Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
Trên đời phàm cái gì quá đều không tốt, làm giảm giá trị của tự thân, như câu nói “rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Rượu nhạt nhưng uống nhiều cũng đủ khiến người ta say, người nói hay đến mấy nhưng nói nhiều cũng gây nhàm chán, người khác không muốn nghe.

Sống trên đời biết nhiều không bằng “biết đủ”. Nếu cần thì thể hiện mình, khi không cần thiết thì nên khiêm tốn. Chưa hiểu đừng nên nói, hiểu rồi nên kiệm lời, lời nói ít mới có sức nặng, nói lắm dẫu hay cũng sinh nhàm chán, lời nói mất “trọng lượng”. Bạn đừng nghĩ mình là trung tâm của mọi cuộc vui, vì không biết ai trong số những người đang cười là thật lòng.

1) “Rượu nhạt uống lắm cũng say”

Hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước thấp nhất

Cách đây khoảng 20 năm tôi đã viết một bài báo khá hay về đánh giá hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế dựa trên một mô hình kinh tế lượng. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước là thấp nhất đúng như bài viết dưới đây. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy đầu tư công cộng đã có ảnh hưởng tích cực tới đầu tư KTNQD trong khi đầu tư của các DNNN lại có tác dụng tiêu cực; hay nói cách khác đầu tư công cộng có tác dụng bổ sung cho đầu tư KTNQD, trong khi đầu tư của các DNNN lại có tác động thay thế cho đầu tư KTNQD. Chính vì ảnh hưởng bất lợi của đầu tư của khu vực DNNN quá lớn, không bù lại được mặt tích cực của đầu tư công cộng nên kết quả chung là đầu tư nhà nước đã có ảnh hưởng bất lợi với đầu tư KTNQD. Tôi sẽ đăng bài đó ngay sau bài này.
Hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước thấp nhất
Bùi Trinh, 4/11/2022 Kinh tế Sài Gòn Online (KTSG) – Nền kinh tế Việt Nam cơ bản là một nền kinh tế thâm dụng vốn và giai đoạn hiện nay mức độ thâm dụng vốn có xu hướng tăng lên, điều này một phần không nhỏ là do hiệu quả đầu tư giảm sút và các quyết định tăng lương hầu như không dựa vào tăng năng suất lao động. Một số ngân hàng, công ty bảo hiểm đầu tư tài chính thiếu hiệu quả.
Đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước tạo ra rất ít tăng trưởng. Ảnh: N.K

Giải trình của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà tại Quốc hội

Bộ trưởng Trà cho biết từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022, số đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật là hơn 20.300 người, chiếm 1% tổng số, là con số lớn nhất từ trước đến nay. Không biết có phải chính nhờ con số 1% này mà bác Cả rất tự hào về chiến dịch đốt lò chưa từng có trong lịch sử chế độ XHCN do bác khởi xướng và lãnh đạo không ? Ai cũng biết khi giữ chức Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói một câu bất hủ: "Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp". Nếu "cách chức hết thì lấy ai làm việc" và "cứ dẹp đi là bầu không kịp" thì chứng tỏ con số 1% quá nhỏ nhoi. Thực tế lãnh đạo cấp cao thường có suy nghĩ kỷ luật cán bộ đảng viên càng nhiều thì càng làm cho người dân vui sướng, nhưng càng như vậy thì người dân càng không tin vào bộ máy chính quyền, càng không tin vào chế độ vì cho rằng chính quyền và chế độ gồm toàn lũ quan tham, ngu dốt và chuyên làm bậy bạ. Người dân cũng không coi đây là Trung ương chống tham nhũng, tiêu cực mà chỉ thấy nội bộ đấu đá lẫn nhau. Do vậy đánh chuột nhất định không được làm vỡ bình, chống tham nhũng, kỷ luật và bắt giam... phải được tiến hành từ từ, tức là vẫn phải có giới hạn, vẫn phải có vùng cấm.
Giải trình của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà tại Quốc hội
04/11/2022 TTO - 
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Số cán bộ bị kỷ luật chiếm 1%, cao nhất từ trước đến nay. Trả lời chất vấn chiều 4-11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022, số đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật là hơn 20.300 người, chiếm 1% tổng số, là con số lớn nhất từ trước đến nay.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: Quochoi.vn

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

TRƠ TRẼN Nguyễn Thanh Nghị

TRƠ TRẼN
FB Truong Huy San - Vì không kỳ vọng gì vào các phiên chất vấn nên từ lâu tôi đã không theo dõi các phiên họp từng được chờ đợi này. Sáng nay, có người gửi cho cái link của báo điện tử VTV nói, "Dư luận đánh giá cao phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng", mới nhân tiện xem phần trả lời của Nguyễn Thanh Nghị, tự nhiên chẳng muốn làm gì.
Với những câu chất vấn trực tiếp trước QH mà Nghị vẫn phải cắm mặt vào tờ giấy. Tờ giấy mà Văn phòng chuẩn bị cho Nghị lại cũng rất cẩu thả sơ sài. Những nội dung chồng lấn liên ngành, khi được mời, cả bà Thống đốc và ông Bộ trưởng Giao thông mới được bổ nhiệm vài tuần, đều trình bày lưu loát và tỏ ra am hiểu ngành xây dựng hơn cả Nghị.

Về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 của Mỹ

Về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 của Mỹ
FB Đỗ Kim Thêm 4-10-2022 - Vào ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới đây, các cử tri Mỹ sẽ đi bầu Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden và được gọi chung là Midterm Elections. Kết quả bầu cử này sẽ là thước đo về thành quả trong hai năm vừa qua và tiên đoán về triển vọng trong hai năm sắp tới của Tổng thống Joe Biden.

Nhưng ai sẽ bầu cho ai? Cuộc tranh cử lần này có ảnh hưởng đặc biệt nào đối với toàn bộ nền chính trị của Mỹ? Dân chúng hài lòng với công việc của chính quyền Joe Biden đến mức nào và hai đảng Cộng hoà và Dân chủ sẽ vận động tranh cử với các đề tài nào?

Ai bầu cho ai?

Làm sao để sống an nhiên tự tại giữa dòng đời?

Làm sao để sống an nhiên tự tại giữa dòng đời?
Đời sống của chúng ta xoay quanh giữa khổ đau và hạnh phúc, giữa sóng gió và yên bình. Vì vậy, ngày càng có nhiều người tìm về chân ngã để hiểu nhiều hơn về đời sống tinh thần của mình.

1. An nhiên là trạng thái như thế nào?
Khi xã hội phát triển vật chất đủ đầy cũng đồng nghĩa với cuộc sống trở nên bận rộn, làm cho người ta dễ sinh tâm trạng bực dọc. Ta đã quen với nghĩ mưu, tính kế và cạnh tranh để giành những thứ tốt nhất, cuộc sống sung sướng. Tiền bạc, danh vọng và quyền lực trở thành thước đo giá trị bản thân và hạnh phúc mà người ta sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đạt được.

"Cầm giấy ê a đọc" sao gọi là thảo luận Quốc hội?

Hoan hô ĐBQH Lê Thanh Vân đã phát biểu rất đúng. Các đây 1 tuần, tôi có ghé qua nhà một anh bạn, anh đang xem truyền hình trực tiếp 1 phiên họp toàn thể của Quốc hội. Nhìn các vị ĐBQH "cầm giấy ê a đọc, mỗi người đi một hướng", chúng tôi rất ngán ngẩm. Anh ấy cũng như tôi, xuân thu nhị kỳ đều là đại biểu dự thính các kỳ họp Quốc hội nên đã chứng kiến cảnh này từ mấy chục năm nay, chẳng có gì thay đổi. Anh ấy còn bảo nhiều bản tham luận do thư ký, nhân viên viết, các vị ĐBQH cầm đọc nhưng nhiều khi không hiểu nội dung mình đang đọc là gì. Sáng nay nói chuyện với một đồng chí nguyên thứ trưởng chuyện này, đồng chí bảo hầu hết các vị không hiểu nội dung, bản chất của các thuật ngữ kinh tế xã hội môi trường mà các vị vẫn quen mồm nói..., từ những thuật ngữ đơn giản nhất như GDP, lạm phát, thất nghiệp... Trình độ ĐBQH như thế thì sao có thể tranh luận tại Quốc hội được. Tôi biết bác Vân từ lâu và rất kính trọng bác. Chúng tôi đã thường xuyên phối hợp công tác với nhau khi bác là lãnh đạo vụ Công tác dân biểu của Quốc hội, còn tôi phụ trách mảng quan hệ với Quốc hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
"Cầm giấy ê a đọc, mỗi người đi một hướng" sao gọi là thảo luận Quốc hội?
Thế Kha 02/11/2022 - 
(Dân trí) - "Cầm giấy đọc ê a, tôi nghĩ rằng người dân sẽ chán và rất nhàm. Chính chúng tôi khi nghe những bài đọc đến lúc chủ tọa đã nói là ngắt đi rồi nhưng vẫn tiếp tục đọc tiếp cũng thấy buồn"- đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Ảnh: Phạm Thắng).
Chiều 2/11, thảo luận ở hội trường về dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách - khẳng định thảo luận là phương thức hoạt động quan trọng nhất.

Bị động khi VN chỉ chủ động được 30% nguồn cung xăng dầu

Bị động khi Việt Nam chỉ chủ động được 30% nguồn cung xăng dầu
Thời gian gần đây, tình trạng khan hiếm xăng cục bộ đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội. Tuy mới có sự điều chỉnh giá xăng dầu theo hướng đi lên, nhưng tình trạng này vẫn không thấy thuyên giảm. Lý do được đưa ra để giải thích là tình hình thế giới có nhiều biến động trong khi Việt Nam mới chỉ chủ động được 30% nguồn cung xăng dầu.

Tăng giá nhưng vẫn khan hiếm
2 hôm trước thời điểm điều chỉnh giá 01/11, một số cây xăng treo biển "hết xăng, còn dầu"; số khác thì hạn chế lượng bán 30.000 - 50.000 VND với mỗi lần.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

Nhiệm kỳ 3 của Tập tác động ra sao với Việt Nam?

Nhiệm kỳ 3 của Tập Cận Bình tác động ra sao với Việt Nam?
29/10/2022 Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình lên nắm quyền gần như cùng thời điểm, ông Trọng vào năm 2011 còn ông Tập một năm sau đó. Trong nhiệm kỳ 5 năm tới của Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép với Việt Nam trên Biển Đông và mặc dù hai Đảng Cộng sản sẽ cố gắng duy trì quan hệ tốt, Nguyễn Phú Trọng sẽ không tìm cách tập trung quyền lực vào tay mình như Tập Cận Bình, một nhà quan sát chính trị Việt Nam nói với VOA.
Ngay sau khi đắc cử Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba hôm 23/10, ông Tập Cận Bình đã mời người tương nhiệm ở Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/10 đến ngày 2/11. Ông Trọng sẽ là vị lãnh đạo nước ngoài đầu tiên ông Tập gặp sau Đại hội Đảng và đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trọng kể từ khi ông dược tái bầu, cũng nhiệm kỳ thứ 3, hồi đầu năm ngoái.

Lão hóa dân số gây tác hại đến phát triển kinh tế của VN

Lão hóa dân số có thể gây tác hại đến phát triển kinh tế của Việt Nam
17/10/2022 - Ngày 16/09/2022, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế". Đây là một vấn đề ngày càng gây quan ngại ở Việt Nam, bởi vì tốc độ lão hóa quá nhanh của dân số Việt Nam có thể gây tác hại đến nền kinh tế.

Việt Nam được xem là một trong các quốc gia có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo thống kê của văn phòng Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc ( UNFPA ) tại Việt Nam, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.

Theo chiều hướng đó, Tổng cục Thống kê Việt Nam dự báo, dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Đây sẽ là thời điểm chấm dứt thời kỳ “dân số vàng” ở Việt Nam.

3 kiểu người luôn luôn may mắn và thành công

3 kiểu người luôn luôn may mắn và thành công
Phúc khí, may mắn của một người thực sự giống như đồng tiền gửi tiết kiệm trong con heo đất. Mỗi chút lòng thiện bạn gửi vào “heo đất” mỗi ngày sẽ được tích lũy, trở thành phước lành của bạn trong tương lai. Trong cuộc sống, may mắn, hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống mà do chính chúng ta tích lũy từ những hành động của mình.

Người xưa có câu: "Mệnh do mình tạo, phúc tự mình cầu". Muốn có cuộc sống sung túc, bình an cho hiện tại và tương lai thì ngay từ bây giờ cần tu thân tích đức. Mọi việc đều có nhân có quả, 3 kiểu người sau đây là người có phúc khí.

1. Người luôn làm việc tốt, tử tế

Lòng tốt thực chất là sự trao đổi không toan tính. Chỉ cần bạn sẵn lòng cho đi, thiện chí đó sẽ được nhân lên, cuối cùng bạn sẽ được nhận lại những giá trị tương xứng.

Leo núi thăm Đền Gióng và Chùa Non Nước

Leo núi thăm Đền Gióng và Chùa Non Nước
Thực hiện chương trình "2 tuần 1 điểm leo núi", sau các chuyến lên Ba Vì, Tam Đảo, Tây Thiên..., cách đây 2 tuần tôi và TS Lê Nhật đã có chuyến dạo chơi trên đồi Đá Chông, thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì; đây là địa điểm nơi gìn giữ thi hài của Bác Hồ từ 1969 - 1975 còn gọi là Khu di tích K9. 
Hôm nay tôi lại trở núi Tam Đảo nhưng là đến núi Sóc (còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh). Đây là ngọn núi lớn đầu tiên của dãy Tam Đảo về phía Đông Nam, nằm trên địa phận huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Sóc (朔) là một từ Hán Việt cổ, có nghĩa là phương bắc. Tên gọi này xuất phát từ vị trí địa lý khi đỉnh núi Sóc nằm gần theo hướng chính Bắc so với Kinh thành Thăng Long xưa.