Nhớ lại lần đổi tiền trước, khi ấy, trước ngày đổi tiền, báo chí vẫn còn chạy tít hoành tráng 'Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương'. Vậy mà đúng 2 ngày sau, ngày 14/09/1985, lệnh đổi tiền được ban hành. Người dân chỉ được đổi tiền trong một buổi sáng với số lượng giới hạn...
Nếu đổi tiền lần này quy định 1 đơn vị tiền tệ mới có giá trị bằng 10.000 đồng hiện tại (để rút bớt 4 số 0 trong sổ sách, hóa đơn, chứng từ và các tính toán, hạch toán liên quan đến tiền việt cũng như để tỷ giá VNĐ/USD hạ xuống còn 2,1 đồng / USD, thì việc cơ quan phát hành đưa vào lưu thông song song tiền cũ và tiền mới với mệnh giá gấp 10.000 lần tiền cũ, sau đó dần rút loại tiền cũ ra khỏi lưu thông... sẽ rất khó nếu không muốn nói là không thể được như kinh nghiệm vụ đổi tiền năm 1985 đã chỉ ra.
Mỗi cuộc đổi tiền nếu có sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng và công phu với sự đồng ý của cơ quan lãnh đạo cao nhất cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Một đề án như vậy sẽ đòi hỏi thời gian chuẩn bị, triển khai rất dài. Đơn cử như để đáp ứng việc đổi tiền thì NHNN phải chuẩn bị một lượng tiền mặt rất lớn, tương ứng lượng tiền mặt đang lưu hành.
Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam xung quanh tin đồn NHNN sẽ đổi tiền trong thời gian tới.
Ông Thành khẳng định, đây là thông tin bịa đặt. Có thể thông tin này xuất phát từ việc góp ý hiến pháp về thay đổi tên nước. Từ đó một số người suy diễn rằng sẽ phải in lại đồng tiền, như thế là NHNN sẽ đổi tiền.
Về phía NHNN khẳng định lại là không có chuyện đổi tiền trong thời điểm hiện nay. NHNN cũng khuyến cáo người dân bình tĩnh, yên tâm sử dụng đồng tiền do NHNN Việt Nam phát hành. Không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay.
Mỗi cuộc đổi tiền nếu có sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng và công phu với sự đồng ý của cơ quan lãnh đạo cao nhất cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Một đề án như vậy sẽ đòi hỏi thời gian chuẩn bị, triển khai rất dài. Đơn cử như để đáp ứng việc đổi tiền thì NHNN phải chuẩn bị một lượng tiền mặt rất lớn, tương ứng lượng tiền mặt đang lưu hành.
Trong khi đó Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ tiền mặt trong lưu thông rất cao. Thậm chí để in được lượng tiền mặt như thế thì phải mất vài năm. Chi phí cho thực hiện kế hoạch đổi tiền như thế là vô cùng lớn. Do đó không thực hiện dễ như nhiều người suy diễn.
Ngoài ra, thực hiện đổi tiền cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội có phù hợp không? Cơ cấu đồng tiền còn hợp lý không? Hay bộ tiền có bị làm giả quá nhiều không khiến người dân mất lòng tin vào đồng tiền? Và với những căn cứ đó thì ở tình hình hiện nay, không có lý do gì để thực hiện việc đổi tiền.
Ông Thành cho biết, trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây không còn quốc gia nào thực hiện việc đổi tiền với biện pháp hành chính như vậy nữa.
Để đổi tiền, cơ quan phát hành sẽ đưa vào lưu thông song song tiền cũ và tiền mới với mệnh giá tương đương, sau đó dần rút loại tiền cũ ra khỏi lưu thông. Đến thời điểm thích hợp sẽ tuyên bố chấm dứt lưu hành tiền cũ. Ví dụ như việc thay thế tiền cotton bằng tiền polymer được NHNN thực hiện thời gian vừa qua cũng theo phương thức như vậy. Với cách làm như thế sẽ không có ảnh hưởng gì tới quyền lợi cũng như hoạt động giao dịch của người dân.
Bên cạnh đó, lâu nay người dân đồn thổi việc NHNN sẽ phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng do tiền mất giá là không đúng. NHNN không có chủ trương đó. Thời gian qua mọi người cũng thấy đồng tiền Việt Nam khá ổn định. Ngoài ra cơ cấu của bộ tiền đang lưu thông hiện nay vẫn phù hợp.
Từ phía cơ quan tham mưu phát hành tiền thì chúng tôi thấy tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 500.000 đồng là hợp lý. Bên cạnh đó vẫn duy trì lượng tiền mệnh giá nhỏ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp người dân có thu nhập thấp. Việc phát hành tờ tiền 1 triệu đồng sẽ không hợp lý, thậm chí còn làm mất giá đồng tiền của chúng ta.
Giá USD “nhảy vọt” dịp lễ Tỉ giá ngoại tệ niêm yết tại các ngân hàng trong các ngày nghỉ lễ (từ chiều ngày 18.4 đến ngày 21.4) vẫn giữ nguyên ở mức mua vào là 20.875đ/USD, bán ra là 20.925đ/USD. Tuy nhiên, theo giới kinh doanh cho biết, ngay từ trưa ngày 19.4 giá USD trên thị trường chợ đen ở Hà Nội đã biến động mạnh theo “lực hút” của giới thu gom ngoại tệ TPHCM. Giá USD thị trường chợ đen tại Hà Nội lên đỉnh cao nhất (chiều mua vào) đã có lúc lên đến 21.350đ/USD vào thời điểm trưa ngày 20.4 và cao nhất ở chiều bán ra là 21.500đ/USD, nhưng sang cuối ngày 21.4, giá mua vào đã hạ nhiệt còn 21.050đ/USD; bán ra còn 21.200đ/USD. Theo các tư thương mua bán ngoại tệ, khả năng giá USD sẽ trở lại bình thường vào những ngày đầu tuần, khi các ngân hàng mở cửa, giới đầu cơ sẽ không còn cơ hội “một mình một chợ” đẩy giá USD lên cao trong những ngày vừa qua. |
PV (Tổng hợp)
Quang: Người dân đã quen nghe : không tăng giá xăng vào thời điểm này, không tăng giá điện... nhưng cứ chỉ sau ít bữa là nó trở thành hiện thực - chẳng biết đâu mà lần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét