Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

"Mẹo" đọc văn bản thời chiến tranh thông tin

"Cuộc đấu tranh vì dân chủ chính là cuộc đấu tranh chống lại «bóng tối của sự thiếu hiểu biết». Đó chính là cuộc đấu tranh vì sự hiểu biết, vì kiến thức, vì nhận thức, vì sự độc lập trong tư duy và vì khả năng tự mình quyết định, tức là vì sự khai minh. Chúng ta, trong tư cách độc giả, sẽ đi những bước đầu tiên của công cuộc khai minh bằng cách dùng trí tuệ của mình lôi ra ánh sáng những ý đồ tối tăm ẩn giấu sau các giòng chữ của những người muốn mượn truyền thông mạng để thao túng chúng ta".
Đọc văn bản như thế nào?
Blog RFA Nguyễn Thị Từ Huy 5-3-2016 - Cuộc chiến thông tin trong thời kỳ đại hội XII và động cơ điều khiển dư luận quá lộ liễu, thể hiện tràn lan trên các website có tuổi đời đôi khi còn ngắn hơn cả nhộng tằm và bởi các bút danh mọc như nấm sau mưa, khiến cho các kỹ năng tiếp cận văn bản trở nên rất cần thiết đối với người đọc. Vì thế, tôi quyết định chia sẻ một vài «mẹo» tiếp cận văn bản sau đây. Tôi cũng cảm phiền trước đối với những người đã rất thành thục các kỹ năng này.
Đối với một người viết, khi ngồi trước trang giấy trắng hay trước màn hình trắng, trước khi viết, họ thường đối diện với bốn câu hỏi cơ bản sau đây :
– Viết cho ai ? (đối tượng mà bài viết muốn tác động)
– Viết để làm gì ? (động cơ, mục đích của bài viết)
– Viết cái gì ? (nội dung của bài viết)
– Viết như thế nào ? (hình thức diễn đạt của bài viết, ở các cấp độ khác nhau : cấu trúc, trình bày, văn phong, nghệ thuật viết, ngôn ngữ, câu chữ…)

Và người đọc, khi đối diện với một văn bản, cần trả lời bốn câu hỏi trên đây, cộng thêm câu hỏi thứ 5 :

– Ai viết ?

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có 8000 dư luận viên, nếu theo con số công bố trên báo chính thống, và khi các phe phái đã sử dụng truyền thông như một vũ khí nhằm tiến hành cuộc chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng, như những gì mà ta đã được chứng kiến trong mấy năm qua, người đọc chúng ta cần phải trả lời thêm câu hỏi thứ 6 này :

– Ai đứng đằng sau người viết ?


Một cách chủ quan, tôi cho rằng một khi người đọc trả lời đủ 6 câu hỏi trên đây thì sẽ có thể hiểu được ý đồ chủ đạo của văn bản, và tránh không bị điều khiển bởi người viết ra văn bản, trong trường hợp người viết có ý định đó. 

Tôi nói như vậy, bởi vì có những người viết không có ý định điều khiển dư luận, mà họ chỉ muốn đưa ra cách nhìn của họ, hay họ chỉ muốn tìm hiểu thực tế và tìm hiểu sự thật. Một khi chúng ta đã thành thạo các kỹ năng đọc, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện những người viết để truy tìm sự thật và những người viết nhằm thao túng và điều khiển dư luận.

Ngoài ra, đặc thù của xã hội chúng ta đẻ ra một tiêu chí khác mà chúng ta ai cũng đã biết, đó là người viết để truy tìm sự thật sẽ phải trả giá, tùy mức độ khác nhau (nặng thì phải vào tù như Trương Duy Nhất, nhẹ hơn thì bị mất cơ hội công việc, bị gạt ra ngoài hệ thống báo chí chính thống, như Huy Đức, Nguyễn Đức Kiên), kể cả khi sử dụng bút danh như Nguyễn Ngọc Già. 

Còn những người viết để thao túng dư luận thì không phải trả giá, mà ngược lại, rất có thể sẽ được trả tiền hậu hĩnh, nếu ta dựa lô-gic « vàng » của xã hội chúng ta để suy đoán.

Văn phong (viết như thế nào ?) là thứ thường bị chúng ta bỏ qua, nhưng chính văn phong, trong nhiều trường hợp, lại là thứ « tố cáo » ý đồ người viết nhiều nhất.

Chẳng hạn, giờ đây đã có một độ lùi nhất định, chúng ta hãy tìm đọc lại các bài của những bút danh chỉ mới xuất hiện trong thời kỳ đại hội XII, nhất là các bút danh xuất hiện với tần số cao, và hãy thử làm theo « mẹo » trên đây, có thể chúng ta sẽ hiểu hơn về bản chất của cái mà ta gọi là « cuộc chiến quyền lực » vừa qua, và có thể sẽ hiểu hơn về các phản ứng của dư luận.

Chúng ta còn có điều kiện hiểu rõ hơn, nếu các website như « Ý kiến đảng viên », « Câu lạc bộ nhà báo trẻ », « Chân dung quyền lực »… không biến mất. Nhưng chúng đã biến mất, bài vở trên đó đã bị phi tang. Không sao, vậy thì ta hãy đặt câu hỏi về sự biến mất của chúng để tìm hiểu sự việc : « Vì sao chúng phải biến mất ? », « Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không biến mất ? »…Dĩ nhiên, không nên quên câu hỏi này : « Sự xuất hiện của chúng nhằm mục đích gì và có lợi cho ai ? » Chỉ cần chúng ta tìm đọc lại một vài bài đã được đăng lại trên các website khác thì có thể trả lời những câu hỏi này, chẳng mấy khó khăn.


Hãy cảm ơn những trang web như (...........…) những nơi đã lưu giữ dấu vết của trò thao túng truyền thông và thao túng dư luận này, để giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu cái thảm trạng bẩn thỉu của một nền chính trị thối nát. Rồi sẽ đến lúc có các nghiên cứu về văn bản học và ngôn ngữ học để nhận diện cái dòng « văn bản dư luận viên » này, những bồi bút không chỉ của bộ máy đảng, mà có thể còn là bồi bút của các cá nhân. Lúc đó các website như (..............…) sẽ là nơi mà những người nghiên cứu cần tìm đến để lấy tư liệu.

Nhìn từ một góc độ nào đó thì có thể nói rằng cuộc đấu tranh vì dân chủ chính là cuộc đấu tranh chống lại « bóng tối của sự thiếu hiểu biết », ý này tôi mượn lại của E. Kant, triết gia của thế kỷ khai sáng. 

Đó chính là cuộc đấu tranh vì sự hiểu biết, vì kiến thức, vì nhận thức, vì sự độc lập trong tư duy và vì khả năng tự mình quyết định, tức là vì sự khai minh, như Kant đã nói. 

Chúng ta, trong tư cách độc giả, sẽ đi những bước đầu tiên của công cuộc khai minh bằng cách dùng trí tuệ của mình lôi ra ánh sáng những ý đồ tối tăm ẩn giấu sau các giòng chữ của những người muốn mượn truyền thông mạng để thao túng chúng ta.

Nguyễn Thị Từ Huy (sinh năm 1972) là một nhà văn, nguyên giảng viên khoa văn đại học Sư phạm Hà Nội[1], cựu giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV TPHCM, nhà phê bình văn chương, được bằng tiến sĩ ngành Văn học Pháp đương đại, Đại học Paris 7 (Pháp) vào năm 2009 với điểm "tối ưu" lúc bà được 37 tuổi[1].
Nổi tiếng vì:Luận án tiến sĩ văn chương- Alain Robbe Grillet: Sự thật và diễn giải
Nguyễn Thị Từ Huy sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ. Cha là nhà văn Chính Tâm ở Nghệ An, mẹ là nhiếp ảnh gia.[1] Bà còn có một người em trai hiện đang dạy chuyên khoa toán đại học Bách khoa Hà Nội. Theo Nguyễn Thị Từ Huy thì bà học toán giỏi hơn văn, nhưng theo ước nguyện của cha, bà đã chuyển sang chuyên văn.
Bà tốt nghiệp tại đại học Vinh và sau đó dạy môn văn tại đại học Sư phạm Hà Nội, rồi là giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV TPHCM.[2] Cuối năm 2011, Từ Huy bỏ công việc dạy học để chuyển sang làm việc ở Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục (Institute for Research on Educational Development), gọi tắt là Viện IRED, một công việc cho phép chị tiếp tục đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam.[3]
Một số tác phẩm của Nguyễn Thị Từ Huy:
  • Tác phẩm dịch: Giờ im lặng - tập truyện ngắn của Albert Pouvourvil (Nhà xuất bản Văn học-2001), Những tiểu thuyết của Alain Robbe- Grillet của Bruce Morrissette (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005).
  • Truyện ngắn: Con chữ (Bách Việt - Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007).
  • Thơ: Chữ cái (Eva- Nhà xuất bản Phụ nữ, 2007), được giải thơ nữ Lá trầu.
  • Luận án tiến sĩ văn chương Đại học Paris 7 (Pháp)-Alain Robbe Grillet: Sự thật và diễn giải. Cuốn sách được Evelyne Grossman, Giáo sư văn học Pháp hiện đại và đương đại ĐH Paris Diderot, Chủ tịch Học viện Triết học quốc tế Pháp nhận xét là: "đến đúng lúc, nó rọi một thứ ánh sáng khác với những cuốn từ trước tới nay".[4]
  • "Nietzsche và triết học" của Gilles Deleuze (2010). Từ Huy: "Nhiều khái niệm trong cuốn “Nietzsche và triết học” đã được ứng dụng vào nghiên cứu văn học: Sự quy hồi vĩnh cửu, sức mạnh, sự thật, mặc cảm tội lỗi, nỗi đau… Triết học và văn chương có chung một mối quan tâm... Muốn phát triển văn học và nghiên cứu văn học, cần có nền tảng triết học. Đấy là lý do vì sao tôi chọn dịch cuốn sách của Deleuze."[2]
  • Tiểu thuyết "Gửi người yêu và tin" (Người Việt, California), tác phẩm mới năm 2014. Nhà thơ Đỗ Quý Toàn cho rằng, đây là bản cáo trạng lối sống giả dối bao trùm trên xã hội hiện tại. Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn thì viết: "...một ngòi bút tỉnh táo và sắc bén của một nhà phân tích tâm lý và một nhà phê phán xã hội và, dưới ngòi bút ấy, nhân vật chính trong tác phẩm - một nhân vật hư cấu nhưng đích thực là điển hình của loại người đang làm mục ruỗng xã hội và đạo đức ở Việt Nam hiện nay."[5][6]
  • Các bài phê bình: Miêu tả của Alain Robbe–Grillet trong tiểu thuyết Ghen, Jean Valjean: un nom c’est un moi, Nhà văn có nên nói về tác phẩm của mình hay không?, Ý thức cộng đồng và số phận cá nhân…[1]
Quan điểm của chị:
  • Về chủ nghĩa xã hội hiện thực:
  • Về hoàn cảnh giảng viên đại học ở Việt Nam:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét