Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Tân Bí thư Nhân cần làm gì ngay cho TPHCM?

Tân Bí thư Nhân cần làm gì ngay cho TPHCM?
Giới luật sư, nhà báo ở TP.Hồ Chí Minh bình luận với BBC về tân Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, người vừa được Bộ Chính trị đảng Cộng sản phân công thay ông Đinh La Thăng. Trên Facebook cá nhân hôm 10/05, Luật sư Lê Công Định, một nhân sỹ có tiếng tại TPHCM viết: "14 năm trước lúc ông Nguyễn Thiện Nhân còn là quan chức ở Sài Gòn, ông đã lắng nghe ý kiến của tôi và các luật sư đồng nghiệp về sự cần thiết mở cánh cửa cho đầu tư gián tiếp/đầu tư tài chính để thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam nhằm vực dậy nền kinh tế đang bị khủng hoảng thời bấy giờ. Giờ đây có rất nhiều điều cần phải làm hơn vì mục đích dân sinh tại thành phố này. Hy vọng ông biết lắng nghe ý kiến của giới chuyên gia như ông đã từng, để người dân cảm thấy đô thị Sài Gòn đáng sống hơn."

Hai Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Thiện Nhân 
người gốc Trà Vinh và Nguyễn Kim Ngân, quê Bến Tre
Ông Nguyễn Thiện Nhân, 64 tuổi, quê Trà Vinh, là Giáo sư kinh tế, Tiến sĩ điều khiển học. Ông đã là Ủy viên Trung ương Đảng ba khóa và đại biểu Quốc hội bốn khóa. Ông được bầu vào Bộ Chính trị từ năm 2013. Hôm 10/5, trả lời BBC, Luật sư Hà Hải, trưởng văn phòng luật sư cùng tên, nói: "Tôi tin là nhiều người dân TP.Hồ Chí Minh phấn khởi đón tin ông Nhân về làm bí thư."

"Ông không xa lạ với người thành phố này vì đã có quá trình hơn 20 năm công tác ở đây."  

"Ông có hiểu biết không chỉ về hệ thống xã hội chủ nghĩa mà còn từng được đào tạo tại các nước phương Tây."

"Do vậy mà tôi chờ đợi ông sẽ đáp ứng được những mong đợi của người dân thành phố và cả trung ương."


Ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn làm Phó Chủ tịch TPHCM và nhà vô địch golf Cary Shuman hồi 2004 tại sân golf Thủ Đức

"Có lẽ một trong thách thức với ông ở vai trò mới là phản hồi với trung ương về việc thay thế những quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế để TP.Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu về kinh tế và giáo dục."

"Một vấn đề khác là ông sẽ phải xử lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố trong bối cảnh ba cơ quan quản lý lĩnh vực này đang dẫm chân lên nhau."

"Thật ra thì ông Nhân về nơi tưởng là "bờ xôi, ruộng mật" của đất nước lúc này lại là áp lực. Đất công cơ bản đổi hạ tầng coi như xong. Kiểu uống nước biển giải khát ấy của "tiền nhân" để lại một đô thị lởm chởm cao ốc và thiếu công trình phụ trợ, mảng xanh." nhà báo Mai Quốc Ấn

"Tôi kỳ vọng ông ấy sẽ cho thí điểm một cơ quan chuyên trách về an toàn thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh để đạt được những kết quả cụ thể trong vấn đề này."

"Với lợi thế từng là cựu bộ trưởng giáo dục, ông Nhân đang có cơ hội tiếp tục thực hiện mong ước của chính ông ngày trước là đổi mới phương thức giáo dục tại thành phố."

'Cứu vãn'

Hôm 10/5, nhà báo Mai Quốc Ấn, cựu phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, nói với BBC:

"Nhiều người mặc định ông Nhân là "ông giáo", nếu thế thuần túy ngây thơ. Hãy nhìn ông ấy dưới góc độ chính trị. Và vì chính trị, nên ông Nhân cần nhìn nhận lại nơi mình từng "bước qua" với không chỉ tư cách Phó chủ tịch thành phố."

"Còn nhiều thứ nữa ông Nhân phải đối diện ở nơi "quen mà lạ" này. Nếu muốn biết bất ổn về đất đai của TP.Hồ Chí Minh thì ông Nhân cứ đến quận 2, quận 9, quận Thủ Đức để nghe dân Sài Gòn nói về cán bộ địa phương và công tác giải phóng mặt bằng. Cả "công tác" lấp sông rạch trái phép nữa!"

"Thật ra thì ông Nhân về nơi tưởng là "bờ xôi, ruộng mật" của đất nước lúc này lại là áp lực. Đất công cơ bản đổi hạ tầng coi như xong. Kiểu uống nước biển giải khát ấy của "tiền nhân" để lại một đô thị lởm chởm cao ốc và thiếu công trình phụ trợ, mảng xanh."


"May thay, ông Nhân còn có các start-ups để cứu vãn. Giới start-up Sài Gòn hoàn toàn khác các dự án mà nhiều thái tử Đảng vẽ ra để làm ăn."


Ngập lụt do nước triều dâng ở TPHCM - ảnh hồi năm 2014

"Tôi tin là chính phủ và Đảng chọn ông Nhân về Sài Gòn thời điểm này là có lý do chính đáng: đổi mới. Không đổi mới không được!"

Trên Facebook cá nhân hôm 10/05, Luật sư Lê Công Định, một nhân sỹ có tiếng tại TPHCM viết:

"14 năm trước lúc ông Nguyễn Thiện Nhân còn là quan chức ở Sài Gòn, ông đã lắng nghe ý kiến của tôi và các luật sư đồng nghiệp về sự cần thiết mở cánh cửa cho đầu tư gián tiếp/đầu tư tài chính để thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam nhằm vực dậy nền kinh tế đang bị khủng hoảng thời bấy giờ.

"Sau khi nghe chúng tôi trình bày, ông đồng ý và nhờ chúng tôi soạn thảo một dự án luật về Venture Capital, do tôi chấp bút với sự tham gia của vài luật sư tài chính đồng nghiệp. Tiếc rằng dự án luật đó không được Chính phủ và Quốc hội chấp nhận vì nhiều khái niệm quá mới vào thời điểm ấy.


Giờ đây có rất nhiều điều cần phải làm hơn vì mục đích dân sinh tại thành phố này. Hy vọng ông biết lắng nghe ý kiến của giới chuyên gia như ông đã từng, để người dân cảm thấy đô thị Sài Gòn đáng sống hơn."

(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét