Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

Vì sao đại học lại cấp cao hơn trường đại học?

Hôm qua tôi đã bình luận về cách đặt tên rối rắm của ngành giáo dục nước ta, từ Trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, tự dưng biến thành Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông rất dài dòng và khó hiểu; rồi từ trường đại học biến thành đại học cũng rối rắm y như vậy. Đọc kỹ thì tôi cũng hiểu như cách của bài viết này là những ông có thế lực nhất trong ngành giáo dục muốn thể hiện "trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành. Điều này có nghĩa, đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao hàm nhiều trường đại học". Tuy nhiên, muốn vậy thì cũng có nhiều cách khác nhau để thể hiện chứ quá ngu khi đặt ra hai cấp là "trường đại học" và "đại học" vì theo ngôn ngữ tiếng Việt thì hai khái niệm này là một. Có mấy điều tôi chưa thông ở đây là: 1) Theo cách hiểu của ngành giáo dục thì lĩnh vực cao hơn, rộng hơn ngành, trong khi từ trước nay cán bộ nhà nước và người dân đều hiểu ngành và lĩnh vực ngang nhau, chứ có phải lĩnh vực bao trùm ngành. 2) Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu 4 quy định, là điều kiện đặc biệt khi chuyển trường đại học thành đại học. Cụ thể, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải có ít nhất 3 trường đại học trực thuộc. Vậy mà ngay sau khi được đôn lên thành "Đại học", Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định luôn "không xây dựng các trường đại học thành viên, thống nhất quan điểm "Một Bách khoa Hà Nội". Vậy có mâu thuẫn với Nghị định 99/2019/NĐ-CP không ?
Vì sao đại học lại cấp cao hơn trường đại học?
06/12/2022 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, đại học và trường đại học có gì khác nhau? Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Hà Thị Khuyên (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho cho biết: Tại Việt Nam, theo Luật Giáo dục 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định rường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: VNE

Còn đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này. Các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Chiếu theo quy định trên, có thể hiểu trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành.

Điều này có nghĩa, đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao hàm nhiều trường đại học.

Theo luật sư Khuyên, tại Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu 4 quy định, là điều kiện đặc biệt khi chuyển trường đại học thành đại học.

Cụ thể, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải đáp ứng các điều kiện như trường đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

Trường cần ít nhất 3 trường đại học trực thuộc và ít nhất 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Quy mô đào tạo sinh viên chính quy phải từ 15.000 em trở lên.

Trường cần ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp - với đại học công lập, còn với trường tư thục cần sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số người, đại diện góp vốn.

Trường xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường đại học liên kết với nhau xây dựng. Trong đó xác định mục tiêu, sứ mệnh chung. Đồng thời làm rõ các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản, các nội dung khác (nếu có).

Vị luật sư cũng cho biết, Nghị định 99/2019/NĐ-CP cũng cho phép các trường đại học đơn lập được liên kết để trở thành đại học chung, nhưng điều kiện là phải có ít nhất 3 trường đại học cùng loại hình công lập hoặc cùng loại hình tư thục liên kết thành đại học hoặc có ít nhất 3 trường đại học là trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận liên kết thành đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Các trường tham gia liên kết phải xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung, các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản.

Ngoài ra, phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp trường đại học công lập hoặc có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp tại mỗi trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Các trường sẽ phải gửi hồ sơ chuyển đổi cho Bộ GD&ĐT thẩm định, trình Thủ tướng quyết định.

https://danviet.vn/vi-sao-dai-hoc-lai-cap-cao-hon-truong-dai-hoc-20221206192319718.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét