Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Khủng khiếp: Mỗi năm vay nợ nước ngoài 4-5 tỷ USD

Khủng khiếp quá, vay ồ ạt mà không làm được gì ra hồn, từ cơ sở hạ tầng tới đào tạo con người, bộ máy thể chế... Thương cho con cháu sau này è lưng trả nợ. Chắc chúng sẽ vừa trả vừa chửi sư bố những thằng đã chủ trương và ký các quyết định vay.
Mỗi năm, Việt Nam vay nợ nước ngoài 4-5 tỷ USD
Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, trong vòng 10 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam vay khoảng 4-5 tỷ USD từ nước ngoài để trả nợ các khoản vay nợ. Trong năm 2015, dự kiến tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 16,1% so với tổng thu ngân sách.
Chiều ngày 14.5, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo xoay quanh các nội dung liên quan đến Chỉ thị 02 ngày 14.2.2015 của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý nợ công. Theo đó, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính.

Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 là 15,2%; năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến sẽ tăng lên khoảng 16,1%. 

"Việc công khai về nợ công đã bước đầu đi vào nề nếp, tạo được kênh thông tin quan trọng phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu về nợ công", đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng thừa nhận, nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững; công tác quản lý nợ còn phân tán, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương gây khó khăn trong công tác giám sát chi tiêu.

"Nợ công đang tiến đến sát ngưỡng nhu cầu đầu tư theo Nghị quyết 13 của Trung ương trông việc xây dựng đồng bộ hạ tầng. Nhu cầu đầu tư vốn cho nền kinh tế hiện còn rất lớn nhưng tới đây, từ sau năm 2020 thì việc đi vay mượn với ưu đãi của nước ngoài sẽ giảm dần, như vậy chúng ta sẽ kiểm soát chặt nợ của Chính phủ, của quốc gia, sẽ đảm bảo hiệu quả nền kinh tế", ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết.

Cùng theo ông Long, hiện có 2 nhóm vấn đề cần phải rõ ràng và minh bạch. Nhóm thứ nhất là nhóm thực hiện đi vay, kiểm soát vay nợ đảm bảo an toàn nợ quốc gia, nợ lâu dài sau này con cháu phải trả thuộc về cơ quan quản lý và các cấp có thẩm quyền.

Để kiểm soát việc này, từ Quốc hội cho đến Chính phủ, các bộ ngành đều đang rất nỗ lực. Chính phủ, Quốc hội đòi hỏi sự công khai minh bạch và tính hiệu quả của các khoản vay nên từ kỳ họp trước của Quốc hội đã thảo luận sôi nổi vấn đề này.

Nhóm thứ 2 theo ông Long cần phải minh bạch là đối tượng sử dụng các khoản nợ đang là các bộ ngành địa phương, các chủ dự án, thành phần kinh tế. "Vấn đề đặt ra là hiệu quả thực của khoản đầu tư nằm trong tay các chủ thể sở hữu. Chỉ thị 02 ban hành nhằm mục tiêu thắt chặt mức độ kiểm soát của Chính phủ đối với các khoản nợ công như vậy", ông Long nói.

Ông Long cũng cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam vay khoảng 4-5 tỷ USD từ nước ngoài, tương ứng để trả nợ các khoản vay nợ. 

Liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 1% vào đầu tháng 5 vừa qua, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, đợt điều chỉnh này không ảnh hưởng đến nợ công quốc gia. 

"46% cơ cấu nợ Chính phủ hiện nay là ngoại tệ, trong đó một nửa là vay bằng đôla, phần còn lại là các ngoại tệ khác. Chính sách tỷ giá hiện nay là neo theo đôla và các đồng tiền khác theo tỷ giá chéo của USD. Do đó, điều chỉnh tỷ giá theo USD thì đồng nghĩa có sự thay đổi giữa các đồng tiền khác", ông Long khẳng định.

Duyên Duyên
http://motthegioi.vn/kinh-te/tin-trong-nuoc-va-quoc-te/thi-truong-tai-chinh/moi-nam-viet-nam-vay-no-nuoc-ngoai-4-5-ty-usd-188750.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét