Putin: phương Tây vứt quy tắc thương mại vào sọt rác
Tổng Thống Nga nói rằng. Phương Tây không tính đến hậu quả khi trừng phạt kinh tế Nga. Đồng thời "vứt bỏ các nguyên tắc thương mại toàn cầu vào sọt rác".Ông thừa nhận ngành thép nước này đang phải đối mặt nhiều thách thức do các lệnh trừng phạt của phương Tây, như khó tiếp cận thị trường quốc tế, không thể mua thiết bị từ nước ngoài để sản xuất phụ kiện ống thép, thép cuộn và thép tấm.
Tổng thống Nga cho rằng biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không tính đến "các hậu quả rõ ràng", như giá vật liệu xây dựng trên thị trường quốc tế tăng cao và lạm phát toàn cầu.
"Suy giảm phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân bình thường, trước hết ở châu Âu, không được các chính trị gia quan tâm, chưa kể những điều như tuân thủ nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những thứ đó đơn giản là đã bị ném vào sọt rác", ông Putin nói.
Ông mô tả những nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế ngành công nghiệp thép của Nga là biểu hiện rõ ràng của cạnh tranh không lành mạnh, nhằm cản trở doanh nghiệp Nga và tái định hình thị trường thế giới theo hướng có lợi cho họ.
Mỹ và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với gần như tất cả khía cạnh của nền kinh tế Nga do chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine. Các biện pháp trừng phạt này gồm nhiều lệnh hạn chế với ngành dầu khí, hàng hóa và dịch vụ tài chính Nga.
Ông Putin tháng trước nói rằng các lệnh trừng phạt không hợp pháp, cáo buộc phương Tây bỏ qua nguyên tắc cơ bản về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác. Ông nhấn mạnh những hành động như vậy không chỉ làm tổn hại quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc, mà còn làm suy yếu hệ thống luật pháp toàn cầu.
https://vnexpress.net/ong-putin-phuong-tay-vut-quy-tac-thuong-mai-vao-sot-rac-4494807.html
-----------------
Đại học Yale: Nga phụ thuộc vào châu Âu nhiều hơn
Theo một báo cáo mới đây của các chuyên gia kinh tế và kinh doanh từ Đại học Yale (Mỹ), nền kinh tế Nga đã bị thiệt hại nặng nề bởi các lệnh trừng phạt và sự rút lui của nhiều công ty quốc tế kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.Báo cáo cho biết, dù Nga vẫn thu về hàng tỷ USD từ việc bán năng lượng với giá cao hơn, nhưng các số liệu chưa được công bố lại cho thấy, phần lớn hoạt động kinh tế trong nước đã chững lại kể từ khi xung đột của nước này với Ukraine xảy ra vào ngày 24/2.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, việc châu Âu chiếm đến 83% lượng năng lượng xuất khẩu của Nga đã khiến nước này đứng trước nguy cơ cao hơn trong trung hạn.
Theo các chuyên gia, “Nga phụ thuộc vào châu Âu nhiều hơn so với châu Âu phụ thuộc vào Nga”.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, khoảng 1.000 công ty nước ngoài đã ngừng hoạt động tại Nga, ảnh hưởng đến 5 triệu việc làm. Sản lượng công nghiệp sụt giảm, còn doanh số bán lẻ và chi tiêu tiêu dùng của nước này cũng ghi nhận các mức giảm theo năm 15-20%.
Song song với đó, nhập khẩu giảm mạnh, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc giảm hơn một nửa.
Một minh chứng điển hình cho những khó khăn của Nga là lĩnh vực ô tô. Doanh số ô tô giảm từ 100.000 chiếc/tháng xuống 27.000 chiếc/tháng và sản lượng ô tô cũng chững lại do thiếu linh kiện và máy móc.
Không có các linh kiện nhập khẩu, các nhà sản xuất Nga đang phải cho xuất xưởng những chiếc ô tô không có túi khí hay hệ thống chống bó phanh hiện đại, và chỉ có xe số sàn.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, kinh tế Nga, dù đang suy giảm, nhưng vẫn đang hoạt động tốt hơn dự đoán nhờ thu nhập từ xuất khẩu năng lượng và hàng hóa.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Yale, các số liệu lại cho thấy doanh thu từ năng lượng của Nga đang giảm xuống trong 3 tháng qua. Nếu châu Âu thành công trong việc tự lập khỏi nguồn cung khí tự nhiên của Nga, thì nước này sẽ đối mặt với một tình thế "không thể cứu vãn được” khi thiếu thị trường đầu ra.
Tác giả của báo cáo trên là ông Jeffrey Sonnenfeld, Chủ tịch Viện lãnh đạo điều hành Yale và các chuyên gia về kinh tế - quản trị kinh doanh của viện này.
https://baoquocte.vn/dai-hoc-yale-nga-phu-thuoc-vao-chau-au-nhieu-hon-192908.html
Tổng thống Nga cho rằng biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không tính đến "các hậu quả rõ ràng", như giá vật liệu xây dựng trên thị trường quốc tế tăng cao và lạm phát toàn cầu.
"Suy giảm phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân bình thường, trước hết ở châu Âu, không được các chính trị gia quan tâm, chưa kể những điều như tuân thủ nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những thứ đó đơn giản là đã bị ném vào sọt rác", ông Putin nói.
Ông mô tả những nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế ngành công nghiệp thép của Nga là biểu hiện rõ ràng của cạnh tranh không lành mạnh, nhằm cản trở doanh nghiệp Nga và tái định hình thị trường thế giới theo hướng có lợi cho họ.
Mỹ và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với gần như tất cả khía cạnh của nền kinh tế Nga do chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine. Các biện pháp trừng phạt này gồm nhiều lệnh hạn chế với ngành dầu khí, hàng hóa và dịch vụ tài chính Nga.
Ông Putin tháng trước nói rằng các lệnh trừng phạt không hợp pháp, cáo buộc phương Tây bỏ qua nguyên tắc cơ bản về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác. Ông nhấn mạnh những hành động như vậy không chỉ làm tổn hại quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc, mà còn làm suy yếu hệ thống luật pháp toàn cầu.
https://vnexpress.net/ong-putin-phuong-tay-vut-quy-tac-thuong-mai-vao-sot-rac-4494807.html
-----------------
Đại học Yale: Nga phụ thuộc vào châu Âu nhiều hơn
Theo một báo cáo mới đây của các chuyên gia kinh tế và kinh doanh từ Đại học Yale (Mỹ), nền kinh tế Nga đã bị thiệt hại nặng nề bởi các lệnh trừng phạt và sự rút lui của nhiều công ty quốc tế kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.Báo cáo cho biết, dù Nga vẫn thu về hàng tỷ USD từ việc bán năng lượng với giá cao hơn, nhưng các số liệu chưa được công bố lại cho thấy, phần lớn hoạt động kinh tế trong nước đã chững lại kể từ khi xung đột của nước này với Ukraine xảy ra vào ngày 24/2.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, việc châu Âu chiếm đến 83% lượng năng lượng xuất khẩu của Nga đã khiến nước này đứng trước nguy cơ cao hơn trong trung hạn.
Theo các chuyên gia, “Nga phụ thuộc vào châu Âu nhiều hơn so với châu Âu phụ thuộc vào Nga”.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, khoảng 1.000 công ty nước ngoài đã ngừng hoạt động tại Nga, ảnh hưởng đến 5 triệu việc làm. Sản lượng công nghiệp sụt giảm, còn doanh số bán lẻ và chi tiêu tiêu dùng của nước này cũng ghi nhận các mức giảm theo năm 15-20%.
Song song với đó, nhập khẩu giảm mạnh, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc giảm hơn một nửa.
Một minh chứng điển hình cho những khó khăn của Nga là lĩnh vực ô tô. Doanh số ô tô giảm từ 100.000 chiếc/tháng xuống 27.000 chiếc/tháng và sản lượng ô tô cũng chững lại do thiếu linh kiện và máy móc.
Không có các linh kiện nhập khẩu, các nhà sản xuất Nga đang phải cho xuất xưởng những chiếc ô tô không có túi khí hay hệ thống chống bó phanh hiện đại, và chỉ có xe số sàn.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, kinh tế Nga, dù đang suy giảm, nhưng vẫn đang hoạt động tốt hơn dự đoán nhờ thu nhập từ xuất khẩu năng lượng và hàng hóa.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Yale, các số liệu lại cho thấy doanh thu từ năng lượng của Nga đang giảm xuống trong 3 tháng qua. Nếu châu Âu thành công trong việc tự lập khỏi nguồn cung khí tự nhiên của Nga, thì nước này sẽ đối mặt với một tình thế "không thể cứu vãn được” khi thiếu thị trường đầu ra.
Tác giả của báo cáo trên là ông Jeffrey Sonnenfeld, Chủ tịch Viện lãnh đạo điều hành Yale và các chuyên gia về kinh tế - quản trị kinh doanh của viện này.
https://baoquocte.vn/dai-hoc-yale-nga-phu-thuoc-vao-chau-au-nhieu-hon-192908.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét