Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Phát triển dự án trồng cao su ở Campuchia: Hấp dẫn do tỷ suất lợi nhuận cao

(baodautu.vn) Campuchia đang là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều dự án trồng cao su của doanh nghiệp Việt Nam.
VRG hướng đến mục tiêu 140.000 ha
Theo kế hoạch sản xuất - kinh doanh 5 năm (2011 – 2015) của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VRG sẽ trồng mới 200.000 ha cao su, gồm 60.000 ha trong nước và 140.000 ha ở nước ngoài. Đến năm 2015, tổng diện tích sẽ đạt  500.000 ha.
Đại diện VRG cho biết, VRG bắt đầu triển khai các dự án đầu tư trồng cao su tại Campuchia từ năm 2007. Tính đến tháng 8/2011, tổng diện tích đất phía bạn giao cho Tập đoàn, các công ty con của VRG và thành viên Hiệp hội Cao su Việt Nam là 132.341 ha. Tập đoàn đang triển khai 15 dự án và chuẩn bị cho 1 dự án khác, với tổng vốn đầu tư 13.816 tỷ đồng. Đến tháng 9/2011, số vốn đã chuyển qua Campuchia hơn là 3.832 tỷ đồng. Tổng diện tích trồng cao su tính đến cuối năm 2011 đạt khoảng 51.000 ha.
Theo ông Lương Thế Phiệt, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chính phủ Campuchia cam kết dành 300.000 ha cho Việt Nam đầu tư trồng cây công nghiệp. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tìm cách hiện thực hóa cam kết này.
“Cuộc chơi” mới của Gemadept

Càng giảm lãi suất, ngân hàng yếu càng lo?


Chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, lãi suất huy động giảm về mặt bằng 11%/năm chắc chắn sẽ gây áp lực nhất định cho các ngân hàng yếu, khi nợ xấu tăng cao đã làm xói mòn dòng tiền của số NH này.

Ngân hàng nhỏ thêm áp lực

Giảm lãi suất, ngân hàng yếu sẽ lo?
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc chỉ giảm 1% lãi suất lần này của NHNN là thận trọng
- Có ý kiến cho rằng dư địa nền kinh tế đã cho phép NHNN giảm lãi suất nhanh hơn mức hiện tại, ông có cho rằng như vậy?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Tôi cho rằng mức giảm 1% mỗi lần điều chỉnh cho tất cả các mức lãi suất điều hành của NHNN theo tôi là hoàn toàn hợp lý trong điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay.
Hướng đi xuống của lạm phát đã khá rõ ràng. Tính tới tháng 5/2012 lạm phát chỉ tăng 2,78% so với cuối năm 2011, hướng đi xuống của lạm phát đã khá rõ ràng. Tuy nhiên, lãi suất liên quan tới lạm phát kỳ vọng chứ không phải lạm phát tại thời điểm tuyên bố lãi suất. Ở thời điểm hiện tại, lạm phát kỳ vọng là mức 8%, nhưng con số này cũng không có gì chắc chắn nếu các yếu tố đầu vào lại có biến động mạnh trong thời gian tới.

Gỗ sưa: Ai khóc, ai cười...? Tại sao quý?


TT - Gỗ sưa (dân gian gọi là trắc thối, huê mộc vàng... còn tên khoa học là Dalbergia tonkinesis) đã lên “cơn sốt” cả chục năm nay, nhất là từ những năm 2007 trở lại đây. Vậy nhưng đến lúc này, các nhà khoa học VN vẫn vò đầu bứt tai chưa thể trả lời giá trị thực của loài cây trắc thối này là thế nào.


Trai tráng các làng ven Phong Nha (Quảng Bình) đổ xô vào rừng để săn gỗ sưa - Ảnh: QUỐC NAM

Từng trực tiếp sang hẳn Trung Quốc để “điều tra”, nhưng các nhà khoa học như GS-TS Phùng Tửu Bôi, giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và phát triển bền vững, thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp VN vẫn chưa có đáp án về giá trị của loài cây này. Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS-TS Phùng Tửu Bôi, một chuyên gia về lâm nghiệp có hơn 40 năm công tác tại Viện Điều tra quy hoạch rừng, buồn bã cho biết:
- Công tác nghiên cứu cơ bản của ta rất yếu, nhất là về lĩnh vực lâm nghiệp nên chưa thể nghiên cứu, đánh giá hết về cây gỗ sưa. Đến lúc này giá trị cây gỗ sưa vẫn còn là một dấu hỏi.

Bức hình “Em bé napalm” tròn 40 tuổi


(NLĐO) – Trong bức ảnh từng được báo New Stateman (Anh) đánh giá là bức ảnh thời sự chính trị xuất sắc nhất qua mọi thời đại, cô bé Phan Thị Kim Phúc sẽ mãi mãi ở cái tuổi lên 9 vừa la “Nóng quá! Nóng quá” vừa chạy khỏi ngôi làng đang cháy sau lưng!

Ảnh cô bé Kim Phúc bị bỏng bom napalm năm 1972 ở Trảng Bàng (Tây Ninh) - Ảnh: Huỳnh Công "Nick" Út

Hình ảnh thực sự khiến thế giới bừng tỉnh khi cô gái nhỏ bé vì bị bom cháy nóng quá nên phải xé bỏ tất cả quần áo trên người để chạy, trong khi da thịt trên lưng vai cô đang rụng dần vì phỏng độ 3.
Phóng viên chiến trường của hãng thông tấn AP Huỳnh Công "Nick" Út chỉ mất 1 giây bấm máy bức hình đen trắng đầy tính hình tượng này 40 năm trước đây. Với bức ảnh này, Nick Út đoạt giải Pulitzer năm 1973 – một giải thưởng mà Nick Út vốn không mặn mà bởi lẽ “buồn nếu được giải vì chụp nỗi đau đồng loại trong chiến tranh”. Song ông cũng ít nhiều cảm thấy tự hào khi nhờ tấm hình này, tờ The Times của Anh ra ngày 28-6-2000 dành một vị trí trang trọng cho cái tin "Quá khứ của Việt Nam đã trở thành lịch sử".
Quả thật 1 giây xuất thần của Nick Út đã truyền tải sự khủng khiếp của cuộc chiến ở Việt Nam bằng một cách mà không từ ngữ nào có thể lột tả nổi.

Quyền làm súc vật của con bò, quyền làm người của Cao Thái Sơn

 

Trong khi một số tờ báo, tự cho mình là chính thống, lên giọng đạo đức với báo “lá cải” thì một tờ báo cho mình là “giáo dục” lại cử phóng viên vác máy quay dí vào mặt những cô gái mãi dâm bị bắt. Còn QH thì bàn chuyện mãi dâm.
Chiều qua 31.6, ĐB QH Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Phú Yên đứng trên nghị trường đề nghị “”Nếu người bán dâm phải vào cơ sở chữa bệnh thì cũng nên đưa người mua dâm vào. Bởi không có cơ sở nào nói rằng người bán dâm thì bị bệnh mà người mua dâm thì không”. Quốc hội nghe câu này liền cười ồ tán thưởng.
Ngẫm ra, lời phát biểu của bà Kim Chi đúng là lẽ công bằng. Nếu người bán dâm phải vào cơ sở chữa bệnh theo diện “phục hồi nhân phẩm” thì không có lý nào người mua dâm lại không phải “phục hồi nhân phẩm”. Nhớ hồi tháng 11 năm ngoái, ĐB QH Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nói thẳng  rằng việc đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là hạn chế quyền tự do chứ không phải chữa bệnh chữa biếc gì hết. Trong chính tờ trình của Chính phủ lần này cũng “gạch đầu dòng” hàng loạt lý do để bỏ hẳn câu chuyện “chữa bệnh”, thực ra là cái “bình mới” của sự ngớ ngẩn và bảo thủ mang tên “phục hồi nhân phẩm” cũ rích. Thứ nhất: Việc đưa các cô gái vào “cơ sở chữa bệnh” thực chất là vì hành vi vi phạm của họ, chứ không phải họ bị bệnh. Thứ hai: Mục đích của việc “chữa bệnh” là cách ly họ khỏi cộng đồng, bản chất là hạn chế quyền tự do của công dân. Mại dâm là vấn đề xã hội, cần được giải quyết chủ yếu bằng các giải pháp kinh tế – xã hội, bằng sự bảo vệ, chứ không thể cưỡng từ đoạt lý mà tống một vi phạm hành chính, một đối tượng bị tổn thương, vào trại.
Sẽ không bao giờ có chuyện “Trang Trần đắc thắng với Hồng Hà”, câu chuyện “phục hồi nhân phẩm” cũng sẽ trở thành tiếu lâm khi mà mại dâm được chính thức thừa nhận như một thứ nghề- một thứ lao động phải đổ không ít mồ hôi trên mồ hôi dưới.

Phí “sinh sản vô kế hoạch”, phạt “lạm phát ba con số”

 

Mức xử phạt cao, nặng “đủ sức răn đe” chỉ là một vế của vấn đề. Bởi vi phạm gì, phạt gì thì nhà nước cũng phải tạo để cho dân được sống

Tháng trước, khi đề xuất tăng mức phạt tối đa lên gấp 4 lần, Bộ trưởng Đinh La Thăng lý giải mục đích nhằm “hạn chế việc vi phạm giao thông”. Đây cũng là lý do chung để ông đề nghị ban hành phí bảo trì đường bộ, rồi thì phí hạn chế phương tiện. Báo Công an nhân dân cho biết, khi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên “hỏi xoáy”: Đất nước đã nghèo, lẽ ra điều cần làm là làm sao tăng thu nhập cho người dân, thế mà ngành nào, bộ nào cũng đòi tăng thu tiền là làm sao? Bộ trưởng Thăng đã phân trần: “Giải bài toán giao thông quá khó, trong đó có cơ chế tài chính”.
Đó là khó khăn gì nếu như không nói toẹt ra là thiếu tiền? Đó là cơ chế gì nếu không phải là “chia chác” như chính Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh thừa nhận: 100% khoản thu từ tiền phạt được dành cho CSGT 70%, Thanh tra 10%, ban ATGT của tỉnh 10%, 10% cho lực lượng khác.
Không ngẫu nhiên mà từ khi ông Thăng đắc cử Bộ trưởng Bộ GTVT, dân gian cho ông là “nốt nhạc mở đầu của bản nhạc lạm phát phí, phạt” bởi sự “quyết liệt” của ông trong việc nhòm túi người dân.

Ông "Tây" Hồ Cương Quyết trao hơn 316 triệu đồng giúp ngư dân Hoàng Sa

Lần này thì hoan hô VietNamNet đưa tin ông HCQ quyên góp tiền giúp đỡ ngư dân Hoàng Sa, nhưng trang mạng này lại lờ tịt chuyện nguồn tiền ở đâu ra. Không như chuyện vnexpress đưa tin ông đem bộ phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát do ông đạo diễn - sản xuất để vận động quyên góp. Đặc biệt thối là VietNamNet cố tình chen tý công lao của mình vào, cho rằng từ đọc tin của VietNamNet mà ông André Marcel Menras mới tự hỏi phải làm cái gì đó cho ngư dân Hoàng Sa. Đúng là chuyện chỉ có dưới thời ông TBT Bùi Sỹ Hoa.


 - Hơn 300 triệu đồng là số tiền vận động quyên góp của “Ông tây Hoàng Sa” Hồ Cương Quyết quyên góp thông qua Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp-Việt (ADEP) và Việt kiều tại Châu Âu đã được trao cho ngư dân Hoàng Sa tại đảo  Lý  Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi vào sáng hôm nay (1-6)…

Với số tiền quyên góp trên, ông Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội ADEF đã trao tận tay ngư dân gặp nạn tại Hoàng Sa, mỗi xuất 5 triệu đồng.



Ông Quyết cho biết khi đọc loạt bài Hoàng Sa trên báo VietNamNet ông tự hỏi phải làm cái gì đó cho ngư dân Hoàng Sa, và ông đã âm thầm đi vận động quyên góp nhiều tháng trời tại các nước Châu Âu. Đây là số tiền ông đã quyên góp từ nhiều tháng nay tại Châu Âu và mang về Việt Nam trao tận tay nhằm giúp đỡ những ngư dân Hoàng Sa gặp nạn do thiên tai và nhân tai tại Quảng Ngãi sớm ổn định đời sống để tiếp tục bám biển bảo vệ chủ quyền của đất nước. Ngoài số tiền trao tận tay ngư dân, ông Quyết còn vận động cấp học bổng cho 5 học sinh tại xã Bình Châu, mỗi xuất 5 triệu đồng để giúp con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Tắm tiên giữa lòng Hà Nội



Trong cái ồn áo náo nhiệt của thủ đô, vẫn có một "bãi sinh thái" đặc biệt dành cho cánh mày râu ở Hà Nội thỏa chí... tắm tiên.




Bãi tắm tiên của cánh mày râu ở Hà Nội nhìn từ phía cầu Long Biên.

Ban đầu chỉ có vài người nhưng số lượng cánh mày râu thích làm.... Adam ở ngay dưới chân cầu Long Biên ngày càng đông hơn. Đặc biệt, để tách biệt hoàn toàn với cuộc sống bon chen trên bờ, bãi tắm tiên của cánh mày râu Hà Nội cũng nằm ở vị trí khó bị phát hiện.

Trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển về Đông Á


- Không phải là khu vực nổi bật nhất thế giới, Đông Á là mái nhà cho nhiều cường quốc mới như Trung Quốc và là nơi tập hợp nhiều "điểm nóng" kinh tế mới như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philipines. Đông Á đang trở nên ngày càng quan trọng, không chỉ với các công ty địa phương mà còn với nền kinh tế thế giới.


Đông Á là khu vực đang thu hút nhiều sự chú ý. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về khu vực Đông Á diễn ra từ 30/5 đến 1/6/2012 tại Bangkok , chủ đề chính của các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh việc làm thế nào để phát triển cơ hội và giải quyết các vấn đề của Đông Á một cách tốt nhất.
Nhưng liệu Đông Á có thể thực sự tránh được những suy thoái đã ảnh hưởng đến cả Mỹ và châu Âu, liệu Đông Á có thể giúp đưa kinh tế thế giới đi vào quỹ đạo trở lại?
Ghế mát xa là công việc kinh doanh tốt tại đất nước công việc căng thẳng như Singapore và nhà sản xuất Singapore là Osim đang hy vọng sản phẩm của mình có thể đi ra với thế giới. Tại các trụ sở chính của Osim, điều đầu tiên bạn chú ý khi bước vào trong là một bản đồ thế giới khổ lớn đánh dấu các quốc gia mà công ty đã mở rộng hoạt động. Mỗi quốc gia đều được đánh dấu bằng một chấm màu xám rất to và vùng chấm xám chủ yếu tập trung ở Đông Á - khu vực mang lại cho Osim nhịp phát triển mới rất bền vững.



Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra từ 30/5 đến 1/6/2012 tại Bangkok.


DNNN là công cụ điều tiết vĩ mô: Bên trọng bên khinh


Trong khi nhiều chuyên gia và cả những đề xuất từ các cơ quan chuyên môn cho rằng không nên tiếp tục xem DN là công cụ điều tiết vĩ mô. Tuy nhiên, trong Đề án Tái cấu trúc Doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính quan điểm này vẫn được tiếp tục nhấn mạnh. 
Thoái vốn DNNN: Lỗ còn hơn phá sản



Trái chiều
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Đáng chú ý, Đề án tiếp tục nhấn nhấn mạnh: "Phải quán triệt chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó công cụ quan trọng là DNNN. Tái cấu trúc không phải là hạn chế, làm giảm vai trò của DNN mà phải làm cho DNNN mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần để kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Việc đặt vấn đề như vậy trái chiều với hầu hết các ý kiến phản biện gần đây về DNNN. Đặc biệt hơn, quan điểm này còn mâu thuẫn với những khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về chương trình này.
Hôm 21/5, ngay tại buổi khai mạc kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội- cơ quan thẩm tra Đề án Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế do Bộ Kế hoạch đầu tư trình, đã ý kiến rất rõ ràng: "Đối với trọng tâm là tái cơ cấu DNNN, hầu hết các thành viên Ủy ban Kinh tế đề nghị không sử dụng DNNN là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, bình ổn nền kinh tế mà DNNN có nhiệm vụ quan trọng là đi trước, mở đường ở những ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp thuộc thành phần khác không đủ năng lực, những ngành đòi hỏi về vốn và công nghệ, tạo nền tảng cơ bản cho những ngành sản xuất công nghệ hiện đại có giá trị gia tăng cao".


Thời của báo 'lá cải'?


Rõ ràng, các nhà quản lý báo chí các cấp đều nhìn ra chân tướng vụ việc, vì sao báo "lá cải" nảy nở tràn lan. Nhưng các vị cũng đang đứng trước thách thức của chính mình. Của cái thời báo "lá cải" lên ngôi.
Từ báo LÁ CẢI đến báo CON CHUỘT (Bùi Văn Bồng). - Quyền làm súc vật của con bò, quyền làm người của Cao Thái Sơn (Đào Tuần). - Báo chí & cuộc chiến “lá cải” (Trương Duy Nhất). – Hậu sự tờ báo lá cải số 1 thế giới: Chết chưa phải là hết (NLĐ). - Lê Doãn Hợp:  Quản báo chí: Không ngại sức ép, không né tránh (VNN). - Hoa vàng mấy độ (Tin khó tin). - BÁO CHÍ CÁCH MẠNG LÁ CẢI VIỆT NAM (Huỳnh Ngọc Chênh). – “Lá cải”, “chính thống”: Chỉ nên nói vui bên chén trà, cốc bia (Bee).  – Nguyễn Thanh Hà, nguyên phóng viên TTXVN: VIẾT BÁO THỜI VÔ CẢM  (Phạm Viết Đào). - Một môi trường báo chí đang bị vẩn đục (RFA/SongChi). - Thấy tởm ba trò này rồi!  Báo Phụ nữ TP.HCM: Ai lá cải? Ai đơm đặt? Ai dựng chuyện?; - Báo Phụ nữ TP.HCM nên tự “soi gương”;  - Báo Phụ nữ TP.HCM “lá cải” như thế nào?  (GDVN).  - Bán báo “lá cải” tôi thấy xấu hổ quá! (CATP).  - Thế nào là báo lá cải? (Bee). - Cuộc chiến khốc liệt báo Chính Thống – báo Lá Cải: PHỤ NỮ TPHCM tiếp tục thanh trừng (Lê Thiếu Nhơn). Đó là bài đăng trên Phụ nữ Online: Ma trận truyền thông – Kỳ 2: Tràn lan cỏ dại. Mời xem lại: MA TRẬN TRUYỀN THÔNG – KỲ 1: CHOÁNG VÁNG VỚI BÁO “LÁ CẢI”   –   Cuộc chiến khốc liệt báo Chính Thống – báo Lá Cải: ĐỜI SỐNG & PHÁP LUẬT trả đòn trực diện (PhunuToday/ Lê Thiếu Nhơn). Bài này đã đăng trên báo Người Đưa Tin: Cuộc chiến khốc liệt báo Chính Thống – báo Lá Cải: trong rừng luật vẫn có luật rừng ? (Lê Thiếu Nhơn). – Phan Sông Giang: Cuộc chiến khốc liệt báo Chính Thống – báo Lá Cải: CÔNG AN TPHCM xuất kích (CATP/ Lê Thiếu Nhơn). – BÁO BUỒN (Sơn Thi Thư).   – Tờ báo không thực hiện theo tôn chỉ mục đích sẽ thu hồi giấy phép (Infonet).  – BÁ LÁP CHUYỆN NGỒI COI CÁC BÁO “CHIẾN” NHAU (NCTG)...
 
 
Các bác chê nhau lá cải, báo công dân chúng em hóa ra lá sen“.
 Ảnh: Trương tuần/ Trần Nhương

"Chính thống" và... "lá cải"
Thật buồn, chỉ còn khoảng hai chục ngày nữa, là đến dịp "giỗ chạp"- kỷ niệm Ngày Báo chí Việt Nam 21/6, thì bỗng nhiên trên các trang mạng liên tục đưa tin cuộc chiến căng thẳng và quyết liệt giữa một vài tờ báo, được gọi là "chính thống" với một tờ báo, bị gọi là "lá cải", xung quanh chủ đề "lá cải hóa" của tờ báo này. Khiến cho bạn đọc của báo chí, vốn mệt mỏi và bội thực vì những chuyện tham nhũng, thất thoát, suy đồi đạo đức xã hội, có dịp được thay đổi... khẩu vị, "tọa sơn quan báo (hổ) đấu" (!)

Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam


Báo cáo của Ngân hàng Thế giới
Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam

TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, ngày 4-5 tháng 6, 2012
http://www.viet-studies.info/kinhte/WB_Report_2012.pdf


i. Sự thực hiện quyết liệt chính sách bình ổn kinh tế của các nhà lãnh đạo Việt
Nam đã giúp môi trường kinh tế vĩ mô tránh được một nguy cơ khủng hoảng. Việt Nam bước vào năm 2011 với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô, bao gồm lạm phát tăng nhanh ở mức cao, tỷ giá biến động mạnh, dự trữ ngoại hối sụt giảm, mức rủi ro tín dụng quốc gia gia tăng sau sự đổ vỡ của một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu, thâm hụt ngân sách và nhập siêu ở mức cao cũng như các bất cập trong khu vực doanh nghiệp cũng như tài chính, ngân hàng. Trong mười hai tháng vừa qua, các diễn biến bất lợi trên đã dần được cải thiện, giúp Việt Nam bước đầu có được một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn. Mặc dù vẫn còn đó những rủi ro bất trắc trong tương lai, song điều chắc chắn là Nghị quyết 11 - với những biện pháp bình ổn kinh tế và đảm bảo an sinh, ổn định xã hội – đã giúp ngăn chặn nguy cơ bất ổn định kinh tế và khôi phục lại niềm tin vào khả năng điều hành vĩ mô của Chính phủ.

SỰ GIẢ DỐI TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 30/5/2012
TTXVN (Mêhicô 25/5)
Trong một bài viết mới đây, giáo sư Federico Steinberg thuộc Trường Đại học Tự trị Mađrít, Tây Ban Nha, đã khẳng định rằng hệ thống tiền tệ quốc tế (IMS) đang nằm trong giai đoạn chuyển tiếp. Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi muốn tiến hành một bước thay đổi cơ bản trong cơ chế hoạt động của IMS và vai trò của đồng USD. Tuy nhiên sự khác nhau về lập trường của các nước lớn, nhất là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và một số nước khác vấn là rào cản dẫn đến thay đổi lớn trong trung và ngắn hạn, đơn giản vì họ vẫn đang đứng ở những vị trí có lợi nhất.
Theo tác giả, các nền kinh tế mới nổi liên tục chỉ trích chính sách kinh tế của Mỹ. Trung Quốc phản đối chính sách tài chính vô trách nhiệm của Mỹ (chủ yểu do hậu quả của chính sách này mà lượng dự trữ ngoại tệ bằng USD của Trung Quốc gặp rủi ro). Braxin cũng lên tiếng vì chính sách đó của Mỹ mà đồng nội tệ Real của nền kinh tế số 1 Mỹ Latinh liên tục tăng giá, trong khi Mỹ không có ý định thực thi vai trò lãnh đạo có trách nhiệm trong các vấn đề tiền tệ quốc tế như họ đã từng làm sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Và cứ như vậy những lập trường trái ngược này đã bước đến giai đoạn xung đột, bên cạnh đó Mỹ ra sức tố cáo Trung Quốc vì đã “chơi bẩn” khi không cho phép giảm tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô toàn cầu, giữ nguyên tỉ giá giữa đồng USD và đồng nhân dân tệ, và tích lũy một lượng ngoại tệ cực lớn dưới dạng dự trữ.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Hà Giang tuyệt đẹp


Một chuyến đi với nhiều nỗi nhớ. Đi để cảm nhận được những vẻ đẹp tiềm ẩn, những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất nước. Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích, mà là trên từng chặng đường đi.

Hồ Cương Quyết chiếu phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát để quyên tiền giúp ngư dân Việt Nam

Hoan hô vnexpress.net đưa tin về ông André Menras - Hồ Cương Quyết và Bộ phim nổi tiếng của ông: Hoàng Sa - nỗi đau mất mát (xem phim ở đây). Rất mong bộ phim này sớm được Cục Điện Ảnh cấp giấy phép công chiếu tại Việt Nam.

Hồ Cương Quyết chiếu phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát để quyên tiền giúp ngư dân Việt Nam

Mang hai bộ phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát do chính mình viết kịch bản và đạo diễn, cùng André Menras - một người Việt đi chiếu khắp châu Âu, ông Tây thu được hàng trăm triệu đồng để tặng gia đình ngư dân Việt.
Sắp chiếu phim tài liệu 'André Menras - Một người Việt'
Ông Tây tên André Menras, nhân vật chính trong bộ phim André Menras- Một người Việt của Hãng phim tài liệu Trung ương - một người Pháp yêu Việt Nam như quê hương thứ hai của mình.
Người đàn ông này là nhân chứng lịch sử Việt Nam suốt từ thời chống Pháp, kháng Mỹ và cả ngày nay. Năm 2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cấp thẻ chứng minh cho ông với tên họ Hồ Cương Quyết, công nhận là công dân Việt Nam. Đến nay, dù tuổi đã tròn 60, ông vẫn tổ chức những hoạt động thiện nguyện để giúp đất nước, con người Việt Nam.
Hai ngày qua, ông Hồ Cương Quyết cùng với các cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi tổ chức trao hơn 157 triệu đồng giúp đỡ 39 gia đình ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Những ngư dân này gặp nạn và mất tài sản khi đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, ông giúp 10 triệu đồng cho gia đình ông Trần Phương đang bị Trung Quốc lấy tàu và tặng 2 triệu đồng mỗi người cho 14 ngư dân trở về nhà hôm 23/5 sau 5 ngày bị Trung Quốc giữ tại đảo Phú Lâm.
Ông Hồ Cương Quyết trong một lần trao tiền hỗ trợ các gia đình ở huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) có người thân gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa trong lúc hành nghề. Ảnh: Trí Tín
Ông Hồ Cương Quyết (phải) trong một lần trao tiền hỗ trợ ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín.
"Toàn bộ số tiền được Hiệp hội Hữu nghị phát triển, trao đổi sư phạm Pháp - Việt của tôi quyên góp từ việc công chiếu tại các nước Châu Âu hai bộ phim liên quan đến Việt Nam", André Menras bày tỏ. Công việc chiếu phim quyên góp tiền giúp ngư dân này vẫn đang được Hồ Cương Quyết tiếp tục thực hiện.

Nói thật và Nói dối


(Người nổi tiếng)- Nhắc đến Tiến sĩ Alan Phan người ta thường nghĩ đến một nhà kinh tế thường chỉ nói chuyện đến kinh tế và tài chính. Đằng sau cái vẻ khô khan về tài chính kinh tế, TS Alan Phan từng là một chàng trai si tình, bắt cá nhiều tay, từng bị tạt tai vì nói thật… Đó là những chia sẻ thú vị của ông với Phunutoday.

PV:- Đã gần chạm tới tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn tự tin mình đẹp trai phong độ và đẳng cấp hơn Cường đô la. Ông “so găng” với đám trẻ như Cường đô la như thế nào?
TS Alan Phan: - Chỉ là một câu bỡn cợt cho vui đời. Nhưng thực ra, cái “vẻ đẹp” của một người đàn ông hay đàn bà không chỉ tùy thuộc vào khuôn mặt hay tuổi trẻ, mà còn nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, trí tuệ, tâm linh, tài chánh, tính lãng mạn, độ hài hước, và đặc biệt là những thứ “lăng nhăng” mà những người yêu nhau hay chú tâm đến.
Một cành hoa hồng đúng lúc, một lời khen thành thực, một chiếc nhẫn kim cương…có thể làm mềm lòng rất nhiều phụ nữ.

PV:- 
Nếu so về độ giàu có, Cường đô la phô ra nào là giàn xe khủng, bất động sản, công ty to, tiền như nước….Ông thì thế nào?
TS Alan Phan: - Là dân bần cố nông, trên chỉ có răng, dưới có…Hai thứ đó thì tôi rất tốt.

Tiến sĩ Alan Phan
Tiến sĩ Alan Phan

Sự Vô Cảm Của Người Việt

Sự Vô Cảm Của Người Việt

BLOG S. CHI NGÀY THỨ SÁU 1/6/2012
Người VN bây giờ nghe nói đến những vụ thua lỗ, thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng VN, tức hàng tỷ đô la Mỹ cứ như chuyện mất cắp vài ba chục ngàn đồng bạc lẻ. Nếu giả sử sắp tới có xảy ra thêm vài vụ nữa, thêm vài con số không phía sau nữa, người ta cũng không cảm nhận được sự khác biệt, mức độ thiệt hại lớn lao như thế nào.
Với những con người mà mỗi tháng kiếm chỉ được vài trăm ngàn đồng, cả đời không bao giờ cầm được vài triệu bạc VN thì làm sao hiểu được con số thất thoát kia lớn bao nhiêu đã đành, nhưng với những người khác cũng vậy. Ðó là sự khởi đầu của căn bệnh vô cảm. Không chỉ trước tệ tham nhũng. Mà trước mọi thứ phi lý tồi tệ đang xảy ra hàng ngày hàng giờ, năm này qua năm tháng, với mức độ ngày càng tệ hại hơn và không hề có dấu hiệu gì của sự thay đổi.
Như vô vàn kiểu tai họa khác nhau đang đổ lên đầu người Việt, khiến mạng sống con người sao mà quá nhỏ bé, như ruồi muỗi.
Từ tai nạn giao thông đang giết chết hàng chục ngàn người Việt mỗi năm, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh, độc hại dẫn tới những căn bệnh khác nhau giết thêm một lượng không nhỏ mạng người nữa. Hay tình trạng tội ác đang ngày càng nhiều hơn, dã man hơn, kẻ thủ ác cũng ngày càng muôn mặt, bình thường hơn – có thể là bất kỳ ai, chưa từng phạm tội trước đó, và cũng ngày càng trẻ hóa hơn.
Trong khi sức chịu đựng của người dân VN ngày càng cao – có thể chấp nhận và sống quen với mọi thứ tồi tệ phi lý nhất, chúng ta cũng ngày càng trở nên vô cảm, mất dần tính nhân bản bên trong mà không hay biết.

Báo Cáo 2012 của ESCAP Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam


bởi tuonglaivietnam
Tác giả: Hoang Nguyen
Ngày thứ Sáu mồng 10 tháng 5, 2012 vừa qua, Ủy Ban Kinh Tế-Xã Hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific hay viết tắt là ESCAP) đã công bố bản báo cáo hàng năm về tình hình kinh tế và xã hội trong tương lai gần của hơn 32 quốc gia trong vùng. Bạn có thể đọc toàn bộ bản báo cáo 2012 này và bản báo cáo của những năm trước kể từ năm 1947, năm ESCAP được thành lập, trên trang web của ESCAP.
http://www.unescap.org/pdd/publications/survey2012/download/Survey_2012.pdf

Riêng về Việt Nam, bản báo cáo của ESCAP đã đưa ra nhiều điểm đáng lo, cảnh báo một tương lai kinh tế không được sáng sủa cho lắm – Nạn lạm phát phi mã, nguy cơ nghèo đói gia tăng, tiền bị mất giá, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm, vv.
  • Lạm phát trên 10% hiện là vấn đề đáng lo cho Việt Nam. ESCAP tiên đoán lạm phát sẽ giảm từ  23% vào tháng 8, 2011 xuống 14% vào tháng 3-2012 và có thể sẽ giảm xuống dưới 10% cuối năm 2012. Như vậy Việt Nam là nước hiện đang có nạn lạm phát cao nhất nhì vùng châu Á-Thái Bình Dương ̣(xem Figure 1,17 và Table 2.5 của ESCAP dưới đây.)
  • Do những chính sách chống lạm phát cho nên tốc độ phát triển kinh tế sẽ bị giảm từ 6.8% năm 2010, xuống 5.9% năm 2011, và 5.8% năm 2012 (xem Table 2.5 của ESCAP dưới đây.)

THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN “KẺ THẮNG, NGƯỜI THUA” CỦA CHÂU ÂU

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 30/5/2012
TTXVN (Rôma 27/5)
Mạng “nationalinterest.org” trong số đặc biệt tháng 5-6/2012 với tiêu đề “Cuộc khủng hoảng của trật tự cũ” có đăng bài Thế tiến thoái lưỡng nan kẻ thắng, người thua của châu- Âu” của tác giả Gideon Rachman, phụ trách chuyên mục các vấn đề đối ngoại của  tờ Financial Times với nội dung sau:
Cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu đang đe dọa một trật tự chính trị đã được xây dựng trong quá trình hơn một nửa thế kỷ. Điều vẫn hoàn toàn có thể xảy ra – thực sự có khả năng như vậy – là đồng tiền chung châu Âu sẽ không vượt qua được cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dự đoán rằng nếu đồng euro sụp đổ, Liên minh châu Âu (EU) sẽ sụp đổ theo. Việc EU bi tan vỡ đến lượt nó lại phá bỏ tổ chức mà các nền chính trị châu Âu thời hậu chiến đã được xây dựng xung quanh nó.

 
 
Cho dù cả EU và đồng euro vẫn tồn tại, cuộc khủng hoảng hiện nay có thể buộc châu Âu phải trả một cái giá về kinh tế và chính trị, và đây sẽ là sự nhạo báng đối với nhiều người trong số các nhân vật trước đây từng đi đầu trong việc thành lập EU. Những nhân vật sáng lập của EU – chẳng hạn như Jean Monnet và Robert Schuman – đã xây dựng dự án của họ xung quanh một gợi ý xuất sắc và đơn giản. Mục đích của dự án châu Âu khi nó được triển khai vào những năm 1950 rõ ràng là mang tính chính trị. Ý tưởng ở đây là đưa châu Âu thoát khỏi các cuộc chiến tranh khủng khiếp đã làm biến dạng lục địa này trong nửa đầu của thế kỷ hai mươi.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bỏ tiền vào đâu cho an toàn?


Lãi suất trần huy động còn 11% và sẽ còn xuống nữa. Vàng và USD “ngập ngừng” chờ tín hiệu từ Mỹ và EU. Bất động sản đang “bất động” nằm chờ. Chứng khoán đang là nỗi “sợ hãi” của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Người dân đang phân vân và chưa biết đầu tư tiền vào đâu?
Hy vọng nhà đất trở về giá trị thực
Đầu tư vào vàng lúc này là mạo hiểm
Nhiều người dự đoán, sẽ có làn sóng bán tháo vàng vào cuối năm nay. Trong khi đó, thông tin về việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bơm tiền vào nền kinh tế bằng gói kích cầu QE3 (Quantatitave Easing: nới lỏng định lượng) sẽ làm đồng USD suy yếu. Do đó, vào khoảng tháng 8 đến tháng 9, giá vàng sẽ về mức thấp nhất, và “đáy” của giá vàng sẽ rơi vào tháng 8 năm 2012.
Trong những ngày gần đây, giá vàng cứ “ngập ngừng” chờ tín hiệu từ Mỹ và khối EU. Từ đầu tháng 5 đến nay nay, giá vàng giảm hơn 5% và có khả năng “lao dốc” trước việc đồng euro suy giảm. Những bất đồng của lãnh đạo trong hội nghị thượng đỉnh các nước thuộc khối EU, tình hình sức khỏe của các ngân hàng Tây Ban Nha đã khiến đồng euro cũng giảm tới 5% trong tháng này.
Ông Afshin Nabavi, người đứng đầu bộ phận giao dịch của MKS Finance tại Geneva, cho biết, nhiều người mua vàng đang ngóng chờ vùng giá 1.525 USD/ounce. Ông cũng đợi chờ: “Tôi cũng là một trong những người ngóng đợi giá vàng sẽ điều chỉnh sâu hơn, tuy nhiên ngưỡng 1.525 USD/oz tỏ ra khá vững chắc”.

QUAN THAM NÊN HỌC TẬP NGƯỜI MẪU HỒNG HÀ

QUAN THAM NÊN HỌC TẬP NGƯỜI MẪU HỒNG HÀ

Diễn viên, người mẫu Hồng Hà .Ảnh: Internet
Diễn viên, người mẫu Hồng Hà đã trải lòng khi bị bắt: “Nghề bán dâm "làm rất nhanh" nhưng lại thu về số tiền lớn, vì thế em định sẽ làm vài tháng, khi nào mua được nhà và xe ô tô thì em sẽ dừng lại..."
Đây là một lời nói thành thật tự đáy lòng, các quan tham khi bị bắt rất nên học tập người mẫu này mà khai rằng:" Tham nhũng là cách làm giàu nhanh nhất và thu về số tiền siêu lớn, vì thế tôi định chỉ làm vài "cú", khi nào trả hết tiền mua chức, xây được tư dinh và nhà thờ họ, có tài sản cỡ  nghìn tỉ thì tôi sẽ dừng lại...". Và biết đâu nhờ khai báo trung thực như vậy sẽ được hưởng tối đa chính sách khoan hồng ?

Thứ ba 29/05/2012 11:13
“Nghề bán dâm "làm rất nhanh" nhưng lại thu về số tiền lớn, vì thế em định sẽ làm vài tháng, khi nào mua được nhà và xe ô tô thì em sẽ dừng lại...", diễn viên Hồng Hà cho biết.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Một thoáng thiên đường

Một thoáng thiên đường

page Đúng nghĩa là nhậu. Chả làm gì cả. Ngẫu hứng ôm vô lăng lao qua “thiên đường” Savannakhet chỉ để nhậu. Một đêm xong về.
          Từ Hà Nội về, dừng Đông Hà. Định ào luôn Đà Nẵng nhưng bữa đó đang pháo hoa. Ngán quá bèn gợi ý Trương Minh Tứ và Lâm Chí Công đi Lào chơi. Tứ không dám. Nó là tỉnh ủy viên, dù chỉ một đêm nhưng đã ra nước ngoài là phải báo cáo xin phép thường vụ. Khổ. Công khác, nó cũng như mình, sướng là ôm vô lăng lao ra đường, tới đâu thì tới.
          Giấy phép transit của con Camry 6768 hết hạn từ sau Tết. Công bảo không sao. Chỉ đừng về Viêng Chăn hay xa hơn nữa, chứ Savan một hai hôm thì ok. Cậu hải quan em cột chèo với Công dẫn qua cửa khẩu, bắt tay “xamakhi” gửi gắm mấy gã hải quan Lào, thế là dông thẳng. Đơn giản như… đang giỡn!
          Lao Bảo- Savanakhet 240 km. Chạy hết 3 tiếng rưỡi. Đây là lần thứ hai tôi chạy cung đường này. Năm 2008 theo đoàn khảo sát tuyến hành lang kinh tế Đông Tây của tỉnh Quảng Trị. Lần này là ngẫu hứng cùng gã đầu đinh Lâm Chí Công (báo Lao Động).

CHÔN DỌC qua lời bình của Phạm Văn Chữ

CHÔN DỌC qua lời bình của Phạm Văn Chữ

CHÔN DỌC
Phạm Xuân Trường

      Bố chết con đừng chôn ngang
Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi!
      Ngửa mặt nhìn chỉ thấy trời
Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng cong
*
      Để mà thấu rõ đục trong
Biết ai gan ruột thật lòng với ai
      Và ai trong cuộc đứng ngoài
Lựa màu gió thổi đậm phai sắc hồng
*
        Ai về sau bão sau giông
Những hòn máu đỏ nuôi không nên người
       Ai từ muôn dặm trùng khơi
Trở về ban phát nụ cười cho quê
*
        Kìa ai nửa tỉnh nửa mê
Trắng tay còn một câu thề chặt đôi
       Đất đai giờ đã lên ngôi
Tình người đồng kẽm buông xuôi giữa đời
*
        Đất đai đã hóa vàng mười
Chôn ngang tốn đất cho người chết sau
       Sống thì làm khổ lẫn nhau
Bố không mong có kiếp sau luân hồi.
 (Cỏ cháy- NXB Hội Nhà văn- 2006)

Lời bình:

    Tập thơ “Cỏ cháy”- NXB Hội Nhà văn 2006- của nhà thơ Phạm Xuân Trường đã xứng đáng được giải C của Liên hiệp các hội VHNT quốc gia năm 2007 (không có giải A và B). Với tư cách công dân, ở tập thơ này, tác giả đã “đột phá dữ dội” vào những vấn đề gai góc không thể không lên tiếng. “Chôn dọc” là một trong những bài thơ tiêu biểu.

Lại "Loạn" ! Sao bây giờ người ta phải dùng từ Loạn nhiều thế ?

Lại "Loạn" ! Sao bây giờ người ta phải dùng từ Loạn nhiều thế ?
Mà ở đây "Loạn không còn giới hạn" và "ta đang trở về thời chiến".
Nhưng những ai đã sống qua thời chiến đều nhớ khi đó có loạn như thời nay đâu.

"TA ĐANG TRỞ VỀ THỜI CHIẾN, 
KHI SỰ LOẠN KHÔNG CÒN GIỚI HẠN"..

Mai Thanh Hải 
Đào Tuấn - Trong khi ở Hà Nội, người mẫu Hồng Hà bán “tài nguyên xác thịt”, thì ở Cái Răng (Cần Thơ) 2 người phụ nữ khác lại dùng xác thịt để bảo vệ tài nguyên.

Hồng Hà, một diễn viên, kiêm người mẫu vừa bị bắt quả tang bán dâm.

Cô tất nhiên không nổi tiếng bằng “Vàng Anh”.

Cô cũng không có những clip “chuyên nghiệp” như Yến Vi hay “gợi cảm” như những bức ảnh của Hồng Nhung.

Nhưng cô thật thà như nữ hoàng nội y Ngọc Trinh khi “tâm sự”: “Em nghĩ đơn giản là mình chỉ đi chơi Đồng Mô một buổi với khách mà lại kiếm được nhiều tiền thế thì chẳng tội gì…”.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

(3) Dạo chơi chủ nhật: Thăm lâu đài Gỗ (Chateau des Bois)

(3) Dạo chơi chủ nhật: 
Thăm lâu đài Gỗ (Chateau des Bois)


bois
Lâu đài Gỗ vào những năm 70

L’histoire de la République de Genève s’entrecroise au cours des cinq derniers siècles avec celle de la famille Turrettin dont le château des Bois constitue le fief patrimonial.
Dans l’Europe de la Renaissance déchirée par les luttes religieuses entre catholiques et réformés, Genève -surnommée la Rome protestante- attire de nombreux adeptes de la nouvelle doctrine, déclarés persona non grata par leurs patries d’origine. Tous ces immigrés ne manquent pas de ressources et plusieurs d’entre eux marqueront la vie politique ou économique de la cité lémanique avant de fonder de véritables dynasties. Parmi celles-ci, on peut citer plusieurs familles venues d’Italie comme les Micheli, propriétaires du château du Crest, les Calandrini ou les Turettini.
En l’an de grâce 1572, un noble marchand de soieries, Francesco Turrettini, esquive les foudres de l’Inquisition en abandonnant son château de Nozzano, voisin de la ville de Lucques. Dans sa fuite, il parcourt l’Europe, vit quelques années à Lyon, Antwerp et Bâle et finit par s’établir à Zurich. Au cours des ses pérégrinations, il ne cesse d’investir dans le fructueux commerce de la soie. A son arrivée à Genève, sa fortune atteint des proportions colossales. L’implantation de la famille, dont le nom se francise en Turrettin, se déroule sans anicroches, d’autant plus que Francesco lègue dans son testament une grosse somme à la cité.

(2) Dạo chơi chủ nhật: Thăm trại nuôi bò sữa

(2) Dạo chơi chủ nhật: Thăm trại nuôi bò sữa

 Sau khi ra khỏi rừng Lâu đài, tôi đi tiếp lên phía bắc để tới Lâu đài gỗ. Trên đường đi đã gặp 1 trại nuôi bò, không biết tên là gì, không gặp ai để hỏi cũng như không gặp ai để xin phép vào thăm và chụp ảnh khu chăn nuôi, lấy sữa... Do đó chỉ chụp trộm nhanh rồi đi tiếp nên ảnh không rõ và không đẹp. Nhưng dù sao cũng là kỷ niệm chuyến đi dạo có mang theo máy anh nên cứ chụp và đưa lên đây để lưu lại:

Rừng Lâu đài nhìn từ đường ngoại ô Genève. 
Đường này ngăn cắt Rừng Lâu đài và Rừng Chébé

(1) Dạo chơi chủ nhật: Thăm rừng Lâu đài (Bois du Chateau)

(1) Dạo chơi chủ nhật: Thăm rừng Lâu đài (Bois du Chateau)

Rừng Lâu đài hay còn gọi là rừng Merdisel (Bois de Merdisel) nằm cách trung tâm Genève khoảng 8-10 km (tùy điểm đầu hay điểm cuối của rừng). Nó cũng nằm gần như tiếp giáp với rừng Chébé mà chủ nhật tuần trước tôi đã đến đó dạo chơi và đưa lên Blog này (xem ở đây và ở đây). Diện tích rừng Lâu đài khoảng gần 100ha, tức là rộng gấp 4 lần rừng Chébé hay rừng Frères mô tả trong bài trước. Do rộng hơn nên độ âm u, ẩm thấp của rừng này cũng cao hơn. Ở bìa rừng Lâu đài có nhiều đồng cỏ lớn và các cánh đồng lúa mỳ, đậu... rất đẹp. Ngoài ra còn có một cơ sở chăn nuôi lấy sữa bò và một lâu đài cổ (Lâu đài Gỗ - Chateau des Bois). Entry ảnh này sẽ gồm 3 phần: Ảnh trong rừng, Ảnh cơ sở nuôi bò và Ảnh Lâu đài Gỗ.

 Lối tôi vào rừng. Lối này người đi ngựa cũng được phép vào. Tấm bảng xanh chỉ dẫn đây là khu bảo tồn chim Thụy Sĩ và chim nước ngoài di cư đến, mọi người hãy chú ý bảo vệ chim.

Bắt, ngâm rượu rắn hổ khổng lồ ở Kiên Giang: Vi phạm pháp luật ?

Ở đâu cũng thản nhiên giết động vật hoang dã như 
trong bài này thì chẳng mấy chốc mà hết sạch.
Kiểm lâm chắc chẳng có trách nhiệm gì ?

Bắt, ngâm rượu rắn hổ khổng lồ ở Kiên Giang
28/05/2012
Anh Lê Trường Giang, nông dân ấp Sơn An, xã Nam Thái, huyện Hòn Đất, Kiên Giang, cuối tuần qua bắt được con rắn hổ đất nặng 4,5 kg, được cho là lớn nhất từ trước tới nay ở vùng này.

Anh Giang cho biết, anh đi thăm ruộng, tình cờ phát hiện một con vật nào đấy chạy trong đám lúa, đi đến đâu lúa ngã đến đó. "Tôi nhanh tay lấy lưới đánh cá chặn ở đầu bờ ruộng, một lúc sau con rắn chui vào bẫy. Nó to đến mức tôi không dám làm thịt ăn", anh Giang kể.





Con rắn hổ đất nặng 4,5 kg.

Nông dân này đã bán con rắn cho một thương lái ở Tri Tôn, An Giang, với giá 700.000 đồng một kg. Rắn cân nặng hơn 4,5 kg. Một người tại TP HCM sau đó mua lại con vật giá một triệu đồng một kg, để lấy mật rắn làm thuốc trị bệnh cho mẹ, xác rắn ngâm rượu.

Tham quan hệ thống Aquaponics tuyệt vời của anh Trung

Tham quan hệ thống Aquaponics tuyệt vời của anh Trung
Trồng cây gì trong hệ thống Aquaponics?
Nuôi cá gì trong hệ thống Aquaponics?
TỰ THIẾT KẾ 1 MÔ HÌNH AQUAPONICS NHỎ Ở NHÀ
Mô hình Nuôi cá - Trồng rau Aquaponics
Cách đây khoảng 2 tháng, trong những lần lang thang trên mạng, tình cờ anh bạn già của tôi, anh Nguyễn Thành Trung, đã được xem vài hệ thống nuôi cá - trồng rau Aquaponics của các nông gia Mỹ, Canada và Nhật Bản. Từ xem video tới đọc các bài hướng dẫn cách làm và kết quả thu được của các nông gia quốc tế, anh Trung mê tít và mỗi khi gặp tôi thì cứ chủ đề này nói chuyện, nhất định không chịu nói tới chuyện khác. Đúng là trẻ nghiện tình, già nghiện cây cỏ, sinh vật. Chính từ cảm hứng của anh mà tôi cũng bị lây để rồi 1 tháng trước đây đã ăn trộm trên mạng và post lên Blog này 2 bài về Mô hình và Hướng dẫn thiết kế Aquaponics mặc dù bản thân chưa làm bao giờ. Gần 1 tháng trôi qua, tự nhiên hôm qua tôi nhận được tin anh báo đã làm xong 2 hệ thống Aquaponics của riêng mình và mời tôi đến tham quan. Quá ngạc nhiên, hôm nay tôi vội vàng đến thăm anh; và quả thực đã hết sức khâm phục về kết quả này của anh bạn già. Không những vậy, qua điện thoại và 2 lần đến gặp trực tiếp, anh còn giúp một gia đình ở cách Genève 150km thiết kế các hệ thống Aquaponics cho họ. Hôm nay họ cũng ghé qua tham quan các hệ thống của anh và để cám ơn anh.
Dưới đây là một số ảnh chụp 2 hệ thống Aquaponics của anh Trung.
 Toàn cảnh hệ thống 1: Cỡ to để nuôi cá lớn.
Toàn bộ vật liệu làm hệ thống dàn đỡ được tận dụng từ đống đồ đạc
của nhà định vứt rác. Hệ thống có các bánh xe để di chuyển dễ dàng.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Nuôi cá gì trong hệ thống Aquaponics?


Trồng cây gì trong hệ thống Aquaponics?
TỰ THIẾT KẾ 1 MÔ HÌNH AQUAPONICS NHỎ Ở NHÀ
Mô hình Nuôi cá - Trồng rau Aquaponics

Tầm quan trọng của cá trong hệ thống Aquaponics
Cá giữ vai trò quan trọng trong hệ thống Aquaponics, cá cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Nuôi cá có thể khó khăn cho một số người, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm và chưa từng nuôi cá bao giờ, tuy nhiên bạn không nên nản lòng. Nuôi cá trong hệ thống Aquaponics đơn giản hơn rất nhiều so với việc bạn nuôi cá trong bể cá cảnh! Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tham gia diễn đàn và mọi người sẽ giải đáp giúp bạn.  

Chọn cá gì để nuôi trong hệ thống Aquaponics?
Đây có lẽ là câu hỏi mà bất kỳ ai mới tham gia xây dựng hệ thống Aquaponics đều thắc mắc. Có rất nhiều loài cá khác nhau có thể nuôi trong hệ thống Aquaponics, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết khu vực bạn sinh sống và các vật tư sẵn có của bạn. Tuy nhiên, bạn phải chú ý rằng cá tôm nuôi trong hệ thống BẮT BUỘT phải là loài nước ngọt, vì cây trồng trong hệ thống chỉ có thể phát triển khi được cung cấp nước ngọt! Ngoài ra, bạn cũng nên xác định mục đích của việc phát triển Aquaponics cho gia đình mình để chọn loài cá phù hợp. Chẳng hạn như bạn nuôi cá để ăn thịt hay chỉ để ngắm để chọn lựa loài cá phù hợp!? Điều này rất quan trọng và theo tôi bạn nên xác định trước khi xây dựng hệ thống để đảm bảo cá phát triển tốt nhất. 

Sau đây là danh sách các loài cá bạn có thể nuôi trong hệ thống Aquaponics của mình:

Nhóm cá da trơn:

 

Một số loài cá da trơn rất dễ nuôi và tăng trọng khá nhanh như cá tra, cá trê rất thích hợp nuôi trong hệ thống Aquaponics. Đây là những loài có thể chịu đựng được điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đơn giản nhất là bạn nên chọn thức công nghiệp được chế biến sẵn phù hợp với từng loài cho cá ăn.

Trồng cây gì trong hệ thống Aquaponics?

Trồng cây gì trong
hệ thống Aquaponics?
 
Nuôi cá gì trong hệ thống Aquaponics? 
TỰ THIẾT KẾ 1 MÔ HÌNH AQUAPONICS NHỎ Ở NHÀ 
Mô hình Nuôi cá - Trồng rau Aquaponics

Nuôi cá gì và trồng cây gì trong hệ thống Aquaponics có lẽ là hai câu hỏi lớn nhất và khó khăn nhất trong thiết kế và xây dựng hệ thống Aquaponics. Bạn sẽ hỏi rằng loại cây trồng nào có thể phát triển trong hệ thống Aquaponics và câu trả lời là hầu như tất cả các loại cây trồng đều có thể thích ứng tốt với Aquaponics. Tuy nhiên, sự phát triển của cây trồng trong hệ thống Aquaponics còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế và vận hành hệ thống Aquaponics của bạn. Quan trọng nhất là mật độ cá nuôi và mật độ cây trồng phải phù hợp và cân bằng. Bạn nên theo dõi sự phát triển của cây trồng và sau đó mới quyết định là có tăng mật độ cá nuôi lên hay không. Nếu cây trồng phát triển tốt thì có nghĩa là với mật độ cá đó đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây trong hệ thống Aquaponics của bạn, ngược lại bạn cần phải tăng mật độ cá nuôi lên. Vấn đề khí hậu thời tiết ở khu vực bạn sinh sống cũng rất quan trọng trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp. Và cuối cùng là bạn thích ăn loại nào để chọn cây mà bạn muốn trồng! Các nhóm cây có thể trồng trong hệ thống Aquaponics:

Nhóm rau cải ăn lá 
 

Bể bơi ngoài trời lớn nhất thế giới


Với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, bể bơi Crystal Lagoon nằm trong khu nghỉ dưỡng San Alfonso del Mar ở Algarrobo, Chile có chiều dài gần 1km và có thể chứa 250.000 m3 nước.
Hãy cùng nhìn ngắm phong cảnh và cách bố trí tuyệt vời của bể bơi lớn nhất thế giới. Nếu bạn nào có dịp đến Chile nhớ đến thăm và ghi lại những hình ảnh đẹp và chia sẻ với mọi người nhé!
 
 Bể bơi Crystal Lagoon được khánh thành năm 2006 và được tổ chức kỷ lục thế giới Guinness công nhận là bể bơi ngoài trời lớn nhất, sâu nhất thế giới.

Khoán 10 và bài học cho chúng ta hôm nay?


Khoán 10
Sau năm 1954 và năm 1975 với niềm tin kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước sẽ tốt đẹp không còn nạn người bóc lột người, sẽ có quan hệ sản xuất tiên tiến, sẽ thúc đẩy sản xuất… Chúng ta đã tiến hành hợp tác xã (HTX) trong sản xuất nông nghiệp: ruộng đất là của chung, sở hữu của toàn dân, của hợp tác xã, nhà nước cử các ban chủ nhiệm HTX để chăm lo sản xuất, sẽ có cánh đồng ngàn mẫu, sẽ cơ giới hóa: cày bừa bằng máy kéo, phun thuốc sâu bằng máy bay… như mơ ước của các vị lãnh đạo.

Kim Ngọc, ông tổ của khoán 10

Tuy nhiên qui luật tự nhiên của kinh tế, của sở hữu không đúng như vậy, hợp tác xã tàn tạ, đói nghèo, nông nghiệp bết bát… Cuối cùng lối thoát là trả lại ruộng đất cho nông dân, để họ tự quyết sản xuất (khoán 10), điều kỳ diệu đã đến: từ thiếu đói, chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.
Điều gì sẽ xảy ra nếu lúc đó chúng ta không trả lại ruộng cho nông dân mà “cổ phần hóa”, buôn bán đất… Chắc chắn đất sẽ rơi vào tay một nhóm người có tiền, cấu kết quyền lực mua rẻ và nông dân vẫn trắng tay, đói kém sẽ theo ta đến ngày nay.
Nền kinh tế chúng ta hôm nay cũng vậy: nhiều, nhiều nhà máy, hầm mỏ, công ty, xí nghiệp… đang là của nhà nước: doanh nghiệp quốc doanh, như HTX khi xưa, chúng làm ăn không hiệu quả, tham nhũng, lãng phí, nợ nần đầm đìa cả hàng trăm ngàn tỷ đồng như Vinashin, Vinalines, EVN… Tất yếu chúng ta cũng phải xử lý như HTX, chỉ khác là chúng ta cổ phần, bán…

Tỷ lệ an toàn vốn CAR của ngân hàng


Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 
(Capital Adequacy Ratio - CAR )

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

Huy động vốn và cung tiền tăng khá mạnh

Huy động vốn và cung tiền tăng khá mạnh
 
THÙY DUYÊN 27/05/2012

picture 
 
 Tăng trưởng huy động và cung tiền đến cuối tháng 5 so với
 cuối năm liền trước trong những năm gần đây (đơn vị: %).
 

Đến cuối tháng 5/2012, huy động vốn của các tổ chức tín dụng và tổng phương tiện thanh toán đã tăng khá mạnh so với cuối năm 2011.

Thông cáo báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012 công bố ngày 27/5 đưa ra một số dữ liệu đáng chú ý liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ.

Cụ thể, thông cáo cho biết: so với 31/12/2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 4,47% và tổng dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 5,42%, cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt lên; tỷ giá ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại tệ tăng.
Như vậy, cả cung tiền và huy động vốn đều đã tăng khá mạnh sau những tháng khởi động chậm chạp đầu năm. Đây cũng là những mức khá cao so với diễn biến trong cùng kỳ so sánh ở năm 2011 (đến cuối tháng 5/2011 huy động chỉ tăng 1,4% và cung tiền chỉ tăng 1,57% so với cuối năm 2010).

NGƯỜI MỸ NHẬN XẾT VỀ NGƯỜI VIỆT

NGƯỜI MỸ NHẬN XẾT VỀ NGƯỜI VIỆT

Đôi lời bình luận
Thực ra bài này có hai nguồn nhận xét: người Mỹ nhận xét và người Việt hải ngoại tự nhận xét. Nhiều ý kiến xác đáng, cũng có một số ý kiến còn phiến diện, chưa sâu (ví dụ nói: người Việt không biết địu con thì sai, thực ra người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng biết địu con đi làm; Người Việt không thích dùng cái bàn tính tôi nghĩ chưa phải là nhược điểm). Hoặc ý kiến cho rằng “điều gì mình cũng thua kém Tàu” thì có lẽ hơi bị sai quá…
Mời bạn đọc thư giãn, cái gì rõ ràng thì chọn lấy, cái gì bất cập thì bỏ qua.

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
1. Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn. 
2.Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt. 
3. Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình. 
4. Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý. 

5. Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt). [when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài. 

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương) [to save face or to show off]. 

8. Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có. 

NÓI VỚI ĐẠI QUAN GIA VĂN HÓA LÙN (hay vô văn hóa ?)


NÓI VỚI ĐẠI QUAN GIA VĂN HÓA LÙN
(hay vô văn hóa ?)




Ở Việt Nam, một khi đã là đại quan thì nghiễm nhiên trở thành đại gia.  Các xếp của các tập đoàn nhà nước thì đương nhiên là hai trong một, vừa là đại gia vừa là đại quan. Còn các đại gia, một khi nổi hứng lên muốn làm đại quan thì cũng không khó lắm vì câu nói có tiền mua tiên cũng được vẫn đúng với mọi thời đại. Hai tầng lớp nầy đang trở thành đồng minh của nhau, đang gắn bó với nhau về nhiều thứ và phần lớn họ tương đồng với nhau ở một điểm: Bằng cấp trưng ra rất cao nhưng văn hóa thì rất lùn.
Tết vừa rồi, tôi và nhà báo Hoàng Hải Vân, nguyên tổng thư ký báo Thanh Niên, tình cờ gặp nhau tại nhà một anh bạn đồng nghiệp. Sau một vòng rượu Tây, chủ nhà mang ra một chai rượu ngâm cao hổ cốt và giới thiệu đó là rượu quý do một cựu bộ chính trị rất lớn gởi tặng. Anh định mời mỗi người một ly nhưng tôi và Hoàng Hải Vân từ chối. Hoàng Hải Vân nói với chủ nhà: