Dân Quảng Bình biểu tình về vụ cá chết
Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hôm 29/4 tiếp tục biểu tình phản đối thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung. Trước đó một nhóm nghệ sỹ biểu diễn nghệ thuật đường phố cũng về vụ cá chết ở Huế nhưng bị công an can thiệp.
Hàng trăm người dân Cảnh Dương chăng lều bạt chặn đường Quốc lộ 1A
Tin tức nói hàng trăm người, đa phần là phụ nữ, đã chăng lều bạt trên đường Quốc lộ 1A, khiến giao thông đình trệ. Vào khoảng đầu giờ chiều, đã có một số người dân giơ khẩu hiệu phản đối nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả rác thải, ông Hoàng Đức Thụ, một người có mặt tại khu vực cho BBC Tiếng Việt biết."Họ toàn là phụ nữ, những người buôn bán ở chợ," ông Thụ nói. "Họ bức xúc, giơ những khẩu hiệu yêu nước như là 'Việt Nam muôn năm', 'Chúng tôi yêu Việt Nam', 'Chúng tôi chọn tôm cá', và 'Đề nghị Formosa đi khỏi Việt Nam' - toàn là viết tay trên các tấm bìa."
Việc phản đối của người dân Cảnh Dương đã bắt đầu từ sáng hôm 28/4, với việc ngư dân quấn quốc kỳ quanh người hoặc vẫy cờ trên tay, mang theo các băng-rôn lớn, kéo theo xe cá đổ ra đầy đường.
Nhiều người gay gắt chất vấn lực lượng chính quyền có mặt tại đó về tình trạng cá đánh bắt về không tiêu thụ được.
"Chúng tôi biết lấy gì mà sống đây?" một phụ nữ gào khóc.
Lực lượng cảnh sát cơ động có mặt, tạo rào chắn cản đường. Tuy nhiên, hai bên đã không xảy ra xô xát.
Quảng Bình là một trong bốn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ thảm họa cá chết hàng loạt hiện nay.
Hôm 27/4, chính phủ ra công điện yêu cầu bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy hải sản chết bất thường.
Nhiều cá chết dạt vào Đà Nẵng
Sang đến ngày 29/4, khu vực biển Đà Nẵng tiếp tục có tình trạng cá chết dạt bờ ồ ạt, trong đó có nhiều cá thể cỡ lớn, tới 10kg.
Xác cá thối rữa khiến khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành thuộc quận Liên Chiểu bốc mùi hôi thối, trong lúc Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng Lưu Quang Khánh nói nhân viên chi cục "có đi kiểm tra nhưng không thấy có gì”, báo Tuổi Trẻ tường thuật.
Image copyright
Trước đó, trong thông cáo báo chí, giới chức Đà Nẵng nói trong vòng năm ngày tính đến 27/4 có 17 con cá chết dạt bờ trong tình trạng phân hủy mạnh nhưng nói đó là tình trạng "bình thường".
"Nguyên nhân có thể do trong quá trình khai thác của ngư dân, một số cá thể bị thương ngoài biển, các tàu cá thu hồi ngư cụ bị thất thoát cá dẫn đến một số loài cá bị chết, lâu ngày dạt vào bờ," bản thông cáo dẫn báo cáo của Chi cục Thủy sản.
Trong kết luận ban đầu về tình trạng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, Bộ Tài nguyên Môi trường hôm 27/4 nói có hai khả năng gây ra tình trạng cá chết, gồm tác động độc tố hoá học của con người và trên biển, và là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
Trước đó, trong thông cáo báo chí, giới chức Đà Nẵng nói trong vòng năm ngày tính đến 27/4 có 17 con cá chết dạt bờ trong tình trạng phân hủy mạnh nhưng nói đó là tình trạng "bình thường".
"Nguyên nhân có thể do trong quá trình khai thác của ngư dân, một số cá thể bị thương ngoài biển, các tàu cá thu hồi ngư cụ bị thất thoát cá dẫn đến một số loài cá bị chết, lâu ngày dạt vào bờ," bản thông cáo dẫn báo cáo của Chi cục Thủy sản.
Trong kết luận ban đầu về tình trạng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, Bộ Tài nguyên Môi trường hôm 27/4 nói có hai khả năng gây ra tình trạng cá chết, gồm tác động độc tố hoá học của con người và trên biển, và là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
Vụ cá chết hàng loạt khiến người dân miền Trung đau khổ
Công ty Formosa Hà Tĩnh, theo tuyên bố của đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường trong cuộc họp báo, được xác định là "chưa thấy có mối liên hệ nào" với tình trạng cá chết hàng loạt.
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo trong cuộc họp Chính phủ về kết quả xét nghiệm mẫu xác định "bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ".
Các bản tin về kết luận bước đầu này sau đó bị gỡ khỏi báo mạng ở trong nước nhưng vẫn còn lưu trong bản cache.
Công ty Formosa Hà Tĩnh, theo tuyên bố của đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường trong cuộc họp báo, được xác định là "chưa thấy có mối liên hệ nào" với tình trạng cá chết hàng loạt.
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo trong cuộc họp Chính phủ về kết quả xét nghiệm mẫu xác định "bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ".
Các bản tin về kết luận bước đầu này sau đó bị gỡ khỏi báo mạng ở trong nước nhưng vẫn còn lưu trong bản cache.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_quangbinh_protest_fish
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét