Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Lần đầu tiên Nga lên tiếng về tình hình Biển Đông

Mặc dù rất yêu quý Liên xô trước đây song thế giới giờ đã thay đổi. Lãnh đạo Nga đã ngày càng cô độc, trở nên quá ích kỷ, tàn nhẫn, chỉ tính tới lợi ích của chính mình, bất chấp đạo lý. Những ai còn trông chờ vào sự giúp đỡ của người Nga thì hãy đọc bài này:

 
(VOV) - Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của các nước bên ngoài vào những cuộc tranh chấp ở Biển Đông.  

Ngày 20/5, lần đầu tiên Nga lên tiếng về tình hình Biển Đông sau hơn một tháng khu vực này rơi vào căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải giữa Philippines và Trung Quốc.
Đại sứ Nga tại Manila, ông Nikolay Kudashev cho biết: “Moscow rất quan ngại về “sóng gió” gần đây ở Biển Đông. Liên bang Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của các nước bên ngoài vào những cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lập trường chính thức của chúng tôi”.
Theo ông Kudashev, Nga rất lưu tâm đến việc nước này cũng như Mỹ không phải là một bên trong cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh xung quanh bãi cạn Scarborough

Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình 
nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough (Ảnh: Internet)

“Nếu không thận trọng, chúng ta có thể sẽ bị coi là đang can thiệp vào tình hình nội bộ của các nước có tranh chấp trong khu vực Biển Đông”, ông Kudashev nói.
Đây là lần đầu tiên một quan chức chính phủ của Nga công khai nói trực tiếp về cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là một loạt nước gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan.

Tuy nhiên, Đại sứ Kudashev đã nhanh chóng nhấn mạnh, Chính phủ Nga “không thờ ơ” trước tình hình hiện nay ở Biển Đông - khu vực rất gần biên giới Nga này. Ông Kudashev nhấn mạnh, Nga cũng như Mỹ đều “rất lo ngại” về vấn đề tự do hàng hải.
“Chúng tôi liên tục cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Chúng tôi là một phần của khu vực này. Chúng tôi tin các nước sẽ coi trọng hàng đầu việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực. Chúng tôi cần môi trường thương mại, giao thông an toàn. Điều đó là cho tất cả các nước như Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Singapore và tất cả mọi người”, Đại sứ Nga Kudashev nói thêm.
Ông Kudashev cho biết, Nga ủng hộ “các nước trong khu vực tìm kiếm một giải pháp hòa bình trên cơ sở đàm phán và đối thoại”. Ông này cho rằng, các nước như Nga, Mỹ và châu Âu có thể sẽ cung cấp sự giúp đỡ về mặt pháp lý cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nếu được đề nghị.
Trong khi các nước nhỏ có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc đang tìm cách “quốc tế hóa” những cuộc tranh chấp này thì Bắc Kinh liên tục phản đối nỗ lực đó. Bắc Kinh muốn giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ của họ trên cơ sở song phương. Vì thế, Trung Quốc đã tìm mọi cách để ngăn không cho các nước bên ngoài dính líu vào Biển Đông, đặc biệt là với hai cường quốc Nga, Mỹ.
Gần đây, xu hướng hình thành liên minh đồng minh Nga – Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét hơn qua hàng loạt quan điểm đồng thuận giữa 2 cường quốc này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực như cuộc khủng hoảng ở Syria hay chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, đến bây giờ có thể là biển Đông.
Trước đó, hai nước vừa có cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải với quy mô lớn chưa từng có từ trước tới nay.
Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hiện tại, trên các phương tiện truyền thông, hầu như mọi con mắt đang đổ dồn về phía Mỹ chờ đợi một dấu hiệu chính thức cho sự cân bằng cán cân lực lượng trên biển Đông./.

PV/VOV online
Tổng hợp


Nga đang ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông?

Thứ hai 21/05/2012 07:11
(GDVN) - Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.
Diễn biến mới nhất xung quanh căng thẳng Philippines - Trung Quốc trên bãi Scarborough gần đây cho thấy, Bắc Kinh đã bắt đầu chương trình "hành chính hóa" cái gọi là "hoạt động quản lý" đối với bãi cạn Scarborough sau khi giành quyền kiểm soát nó trên thực tế từ 10/4 vừa qua.

Màn kịch dựng sẵn đã lộ rõ bản chất

Không chỉ tăng cường "hoạt động quản lý" bởi các tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 như bộ Ngoại giao nước này đã thông báo, Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là lệnh "cấm đánh bắt cá trên biển Đông" để cản trở mọi hoạt động của tàu thuyền nước ngoài (chủ yếu là Philippines) trên bãi cạn Scarborough.

Thạch Thanh Phong, Chủ nhiệm văn phòng kiêm người phát ngôn cục Hải dương quốc gia Trung Quốc

Hôm qua 20/5 cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là "Điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển", có hiệu lực triển khai thực hiện từ ngày 1/6 tới đây Trung Quốc sẽ thực thi hoạt động quan trắc, dự báo đối với bãi cạn Scarborough trên biển Đông và đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Cái văn bản điều lệ “quái gở” này thực chất là một nước cờ hiểm đã được tính trước của Bắc Kinh. Đằng sau nó sẽ là hoạt động xây dựng các trạm quan trắc hoặc lắp đặt trang thiết bị trên bãi cạn Scarborough, một động thái khẳng định cái gọi là “chủ quyền” một cách nghiễm nhiên nhưng ít gây căng thẳng nhất so với việc thiết lập một điểm chốt quân sự.

Điều đó càng cho thấy cái lệnh “cấm đánh bắt cá trên biển Đông” cộng với kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát và xua đuổi tàu nước ngoài, triển khai “điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển” thực tế là một màn kịch đã được Trung Quốc dàn dựng sẵn, Manila vô tình mắc bẫy Bắc Kinh mà không hề hay biết.

Nga ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?

Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 20/5  website CNTV của đài phát thanh internet Trung Quốc đưa tin (chưa xác nhận - PV), ngày 20/5 lần đầu tiên Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev đại diện cho Kremlin chính thức lên tiếng bày tỏ quan điểm của Nga về biển Đông, không hiểu vô tình hay hữu ý, quan điểm của Nga là điều Trung Quốc đang mong muốn và theo đuổi và là một khó khăn mới cho các bên khác có tranh chấp trên biển Đông.

Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines

“Liên bang Nga phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên biển Đông”, Đại sứ Nikolay Kudashev bày tỏ, “Đây là quan điểm chính thức của (chính phủ) chúng tôi. Cũng giống như Mỹ, Nga không phải là một bên tranh chấp trên biển Đông, nếu không Nga sẽ trở thành kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp.”

Đại sứ Nga nhấn mạnh thêm, cũng giống như Mỹ, Nga bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc duy trì an ninh và hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông để đảm bảo cho các hoạt động thương mại của các nước, trong đó có Nga diễn ra bình thường. Nga ủng hộ một giải pháp hòa bình, đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp “song phương” giữa các bên, điều Bắc Kinh đang mong muốn và tìm mọi cách đạt được.

Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough khiến Trung Quốc lo ngại. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông để họ có thể tự tung tự tác

Về vai trò của các bên ngoài tranh chấp như Mỹ, EU hay Nga, ông Nikolay Kudashev đánh giá, các đối tượng này đều giàu kinh nghiệm về mặt pháp lý, thậm chí có những ý tưởng mới (giải quyết tranh chấp), nếu hai bên tranh chấp (trên biển Đông) cùng nhất trí tham vấn ý kiến của Kremlin, Nga luôn sẵn sàng.

Gần đây, xu hướng hình thành liên minh đồng minh Nga – Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét hơn qua hàng loạt quan điểm đồng thuận giữa 2 cường quốc này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực như cuộc khủng hoảng ở Syria hay chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, đến bây giờ có thể là biển Đông. Trước đó, 2 nước vừa có cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải với quy mô lớn chưa từng có từ trước tới nay.


Nếu các bên tranh chấp trên biển Đông không đoàn kết và tìm kiếm được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà để Trung Quốc lấn lướt, sẽ không có gì để đàm phán vì "luật chơi" Bắc Kinh đặt ra: Chủ quyền thuộc Trung Quốc, phải thừa nhận điều đó rồi muốn đàm gì thì đàm.
 
Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hiện tại, trên các phương tiện truyền thông, hầu như mọi con mắt đang đổ dồn về phía Mỹ chờ đợi một dấu hiệu chính thức cho sự cân bằng cán cân lực lượng trên biển Đông.

Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, giao thiệp ngoại giao cố nhiên là sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do xung đột quân sự hay chiến tranh gây ra cho các bên.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên bàn đàm phán thì việc đầu tiên cần làm là bảo vệ được hoạt động kiểm soát trên thực địa, không để cho Trung Quốc lấn lướt rồi chiếm quyền kiểm soát như những gì đã và đang diễn ra đối với Philippines trên bãi Scarborough.

Tàu chiến hạm đội Nam Hải - sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang ngày càng gia tăng

Trung Quốc một mặt đã và đang tìm mọi cách tăng cường hoạt động, lấn lướt và chiếm quyền kiểm soát với các vùng biển có tranh chấp trên thực địa, đồng thời cố gắng tối đa hóa hoạt động "phân tách"  các bên có tranh chấp (nội khối ASEAN) cũng như ngăn cản sự can dự của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ vào biển Đông theo chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa", cái ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đối phó với nó như thế nào lại là một bài toán không đơn giản.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét