GS Hoàng Tuỵ: Một thời trăn trở đổi mới
Trong buổi gặp mặt mừng Thầy Hoàng Tuỵ 88 tuổi tại Toà soạn tạp chí Tia Sáng, Thầy đã kể lại một số trăn trở của Thầy trước hiện trạng của đất nước và mối quan hệ của Thầy với một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước thời Đổi mới. Dưới đây là lược ghi chuyện kể của Thầy.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm, làm việc tại
Viện Toán học năm 1982. Nguồn: Viện Toán học
Vào đầu những năm 1960, hưởng ứng cuộc vận động đưa khoa học đi vào thực tế đời sống, tôi tạm gác lại việc nghiên cứu giải tích thực vốn là sở trường chuyên môn của tôi để chuyển sang nghiên cứu lý thuyết tối ưu, bắt đầu với Vận trù học (Operations research) là môn học có nhiều ứng dụng thực tế hơn. Từ đó, trong nhiều năm, với sự ủng hộ nhiệt thành của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tôi ra sức gây dựng một phong trào rộng khắp ở miền Bắc, đưa Vận trù học vào ứng dụng ở các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp.
Hai năm một lần, chúng tôi tổ chức hội nghị tổng kết toàn miền Bắc về ứng dụng Vận trù học; ở mỗi hội nghị, Thủ tướng cùng nhiều bộ trưởng đều đến dự và phát biểu. Có lúc phong trào lôi cuốn hàng nghìn người tham gia, gây sự chú ý của nhiều phóng viên quốc tế ở Hà Nội. Trong một bài phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Pháp Le Monde, tác giả đã tường thuật một cách thú vị về các hoạt động Vận trù học ở quanh vùng Hà Nội, Hải Phòng và tỏ ý vô cùng ngạc nhiên thấy cả một số thành tựu Vận trù học vừa mới ra đời ở Mỹ cách đó chỉ vài năm (như phương pháp PERT) mà đã được ứng dụng ở ngay đây, tuy Việt Nam là một đất nước mà cả thế giới đều biết còn rất nghèo và lạc hậu lại đang oằn mình dưới những trận bom ác liệt của không quân Mỹ.
Để đánh giá việc ứng dụng Vận trù học ở miền Bắc vào giai đoạn này thành công đến mức độ nào thì khó nói cụ thể, nhưng ít nhất nó cũng đã đem lại một hiệu quả thiết thực: trước đó dân ta làm việc chỉ cốt đạt mục đích, bất kể đến hiệu quả, nhưng sau khi có phong trào Vận trù học, mọi người đã có ý thức biết tính toán, cân nhắc lựa chọn cách làm việc và hoạt động sao cho tốn ít phương tiện, mà đạt được hiệu quả cao. Cùng với đó dần dần, từ “vận trù” (với ý nghĩa biết tính toán so sánh nhiều phương án hoạt động) len lỏi vào cả trong ngôn ngữ thường ngày của người dân. Đó cũng là một nét văn hóa góp phần làm giảm lãng phí, tăng năng suất lao động xã hội, ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển kinh tế.
Nhưng Vận trù học chỉ mới áp dụng được ở cấp xí nghiệp, tức là ở cấp kinh tế vi mô. Để tiến lên tác động vào hiệu quả quản lý cả nền kinh tế quốc dân thì cần nghiên cứu khoa học hệ thống để vận dụng vào kinh tế vĩ mô. Từ các quan sát thực trạng kinh tế xã hội lúc đó, dễ nhận thấy kiểu kinh tế kế hoạch hóa tập trung, duy ý chí, tự cung tự cấp, “ngăn sông cấm chợ” dẫn đến nhiều hệ lụy tệ hại: hiệu quả sản xuất thấp, tham nhũng, lãng phí tràn lan, lãnh đạo ngày càng quan liêu, xa dân, xa thực tế… Mặc dù tôi chỉ mới dám phát biểu những suy ngẫm đó một cách dè dặt, thận trọng, nhưng vẫn bị phản ứng, nói chung không nhận được sự đồng tình của giới quan chức hữu trách, vốn là đối tượng chủ yếu tôi muốn nhằm tới để thuyết phục.
May mắn, đến khoảng đầu thập kỷ 70, cùng với luận điểm “cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt”, nhận thức của lãnh đạo về vai trò của khoa học, kỹ thuật có sự chuyển biến mạnh. Bộ Chính trị quyết định, mỗi tháng một lần mời các nhà khoa học đến trình bày về một vấn đề thời sự khoa học cho toàn thể Trung ương nghe (sau đó có mở rộng ra cho cả cán bộ trung cao cấp xung quanh TƯ). Vì đã từng khởi xướng Vận trù học và đã có một số dịp phát biểu liên quan đến quản lý kinh tế nên tôi được mời tới nói chuyện lần đầu về các vấn đề khoa học trong quản lý kinh tế xã hội.
Trong buổi nói chuyện đó, tôi nêu lên và phân tích nguyên nhân những hiện tượng tiêu cực đã nổi lên khá trầm trọng trong xã hội lúc bấy giờ như: kinh tế sút kém dần, hàng hoá thiếu thốn, không đáp ứng nhu cầu tối thiểu, chợ đen phát triển, cán bộ quan chức nhũng nhiễu, lòng dân bất an. Tôi muốn chỉ ra rằng đó là hậu quả tất yếu của chế độ quản lý kinh tế tập trung, bao cấp và để khắc phục, tôi đề nghị phải tiến tới phi tập trung hóa quản lý kinh tế. Thực ra, trong trí óc tôi lúc ấy, biện pháp phi tập trung hóa quản lý kinh tế chính là sử dụng cơ chế thị trường, song tôi không dám nói thẳng ra ý đó. Sở dĩ tôi ngại là vì trước đó vài năm, xảy ra vụ Liên Xô đưa quân đội vào Tiệp Khắc để lật đổ nhà lãnh đạo Dubcek, nguyên do là ông này đã dám đưa ra chủ trương sử dụng cơ chế thị trường để khắc phục các yếu kém của kinh tế xã hội chủ nghĩa – một chủ trương mà Liên Xô và theo sau đó toàn phe xã hội chủ nghĩa đã nhất trí lên án là phản động, trái với học thuyết chính thống về chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù khi nói chuyện, tôi không đả động gì đến cơ chế thị trường mà chỉ mới dám nêu ra ý kiến phi tập trung hóa quản lý kinh tế thay cho kế hoạch hóa tập trung, nhưng một số ông bộ trưởng cũng khá “thính”, báo ngay cho lãnh đạo Ủy ban Khoa học nhà nước (nơi tôi công tác lúc đó) rằng tôi có quan điểm “xét lại” cần phải phê phán. Để tránh những cáo buộc do hiểu lầm, tôi viết lại bài nói chuyện và đưa đăng toàn văn trên tạp chí Tin tức hoạt động khoa học, giải thích rõ quan điểm khoa học vì sao nên quản lý phi tập trung hóa nền kinh tế.
Bất ngờ một tuần lễ sau, Ủy ban Khoa học nhà nước nhận được thông báo của Văn phòng Tổng bí thư, cho biết Tổng bí thư Lê Duẩn đã đọc bài của tôi và muốn trực tiếp gặp tôi để hỏi thêm, nên đã chỉ thị Ủy ban Khoa học nhà nước đưa tôi xuống Đồ Sơn để làm việc với Tổng bí thư trong mấy ngày.
Cuộc họp có cả đại diện của Ủy ban Khoa học xã hội, một số cán bộ đầu ngành kinh tế, và Văn phòng Trung ương. Bước vào phòng họp, nhìn thấy ông Duẩn đem đến bài báo của tôi trong Tin tức hoạt động khoa học với chi chít những gạch xanh, gạch đỏ, tôi bắt đầu lo lắng. Thế nhưng thật may ông Duẩn nói ngay: ông đã đọc kỹ bài này, tuy có một số vấn đề ông thấy cần trao đổi thêm nhưng căn bản ông đồng tình quan điểm nêu trong bài. Hú vía, thế là được giải thoát tội “xét lại” – một tội mà thời đó, nặng thì có thể vào tù, nhẹ cũng bị lắm rắc rối, phiền phức trong công tác và sinh hoạt.
Rồi liên tiếp trong hai ngày, Tổng bí thư chăm chú lắng nghe và hỏi han về cách quản lý phi tập trung như thế nào, và vì sao cơ chế thị trường là biện pháp thực hiện quản lý phi tập trung. Kết thúc cuộc gặp, ông Duẩn còn bảo Ủy ban Khoa học nhà nước lập ra một viện giao tôi phụ trách để nghiên cứu về các phương pháp khoa học trong quản lý kinh tế (cái viện này về sau không ra đời được vì ban Tổ chức Trung ương không thuận). Ông Trần Quỳnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước, khi kể lại các buổi làm việc của Tổng bí thư với tôi còn cho biết thêm, ông Duẩn bảo: tôi nghe các anh em Toán nói chuyện kinh tế mà thấy còn sâu sắc hơn các cán bộ kinh tế. Sau đó, mấy vị bộ trưởng từng phê phán tôi có quan điểm “xét lại” lần lượt cho thư ký đến mời tôi đến nói chuyện ở bộ của họ, coi như một cử chỉ làm lành.
Sự việc trên báo hiệu một sự thay đổi đáng mừng: Thứ nhất, bắt đầu có những tiếng nói nêu ra những bất cập của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, buộc các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ lại. Thứ hai, từ đấy trở đi, các hội nghị Trung ương mở rộng bàn về kinh tế thường mời các nhà khoa học đến dự nghe và góp ý kiến.
Sau năm 1975, có một giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn. Đó là thời kỳ ăn bo bo hay khoai sắn, mì sợi thay cơm một phần mà ai nhớ lại cũng thấy hãi hùng. Khoảng năm 1979, khó khăn lên tới cực điểm. Một hôm, để chuẩn bị cho Hội nghị TƯ thứ 6, Tổng bí thư mời năm anh em khoa học gồm tôi, Vũ Đình Cự, Bùi Huy Đáp và hai kỹ sư ngành cơ khí (tôi đã quên tên) xuống Đồ Sơn để tham khảo ý kiến, giúp tìm ra kế sách vượt qua khủng hoảng. Bốn anh kia đều có chức vụ cao trong bộ máy nhà nước, chỉ riêng tôi không có chức vụ gì, cho nên các anh đều ngại, đẩy tôi ra phát biểu trước.
Vào thời kỳ đó, lý thuyết làm chủ tập thể do ông Duẩn đưa ra được coi là một sáng tạo lý luận lớn của Tổng bí thư đóng góp vào học thuyết chủ nghĩa xã hội. Trong các buổi sinh hoạt chính trị, hầu như ai phát biểu gì cũng cố liên hệ tới lý thuyết đó để tăng thêm trọng lượng cho ý kiến của mình, dù nhiều khi hết sức gượng gạo. Riêng tôi và một số anh em khoa học nghĩ khác, thật sự không thấy thuyết phục.
Vì không quen nói dối để làm vừa lòng cấp trên, tôi mạnh dạn nói thẳng với Tổng bí thư rằng anh em khoa học chúng tôi không hiểu lý thuyết làm chủ tập thể của ông, không thấy nó có ý nghĩa gì thiết thực cho việc xây dựng đất nước. Tưởng tôi thật tình không hiểu, ông Duẩn thuyết một thôi một hồi về làm chủ tập thể. Tôi đáp, những điều ông nói đó, chúng tôi đều đã được nghe không chỉ một lần mà nhiều lần trong các buổi thảo luận chính trị. Điều tôi vẫn thắc mắc là tại sao ta nói làm chủ tập thể là một hình thức dân chủ còn cao hơn cả dân chủ xã hội chủ nghĩa trong khi đó ngay cả cái dân chủ tư sản mà ta thường chê, thì trên thực tế cũng chưa đạt được như họ. Để minh họa, tôi dẫn ra một số sự việc và sẵn dịp đọc luôn cho ông nghe mấy câu vè hồi ấy thường lan truyền ở vỉa hè giới trí thức: “Năng làm thì đói, biết nói thì no, biết bò thì sướng, càng bướng càng khổ …”. Hẳn là lần đầu tiên được nghe những lời trái tai như vậy, ông lặng người đi. Nhưng là người lãnh đạo có bản lĩnh, ông trấn tĩnh lại ngay và bảo: đúng là ta còn mất dân chủ, có nơi khá nặng, cho nên vừa rồi trong cuộc vận động làm trong sạch Đảng, tôi đã nhắc các tỉnh ủy phải chú trọng kiểm điểm kỹ chuyện này.
Sau đấy, ông nêu câu hỏi: bây giờ làm sao chống tiêu cực? (hồi đó tham nhũng còn chưa quá nặng, nên chỉ được gọi nhẹ nhàng là “tiêu cực”). Tôi trả lời, với cách quản lý kinh tế như ta mà không có tiêu cực mới lạ. Bởi tiền lương không đủ sống buộc người ta phải xoay xở mà xoay xở thì làm sao không phạm pháp, không tiêu cực. Ban đầu, chỉ có cấp dưới mới không đủ sống bằng lương, nhưng kinh tế khó khăn thì cấp trên cũng không đủ sống bằng lương. Do đó, tiêu cực lan dần lên cấp cao, mà cấp càng cao chừng nào thì càng dễ xoay xở chừng đó. Hơn nữa, vì có lý do đời sống biện minh cho nên tiêu cực dễ được xã hội thông cảm, dung thứ và cứ thế nó phát triển rộng ra, đến lúc cả những cán bộ lương cao cũng tiêu cực.
Nhưng Vận trù học chỉ mới áp dụng được ở cấp xí nghiệp, tức là ở cấp kinh tế vi mô. Để tiến lên tác động vào hiệu quả quản lý cả nền kinh tế quốc dân thì cần nghiên cứu khoa học hệ thống để vận dụng vào kinh tế vĩ mô. Từ các quan sát thực trạng kinh tế xã hội lúc đó, dễ nhận thấy kiểu kinh tế kế hoạch hóa tập trung, duy ý chí, tự cung tự cấp, “ngăn sông cấm chợ” dẫn đến nhiều hệ lụy tệ hại: hiệu quả sản xuất thấp, tham nhũng, lãng phí tràn lan, lãnh đạo ngày càng quan liêu, xa dân, xa thực tế… Mặc dù tôi chỉ mới dám phát biểu những suy ngẫm đó một cách dè dặt, thận trọng, nhưng vẫn bị phản ứng, nói chung không nhận được sự đồng tình của giới quan chức hữu trách, vốn là đối tượng chủ yếu tôi muốn nhằm tới để thuyết phục.
May mắn, đến khoảng đầu thập kỷ 70, cùng với luận điểm “cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt”, nhận thức của lãnh đạo về vai trò của khoa học, kỹ thuật có sự chuyển biến mạnh. Bộ Chính trị quyết định, mỗi tháng một lần mời các nhà khoa học đến trình bày về một vấn đề thời sự khoa học cho toàn thể Trung ương nghe (sau đó có mở rộng ra cho cả cán bộ trung cao cấp xung quanh TƯ). Vì đã từng khởi xướng Vận trù học và đã có một số dịp phát biểu liên quan đến quản lý kinh tế nên tôi được mời tới nói chuyện lần đầu về các vấn đề khoa học trong quản lý kinh tế xã hội.
Trong buổi nói chuyện đó, tôi nêu lên và phân tích nguyên nhân những hiện tượng tiêu cực đã nổi lên khá trầm trọng trong xã hội lúc bấy giờ như: kinh tế sút kém dần, hàng hoá thiếu thốn, không đáp ứng nhu cầu tối thiểu, chợ đen phát triển, cán bộ quan chức nhũng nhiễu, lòng dân bất an. Tôi muốn chỉ ra rằng đó là hậu quả tất yếu của chế độ quản lý kinh tế tập trung, bao cấp và để khắc phục, tôi đề nghị phải tiến tới phi tập trung hóa quản lý kinh tế. Thực ra, trong trí óc tôi lúc ấy, biện pháp phi tập trung hóa quản lý kinh tế chính là sử dụng cơ chế thị trường, song tôi không dám nói thẳng ra ý đó. Sở dĩ tôi ngại là vì trước đó vài năm, xảy ra vụ Liên Xô đưa quân đội vào Tiệp Khắc để lật đổ nhà lãnh đạo Dubcek, nguyên do là ông này đã dám đưa ra chủ trương sử dụng cơ chế thị trường để khắc phục các yếu kém của kinh tế xã hội chủ nghĩa – một chủ trương mà Liên Xô và theo sau đó toàn phe xã hội chủ nghĩa đã nhất trí lên án là phản động, trái với học thuyết chính thống về chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù khi nói chuyện, tôi không đả động gì đến cơ chế thị trường mà chỉ mới dám nêu ra ý kiến phi tập trung hóa quản lý kinh tế thay cho kế hoạch hóa tập trung, nhưng một số ông bộ trưởng cũng khá “thính”, báo ngay cho lãnh đạo Ủy ban Khoa học nhà nước (nơi tôi công tác lúc đó) rằng tôi có quan điểm “xét lại” cần phải phê phán. Để tránh những cáo buộc do hiểu lầm, tôi viết lại bài nói chuyện và đưa đăng toàn văn trên tạp chí Tin tức hoạt động khoa học, giải thích rõ quan điểm khoa học vì sao nên quản lý phi tập trung hóa nền kinh tế.
Bất ngờ một tuần lễ sau, Ủy ban Khoa học nhà nước nhận được thông báo của Văn phòng Tổng bí thư, cho biết Tổng bí thư Lê Duẩn đã đọc bài của tôi và muốn trực tiếp gặp tôi để hỏi thêm, nên đã chỉ thị Ủy ban Khoa học nhà nước đưa tôi xuống Đồ Sơn để làm việc với Tổng bí thư trong mấy ngày.
Cuộc họp có cả đại diện của Ủy ban Khoa học xã hội, một số cán bộ đầu ngành kinh tế, và Văn phòng Trung ương. Bước vào phòng họp, nhìn thấy ông Duẩn đem đến bài báo của tôi trong Tin tức hoạt động khoa học với chi chít những gạch xanh, gạch đỏ, tôi bắt đầu lo lắng. Thế nhưng thật may ông Duẩn nói ngay: ông đã đọc kỹ bài này, tuy có một số vấn đề ông thấy cần trao đổi thêm nhưng căn bản ông đồng tình quan điểm nêu trong bài. Hú vía, thế là được giải thoát tội “xét lại” – một tội mà thời đó, nặng thì có thể vào tù, nhẹ cũng bị lắm rắc rối, phiền phức trong công tác và sinh hoạt.
Rồi liên tiếp trong hai ngày, Tổng bí thư chăm chú lắng nghe và hỏi han về cách quản lý phi tập trung như thế nào, và vì sao cơ chế thị trường là biện pháp thực hiện quản lý phi tập trung. Kết thúc cuộc gặp, ông Duẩn còn bảo Ủy ban Khoa học nhà nước lập ra một viện giao tôi phụ trách để nghiên cứu về các phương pháp khoa học trong quản lý kinh tế (cái viện này về sau không ra đời được vì ban Tổ chức Trung ương không thuận). Ông Trần Quỳnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước, khi kể lại các buổi làm việc của Tổng bí thư với tôi còn cho biết thêm, ông Duẩn bảo: tôi nghe các anh em Toán nói chuyện kinh tế mà thấy còn sâu sắc hơn các cán bộ kinh tế. Sau đó, mấy vị bộ trưởng từng phê phán tôi có quan điểm “xét lại” lần lượt cho thư ký đến mời tôi đến nói chuyện ở bộ của họ, coi như một cử chỉ làm lành.
Sự việc trên báo hiệu một sự thay đổi đáng mừng: Thứ nhất, bắt đầu có những tiếng nói nêu ra những bất cập của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, buộc các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ lại. Thứ hai, từ đấy trở đi, các hội nghị Trung ương mở rộng bàn về kinh tế thường mời các nhà khoa học đến dự nghe và góp ý kiến.
Sau năm 1975, có một giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn. Đó là thời kỳ ăn bo bo hay khoai sắn, mì sợi thay cơm một phần mà ai nhớ lại cũng thấy hãi hùng. Khoảng năm 1979, khó khăn lên tới cực điểm. Một hôm, để chuẩn bị cho Hội nghị TƯ thứ 6, Tổng bí thư mời năm anh em khoa học gồm tôi, Vũ Đình Cự, Bùi Huy Đáp và hai kỹ sư ngành cơ khí (tôi đã quên tên) xuống Đồ Sơn để tham khảo ý kiến, giúp tìm ra kế sách vượt qua khủng hoảng. Bốn anh kia đều có chức vụ cao trong bộ máy nhà nước, chỉ riêng tôi không có chức vụ gì, cho nên các anh đều ngại, đẩy tôi ra phát biểu trước.
Vào thời kỳ đó, lý thuyết làm chủ tập thể do ông Duẩn đưa ra được coi là một sáng tạo lý luận lớn của Tổng bí thư đóng góp vào học thuyết chủ nghĩa xã hội. Trong các buổi sinh hoạt chính trị, hầu như ai phát biểu gì cũng cố liên hệ tới lý thuyết đó để tăng thêm trọng lượng cho ý kiến của mình, dù nhiều khi hết sức gượng gạo. Riêng tôi và một số anh em khoa học nghĩ khác, thật sự không thấy thuyết phục.
Vì không quen nói dối để làm vừa lòng cấp trên, tôi mạnh dạn nói thẳng với Tổng bí thư rằng anh em khoa học chúng tôi không hiểu lý thuyết làm chủ tập thể của ông, không thấy nó có ý nghĩa gì thiết thực cho việc xây dựng đất nước. Tưởng tôi thật tình không hiểu, ông Duẩn thuyết một thôi một hồi về làm chủ tập thể. Tôi đáp, những điều ông nói đó, chúng tôi đều đã được nghe không chỉ một lần mà nhiều lần trong các buổi thảo luận chính trị. Điều tôi vẫn thắc mắc là tại sao ta nói làm chủ tập thể là một hình thức dân chủ còn cao hơn cả dân chủ xã hội chủ nghĩa trong khi đó ngay cả cái dân chủ tư sản mà ta thường chê, thì trên thực tế cũng chưa đạt được như họ. Để minh họa, tôi dẫn ra một số sự việc và sẵn dịp đọc luôn cho ông nghe mấy câu vè hồi ấy thường lan truyền ở vỉa hè giới trí thức: “Năng làm thì đói, biết nói thì no, biết bò thì sướng, càng bướng càng khổ …”. Hẳn là lần đầu tiên được nghe những lời trái tai như vậy, ông lặng người đi. Nhưng là người lãnh đạo có bản lĩnh, ông trấn tĩnh lại ngay và bảo: đúng là ta còn mất dân chủ, có nơi khá nặng, cho nên vừa rồi trong cuộc vận động làm trong sạch Đảng, tôi đã nhắc các tỉnh ủy phải chú trọng kiểm điểm kỹ chuyện này.
Sau đấy, ông nêu câu hỏi: bây giờ làm sao chống tiêu cực? (hồi đó tham nhũng còn chưa quá nặng, nên chỉ được gọi nhẹ nhàng là “tiêu cực”). Tôi trả lời, với cách quản lý kinh tế như ta mà không có tiêu cực mới lạ. Bởi tiền lương không đủ sống buộc người ta phải xoay xở mà xoay xở thì làm sao không phạm pháp, không tiêu cực. Ban đầu, chỉ có cấp dưới mới không đủ sống bằng lương, nhưng kinh tế khó khăn thì cấp trên cũng không đủ sống bằng lương. Do đó, tiêu cực lan dần lên cấp cao, mà cấp càng cao chừng nào thì càng dễ xoay xở chừng đó. Hơn nữa, vì có lý do đời sống biện minh cho nên tiêu cực dễ được xã hội thông cảm, dung thứ và cứ thế nó phát triển rộng ra, đến lúc cả những cán bộ lương cao cũng tiêu cực.
Nói thật ra, với cách quản lý này của ta, gần như ai cũng phải ít nhiều phạm pháp, ít nhiều ăn cắp, không ăn cắp của dân thì ăn cắp của nhà nước, dưới hình thức này hay hình thức khác. Một ông lãnh đạo cấp cao nghe tới đó liền phản ứng gay gắt: “Anh nói không đúng, tôi có ăn cắp đâu và anh chắc cũng không ăn cắp, sao anh có thể nói bừa như vậy?”. Tôi thưa lại, ông là cán bộ cấp cao được nhà nước chu cấp hết mọi khoản thì dĩ nhiên cần gì tiêu cực, trừ khi quá tham. Còn tôi, vì làm khoa học thỉnh thoảng được mời ra nước ngoài làm việc thì chỉ với đồng lương một tháng ở nước ngoài cũng đủ sống cả năm trong nước. Chỉ có thế thôi, chứ chẳng có gì lạ, tôi chỉ nói đúng sự thật dù là sự thật rất khó nghe.
Ngoài vấn đề dân chủ và tiêu cực, tất nhiên chúng tôi cũng góp ý thẳng thắn về nhiều vấn đề khác, như: nên coi trọng thật sự lợi ích vật chất, không nên chỉ nhấn mạnh một chiều tinh thần; cần bỏ “ngăn sông cấm chợ”, phải để người dân được tự do buôn bán làm ăn, v.v. Thậm chí có người còn bạo mồm phê phán chính sách trao đổi đối với nông dân thời bao cấp: mua như cướp, bán như cho 1, thật sự đã làm bần cùng hóa nông dân.
Sau cuộc gặp mấy hôm, ông Duẩn làm việc với ông Nguyễn Văn Trân (trong Ban Bí thư và đương nhiệm Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TƯ). Ông Trân nói lại, buổi làm việc của chúng tôi với ông Duẩn ở Đồ Sơn đã có tác dụng rất tốt, góp phần làm cho Nghị quyết Hội nghị TƯ 6 có được rất nhiều điểm mới, thay đổi hẳn nhiều nhận thức và quan điểm cũ trước đây.
Cùng thời điểm ấy, tôi chuẩn bị đi Canada theo lời mời thỉnh giảng của một số trường đại học. Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp tôi để dặn dò những điều cần thiết khi gặp anh em trí thức Việt kiều bên đó. Ông cho biết, với Nghị quyết Hội nghị TƯ 6, kỳ này chúng ta sẽ chuyển mạnh. Với trí thức Việt kiều, không nên che giấu mà cần phải cho họ biết sự thật về một số khó khăn trong nước, đồng thời nói rõ cho họ thấy quyết tâm sửa chữa của chúng ta.
Sang tới Montreal, tôi được anh em Việt kiều mời nói chuyện trước một cử tọa khoảng vài trăm người. Tôi nói thật với họ chuyện tham nhũng, quan liêu và những thay đổi mạnh về chính sách theo tinh thần Nghị quyết TƯ 6... Về sau, tôi được biết anh em trí thức Việt kiều rất phấn khởi vì lần đầu tiên có người từ trong nước sang mà nói thật chứ không che giấu những bê bối trong nước, anh em tin hơn và giải tỏa được các bức xúc trước đây, khi họ chỉ được nghe giải thích một chiều, luôn luôn được bảo những tin tức về tham nhũng trong nước chỉ là tin đồn, bịa đặt hoặc phóng đại của bọn phá hoại. Anh em đều cho rằng, dù có sai lầm, bê bối nhưng một khi các nhà lãnh đạo đã nhìn thấy được sự thật và tỏ rõ quyết tâm sửa thì có hy vọng sẽ sửa được và tình hình sẽ dần tốt lên.
Mấy tháng sau chuyến đi Canada, tôi được mời sang Pháp. Lần này gần sát đến ngày phải lên đường mà thủ tục vẫn chưa xong, tôi tới gặp anh Trần Đại Nghĩa, lúc ấy là Viện trưởng Viện Khoa học Quốc gia. Nghe tôi thắc mắc vì sao mãi vẫn chưa có quyết định đi Pháp, anh Nghĩa bảo tôi: “Lẽ ra tôi không được phép nói, vì đây là công văn mật, nhưng chỗ thân tình, tôi nói thật, không biết anh qua Canada nói những gì mà sứ quán ta ở đó báo cáo về Bộ Ngoại giao kể tội anh nói xấu chế độ về bảy chính sách lớn. Vì lý do đó, người ta không duyệt để cho anh đi lần này”.
Nhờ anh Nghĩa là nhà khoa học chân chính, rất quý trọng anh em khoa học nên tôi mới được biết có cái công văn mật này. Tôi gọi điện cho anh N., thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, kể lại sự việc và nhờ anh lấy ở Bộ Ngoại giao băng ghi âm buổi nói chuyện của tôi ở Montreal (vì tôi nhớ chắc chắn buổi nói chuyện đó có ghi âm đầy đủ) để kiểm tra xem có đúng tôi nói xấu chế độ như sứ quán đã báo cáo về nước không. Mấy hôm sau tôi được truyền đạt lại ý kiến của Thủ tướng là tôi chẳng nói gì sai phạm cả. Hoá ra, khi tôi nói chuyện với anh em Việt kiều theo tinh thần Nghị quyết TƯ 6, không che giấu sự thật, thì khi đó Sứ quán chưa nhận được trong nước thông báo về Nghị quyết TƯ 6 nên tưởng lầm rằng tôi nói xấu chế độ. Sau đó, tôi được báo thủ tục đi Pháp đã được khai thông, tuy có trễ là vì có mấy việc phải xác minh về chuyến đi Canada của tôi.
Dù câu chuyện kết thúc tốt đẹp, song việc đã xảy ra cũng khiến tôi rất buồn. Nếu không nhờ sự can thiệp của Thủ tướng, thì biết đến bao giờ mới gỡ oan được. Mà đâu thể bất cứ việc gì, bất cứ ai cũng kêu oan được tới Thủ tướng.
Đó là nỗi khổ của anh em trí thức một thời, muốn nói thật cũng phải đắn đo suy nghĩ, nhưng ngay cả khi đắn đo suy nghĩ rồi vẫn có thể gặp nạn. Dù sao vẫn còn may thời đó có một số người lãnh đạo sáng suốt như Tổng bí thư và Thủ tướng, biết lắng nghe và tôn trọng trí thức.
--------
1 Hồi đó, nhà nước thu mua nông sản với giá rẻ, gần như là trưng thu chứ không “mua” (chẳng hạn thu mua hoa hồi để xuất khẩu với giá rẻ đến mức người nông dân cho rằng thà đốn cây hồi để bán như củi còn lợi hơn chăm sóc cây để bán hoa). Ngược lại, nhà nước bán cho nông dân phân bón, thuốc trừ sâu, v.v. cũng với giá rẻ, gần như cho không. Đó là vì giá cả lúc đó đều do các cơ quan nhà nước ấn định, không dựa vào cơ chế thị trường, lắm khi rất vô lý, làm nông dân bị thiệt thòi nhiều, làm lụng vất vả mà mãi vẫn nghèo.
Ngoài vấn đề dân chủ và tiêu cực, tất nhiên chúng tôi cũng góp ý thẳng thắn về nhiều vấn đề khác, như: nên coi trọng thật sự lợi ích vật chất, không nên chỉ nhấn mạnh một chiều tinh thần; cần bỏ “ngăn sông cấm chợ”, phải để người dân được tự do buôn bán làm ăn, v.v. Thậm chí có người còn bạo mồm phê phán chính sách trao đổi đối với nông dân thời bao cấp: mua như cướp, bán như cho 1, thật sự đã làm bần cùng hóa nông dân.
Sau cuộc gặp mấy hôm, ông Duẩn làm việc với ông Nguyễn Văn Trân (trong Ban Bí thư và đương nhiệm Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TƯ). Ông Trân nói lại, buổi làm việc của chúng tôi với ông Duẩn ở Đồ Sơn đã có tác dụng rất tốt, góp phần làm cho Nghị quyết Hội nghị TƯ 6 có được rất nhiều điểm mới, thay đổi hẳn nhiều nhận thức và quan điểm cũ trước đây.
Cùng thời điểm ấy, tôi chuẩn bị đi Canada theo lời mời thỉnh giảng của một số trường đại học. Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp tôi để dặn dò những điều cần thiết khi gặp anh em trí thức Việt kiều bên đó. Ông cho biết, với Nghị quyết Hội nghị TƯ 6, kỳ này chúng ta sẽ chuyển mạnh. Với trí thức Việt kiều, không nên che giấu mà cần phải cho họ biết sự thật về một số khó khăn trong nước, đồng thời nói rõ cho họ thấy quyết tâm sửa chữa của chúng ta.
Sang tới Montreal, tôi được anh em Việt kiều mời nói chuyện trước một cử tọa khoảng vài trăm người. Tôi nói thật với họ chuyện tham nhũng, quan liêu và những thay đổi mạnh về chính sách theo tinh thần Nghị quyết TƯ 6... Về sau, tôi được biết anh em trí thức Việt kiều rất phấn khởi vì lần đầu tiên có người từ trong nước sang mà nói thật chứ không che giấu những bê bối trong nước, anh em tin hơn và giải tỏa được các bức xúc trước đây, khi họ chỉ được nghe giải thích một chiều, luôn luôn được bảo những tin tức về tham nhũng trong nước chỉ là tin đồn, bịa đặt hoặc phóng đại của bọn phá hoại. Anh em đều cho rằng, dù có sai lầm, bê bối nhưng một khi các nhà lãnh đạo đã nhìn thấy được sự thật và tỏ rõ quyết tâm sửa thì có hy vọng sẽ sửa được và tình hình sẽ dần tốt lên.
Mấy tháng sau chuyến đi Canada, tôi được mời sang Pháp. Lần này gần sát đến ngày phải lên đường mà thủ tục vẫn chưa xong, tôi tới gặp anh Trần Đại Nghĩa, lúc ấy là Viện trưởng Viện Khoa học Quốc gia. Nghe tôi thắc mắc vì sao mãi vẫn chưa có quyết định đi Pháp, anh Nghĩa bảo tôi: “Lẽ ra tôi không được phép nói, vì đây là công văn mật, nhưng chỗ thân tình, tôi nói thật, không biết anh qua Canada nói những gì mà sứ quán ta ở đó báo cáo về Bộ Ngoại giao kể tội anh nói xấu chế độ về bảy chính sách lớn. Vì lý do đó, người ta không duyệt để cho anh đi lần này”.
Nhờ anh Nghĩa là nhà khoa học chân chính, rất quý trọng anh em khoa học nên tôi mới được biết có cái công văn mật này. Tôi gọi điện cho anh N., thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, kể lại sự việc và nhờ anh lấy ở Bộ Ngoại giao băng ghi âm buổi nói chuyện của tôi ở Montreal (vì tôi nhớ chắc chắn buổi nói chuyện đó có ghi âm đầy đủ) để kiểm tra xem có đúng tôi nói xấu chế độ như sứ quán đã báo cáo về nước không. Mấy hôm sau tôi được truyền đạt lại ý kiến của Thủ tướng là tôi chẳng nói gì sai phạm cả. Hoá ra, khi tôi nói chuyện với anh em Việt kiều theo tinh thần Nghị quyết TƯ 6, không che giấu sự thật, thì khi đó Sứ quán chưa nhận được trong nước thông báo về Nghị quyết TƯ 6 nên tưởng lầm rằng tôi nói xấu chế độ. Sau đó, tôi được báo thủ tục đi Pháp đã được khai thông, tuy có trễ là vì có mấy việc phải xác minh về chuyến đi Canada của tôi.
Dù câu chuyện kết thúc tốt đẹp, song việc đã xảy ra cũng khiến tôi rất buồn. Nếu không nhờ sự can thiệp của Thủ tướng, thì biết đến bao giờ mới gỡ oan được. Mà đâu thể bất cứ việc gì, bất cứ ai cũng kêu oan được tới Thủ tướng.
Đó là nỗi khổ của anh em trí thức một thời, muốn nói thật cũng phải đắn đo suy nghĩ, nhưng ngay cả khi đắn đo suy nghĩ rồi vẫn có thể gặp nạn. Dù sao vẫn còn may thời đó có một số người lãnh đạo sáng suốt như Tổng bí thư và Thủ tướng, biết lắng nghe và tôn trọng trí thức.
--------
1 Hồi đó, nhà nước thu mua nông sản với giá rẻ, gần như là trưng thu chứ không “mua” (chẳng hạn thu mua hoa hồi để xuất khẩu với giá rẻ đến mức người nông dân cho rằng thà đốn cây hồi để bán như củi còn lợi hơn chăm sóc cây để bán hoa). Ngược lại, nhà nước bán cho nông dân phân bón, thuốc trừ sâu, v.v. cũng với giá rẻ, gần như cho không. Đó là vì giá cả lúc đó đều do các cơ quan nhà nước ấn định, không dựa vào cơ chế thị trường, lắm khi rất vô lý, làm nông dân bị thiệt thòi nhiều, làm lụng vất vả mà mãi vẫn nghèo.
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&News=9402&CategoryID=2
Bài viết giản dị, mang tính chân thực, hay. Cám ơn tác giả đã cung cấp(và ôn lại) thông tin về thời Bao cấp(định hướng Xã hội chủ nghĩa). Tôi cho rằng việc Việt Nam trước đây từ chỗ thiếu lương thực, phải phấn đấu để đạt 21 triệu tấn lương thực giai đoạn 1976 - 1980, sau nhờ sự điều chỉnh thể chế, áp dụng cơ chế "khoán 10", Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo có "số má" trên thế giới. Nếu có sai và có sửa là sẽ ổn cả thôi. Các cụ cố lên.
Trả lờiXóa