi nhà nước muốn lấy lại làm những công trình công ích thì phải có chính sách hay luật phải quy định một cách rõ ràng hơn để bớt đi thiệt hại của những người mà người ta đã sống gắn bó với đất đai vốn là tài sản của người ta đã có trên đất đó.”
Bóng ma quá khứ?

Những cuộc khởi kiện kéo dài dẫn đến những bất an trong đời sống xã hội chính là hệt quả của kẻ hở còn tồn đọng trong Luật đất đai hiện hành. Trong 5 vấn đề chính của Luật Đất đai 2013 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị sửa đổi, bổ sung đều liên quan đến quản lý, sử dụng và chuyển dịch đất.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những “ngọn lử bùng lên từ đất” theo cách nói của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương. Theo phân tích của Luật sư Mạnh, chủ trương “đất đai là sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý” là một sợi dây nối vô hình của sự chuyển đổi từ chế độ phong kiến lên xã hội chủ nghĩa.

“Nhà nước lại đứng ra thay mặt để đền bù, mà thực tế đền bù với giá rẻ mạt. Thậm chí lại cưỡng chế để giao đất cho những đơn vị làm kinh tế. Điều đó không nên. Những cơ sở muốn sở hữu đất đai của người dân thì cứ để 2 bên thương lượng với nhau trên cơ sở giá thị trường, không nên can thiệp quá sâu, chỉ hỗ trợ về thủ tục.”

Theo ông, cái bóng ma ý thức hệ từ quá khứ là nguyên nhân gây ra sự bế tắc trong con đường thay đổi một chuyên chế, trong đó có Luật về đất đai. Trên thực tế, mọi vấn đề về tài sản, sở hữu tài sản hay nền kinh tế gì đi nữa thì nó chỉ có 1 nền kinh tế là nền kinh tế thị trường. Nhưng chính quyền hiện tại lại xây dựng 1 cái khác với thế giới đó là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

“Chính cái chỗ là các triết lý gia của chính quyền Cộng sản họ bày ra những từ ngữ, thành ra họ vướng vào đó và không giải quyết được vấn đề.

Cốt lõi thuộc về ý thức hệ. Mà phàm thì cứ XHCN thì không thể chấp nhận được sở hữu tư nhân về đất đai.”

Khái niệm kinh tế thị trường theo định hướng XHCN được đưa ra lần đầu tiên từ thập niên 1990. Theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long, vấn đề là Hiến pháp Việt Nam có qui định nền kinh tế nhà nước ở vai trò nòng cốt, chủ đạo hay không?

“Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.”

Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.- TS Ngô Trí Long

Khôi hài

Và cũng liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Bình Định có đề nghị cần có Luật phòng, chống phản bội Tổ quốc.

Không thể có ý kiến nhiều đề xuất này, vì theo luật sư Mạnh, khi đề nghị này được công bố rộng rãi trên truyền thông thì nó trở thành một câu chuyện khôi hài. Vì không chỉ riêng Việt Nam, mà luật pháp của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có chế tài rất rõ ràng với đối tượng phạm tội phản bội Tổ quốc.

Một nhận định của Luật sư Lê Luân nói rằng:

“Có lẽ đây là giai đoạn người dân bội thực về các loại quy trình và các loại phát ngôn, đề xuất của những người ở vị trí lãnh đạo, của cán bộ, công chức vì sự rất thiếu hiểu biết (trí tuệ) và nó cũng không có giá trị hữu ích hay thực tế nào mà vẫn được thốt ra rất thản nhiên và mạnh bạo. Thế rồi họ lại nháo nhào đi cải sửa, thay thế và mọi thứ lại trở về như lúc trước khi nó biến dạng.”

Đánh giá sự việc này ở mặt bằng dân trí chung, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định rằng những vị đại biểu ấy được giao cho chiếc ghế ngồi cao quá cao so với sự hiểu biết của họ. Do đó, theo ông, sửa luật, hay thêm luật thời điểm này không phải là điều cần thiết nhất, mà là sự thay đổi con người và tư duy.

“Thay đổi luật là cần thiết, nhưng thay đổi thôi thì không đủ. Vì những con người mang tư duy cũ mà họ không thích nghi được với những quy định tiến bộ thì họ đang làm biến tướng những quy định của luật pháp.”

Thay đổi luật là cần phải thay đổi cả con người. Người nào thay đổi được tư duy, điều đó tốt cho đất nước, nhưng xơ cứng quá thì chính ra họ đang làm biến dạng những quy định tiến bộ tiệm cận với thế giới.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Ideology-and-past-influence-impede-efficient-legislative-work-05302018114238.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét