Rất cần một tầng lớp trí thức Việt!
Fukuzaawa Yukichi, nhà trí thức lỗi lạc của Nhật, người có công rất lớn trong cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đã nhận định: “Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân, thực hiện. Có như vậy mới mong thành công”.
Ở Việt Nam, thực tế đáng buồn là tầng lớp ấy rất ít ỏi và đơn độc, thậm chí chưa đủ để gọi là tầng lớp, trong khi hầu hết mọi người thiếu tinh thần xã hội, thiếu con mắt nhận biết thời cuộc, họ yêu quý và giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng ưu tư cho đất nước. Cứ nhìn những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta mà đau lòng.
Những cái xấu tràn lan trong xã hội. Nhỏ thì ăn trộm, ăn cướp, cờ bạc, rượu chè nhan nhản trên báo, ngày nào cũng có. Lớn thì chạy quyền, chạy việc, tham ô, tham nhũng đã như một căn bệnh nan y đã ăn sâu vào hệ thống công quyền.
Rồi ý thức cộng đồng gần như không có, tham gia giao thông mạnh ai nấy đi, bảo sao không tắc đường, rác thải thì bạ đâu xả đấy, tiện đâu vứt đấy, trách sao được ô nhiễm môi trường.
Tệ hơn, vì hám tiền hám lợi mà con người đầu độc lẫn nhau bằng thực phẩm bẩn, bằng hàng hoá độc hại, đến cái ăn cái mặc hàng ngày cũng sợ, cứ kì thị đồ Trung Quốc nhưng ta không tiếp tay thì làm sao nó phổ biến đến vậy?
Bộ mặt văn hoá người Việt bây giờ đấy sao? Từ bao giờ mà người Viêt tham lam, ích kỷ đến vậy?
Con người thường có bệnh thì mới chữa, nhẹ thì uống thuốc, nặng hơn thì đi viện. Còn tham lam, ích kỷ thì khác, nó cũng là “bệnh”, nhưng khó chữa và nguy hiểm vô cùng, nó làm xấu đi nhân cách, phẩm giá của con người, tạo nên những con người tầm thường.
May thay, chúng ta vẫn có những nhà trí thức hiểu được thực trạng nguy hiểm ấy, họ vẫn đang âm thầm cống hiến cho cộng đồng.
Chúng ta có Nguyễn Quang Thạch, người đã giành 20 năm với chương trình “Sách hóa nông thôn”, anh đã đi bộ khắp đất nước, tới những vùng nông thôn xa xôi để xây dựng nên những tủ sách miễn phí cho trẻ em nghèo, trẻ em không có điều kiện được tiếp xúc với sách. Việc làm đó của anh mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Chúng ta có doanh nhân Lương Hoài Nam, dù bộn bề với công việc kinh doanh nhưng anh không ngừng trăn trờ về những vấn đề chung của xã hội. Anh viết sách, viết báo về hầu như tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, văn hóa đến giao thông, hàng không, du lịch…tất cả những vấn đề nhức nhối đều được anh phân tích sâu sắc và đưa ra những giải pháp hết sức hiệu quả.
Chúng ta có nhà giáo Phạm Toàn, một con người thật sự tâm huyết với giáo dục. Tuổi đã ngoài 80 mà vẫn trực tiếp cùng với nhóm Cánh Buồm xây dựng nên bộ sách giáo khoa mới cho học sinh. Đó là một việc rất khó, cần rất nhiều sức lực và trí lực.
Chúng ta có GS. Chu Hảo, Giám đốc nhà xuất bản Tri thức, tuổi năm nay cũng đã gần 80 mà vẫn không ngừng đóng góp cho sự phát triển tri thức. Ông xây dựng nên “tủ sách tinh hoa” với mong muốn mang những cuốn sách kinh điển trên thế giới về với độc giả Việt Nam. Ngoài ra, ông còn khuyến khích, hỗ trợ, cùng với những nhóm bạn trẻ tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm giới thiệu về những cuốn sách tinh hoa ấy.
Họ là những con người thật đáng khâm phục, luôn cố gắng hết sức mình cho cộng đồng. Họ như những ngôi sao vẫn đang lặng lẽ lấp lánh trên bầu trời Việt, dù biết rằng dưới họ là một bầu trời mịt mù và u ám.
Nhưng, thật lòng mà nói, họ ít ỏi và đơn độc quá! Để thức tỉnh đám đông trì độn ấy chúng ta cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần một sức mạnh lớn hơn, sức mạnh của một tập thể. Bởi, dù sao thì, để đóng góp cho sự phát triển văn hóa của cả dân tộc chỉ với tư cách cá nhân là chưa đủ, chúng ta phải hành động với tư cách đoàn thể thì mới có khả năng làm được, chỉ khi đó đất nước mới tìm lại được sự lành mạnh về mặt xã hội.
Đã đến lúc những nhà trí thức cần kết nối nhau lại để từ đó xây dựng nên một cộng đồng trí thức. Cộng đồng ấy không vì mục đích nào khác là cống hiến cho xã hội, cho văn hóa, giáo dục. Cộng đồng ấy không chỉ là nơi tập hợp trí thức mà còn là biểu tượng tinh thần của những người ham hiểu biết, say mê học thuật. Cộng đồng ấy sẽ là niềm tin của mọi người trong xã hội, qua đó, những nhà trí thức có thể đóng góp nhiều hơn, rộng hơn. Cộng đồng ấy còn khơi nên nhiệt huyết, khát khao của giới trẻ và là nơi hỗ trợ, đào tạo, từng bước xây dựng nên thế hệ kế cận trong tương lai.
Có phải chúng ta đang quá kỳ vọng và đòi hỏi từ những con người ấy? Nhưng không phải họ thì là ai bây giờ?
Để có bước tiến dài của cả một dân tộc luôn cần một nhà lãnh đạo tài năng, đức độ nhưng không thể thiếu là đội ngũ trí thức hùng hậu bên cạnh. Hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những nhà trí thức, những bộ óc tinh hoa hãy cùng họp nhau lại để khởi đầu cho tầng lớp trí thức Việt Nam, khởi đầu cho một tương lai Việt Nam!
Nguyễn Tiến Dũng
Ba sàm
Não trạng trí thức XHCN. Nguồn: Ba Bùi/ ĐCV
Thực vậy, chưa một đất nước văn minh và phát triển nào lại thiếu đi một tầng lớp trí thức cả. Giới trí thức ấy, họ không chỉ có đóng góp lớn trong lĩnh vực của mình mà còn không ngừng trăn trở về những vấn đề chung của đất nước, mong muốn thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, tiến bộ, văn minh, hướng tới Chân, Thiện, Mỹ.Ở Việt Nam, thực tế đáng buồn là tầng lớp ấy rất ít ỏi và đơn độc, thậm chí chưa đủ để gọi là tầng lớp, trong khi hầu hết mọi người thiếu tinh thần xã hội, thiếu con mắt nhận biết thời cuộc, họ yêu quý và giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng ưu tư cho đất nước. Cứ nhìn những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta mà đau lòng.
Những cái xấu tràn lan trong xã hội. Nhỏ thì ăn trộm, ăn cướp, cờ bạc, rượu chè nhan nhản trên báo, ngày nào cũng có. Lớn thì chạy quyền, chạy việc, tham ô, tham nhũng đã như một căn bệnh nan y đã ăn sâu vào hệ thống công quyền.
Rồi ý thức cộng đồng gần như không có, tham gia giao thông mạnh ai nấy đi, bảo sao không tắc đường, rác thải thì bạ đâu xả đấy, tiện đâu vứt đấy, trách sao được ô nhiễm môi trường.
Tệ hơn, vì hám tiền hám lợi mà con người đầu độc lẫn nhau bằng thực phẩm bẩn, bằng hàng hoá độc hại, đến cái ăn cái mặc hàng ngày cũng sợ, cứ kì thị đồ Trung Quốc nhưng ta không tiếp tay thì làm sao nó phổ biến đến vậy?
Bộ mặt văn hoá người Việt bây giờ đấy sao? Từ bao giờ mà người Viêt tham lam, ích kỷ đến vậy?
Con người thường có bệnh thì mới chữa, nhẹ thì uống thuốc, nặng hơn thì đi viện. Còn tham lam, ích kỷ thì khác, nó cũng là “bệnh”, nhưng khó chữa và nguy hiểm vô cùng, nó làm xấu đi nhân cách, phẩm giá của con người, tạo nên những con người tầm thường.
May thay, chúng ta vẫn có những nhà trí thức hiểu được thực trạng nguy hiểm ấy, họ vẫn đang âm thầm cống hiến cho cộng đồng.
Chúng ta có Nguyễn Quang Thạch, người đã giành 20 năm với chương trình “Sách hóa nông thôn”, anh đã đi bộ khắp đất nước, tới những vùng nông thôn xa xôi để xây dựng nên những tủ sách miễn phí cho trẻ em nghèo, trẻ em không có điều kiện được tiếp xúc với sách. Việc làm đó của anh mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Chúng ta có doanh nhân Lương Hoài Nam, dù bộn bề với công việc kinh doanh nhưng anh không ngừng trăn trờ về những vấn đề chung của xã hội. Anh viết sách, viết báo về hầu như tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, văn hóa đến giao thông, hàng không, du lịch…tất cả những vấn đề nhức nhối đều được anh phân tích sâu sắc và đưa ra những giải pháp hết sức hiệu quả.
Chúng ta có nhà giáo Phạm Toàn, một con người thật sự tâm huyết với giáo dục. Tuổi đã ngoài 80 mà vẫn trực tiếp cùng với nhóm Cánh Buồm xây dựng nên bộ sách giáo khoa mới cho học sinh. Đó là một việc rất khó, cần rất nhiều sức lực và trí lực.
Chúng ta có GS. Chu Hảo, Giám đốc nhà xuất bản Tri thức, tuổi năm nay cũng đã gần 80 mà vẫn không ngừng đóng góp cho sự phát triển tri thức. Ông xây dựng nên “tủ sách tinh hoa” với mong muốn mang những cuốn sách kinh điển trên thế giới về với độc giả Việt Nam. Ngoài ra, ông còn khuyến khích, hỗ trợ, cùng với những nhóm bạn trẻ tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm giới thiệu về những cuốn sách tinh hoa ấy.
Họ là những con người thật đáng khâm phục, luôn cố gắng hết sức mình cho cộng đồng. Họ như những ngôi sao vẫn đang lặng lẽ lấp lánh trên bầu trời Việt, dù biết rằng dưới họ là một bầu trời mịt mù và u ám.
Nhưng, thật lòng mà nói, họ ít ỏi và đơn độc quá! Để thức tỉnh đám đông trì độn ấy chúng ta cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần một sức mạnh lớn hơn, sức mạnh của một tập thể. Bởi, dù sao thì, để đóng góp cho sự phát triển văn hóa của cả dân tộc chỉ với tư cách cá nhân là chưa đủ, chúng ta phải hành động với tư cách đoàn thể thì mới có khả năng làm được, chỉ khi đó đất nước mới tìm lại được sự lành mạnh về mặt xã hội.
Đã đến lúc những nhà trí thức cần kết nối nhau lại để từ đó xây dựng nên một cộng đồng trí thức. Cộng đồng ấy không vì mục đích nào khác là cống hiến cho xã hội, cho văn hóa, giáo dục. Cộng đồng ấy không chỉ là nơi tập hợp trí thức mà còn là biểu tượng tinh thần của những người ham hiểu biết, say mê học thuật. Cộng đồng ấy sẽ là niềm tin của mọi người trong xã hội, qua đó, những nhà trí thức có thể đóng góp nhiều hơn, rộng hơn. Cộng đồng ấy còn khơi nên nhiệt huyết, khát khao của giới trẻ và là nơi hỗ trợ, đào tạo, từng bước xây dựng nên thế hệ kế cận trong tương lai.
Có phải chúng ta đang quá kỳ vọng và đòi hỏi từ những con người ấy? Nhưng không phải họ thì là ai bây giờ?
Để có bước tiến dài của cả một dân tộc luôn cần một nhà lãnh đạo tài năng, đức độ nhưng không thể thiếu là đội ngũ trí thức hùng hậu bên cạnh. Hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những nhà trí thức, những bộ óc tinh hoa hãy cùng họp nhau lại để khởi đầu cho tầng lớp trí thức Việt Nam, khởi đầu cho một tương lai Việt Nam!
Nguyễn Tiến Dũng
Ba sàm
Gửi tác giả Ba Sàm, tôi vẫn thường xuyên theo dõi trên blog này,thỉnh thoảng có đọc những bài báo về trí thức Việt, nay đọc thêm bài này, động lòng xin có vài ý tâm tư: tôi có lẽ cũng là một trí thức, đang sống trong hệ thống công quyền này, cũng cảm thấy có gì đó minh bị tổn thương ghê lắm, tôi vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy, vừa làm thêm máy thứ nhưng cũng vẫn khó khăn, nên chẵng có tiền quan hệ,đi đêm, nên mười mấy năm vẫn là anh giảng viên quèn, mà quèn trong XH này chẳng ai để ý, đã thế ý kiến đóng góp dù có chân thành đến mấy xây dựng cái XH này tốt đẹp hơn cũng chẳng ai quan tâm, cho nên đôi khi bất lực kệ cho XH trôi đi, có lẽ tôi nghĩ nhiều trí thực VN này cũng như tôi mà thôi
Trả lờiXóa