Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

NGÔN NGỮ TRÍ TUỆ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

NGÔN NGỮ TRÍ TUỆ CỦA
 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA



“Vậy thì tiền đó đi đâu?”

Đúng như câu nói trong bài: 
“Đọc những con số thất thoát, thua lỗ này đau ruột quá!”.

“Vậy thì tiền đó đi đâu?”

Phạm Nguyễn: Không phải hằng trăm mà là hàng nghìn, mấy chục nghìn tỉ đồng bị các “đại gia Nhà nước” hô biến không còn tăm hơi. Những khoản tiền ấy đi đâu thì không nói ai cũng biết nhưng nó được che chắn bằng một mỹ từ mà gần đây người ta hay dùng. Đó là “thua lỗ do đầu tư ngoài ngành”


Tàu Hoa Sen hơn 1.000 tỉ đồng được
 "đại gia Vinashin" mua về để... thử nghiệm !!!

Bạn tôi mới lãnh lương được gần 3 triệu đồng. Hắn hí hửng dẫn vợ đi hội chợ hàng Thái Lan bên CLB Nguyễn Du (quận 1- TPHCM) vì nghe đâu có nhiều thứ rẻ lắm, tranh thủ vô đó kiếm một ít về xài. Hắn bảo, trong thời buổi kinh tế khó khăn, kiếm được đồng tiền đổ mồ hôi, sôi nước mắt thì tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy.
Thế nhưng, xui xẻo cho hắn, hội chợ đông đúc, kẻ gian thừa cơ rạch giỏ lấy mất cái bóp. Cả giấy tờ tùy thân lẫn mấy triệu tiền lương đã đội nón ra đi. Sự việc xảy ra đã hai hôm rồi mà tới bữa nay mặt hắn vẫn còn ngơ ngơ, nghe ai hỏi đến chuyện bị mất tiền thì mặt mày méo xẹo. Nhìn hắn, tôi càng thấm thía cái câu “đồng tiền đi liền khúc ruột”; “của đau, con xót”. Đúng là đồng tiền mồ hôi nước mắt, xài một đồng cũng cân nhắc, mất một đồng cũng đau thắt ruột gan!
Ấy thế mà, mấy ngày qua, báo chí liên tục thông tin về những con số thất thoát thật khủng khiếp: Không phải hằng trăm mà là hàng nghìn, mấy chục nghìn tỉ đồng bị các “đại gia Nhà nước” hô biến không còn tăm hơi. Những khoản tiền ấy đi đâu thì không nói ai cũng biết nhưng nó được che chắn bằng một mỹ từ mà gần đây người ta hay dùng. Đó là “thua lỗ do đầu tư ngoài ngành”.

World's Worthless Fiat Currency List - 10 đơn vị tiền tệ có giá trị thấp nhất thế giới

World's Worthless Fiat Currency List
10 đơn vị tiền tệ có giá trị thấp nhất thế giới


Fiat money represents a receipt that only has value because of government decree via regulation and/or law. Fiat is a Latin term, meaning "let it be done." Today, all national currencies use fiat. A currency is the recognized tender and money circulation as dictated by the federal government of a given nation. Today, all national currencies are fiat currencies, due to the elimination of the gold standard and barter system. This trend began with the Nixon Shock of 1971, which ended the backing by precious metal of the U.S. dollar.
While the U.S is struggling with massive hyperinflation, it's important to note that presently and historically speaking, there are cases of countries having their fiat currencies so incredibly devalued that they could no longer issue out coins. Many such nations have paper bills pegged at over several thousands. Here is a list of the top 10 nations with the most worthless fiat currencies:
#1: Somalia
#1: Somalia
1. Somalia: Currency used is the Somali Shilling. As of January 1st, 2011, 1 US Dollar was the equivalent of 33,300 Somali Shillings. Hyperinflation is so horrible in Somalia that they no longer issues out any coins. It's illegal to barter and or trade coinage. The highest valued banknote in Somalia is 1,000 (approximately valued at 3 cents U.S).
#2: Vietnam
#2: Vietnam
2. Vietnam: Currency is the Đồng (VND). As of January 1st 2011, 1 US Dollar is valued at approximately 19,487 Dồngs. The highest valued coin in circulation is pegged at 5,000 (estimated 26 cents US). The highest valued banknote is 500,000 ($25.66 US).

Lưu ý: Somalia không phải là nhà nước độc lập song có phát hành đồng tiền riêng: đồng tiền này không có tỷ giá chính thức. Nếu loại trừ đồng tiền này thì đồng tiền Việt Nam sẽ có vinh dự là đơn vị tiền tệ có giá trị thấp nhất thế giới. Đúng là VN cái gì cũng thích nhất - Việt Nam vô địch.
(Somalia, not widely recognised as an independent sovereign state, issues its own currency, the Somaliland shilling. The Somaliland Central Bank currently has no official exchange rate).

List of countries by GDP (real) per capita growth rate

List of countries by GDP (real) per capita growth rate

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
This is a list of countries by GDP (real) per capita growth rate, i.e., the growth rate of GDP per capita. Corrected for inflation but not for purchasing power parity.[1]


Five-year average

Least valued currency unit

Least valued currency unit
 
From Wikipedia, the free encyclopedia


 
The least valued currency unit is the currency in which a single unit buys the least number of any given other currency or the smallest amount of a given good. Most commonly, the calculation is made against a major reserve currency such as the United States dollar (USD) or the euro (EUR). Sub-units are not considered when looking for the least valued currency: for example, while a British pound sterling might be considered, a British penny would not be.
[edit] Current least valued currency units
As of January 11, 2012, there were 43 currencies for which 1 USD was worth over 100 units.
In addition:
  • Zimbabwe's currency, the Zimbabwean dollar, was indefinitely suspended on 12 April 2009, and is not included on this list.

List of countries by GDP (PPP) per capita

List of countries by GDP (PPP) per capita

From Wikipedia, the free encyclopedia
This article includes three lists of countries by gross domestic product at purchasing power parity per capita, the value of all final goods and services produced within a country in a given year divided by the average (or mid-year) population for the same year.
GDP dollar estimates here are derived from purchasing power parity (PPP) calculations. Such calculations are prepared by various organizations, including the International Monetary Fund and the World Bank. As estimates and assumptions have to be made, the results produced by different organizations for the same country tend to differ, sometimes substantially. Figures are estimates rather than hard facts, and should be used with caution.
Comparisons of national wealth are also frequently made on the basis of nominal GDP, which does not reflect differences in the cost of living in different countries (See List of countries by GDP (nominal) per capita). PPP basis is arguably more useful when comparing generalized differences in living standards on the whole between nations because PPP takes into account the relative cost of living and the inflation rates of the countries, rather than using just exchange rates which may distort the real differences in income. Other figures include savings (not just income), such as national wealth. GDP per capita is often considered an indicator of a country's standard of living;[1][2] although this can be problematic because GDP per capita is not a measure of personal income. (See Standard of living and GDP.)

List of countries by GDP (PPP)

List of countries by GDP (PPP)
 
From Wikipedia, the free encyclopedia



World maps of GDP (PPP), 2010 International Monetary Fund
There are three lists of countries of the world sorted by their gross domestic product (GDP) (the value of all final goods and services produced within a state in a given year). The GDP dollar estimates given on this page are derived from purchasing power parity (PPP) calculations.
[edit] Background
Using a PPP basis is arguably more useful when comparing generalized differences in total economic output between countries because PPP takes into account the relative costs and the inflation rates of the countries, rather than using just exchange rates which may distort the real differences in income. Economies do self-adjust to currency changes over time, and technology intensive and luxury goods, raw materials and energy prices are mostly unaffected by difference in currency (the latter more by subsidies), however this is taken into account by the price comparison surveys, such as the International Comparison Program, which are used as the basis for PPP calculations. These surveys include both tradable and non-tradable goods in an attempt to estimate a representative basket of all goods.[1]

List of countries by GDP (nominal) per capita

List of countries by GDP (nominal) per capita
 
From Wikipedia, the free encyclopedia


Countries by 2011 GDP (nominal) per capita [1].
  > $102 400
  $51 200 – $102 400
  $25 600 – $51 200
  $12 800 – $25 600
  $6 400 – $12 800
  $3 200 – $6 400
  $1 600 – $3 200
  $800 – $1 600
  $400 - $800
  < $400
  unavailable
This data set includes three lists of countries of the world sorted by their gross domestic product per capita at nominal values, the value of all final goods and services produced within a nation in a given year, converted at market exchange rates to current U.S. dollars, divided by the average (or mid-year) population for the same year.

Ai đã gây ra đình đốn và nguy cơ thiểu phát?

Ai đã gây ra đình đốn và nguy cơ thiểu phát?

Posted by basamnews on 07/04/2012: Đôi lời: Sáng qua có điểm bàiĐình đốn và nguy cơ thiểu phát?“ trên VEF, nhưng rồi độc giả cho biết bài đã bị gỡ xuống (khỏi trang gốc). Lại có độc giả méc bài tương tự, cùng tác giả, trên trang Tầm nhìn:  Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát? Xin đăng lại cả hai. Bài của VEF chỉ còn trên trang Báomới.com nên không lưu tên tác giả Viết Lê Quân. Đọc vô thấy thêm rõ là “của hiếm”!  Thêm nữa, việc phát hiện những bài báo nào đưa lên rồi lại gỡ xuống đôi khi cũng góp phần cho biết thêm chút ít về “sức khỏe chính trị” VN hiện ra sao.

Đình đốn và nguy cơ thiểu phát?
(VEF.VN) – Với thực trạng ngày càng trở nên khó khăn đối với khối sản xuất, những dấu hiệu của đình đốn đã xuất hiện và có nguy cơ dẫn đến thiểu phát kinh tế.
Hai đầu cán cân
Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự qua một số thống kế đã lên đến gần 50.000.
Có một sự liên hệ giữa hai nhóm này khi một bên được cam kết hỗ trợ và để không đổ vỡ; còn một bên thì hàng chục ngàn DN khó khăn với nguyên nhân lớn từ lãi suất quá cao. Dường như một một đầu cán cân kinh tế đang bị đè nén bởi những vấn đề của nhóm “đặc thù” – ngân hàng?
Và trong khi lo chấn chỉnh những ngân hàng yếu kém ở một đầu cân, ở đầu cân bên kia con số về tỷ lệ phá sản cho phép của doanh nghiệp gần như không được đề cập. Khác hẳn với mức lợi nhuận vài ba ngàn tỷ đồng hàng năm của mỗi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất chỉ còn duy nhất triết lý tự thân: To be or not to be.

Việt Nam Cuộc Chiến Tranh 10000 Ngày

  
Tập 1 NGƯỜI MỸ Ở VIỆT NAM
 

Tập 2: Điện Biên Phủ
 

Surrender or April-1975 Event of South Vietnam

Xem phim chủ nhật - sắp đến 30.4:

Surrender or April-1975 Event of South Vietnam

 Tập 1


Tập 2

Vàng phi SJC được mua bán hợp pháp

Ngân hàng Nhà nước: 
Vàng phi SJC được mua bán hợp pháp

Trong thông điệp phát đi chiều 6/4, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối khẳng định, Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu vàng của người dân; không phân biệt đối xử giữa vàng SJC và các loại khác.
- Thị trường có dư luận về việc một số tổ chức, cá nhân đang giữ vàng miếng khác ngoài vàng miếng SJC gặp bất lợi khi mua bán, trao đổi hoặc hoán đổi sang vàng miếng SJC. Ông có ý kiến như thế nào về việc này?
- Theo quy định tại Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, “vàng miếng” là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của đơn vị được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Đồng thời, nghị định này cũng khẳng định: “Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, quy định tại Nghị định 24 không phân biệt đối xử giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác. Các loại vàng miếng trên, bao gồm cả vàng miếng SJC và vàng miếng khác thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Các loại vàng miếng này được mua bán, trao đổi tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng sau thời hạn chuyển tiếp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Nghị định 24 quy định các điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp để được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Liệu nghị định này có dẫn đến việc nhiều cơ sở đang kinh doanh mua bán vàng phải đột ngột đóng cửa?
- Theo dự kiến, thời hạn chuyển tiếp đối với các đơn vị đang kinh doanh mua, bán vàng miếng tối thiểu là 6 tháng. Như vậy, họ sẽ có ít nhất 7 tháng rưỡi (kể từ khi Nghị định 24 được ký ban hành) để tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng và có thời gian hoàn tất thủ tục xin cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc chuẩn bị chuyển hẳn sang sản xuất, kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Lắng nghe ngôn ngữ “sành điệu” và Giật mình với "văn hóa" chửi thề trong giới trẻ

Hai bài viết hay:

Lắng nghe ngôn ngữ “sành điệu” và
Giật mình với "văn hóa" chửi thề trong giới trẻ

TP - Một nhà văn trẻ và là dân mạng phát biểu quan điểm nhân tọa đàm 'Ngôn ngữ giới trẻ thời @ qua tranh của họa sĩ Nguyễn Thành Phong'. (Nguyễn Thành Phong là tác giả sách thành ngữ sành điệu bằng tranh 'Sát thủ đầu mưng mủ' gây dư luận trái chiều thời gian qua).

Khán phòng Le’space chật kín bạn trẻ dự tọa đàm về ngôn ngữ của giới trẻ. Ảnh: ĐTQ
Khán phòng Le’space chật kín bạn trẻ dự tọa đàm về ngôn ngữ của giới trẻ. Ảnh: ĐTQ.

Ngôn ngữ của người sành điệu
Trẻ tuổi, Nguyễn Thành Phong tỏ ra khá điềm đạm, chín chắn, với quan điểm đơn giản là cố gắng tìm tòi những ý tưởng đem lại sự thú vị bất ngờ cho độc giả. Khi tôi hỏi anh về bức tranh minh họa câu Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối sao lại vẽ đôi trai gái đánh nhau trong bóng tối như nghĩa đen của từ “phang”, mà không phải là theo cái nghĩa lóng (hàm ý chế giễu thói đạo đức giả của những kẻ ta đây trong sáng), thì anh “né hạ” khéo léo, rằng đó chính là sự bất ngờ dành cho độc giả!
Kể ra cũng khó cho họa sĩ (và đơn vị xuất bản) nếu cố gắng tìm ý tưởng để mô tả đúng cái việc “nhạy cảm” kia sao cho nhẹ nhàng hài hước và khả dĩ chấp nhận được. Nhất là làm sao vượt qua khâu xét duyệt, họ đành phải né thôi. Ấy thế mà cuốn sách cũng đã gây ầm ĩ, nếu làm triệt để mạnh bạo hơn nữa, không biết còn gây sốc đến đâu.
Để làm đến cùng, rốt ráo mọi vấn đề, dường như luôn là bài toán khó. Đành rằng, như thường nói: Cái khó ló cái khôn, nhưng cái cách “khôn” nửa vời này không làm tôi thích thú chút nào. Nếu nói thích thú, có lẽ là câu thành ngữ hiện đại: Cái khó ló cái ngu- một minh họa khá xuất sắc của Thành Phong, mô tả mấy kẻ lớn bé đang hì hục cưa bom đục đầu đạn lấy sắt vụn!
Nhìn chung các bạn trẻ trong tọa đàm coi ngôn ngữ thời @ không phải một nguy cơ, cũng không quá đề cao nó.

Xôi lạc nấu bằng nồi cơm điện và Xôi lạc nấu bằng lò vi sóng

Nghỉ đọc đi nấu xôi ăn sáng:

Xôi lạc nấu bằng nồi cơm điện
và Xôi lạc nấu bằng lò vi sóng

Xôi lạc là món ăn yêu thích của mẹ và Nhím Út , hạt xôi dẻo dẻo, hạt lạc bùi bùi, chả cần phải là bữa sáng hay trưa, chiều, cứ để đĩa xôi ở trên bàn, ra ra vào vào nhón tay lấy một "viên" xinh xinh, bỏ tỏm vào miệng cho "vui", thế là chả mấy chốc chỉ còn cái đĩa không . Trước kia nấu xôi theo đúng cách "cổ truyền" thì ôi thôi là mất thời gian, nào gạo và lạc ngâm qua đêm, hôm sau mới bắc chõ lên đồ, lâu ơi là lâu thì xôi mới chín, bây giờ có lò vi sóng và nồi cơm điện giúp cho "nhà bếp" tiết kiệm được biết bao thời gian, phục vụ "cơn thèm bất chợt" chỉ sau 40 phút đồng hồ, chả cần ngâm gạo-lạc, và cũng không mất công canh chừng cái chõ đồ xôi trên bếp, trong khi chờ nồi cơm điện báo "meal ready" thì ngồi thư giãn trên ghế sopha đọc Harry Potter vớ được từ giá sách của con gái lớn .

“Hiểu lịch sử để dự đoán tương lai”

Đọc bài này mà khâm phục sử gia Pavel Vladimirovich Pozner quá. Cám ơn ông và cám ơn nước Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Ông nói chính xác như các nhà kinh tế lượng chúng tôi vẫn nói: "Nắm được lịch sử thì sẽ có những dự đoán về tương lai chính xác hơn" và “Chúc cho những người trẻ am hiểu lịch sử đất nước mình, không có được điều ấy, đất nước không có tương lai”. Hy vọng có một ngày được đọc bộ “Lịch sử Việt Nam” do ông chủ biên. Nghe ông tâm sự về cuộc sống hiện nay lại mơ về Liên Xô ngày xưa. Chẳng trách Kichbu, một nhóm không ưa cộng sản cũng phải đăng bài viết: "Tôi hạnh phúc vì được sống ở Liên bang Xô viết".

Pavel Vladimirovich Pozner:
“Hiểu lịch sử để dự đoán tương lai”
 
TTCT - LTS: Được đồng trao giải Việt Nam học của Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm nay (cùng với nhà nghiên cứu Pháp Alain Ruscio) là nhà nghiên cứu Nga Pavel Vladimirovich Pozner.
So với sử gia Pháp Alain Ruscio, một tên tuổi khá quen thuộc ở Việt Nam, những đóng góp của Pavel Vladimirovich Pozner còn ít được giới thiệu. Nhân dịp sang Việt Nam nhận giải thưởng vào ngày 24-3, ông đã dành cho TTCT một cuộc trao đổi.

Ông Pavel Vladimirovich Pozner tại lễ trao giải thưởng của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh - Ảnh: Nguyễn Trương Quý

Cổ xưa cho ta cái nhìn hiện đại
* Thưa ông, qua diễn từ của ông, người ta biết con đường ông đến với Việt Nam khá kỳ lạ, bắt đầu từ ý muốn trở thành đạo diễn điện ảnh, rồi sau đó lại muốn tìm hiểu nước... Nhật. Từ bấy đến nay đã hơn 40 năm, ông có bao giờ nhìn lại và thấy hối tiếc vì lựa chọn của mình?
- Không một chút nào. Sự lựa chọn tình cờ ấy là món quà mà số phận dành cho tôi. Tôi hài lòng với nó. Và có thể tự hào về những điều mình làm được trong lĩnh vực đã chọn. Giải thưởng này là một sự thừa nhận của giới khoa học về những công trình nghiên cứu, dịch thuật của tôi.
* Vì sao ông lại lựa chọn chuyên ngành lịch sử Việt Nam - từ cổ đại đến trung đại sơ kỳ - một lĩnh vực không dễ chút nào, mà không phải là vấn đề gì hiện đại hơn? Ông có bị chìm vào lịch sử xa xưa mà lạc hậu với cuộc sống hiện đại mới mẻ này?
- Không hề có chuyện đó. Vấn đề “cổ” hay “lạc hậu” là vấn đề con người chứ không phải ở chuyên môn. Thật ra, những người nghiên cứu lịch sử lại có cơ hội nhìn nhận những vấn đề của hiện đại một cách rõ ràng, khoa học và có căn cứ hơn nhiều.
Tôi lấy ví dụ, năm 1979 tôi sang Việt Nam lần đầu tiên. Bấy giờ đang diễn ra chiến tranh biên giới phía Bắc. Những người bạn xung quanh tôi lo lắng. Nhưng tôi đã cười mà bảo rằng chớ nói với tôi là các bạn sợ hãi. Những gì xảy ra trong quá khứ trong mối quan hệ giữa Việt Nam và nước láng giềng phía Bắc này cho thấy đây là những động thái hết sức bình thường và cuộc chiến dài hay ngắn, ngay lúc ấy tôi đã nghĩ, sẽ kết thúc như từng kết thúc trong quá khứ.
Người phía Bắc đến và đi như từng đến và phải đi nhiều lần trong bao nhiêu cuộc chiến suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.

Cảm hứng mới của Bộ trưởng Giao thông: Hà Nội, TP HCM nghiên cứu tàu một ray

Lạ thật, ông Bộ trưởng này cứ cảm hứng ra cái gì là gửi công văn yêu cầu người khác làm ngay cái đó, lại còn chỉ dẫn từng chi tiết cách làm nữa mới khiếp. Hà Nội, TP HCM khổ đã đành, nhưng kinh nghiệm cho thấy khổ nhất là đám quân ông #. Chắc vừa làm vừa chửi. Các cụ nói làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Ở đây lại làm đầy tớ thằng... Không biết xưa các cụ nói thế nào nhỉ ?

Cảm hứng mới của Bộ trưởng Giao thông:
Hà Nội, TP HCM nghiên cứu tàu một ray 
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa đề nghị Hà Nội và TP HCM nghiên cứu bổ sung loại hình tàu điện một ray (monorail) vào quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng đô thị, góp phần giảm ùn tắc.
'Tàu một ray là giải pháp tốt nhất cho giao thông Hà Nội'
Các ga trung chuyển cũng cần được quy hoạch để bảo đảm kết nối giữa các loại hình vận tải đô thị, như: tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, xe buýt nhanh BRT, monorail...
Bộ Giao thông giao cơ quan chức năng làm việc với nhà đầu tư monorail để nghiên cứu trên các trục có lưu lượng 300.000-400.000 hành khách mỗi ngày, đảm bảo phù hợp quy hoạch giao thông thành phố.
Theo người đứng đầu ngành giao thông, tàu điện một ray là một trong các loại hình vận chuyển hành khách công cộng được nhiều thành phố trên thế giới sử dụng hiệu quả. Bộ đã lập đoàn khảo sát về loại hình này ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), thấy có nhiều ưu điểm, như: năng lực vận chuyển tối đa (với đoàn tàu 8 toa), tần suất 3,5 phút thì có thể vận chuyển 30.000 lượt khách/giờ theo một hướng.

Ảnh:
Tàu điện một ray - Cảm hứng mới của bác #.

Why economic prosperity is still something of a mystery - Tại sao kinh tế thịnh vượng vẫn còn là một cái gì đó bí ẩn


Tại sao kinh tế thịnh vượng vẫn còn là một cái gì đó bí ẩn
 
Posted By Daniel W. Drezner 
Your humble blogger is currently knee-deep in a pedagogical project on the foundations of economic prosperity.  You can imagine my delight, then, that Daron Acemoglu and James Robinson have a new book coming out on that very topic:  Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty.  There's an excerpt in the Montreal Review -- let's see how it opens, shall we?
To understand what these institutions are and what they do, take another society divided by a border. South and North Korea. The people of South Korea have living standards similar to those of Portugal and Spain. To the north, in the so-called Democratic People's Republic of Korea, or North Korea, living standards are akin to those of a sub-Saharan African country, about one tenth of average living standards in South Korea. The health of North Koreans is in an even worse state; the average North Korean can expect to live ten years less than their cousins to the south of the 38th parallel.
These striking differences are not ancient. In fact they did not exist prior to the end of the Second World War. But after 1945 the different governments in the north and the south adopted very different ways of organizing their economies....

Income Inequality Is Killing the Economy ? Bất bình đẳng thu nhập đang giết nền kinh tế ?

Những tổng kết lý thuyết trong bài này thật hay. Từ bài này có thể truy tìm bản gốc các nghiên cứu của Daron Acemoglu and James A. Robinson, François Bourguignon, Tortsen Persson and Guido Tabellini, Stephen Knowles, Robert Barro, Qi Su, Michael D. Bordo and Christopher M. Meissner, Michael D. Bordo and Christopher M. Meissner, James K. Galbraith... để học các phương pháp nghiên cứu của họ và vận dụng cho trường hợp nước ta. Nghiên cứu quan hệ bất bình đẳng và tăng trưởng cũng cần thiết như nghiên cứu quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng vậy. Cuối bản tiếng Anh có bản dịch nhanh qua Google.

Income Inequality Is Killing the Economy, 
Obama Says—Is He Wrong?
 Bất bình đẳng thu nhập đang giết nền kinh tế, Obama nói
- Có phải Ngài là sai?

By Derek Thompson

The president wants to turn inequality into both a campaign banner and a grand unifying theory of the recovery. But not all economists agree with him.
 
615 obama dark background.jpg
Reuters
"What drags down our entire economy is when there is an ultra-wide chasm between the ultra-wealthy and everyone else," President Obama said in a speech today, citing evidence that income inequality hurts economic growth.
So, is he right?
It's a big hard question with a long history of polar opposite answers. Let's start with the latest, hottest attempt at a Big Answer: Why Nations Fail, a monster economic tome by Daron Acemoglu and James A. Robinson. Nations succeed on the strength of their economic institutions, they write. Countries with so-called "inclusive institutions" that encourage hard work and innovation from top to bottom consistently out-perform countries where wealth is extracted from the middle class and concentrated at the top. And, they add ominously, the United States is in danger of exiting this select pool of thriving nations as more wealth and political power accumulates at the pinnacle, at the expense of the base.

Chuyện dịch thuật: sai ở khắp nơi

Chuyện dịch thuật: sai ở khắp nơi

TTCT - Sai sót trong dịch thuật ồn ào rồi cũng nguội quanh một số cuốn tiểu thuyết. Sai sót chữ nghĩa trên báo chí thấy hằng ngày, nói mãi cũng chỉ như đá ném ao bèo.
Sai sót dịch thuật ngữ khoa học phổ thông trong sách báo chịu chung sự thờ ơ và lơ đãng ấy. Tất cả có thể làm hỏng một thế hệ đọc sách và nguy hiểm hơn, gây hại cho tính chính xác của khoa học.

Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng các bộ từ điển bách khoa, sách tra cứu tham khảo chuẩn mực, hữu ích cho đại chúng và trẻ em trên bước khởi đầu tìm hiểu khoa học - Ảnh: Thuận Thắng

Các bạn từng nghe đến loài cá voi sát thủ chưa? Cứ nghe cái tên này thì chắc rất nhiều người là nạn nhân của nó. Nhưng tìm mãi trên báo mạng và sách vở, gần như không thấy nói gã “sát thủ” (*) ấy ăn thịt người, mà chỉ chuyên ăn thịt các loài cá khác, kiểu như “cá voi sát thủ xé xác cá mập” hay “cá voi sát thủ săn sư tử biển”...
Quả là thiên vị và bất công: đây là loài duy nhất được phong danh xưng “sát thủ”, mặc dù nó không ăn thịt người (trừ vài trường hợp cá biệt), trong khi bao nhiêu loài cá dữ ăn thịt người lại không đạt được “tước hiệu” đình đám ấy. Thật chẳng khác nào phong danh hiệu đại kiện tướng cờ vua cho một người thỉnh thoảng mới chơi vài nước cờ đơn giản.
Tùm lum thuật ngữ

Thuốc quá liều gây đình đốn kinh tế

Thuốc quá liều gây đình đốn kinh tế
2012-04-06
Sau ba năm thực hiện gói kích cầu 143.000 tỷ đồng tương đương 8 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam đã rơi trở về điểm xuất phát cũ của năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới diễn ra.
RFA/AFP: Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể
 hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012

Dư luận được báo chí dẫn dắt sau khi bị cuốn hút vào vụ Tiên Lãng, Vụ nứt đập thủy điện Sông Tranh 2, nay trở lại với thực tế đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo điện tử Saigon Tiếp thị, tăng trưởng GDP trong quí 1/2012 đã sụt giảm mạnh xuống mức 4%, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua. Tờ báo nhận định là, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 được ghi nhận là trong xu hướng hạ giảm, nhưng thực chất nếu tính theo năm thì vẫn tăng 14,15% so với tháng 3/2011 và cao hơn mức 11,25% của tháng 3/2009 ở giai đoạn khủng hoảng toàn cầu.

(5) Tên cướp đỏ (hết)

(5) Tên cướp đỏ (hết)


Trung Quốc của Mao Trạch Đông
 Trung Quốc của Mao Trạch Đông
1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao

Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Trong lúc đấy, Tưởng Giới Thạch cùng với đồng minh của ông ấy đã chiếm được Bắc Kinh; tháng 10 năm 1928, ông tuyên bố thành lập chính phủ riêng ở Nam Kinh – một thành phố lớn cách Bắc Kinh 900 kilômét về phía Nam được ông ấy tuyên bố là thủ đô mới của Trung Quốc. Ngay sau đấy, ông cho 25.000 quân lính hành quân về Tỉnh Cương Sơn; giữa tháng 1 Mao phải rút chạy khỏi dãy núi. Với gần 3000 chiến binh, ông ấy trốn thoát về phía Đông vào vùng ranh giới giữa hai tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây, nơi ông chiếm lấy một thành phố và lấy đó làm cơ sở hoạt động mới cho mình.
Trong thời gian này, thanh thế của ông trong giới lãnh đạo ĐCS đã được cải thiện nhiều vì các thành công về quân sự của ông ấy. Giới lãnh đạo ĐCS hy vọng họ có thể sử dụng được đội quân của Mao để tấn công các thành phố lớn hơn. Ngoài những việc khác, Mao phải tấn công Trường Sa, thành phố mà Khai Tuệ vợ ông vẫn còn sống ở đấy với ba người con.

(4) Tên cướp đỏ

(4) Tên cướp đỏ

Trung Quốc của Mao Trạch Đông
 Trung Quốc của Mao Trạch Đông
1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao

Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
VÀO THỜI GIAN này, bất thình lình Mao chạy trốn khỏi trường chính trị. Trong tháng 12 năm 1924, ông đầu tiên về Trường Sa và sau đó về lại làng Thiều Sơn quê của ông ấy. Gần một năm trời, ông không tham gia cuộc họp nào của ĐCS hay của QDĐ, dần dần mất tất cả các chức vụ trong Đảng. Ông báo cho giới lãnh đạo biết rằng ông đã làm việc quá nhiều, bị trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt và cao huyết áp. Có thể là ông ấy hoài nghi về liên minh với Quốc Dân Đảng trong thời gian này.
Thế nhưng mười tháng sau đó, trong tháng 10 năm 1925, ông trở về với chính trị và được bổ nhiệm làm thư ký ban tuyên truyền của QDĐ ở Quảng Đông; rõ ràng là ông ấy đã chấp nhận mặt trận thống nhất giữa những người Cộng sản và những người Dân tộc Chủ nghĩa.
Trong thời gian này, ông quan tâm ngày càng nhiều đến nông dân Trung Quốc: trong các chuyến đi qua nông thôn, niềm tin của ông ấy ngày càng tăng lên, rằng những người nghèo trong số họ (theo định nghĩa của Mao là tròn 70% của dân cư nông thôn) có thể là động lực cho cuộc cách mạng. Ông ghi lại những quan sát của mình trong các bản báo cáo và qua đó thách thức cấp trên của ông. Vì nông dân cho tới lúc đấy hầu như không đóng một vai trò nào trong suy nghĩ của giới lãnh đạo ĐCS ở Thượng Hải cả.

(3) Tên cướp đỏ

(3) Tên cướp đỏ

Trung Quốc của Mao Trạch Đông
 Trung Quốc của Mao Trạch Đông
1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao

Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Trong thời gian này, lần đầu tiên Mao quan tâm thật sự đến Chủ nghĩa Cộng sản. Cũng như nhiều trí thức khác, những người thuộc “Phong trào 4 tháng 5″, tính khiêm tốn vẻ ngoài của nước Cộng hòa Xô viết trẻ tuổi đã gây ấn tượng cho ông: chính phủ cách mạng dưới quyền của Lenin tuyên bố từ bỏ các vùng đất là tô địa cũ của Nga hoàng trong Trung Quốc.
Mao suy nghĩ liệu có nên học tiếng Nga, cân nhắc xem có di cư sang nước Nga Xô viết, nghiên cứu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của Karl Marx và Friedrich Engels vừa mới được dịch sang tiếng Trung – và gặp Trần Độc Tú ở Thượng Hải, một trong những người phát hành tờ “Thanh Niên Mới”, trí thức Mácxít quan trọng nhất của Trung Quốc.

(2) Tên cướp đỏ

(2) Tên cướp đỏ

Trung Quốc của Mao Trạch Đông
 Trung Quốc của Mao Trạch Đông
1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao

Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Nằm cách không xa các giảng đường là Quốc Hội mới, cơ quan các bộ cũng như “Tử Cấm Thành” mà hoàng đế trẻ con Phổ Nghi đã thoái vị vẫn còn sống ở sau những bức tường của nó, có hàng trăm thái giám ở xung quanh. Trong năm cách mạng 1912, lãnh tụ quân đội bảo thủ Viên Thế Khải đã trở thành tổng thống Trung Quốc. Năm 1913, khi đảng dân tộc của Tôn Dật Tiên, Quốc Dân Đảng, thắng lớn trong các cuộc bầu cử tự do đầu tiên, Viên cấm tổ chức đó hoạt động, đẩy Tôn đi lưu vong và giải tán Quốc Hội. Năm 1916, Viên qua đời, người trước đó còn tuyên bố mình là hoàng đế của một triều đại mới. Tổng thống mới của Trung Quốc tập họp lại Quốc Hội đã được bầu.

(1) Tên cướp đỏ (phần 1)

(1) Tên cướp đỏ (phần 1)
Trung Quốc của Mao Trạch Đông
 Trung Quốc của Mao Trạch Đông
1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao

Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Vào ngày 31 tháng 7 năm 1921, 13 người đàn ông trẻ tuổi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở gần Thượng Hải, trong số đó là một người thầy giáo rụt rè từ tỉnh lẻ, người cả một thời gian dài không có mục đích.  Nhưng bây giờ con người 27 tuổi đấy đã tìm thấy một nhiệm vụ mà ông ấy muốn đấu tranh cho nó với tất cả sức lực: cuộc cách mạng. Mao Trạch Đông biến nó trở thành nghề nghiệp của mình.

Trời mưa như trút nước khi chiếc du thuyền rời bến trên “Hồ Uyên ương”, tròn 90 kilômét về phía Tây Nam của Thượng Hải. 13 người đàn ông trên thuyền không hề chú ý đến cơn mưa đang lan rộng ra vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 đấy. Họ ngồi chen chúc quanh một cái bàn có những món cá, thức uống và cờ mạt chược. Và thảo luận.
Một bức tường bằng gỗ bảo vệ gian phòng hở ở mặt sau trước những cái nhìn tò mò. Ngay khi có thuyền khác đến gần, tất cả các câu chuyện đều câm lặng đi sau một tiếng gõ làm hiệu. Thế rồi những người đàn ông đó giả vờ trầm tư suy nghĩ chơi mạt chược, đẩy những con cờ qua lại trên cái bàn đã được đánh bóng. Họ biết: chỉ điểm của cảnh sát có thể cố nghe lén họ.
Những người đi trên du thuyền là sinh viên, giáo viên và nhà báo Mácxít. Họ đã mướn chiếc thuyền để ngụy trang cho cuộc gặp gỡ bí mật của họ như một chuyến vui chơi. Thật sự là họ muốn thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. 13 người đàn ông đó đại diện cho chưa tới 60 người Cộng sản – trong một đất nước có hơn 450 triệu dân.
Họ liên kết lại với nhau thành những chi bộ bé nhỏ chỉ trong năm thành phố Trung Quốc, họ thiếu tiền và kinh  nghiệm. Mặc dù vậy, họ vẫn quyết định thành lập chế độ chuyên chính vô sản ở Trung Quốc.

TRUNG QUỐC: XUNG QUANH VẤN ĐỀ CẢI CÁCH KINH TẾ

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

TRUNG QUỐC: XUNG QUANH VẤN ĐỀ CẢI CÁCH KINH TẾ

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 6/4/2012
Trong những tháng trước khi thay đổi ban lãnh đạo, trận chiến xung quanh cải cách kinh tế đang nóng lên. Hai bài viết trên tạp chí The Economist s ra gần đây nhìn vào hoạt động chính trị của cuộc tranh luận, và một kế hoạch chi tiết cho sự thay đi.
Nhng con ong ngày càng bận rộn
Các nhà cải cách Trung Quốc đã có một vài năm tồi tệ. Họ phàn nàn rằng một nền kinh tế đang bùng nổ đã khiến chính phủ suy giảm ý chí chiến đấu nhân danh họ chống lại các nhóm lợi ích ngày càng hùng mạnh thấy không cần thiết phải thay đổi. Nhưng khi Đảng Cộng sản chuẩn bị trao lại quyền lực cho một thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ hơn vào cuối năm nay, những người cải cách nhìn thấy một tia cơ hội le lói. Họ hy vọng sẽ thách thức giả định cho rằng sự chuyển giao ban lãnh đạo chắc chắn sẽ là một thời kỳ tránh rủi ro và thận trọng về chính sách.
Trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp của mình, gần đây các nhà cải cách đã tài trợ cho hai bản báo cáo đưa ra những kế hoạch thay đổi dài hạn. Đầu tiên, vào ngày 23/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ngân hàng trung ương của đất nước này, thông báo một thời gian biểu mười năm cho việc tự do hóa dần dần các thị trường vốn. Điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nhân Trung Quốc mua các công ty nước ngoài và mở đường cho việc mở cửa các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường bất động sản của Trung Quốc. Rồi bốn ngày sau, các nhà cải cách tuyển dụng đã chiêu mộ Ngân hàng Thế giới cho sự nghiệp của họ.

CHUYỆN VUI QUANH NHỮNG CÁI TÊN

CHUYỆN VUI QUANH NHỮNG CÁI TÊN

Ý Xuân
Cái tên do cha mẹ đặt ra ngay từ lúc chào đời, nói như vậy có nghĩa là người ta không thể tự đặt tên cho mình. Nhưng xem ra điều này chỉ đúng một phần, thực tế đã chứng minh nếu tên xấu quá, sau này ta có quyền làm đơn xin đổi tên.

Bài viết dưới đây chỉ là góp nhặt chuyện vui-buồn qua cái tên của người Việt, hoàn toàn không có ý châm chọc một ai. Nếu có sự trùng hợp chỉ là ngoài ý muốn của tác giả.

Trước hết nói về một số tên của người Việt ở hải ngoại. Có một ông thuộc thế hệ người Việt thứ nhất khi còn ở Việt Nam mang họ Bùi, tên Liêm: Bùi Liêm. Sang đến Mỹ, tên của ông được chính thức trở thành Liêm Bùi theo cách viết tên trước họ sau của người Mỹ. Nhưng khổ nỗi, trong tiếng Anh không có dấu nên tên của ông trên giấy tờ được viết là Liem Bui. Các bạn đồng hương nói đùa: “Tên gì mà kỳ cục, nghe như… liếm cái gì đó, tục quá!”.

Để không bị chế giễu, ông vẫn giữ họ Bùi nhưng tên Liêm đổi thành Robert hầu tránh ngộ nhận chết người… Tưởng đâu thoát nạn nhưng ông lại gặp thêm rắc rối vì cái tên mới. Số là người Mỹ thường gọi Robert qua cái tên thân mật Bob. Tưởng đã yên thân với tên Robert Bui, nay ông lại khốn đốn vì cái tên thân mật Bob Bui. Bạn đồng hương lại có dịp chọc quê: “Liếm b… chưa đủ hay sao mà lại còn đổi là bóp …”. 

Văn minh và lạc hậu của người Việt Nam

Văn minh và lạc hậu của người Việt Nam
Trần Đình Tuấn
Sau gần 30 năm mở cửa và 32,5 tỷ Mỹ kim nợ nước ngoài (tính đến hết năm 2010), Việt Nam đã xây dựng được khá nhiều những công trình hạ tầng cơ sở lớn. Những bến phà chậm chạp gây tắc nghẽn lưu thông đã gần như hoàn toàn biến mất, nhường chỗ cho những cây cầu vĩ đại bắc ngang sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Hàn…  Hầm Thủ Thiêm, xa lộ Đông Tây, và những cao ốc tân kỳ đã biến Sài Gòn thành một thành phố hào nhoáng và văn minh không thua kém các thành phố lớn khác ở Thái Lan, Mã Lai, Phi líp pin, Nam Dương…

Tuy nhiên, bên trong cái bề ngoài văn minh hiện đại đó là những con người với một thói quen không hề thay đổi từ thời tiền sử: thói quen xả rác bừa bãi. Việt Nam có lẽ là một trong những nước đang phát triển duy nhất trên thế giới nơi người dân thản nhiên vất rác ra tất cả mọi nơi công cộng, bất kể đó là nơi du lịch, thờ cúng, sông suối, đường phố, công viên… Gần như tất cả các sông ngòi, kênh lạch, ao hồ, đặc biệt những kênh lạch chảy qua khu đông dân cư, đều ngập rác. Tất cả những quán ăn, trừ quán ăn dành riêng cho người ngoại quốc, đều ngập rác vì thực khách Việt Nam bất kể giàu nghèo, sang, hèn, trí thức hay thất học, đều có chung thói quen nhè xương, xả rác, vất khăn giấy, xuống nền nhà, mặc dù rất nhiều tiệm có trang bị mỗi gầm bàn ăn một cái sọt rác. Trên đường phố rất thường thấy cảnh những người đi xe ô tô máy lạnh sang trọng thản nhiên quay kính xe vứt từng bọc rác xuống đường. Thê thảm nhất là những công viên ở các thành phố lớn sau các buổi lễ hội: rác ngập lên như thể các nơi đó vừa trải qua một trận cuồng phong.
Việt Nam là một dân tộc tự hào, vì vậy ngày càng có đông người Việt có cảm giác khó chịu với thói quen  xả rác vô tội vạ, tuy vậy, đề cập đến vấn nạn này tất cả mọi người Việt đều có một nhận định giống nhau: “người mình kém ý thức” thế là hết chuyện! Làm như thể người Nhật, người Sing, người Đức, người Mỹ… sinh ra đã “có ý thức”. Đây là một nhận định sai lầm và nhận định sai lầm này giải thích tại sao đến thế kỷ 21 người Việt Nam vẫn xả rác vô tội vạ y như tổ tiên của chúng ta trong thời ăn lông ở lỗ.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Bộ trưởng và báo chí

Hôm qua hơi mừng vì lâu mới thấy ông Huệ lên tiếng với thiện ý là định hạ thuế giúp doanh nghiệp. Nhưng hôm nay đọc tin này thì thấy thất vọng quá: Bác Huệ coi báo chí cũng như Bác (và các nhân viên hành chính), chỉ được làm cái được Quốc hội và Chính phủ giao (theo luật). Liệu có phải bác ngầm báo chúng mày tưởng là giới tự do lêu lổng muốn viết gì cũng được nhưng đâu phải; cũng là do nhà nước lập ra nên thực chất cũng là cơ quan hành chính, chỉ được làm cái nhà nước giao thôi. Có phải thế không nên báo chí chính thống ở ta đều là báo lề phải và các nhà báo thường bị gọi là đám bồi bút. Điển hình gần nhất là bác Hoàng Thắng viết bài "Kính thưa quý cô cái gì cũng muốn". Quý cô ở đây là diva nổi tiếng Mỹ Linh.
Đọc đoạn bác Huệ nói "Báo của tổ chức này sao lại nói về lĩnh vực của tổ chức khác? Vì sao báo về tiếp thị lại đi viết về chính trị?”, lại nhớ trước đây khi thỉnh thoảng còn hăng hái viết, tôi thường bị lãnh đạo nhắc nhở mình làm trong ngành này thì chỉ nên viết tin trong ngành thôi (và nộp lãnh đạo xem trước), đừng đụng chạm đến tài chính, ngân hàng, thương mại... làm gì, đó là việc của Bộ  tài chính, Ngân hàng nhà nước và Bộ thương mại... Tưởng chuyện này đã là dĩ vãng của một thời ấu trĩ, không ngờ nay lại có GSTS Vương Đình Huệ mang ra sử dụng lại.

Bộ trưởng và báo chí

NGHỆ NHÂN

picture  
Bộ trưởng Vương Đình Huệ đang được làng báo và công luận 
nói chung ghi nhận như là một chính khách nổi bật trong đội
 hình bộ trưởng hiện tại, dẫu nhiệm kỳ của ông chưa tròn một năm.
 
Sáng 5/4, hàng chục cơ quan báo chí đã được Bộ Tài chính “trân trọng mời đến tham dự và đưa tin” về hội nghị học tập, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 của bộ này. Nhưng tại đây, các nhà báo đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ dành cho một bất ngờ.
Khi phát biểu về chủ đề báo chí và truyền thông, Bộ trưởng Huệ nói khá dài, đại ý hiện nay báo chí và truyền thông phát triển, nhưng cũng vì thế mà việc quản lý trở nên khó khăn, nhất là đối với báo điện tử, blog...
Rồi ông bày tỏ sự không hài lòng về việc các báo hiện nay thường đề cập đến các nội dung không phải “của mình”. “Tôn chỉ mục đích có rồi sao không theo? Báo của tổ chức này sao lại nói về lĩnh vực của tổ chức khác? Vì sao báo về tiếp thị lại đi viết về chính trị?”, ông Huệ nêu vấn đề.
Vấn đề được Bộ trưởng Huệ nêu khiến không ít nhà báo có mặt tại hội nghị cảm thấy ngỡ ngàng. Thậm chí đã có người đặt câu hỏi về cách nhìn nhận của Bộ trưởng đối với báo chí và vai trò của báo chí.