Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Biệt thự Lào Cai: Quan bất lương, Đảng bất lực

Biệt thự Lào Cai: vô liêm sỉ của quan chức và bất lực của Đảng
Trả lời báo chí về việc, tại sao khu đất vàng lại được dành cho quan chức, ông Vũ Xuân Cường cho biết, trước đó khu "đất vàng" chỉ là đất lòng sông và chưa có cơ sở hạ tầng tốt như hiện tại. Và do đó, ông Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định, các cơ quan chức năng của tỉnh đã làm đúng quy trình, không làm tắt.

Nhưng thực tế có vậy không?
Ai không biết trong hệ thống quan chức hiện nay, điều quan trọng nhất để tạo sinh lợi chính là “thông tin quy hoạch”. Những điểm quy hoạch trở thành trung tâm hay đất vàng đều là thông tin nội bộ nằm trong chính hệ thống quan chức chia sẻ cho nhau. Khi một mảnh đất khỉ ho gà gáy được nhắm đến là trung tâm tương lai, thì dù bản quy hoạch chưa dựng lên, đất đó đã được phân lô và có chủ.



Trong trường hợp chủ là quan chức, thì bản thân khu đất đó phải nằm trong địa thế địa. Nếu xét sự kiện Yên Bái, thì theo báo chí phản ảnh, khu biệt thự nhìn ra đường An Dương Vương, một trong những con đường du lịch - thương mại đẹp nhất tỉnh Lào Cai; ngoài ra nó nằm cạnh sông Hồng, có cảnh quan tuyệt đẹp nhìn từ hướng ga quốc tế Lào Cai.

Đó là quy trình và dường như nó đất đúng, phù hợp về mặt thực tế.

Chuyện thứ hai là câu chuyện lương cán bộ, lương của Bí thư tỉnh uỷ (bao gồm lương chính và phụ cấp chức vụ trong Đảng, nhà nước) ở mức 13.842.400 thì làm sao đủ tiền để mua mảnh mảnh đất bự thự với giá 4,2 tỷ đồng (với diện tích nhỏ nhất là 400m2, giá được cho là cực kỳ ưu đãi nhất là 10,5 triệu/m2); tương tự cho 5,3 tỷ/600m2; và thậm chí là mảnh đất sau cùng được mua với giá 15 triệu/m2 tương đương 6 tỷ đồng cho diện tích 400m2?

Ông Lê Ngọc Hưng - phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết “Người ta có tiền người ta đấu trúng, có thể rất ngẫu nhiên, tôi làm sao trả lời được”, nhưng rõ ràng quan chức với đồng lương dặt dẹo thì làm sao có “đủ tiền mà trúng”? Đây có phải là thành quả do vợ làm kinh tế; là của hồi môn; là vay nặng lãi; hay là món tiền từ trúng vé số?

Sự vô liêm sỉ

Trong quan điểm của giới lãnh đạo tỉnh 
Lào Cai luôn khẳng định đúng quy trình và không hề ngẫu nhiên. Vậy tại sao lô biệt thự lại rơi hết vào tay quan chức, mà “ngẫu nhiên” đến nỗi căn biệt thự to nhất với diện tích gần 627m2 có giá 6,5 tỷ? Còn số biệt thự còn lại rơi vào tay của Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Bí thư Huyện ủy Sa Pa và cuối cùng là của một cán bộ biên phòng tỉnh? Vùng đất Yên Bái là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi mà quan chức luôn được “ngẫu nhiên” cái tốt nhất, và không có người dân Yên Bái nào nhiều tiền hơn nhóm 6 vị cán bộ nêu trên?

Việc có “tài sản là quyền của công dân” là không hề phủ nhận, nhưng chính từ cái bất hợp lý cũng như cái “ngẫu nhiên” đầy phi lý trên đã cho thấy, nó, chính nó là biểu hiện của sự “tham nhũng”.

Bởi “hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó” [1].

Quan điểm cuối cùng [1], là chính của ông Trần Văn Truyền, người từng giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam và cũng là người sở hữu một số cơ ngơi đồ sộ - nhiều lần chối bay biến kết quả điều tra của báo chí cho đến khi ông buộc phải thừa nhận và xin lỗi vì tham nhũng.

Giàu nhanh, giàu bất ngờ, tất nhiên, ngẫu nhiên đã trở thành một quy trình “chuẩn mực” của giới quan chức Việt Nam, bất chấp sự vô liêm sỉ. Quan chức càng dương dương tự đắc mà cho đó là “bình thường”, thì càng chức tỏ công cuộc chống tham nhũng của Đảng đi vào bế tắc.

Trả lời báo Đất Việt, bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bày tỏ: “Trường hợp báo chí phản ánh, đặt nghi vấn mà địa phương vẫn đứng ngoài cuộc, không làm thật sự mạnh mẽ, quyết liệt thì rất khó.”

Anh Văn

3 nhận xét: