Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Bảo hiểm xã hôi: Ưu tư hàng đầu của thế giới và các quốc gia đang lên


TS Phạm Văn Song

Từ những ngày vừa qua, ở Pháp, vừa thay đổi Tổng thống Pháp, vấn để được đặt nặng lên hàng đầu là hai ngành xã hôi và giáo dục, hai ngành nầy sẽ là hai thị trường để tạo tăng trưởng. Tăng trưởng từ nay sẽ trở thành một vấn đề rất thời sự. Thật vậy những giải pháp phát triển kinh tế cổ điển hiện nay đã thất bại trước cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh thế giới: Hy lạp có thể bị đẩy ra khỏi Liên Hiệp Âu châu, đồng Euro có thể bị sập tiệm. Bô máy kinh tế  thế giới đang tê liệt. Thắt lưng buộc bụng, hạn chế tiêu xài chỉ làm dừng hẳn nền kinh tế, phải tạo tiêu xài. Phải tạo mãi lực, hàng hóa mới thông thương. Hệ thống Bảo hiểm Xã hôi và hệ thống Giáo dục tuy không phải là một kỹ nghệ công nghiệp có thể là một thị trường giúp đở tăng trưởng và phát triển không?
Từ Ba Tây đến Trung Quốc, các nhà cầm quyền đang tìm cách tạo một thứ bảo hiểm xã hội tối thiểu cho người nghèo và cho các người lao động ngoài hệ thống (activités informelles). Các tân quốc gia đang có nguồn kinh tế đang lên đang tìm cách đầu tư vào thị trường Sức khỏe và thị trường Giáo dục, biết chắc chắn rằng đấy là hai thị trưng tương lai để Phát triển và Tăng trưởng.
Khủng hoảng kinh tế quốc tế đang làm nhức đầu các quốc gia tiên tiến. Làm sao để các nước đang lên hay các quốc gia kém phát triển lại có thể nghĩ đến xây dựng một hệ thống bảo hiểm sức khoẻ cho người dân của mình? Vì mẫu mô hình bảo vệ sức khỏe của các quốc gia tiên tiến là mẫu mô hình văn minh mà người dân xứ nghèo thèm khát. Thế nhưng, chính cái mô hình lý tưởng sức khỏe ấy, lại là cái chỗ yếu hiện nay (vì tiêu tiền công quỹ nên biến thành công nợ)  của các quốc gia tiên tiến.

Cái câu hỏi, cái tư tưởng đầy mâu thuẫn nầy được đặt thành một vấn đề to lớn từ ngày có cuộc Hôi luận quốc tế về Bảo hiểm Xã hôi – Forum international de la Sécurité Sociale   do Hôi quốc tế về Bảo hiểm Xã hôi – Association internationale de la Sécurité Sociale tổ chức  từ ngày 29 tháng 11 đến 4 tháng 12 năm 2010 ở Nam Phi. Trên một 1000 đại biểu đến từ 120 quốc gia tham dự. Tất cả đều có ý chí muốn thành lập «một hệ thống bảo hiểm xã hôi hùng mạnh bảo đảm cho sự cân bằng xã hôi và sự phát triển kinh tế».
Núp dưới cái định nghĩa đầy nhơn ái và  rất quốc tế nói trên là cả một sự thật rất khác biệt giữa các vùng (Nam Bắc bán cầu) và các quốc gia giàu nghèo. Theo thống kê của Hôi quốc tế về Bảo hiểm Xã hôi (Association internationale de la Sécurité Sociale AISS) và Hôi Lao Động quốc tế (Organisation Internationale du Travail OIT), chỉ 1/3 các quốc gia trên thế giới, đại diện cho 28% dân số thế giới là thật sự có một hệ thống bảo hiểm xã hội khả thi có thể bảo hiểm toàn bộ (8 ngành*)  người dân mình. Ở Phi châu, chỉ từ 5 đến 10 %, ở Nam Mỹ có thể được từ 15% đến 20% dân số, còn ở Á châu còn rất thấp. từ 10 đến 15% dân số theo Hội Lao động OIT.
Vì vậy khi các quốc gia miền Bắc địa cầu kêu gọi cần phải tổ chức một hệ thống bảo hiểm xã hội vững chắc thì các quốc gia của nửa địa cầu miền Nam hiểu rằng từ nay mình phải tự túc lo liệu….Ông giám đốc của Quỷ bảo vệ quốc gia – State Social Fund Protection – Fonds national de protection sociale của Azerbaïdjan Okray Ibrahimov thốt lên lời nói bất lực : « Làm sao chúng ta có thể bắt buộc một quốc gia đang bị nạn thất nghiệp cao với những nghiệp đoàn kém hiểu biết tổ chức một hệ thống xã hội  hữu hiệu và có sức hoạt động đàng hoàng được ? »  Muốn có phương tiện hoạt động, có phải cần thiết phải tăng thuế không?  « Và chắc chắn rằng giới kinh doanh sẽ tẩy chay» !
Ngoài cái lý do đạo đức, và  cái ý thức hệ chánh trị, tạo một hệ thống bảo hiểm xã hội đối với rất nhiều quốc gia đang lên là một điều cần thiết cho nền kinh tế của họ. Kết quả đầu tiên là  kích động sự phát triển của thị trường nội địa. Bảo đảm một nguồn thu nhập tối thiểu cá nhơn với một hệ thống bảo đảm xã hội như :  quỷ hưu trí, quỷ bảo đảm thất nghiệp, quỷ tương trợ liên đới,  phụ cấp nuôi dưỡng trẻ em, về học đường, về sức khỏe vân vân … sẽ là một nguồn đầu tư lớn. Zhaoxi Meng, Tổng giám đốc của ngành Bảo hiểm Xã hội Trung quốc nhấn mạnh : «  Với cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay, Nhà nước Trung quốc chúng tôi nghĩ rằng nền kinh tế quốc gia chúng tôi sẽ bớt ảnh hưởng về xuất cảng, mà sẽ chú trọng đến thị trường tiêu thụ nội địa bằng cách nâng cao mãi lực người dân Trung quốc. Tất cả bài toán là phải tạo một hệ thống bảo hiểm xã hôi rộng rãi cho toàn dân Trung quốc. Mục tiêu là vào năm 2020 sẽ có 400 triệu đến 500 triệu nông dân Trung quốc được hưởng bảo hiểm xã hội!»
Theo thống kê OIT, trung bình 17,2 % của Tổng Thu Nhập PIB thế giới  để dành cho Bảo hiểm Xã hôi. Nhưng thật sự là con số của các quốc gia tiên tiến là 19,4%, các quốc gia nghèo chỉ để có 4,1% PIB cho Bảo hiểm Xã hội.
Nhưng làm sao tổ chức bảo đảm xã hội cho các người nghèo và người lao động ngoài các xí nghiệp được ?  Các quốc gia như Ba Tây, Mễ tây Cơ, Jordanie, tự thành lập những quỷ bảo hiểm do Nhà nước chi viện. Nhưng cái khó khăn ngày nay, của một hệ thống bảo hiểm, là phương tiện kỹ thuật: nhơn viên điều hành, hệ thống quản trị bằng vi tính hữu hiệu … Rất nhiều quốc gia nghèo đang cần sự giúp đở của các quốc gia tiên tiến phía  Bắc bán cầu.  Mể tây Cơ học của Y Pha Nho, Cap Vert học của Bồ đào Nha, Trung quốc gởi nhơn viên đi tập sự ở Pháp và các quốc gia Âu châu: “ Chúng tôi gởi hàng trăm nhơn viên đi Pháp học cách quản trị các hệ thống thông tin, các hệ thống thu tiền và trả tiền bảo hiểm. Chúng tôi luôn luôn giữ một cuộc hợp tác chặt chẻ với nước Pháp ” ông Zhoxi Meng nói tiếp.
Quan điểm và phương cách quản trị các nước phương Tây trước sự lão hóa của xã hôi phương Tây cũng là một nguồn học hỏi và nghiên cứu của các quốc gia đang lên.
Bài học phương Tây giúp chúng ta hiểu rõ rằng chúng ta không có quyền tạo ra một hệ thống đầy hứa hẹn mà chúng ta không đáp ứng được“ Giáo sư  Andras Uthoff của Đại học Santiago của Chili: “Vì vậy các quốc phía Nam bán cầu phải có một hệ thống hợp với tình trạng phát tiển kinh tế của Nam bán cầu”

*Bảo hiểm xã hôi toàn bộ gồm 8 ngành: bệnh hoạn (maladie) – hộ sản (maternité) – lão (vieillesse) – tàn tật (invalidité) –  côi goá  (veuvage) – phụ cấp gia đình (allocations familiales) – tai nạn lao động (accidents du travail) – thất nghiệp (chômage).
Nên để riêng quỷ hưu trí là do đồng lương người lao động và phụ cấp chủ nhơn dành dụm để riêng cho người đi làm không phải là một bảo hiểm xã hội, mà là một điều kiện thuộc về chế độ lương bổng của công nhơn.
Bảo hiểm tối thiểu là 4 ngành: bệnh hoạn, tàn tật, tai nạn lao động và thất nghiệp.
Việt Nam phải đòi hỏi các chủ nhơn ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam phải thương thuyết tổ chức một hệ thống bảo hiểm xã hội hữu hiệu.
Mong lắm!
Ngày 20 tháng 5 2012
TS. Phan Văn song

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét