Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Tháp truyền hình cao nhất thế giới: Đừng tham cái nhất

Tin khó tin: "lãnh đạo Hà Nội sẽ biết lắng nghe và cân nhắc nặng nhẹ, thiệt hơn về dự án này. Chắc chắn, Bí thư hay Chủ tịch thành phố đều hướng tới lợi ích chung của toàn thành phố, lợi ích của cả cộng đồng, của xã hội".
Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Đừng tham cái nhất
Về phía thành phố Hà Nội, bà An đặt kỳ vọng vào sự năng động, quyết liệt của tân Bí thư Thành ủy Hà Nội – Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung sẽ biết lắng nghe và có những chỉ đạo kịp thời về dự án này. Tôi tin lãnh đạo Hà Nội sẽ biết lắng nghe và cân nhắc nặng nhẹ, thiệt hơn về dự án này. Chắc chắn, Bí thư hay Chủ tịch thành phố đều hướng tới lợi ích chung của toàn thành phố, lợi ích của cả cộng đồng, của xã hội. Lãnh đạo thành phố sẽ vì sự phát triển chung của thành phố để quyết định”, bà An kỳ vọng.
Ảnh đồ họa
Kỳ vọng vào chỉ đạo của thành phố
Nói về dự án xây dựng tháp truyền hình cao nhất thế giới của VTV, nữ ĐBQH Hà Nội - Bùi Thị An cho rằng, những băn khoăn của các chuyên gia, các KTS và các nhà khoa học, VTV cần thiết phải lắng nghe, nghiên cứu kỹ lưỡng.


Theo bà An, dự án trên là một công trình rất lớn. Nó sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới sự phát triển của một khu vực hay riêng thành phố Hà Nội. Dự án còn có tác động chung tới quy hoạch, tới mỹ quan Thủ đô và quan trọng hơn nó còn ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của nhà đầu tư, ảnh hưởng tới chủ trương, đường lối, ảnh hưởng tới cả chính sách của Đảng và nhà nước.

Vì vậy, nếu dự án đầu tư có hiệu quả nó sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển chung, nhưng nếu không được tính toán kỹ nó sẽ để lại những tác động tiêu cực rất đáng tiếc. Nhất là trong bối cảnh, người dân Việt Nam vẫn còn nghèo, trong khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu. Việt Nam đang đứng trước những cạnh tranh rất khốc liệt bằng nội lực; cạnh tranh cả về khoa học, kỹ thuật; cạnh tranh bằng công nghệ; cạnh tranh bằng sức tăng trưởng kinh tế… Vậy tại sao VTV lại thực hiện một dự án hàng tỷ đô vào lúc này?

Do đó, bà An đề nghị VTV làm rõ mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, tác động thực tiễn của công trình tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

Tác động cụ thể theo bà An gồm: Mục đích xây dựng dự án là gì? Sự ảnh hưởng của công trình tới môi trường xung quanh và ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội của người dân ra sao?

Bà An cho biết, sự xuất hiện dự án cũng có thể được xem là một dấu ấn, một điểm nhấn thu hút nhà đầu tư. Tạo đà cho nền kinh tế - xã hội phát triển. Để làm được như vậy đòi hỏi nền kinh tế, công nghệ phải phát triển ở một trình độ nhất định.

“Chúng ta phát triển nhưng chúng ta sẽ đón đầu công nghệ hay sẽ chạy theo công nghệ? Chúng ta sẽ sử dụng công nghệ nào? Có nên sử dụng công nghệ cũ không? Trong khi hiện đang có rất nhiều ý kiến nói rằng, công nghệ phát triển, không cần thiết xây tháp truyền hình cao nữa. Vậy thì VTV xây tháp truyền hình có thật sự cần thiết? VTV phải lấy ý kiến từ các hiệp hội, các nhà khoa học để có đánh giá tổng thể, toàn diện”, bà An nói.

Vì vậy, bà An đề nghị VTV phải làm rõ những băn khoăn trên.

Thứ hai, bà An yêu cầu VTV trả lời rõ câu hỏi: Dự án xây dựng bằng nguồn vốn nào? Bao giờ thì thu hồi được?

“Dù xây dựng bằng nguồn vốn nào cũng là nguồn lực của toàn xã hội, là tiền của của dân vì vậy VTV phải trả lời được câu hỏi: “Đầu tư rồi, khi nào sẽ thu hồi được vốn”?

Cuối cùng, ĐBQH Bùi Thị An yêu cầu VTV công khai trả lời: Dự án trên VTV đã lấy ý kiến những ai, đơn vị nào? VTV đã lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý ra sao? Và nhận được bao nhiêu sự ủng hộ?

Bà cho biết, nếu một dự án được xây dựng với mục đích phát triển kinh tế, xã hội thì chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân và lãnh đạo toàn thành phố.

“VTV đừng có vội, mà cần tính toán và lấy ý kiến từ nhiều phía. Nếu mục đích tốt đẹp chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ thôi”, bà nói.

Về phía thành phố Hà Nội, bà An đặt kỳ vọng vào sự năng động, quyết liệt của tân Bí thư Thành ủy Hà Nội – Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung sẽ biết lắng nghe và có những chỉ đạo kịp thời về dự án này.

“Tôi tin lãnh đạo Hà Nội sẽ biết lắng nghe và cân nhắc nặng nhẹ, thiệt hơn về dự án này. Chắc chắn, Bí thư hay Chủ tịch thành phố đều hướng tới lợi ích chung của toàn thành phố, lợi ích của cả cộng đồng, của xã hội. Lãnh đạo thành phố sẽ vì sự phát triển chung của thành phố để quyết định”, bà An kỳ vọng.

Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, sức khỏe người dân?

Bàn về vấn đề này, một vị KTS trong Hội quy hoạch đô thị Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt có đặt vấn đề, sẽ quy hoạch khu vực Hồ Tây trở thành khu vực trung tâm, tạo đà cho nền kinh tế, xã hội phát triển.

Trong đó, sẽ có một số công trình tạo điểm nhấn, tuy nhiên dự án đó có phải là tháp truyền hình hay không còn phải căn cứ vào các quy hoạch chung của Thủ đô.

Cụ thể, vị KTS cho biết, trước khi mở rộng HN, từ trước những năm 1998, HN có đặt vấn đề khu vực Tây Hồ Tây thành trục trung tâm của thành phố và có nêu vấn đề xây dựng tháp truyền hình là công trình điểm nhấn quan trọng.

Tuy nhiên, sau đó dự án này đã bị bác bỏ vì tháp truyền hình đã được xây dựng tại khu vực Giảng Võ. Nhiều lập luận cho biết, một công trình với kỹ thuật hiện đại mà đặt tại khu vực Tây Hồ Tây cũng là không hợp lý.

Sau đó, tiếp tục đề xuất xây dựng bảo tàng lịch sử nhưng cũng không thực hiện.

Đến năm 2011, quy hoạch mới khẳng định xây dựng khu vực mới nhưng tập trung phát triển khu vực phía Đông Anh nhưng không nhắc tới dự án tháp truyền hình.

"Vì vậy, câu hỏi đầu tiên chúng ta đặt ra là việc đề xuất lựa chọn địa điểm xây dựng dự án tháp truyền hình trên có theo quy hoạch chung không?. Đặc biệt là quy hoạch sau năm 2011 và cụ thể bằng các quy hoạch phân khu chứ không thể căn cứ vào các quy hoạch đã có từ trước đó", vị KTS nhấn mạnh.

"Việc VTV khớp hai mục đích nhưng lại tập trung vào bất động sản là không đàng hoàng. Cần phải tách bạch rõ ràng hai mục đích: định hướng quy hoạch chung và kinh doanh bất động sản", ông nói tiếp.

Thứ hai, ông nói rằng cơ chế xã hội hóa cần phải được khuyến khích tuy nhiên cũng tùy từng đối tượng, tùy từng dự án, tùy từng mục đích. Không phải ai cũng được ưu đãi, đối tượng nào cũng được ưu tiên, như vậy sẽ tạo cơ chế bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.

Hơn nữa, ông cũng cho hay, về chính sách ưu đãi, đối với một số dự án xã hội hóa, việc xin chính sách ưu đãi cũng đã có. Ví dụ, xây dựng nhà ở xã hội hay một số những công trình bảo tồn cũng có những chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, với việc xây tháp truyền hình thì ông chưa nghe nói có ưu đãi bao giờ.

VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Dân lợi gì?

Vì theo ông, chắc chắn dự án này VTV không thể giải thích là vì lợi ích của người dân hay vì mục tiêu phát triển xã hội rồi. Theo đà phát triển hiện nay, truyền hình thành lạc hậu. VTV có xây thêm cái tháp dân cũng không được lợi gì. "Vậy tại sao phải ưu đãi cho dự án này? Dự án này làm vì ai?", câu hỏi ông đặt ra cho VTV.

Ông Lưu ý, ngay tại đài phát thanh truyền hình Việt Nam (Mễ Trì), hiện còn nhiều kiến nghị phải giải tỏa. Một công trình phát sóng đặt trên cao sẽ có rất nhiều vấn đề đặt ra như môi trường, giới hạn vùng bảo vệ như thế nào?. Tại khu vực tháp truyền hình Mễ Trì, giới hạn bảo vệ là trong vòng 500m quanh chân tháp không được xây dựng bất cứ công trình gì.

“Vậy nếu VTV xây tòa tháp cao như vậy, thì đánh giá tác động, ảnh hưởng của dự án tới đời sống dân cư, an toàn vệ sinh môi trường phải thực hiện thế nào?. Chỉ cần vị trí đặt các chảo treo ở đâu? Cao bao nhiêu cũng là cả vấn đề lớn. Thậm chí, nhiều nước còn cấm đặt trong khu vực dân cư vì lo ngại sẽ tác động tới người dân cơ mà. Đừng vì tham một cái nhất mà ảnh hưởng tới môi trường chung”, vị KTS nhắc nhở.

Lam Lam
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/xay-thap-truyen-hinh-cao-nhat-the-gioi-dung-tham-cai-nhat-3301065?paged=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét