Cuộc biểu tình tuyệt thực đầu tiên ngày 10/12/1989 chỉ có 13 “tên phản động” (do Elbegdorj cầm đầu). Ngày nay người Mông Cổ gọi họ một cách kính trọng là “13 nhà dân chủ Mông Cổ đầu tiên”. Chỉ cần quan sát kỹ một chút là thấy bức tranh quốc gia đầy bất ổn, cả về sức khỏe kinh tế lẫn ổn định chính trị và chủ quyền quốc gia. Cách đây 26 năm, cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh) đã bức xúc thốt lên rằng một thời kỳ bắc thuộc mới bắt đầu. Những hệ quả của Thành Đô vẫn dai dẳng như một nghiệp chướng, chưa biết bao giờ thoát Trung. Xem thêm: Vay tiền TQ: 100% người dân phản đối Phạm Bình Minh... / Nghe Phạm Bình Minh ngụy biện về vay tiền Trung Quốc.../ "Là người đóng thuế, tôi phản đối vay vốn Trung Quốc...
Việt Nam vẫn mắc kẹt tại ngã ba đường
Nguyễn Quang Dy
“Có hai thứ vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người…” (Two things are infinite: the universe and human stupidity - Albert Einstein)
Hơn bảy thập kỷ sau khi lập quốc (1945) và hơn bốn thập kỷ sau cuộc chiến tranh Việt Nam (1975), đất nước vẫn đang mắc kẹt tại ngã ba đường. Tại sao lại có bi kịch này? Làm thế nào để thoát ra ra khỏi ngã ba đường của lịch sử?
Trong nhiều thập kỷ, đất nước đã bị sa vào chiến tranh và bạo lực, cực đoan và hận thù, như cái bẫy ý thức hệ. Những thế lực cực đoan (trong và ngoài nước) đã thao túng số phận đất nước này, làm cho chính họ và ít nhất một thế hệ người Việt bị ngộ nhận, lạc vào ma trận (như chiến tranh Việt Nam). Muốn thoát ra khỏi ngã ba đường không dễ. Báo cáo “Việt Nam 2035” khuyến nghị phải đổi mới thể chế và cải cách vòng hai.
Có nhiều việc phải làm, như cách thể chế và chống tham nhũng. Trong phạm vi bài viết này, hãy thử xem lại mấy điều cơ bản: Thứ nhất là đặc điểm bối cảnh hiện nay; Thứ hai là nguyên nhân và hệ quả; Thứ ba là các giải pháp khả thi.