Quan chức Đài Loan: 'Trung Quốc là con hổ giấy'
Vào ngày 02/8, quan chức Đài Loan, Tiến sĩ Twu Shiing-jer gọi Trung Quốc là “con hổ giấy” trong một cuộc phỏng vấn sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan. Ông Twu mạnh mẽ ủng hộ sự thay đổi chính sách “Một Trung Quốc” của Hoa Kỳ, đề xuất rằng Hoa Kỳ áp dụng chính sách “Một Đài Loan, Một Trung Quốc” dựa trên ý chí của người dân Đài Loan.
Bà Pelosi đã đến thăm quốc đảo 19 giờ, bất chấp những lời đe dọa từ ĐCSTQ và gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te). Hiện bà Pelosi đã rời hòn đảo tự trị đến Hàn Quốc, điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến đi đến châu Á.
1) Hổ giấy
Ông Twu, Chủ tịch Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học Đài Loan và là cựu Bộ trưởng Y tế Đài Loan, nói chuyến thăm của bà Pelosi là một dịp “rất vui” và “rất đáng khích lệ” đối với người dân Đài Loan.
Ông nói về chuyến thăm của bà Pelosi, “Điều này cho thấy Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy. Tất cả những gì họ có thể làm là nói to, và không dám làm gì Hoa Kỳ”.
Ông mô tả những lời đe dọa trả đũa của Trung Quốc đối với chuyến thăm là "hành vi của một kẻ côn đồ nhỏ bé" và bày tỏ quan điểm rằng "nếu [Trung Quốc] muốn tiến tới Đài Loan hoặc thay đổi hiện trạng, Hoa Kỳ sẽ hành động”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Twu, người cũng là cựu nhà lập pháp Đài Loan và thị trưởng của Thành phố Gia Nghĩa, một trong những thành phố lớn nhất của Đài Loan, đã mạnh mẽ ủng hộ sự thay đổi chính thức trong chính sách “Một Trung Quốc” của Hoa Kỳ, vốn mơ hồ về mặt chiến lược về vị thế của Đài Loan.
Ông nói: “Đài Loan là Đài Loan, và Trung Quốc là Trung Quốc". “Đài Loan và Trung Quốc, mỗi bên một quốc gia. Tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ nghe rõ tiếng nói này của người dân Đài Loan và dứt khoát thay đổi chính sách 'Một Trung Quốc' thành chính sách 'Một Đài Loan, Một Trung Quốc'".
2) Đe dọa của Trung Quốc đối với Mỹ và Đài Loan là 'Tuyên truyền nội bộ'
Ông Twu nói những lời đe dọa của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và Đài Loan xung quanh chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là “tuyên truyền nội bộ” của ĐCSTQ, nhằm xoa dịu và đánh lạc hướng người dân Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn chính trị và kinh tế.
“Trung Quốc sẽ không dễ chịu khi nghe điều này, nhưng trên thực tế, những lời đe dọa của ĐCSTQ chủ yếu là tuyên truyền nội bộ, chứ không có chủ đích đưa ra bên ngoài", ông Twu nói. "Bởi vì các quốc gia ngoại quốc ngày càng mất niềm tin vào Trung Quốc".
Ông nói thêm rằng những lời đe dọa của Trung Quốc chỉ nhằm thể hiện sức mạnh của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc, nhưng lại bộc lộ sự yếu kém đối với các quốc gia khác.
“Trung Quốc không có can đảm và không có khả năng ngăn chặn chuyến thăm của bà Pelosi, vì vậy tất cả những gì họ có thể làm là gây náo loạn", ông nói. “Họ đang gây náo loạn như một tên côn đồ nhỏ. Họ thậm chí còn không vươn lên tầm của một tên côn đồ lớn”.
Khi được hỏi về những lời đe dọa trả đũa không ngừng của Trung Quốc, ông Twu nói, "Trung Quốc sẽ trả đũa, nhưng đó sẽ là đòn trả đũa của một tên côn đồ nhỏ, không phải của một nước lớn", chỉ ra những hạn chế của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu hàng hoá Đài Loan như trái cây và nông sản.
3) Trung Quốc 'thùng rỗng kêu to'
Ông Twu mô tả Trung Quốc là “thùng rỗng kêu to".
“Chính trị nội bộ của Trung Quốc rất bất ổn", ông Twu nói. "Nền kinh tế của nước này đã bị ảnh hưởng tiêu cực, đi kèm với các vấn đề về kinh tế đã khiến người dân nước này mất niềm tin vào ông Tập Cận Bình".
Ông nói thêm, “Tôi nghĩ ông Tập Cận Bình đang ở trong một tình thế rất, rất khó khăn… Tôi biết rằng nhiều người, bao gồm cả những người ở Trung Quốc, hy vọng ông Tập Cận Bình từ chức càng sớm càng tốt", lưu ý rằng “toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đang trượt trên dốc lớn".
Ông Twu giải thích thêm về các vấn đề leo thang của Trung Quốc liên quan đến phong toả vì đại dịch COVID-19, bong bóng bất động sản và các cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, nhấn mạnh: “Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ ngày một hỗn loạn hơn, đặc biệt là về kinh tế và tài chính. Nhiều ngân hàng ở Trung Quốc đang bị vỡ nợ, thậm chí các ngân hàng đang trên bờ vực phá sản”.
“Trên thực tế, Trung Quốc đang thể hiện một mặt trận mạnh mẽ trong khi cốt lõi của họ là trống rỗng", ông nói. “Đó là sự phá sản nhanh chóng. Tôi đang nói đến phá sản chính trị và phá sản kinh tế”.
4) Chính sách 'Một Đài Loan, Một Trung Quốc'
Trong cuộc phỏng vấn, ông Twu mạnh mẽ ủng hộ sự thay đổi chính sách “Một Trung Quốc” của Hoa Kỳ, đề xuất Hoa Kỳ nên áp dụng chính sách “Một Đài Loan, Một Trung Quốc” dựa trên ý chí của người dân Đài Loan.
Ông nhấn mạnh chiến thắng của Hoa Kỳ trong Thế chiến II là một điểm mấu chốt liên quan đến trọng lượng tiếng nói của Hoa Kỳ đối với vị thế quốc tế của Đài Loan. Chiến tranh thế giới thứ II dẫn đến việc Nhật Bản từ bỏ Đài Loan, nơi mà họ đã cai quản trong 50 năm, và diễn ra nhiều năm trước khi Trung Quốc thành lập năm 1949.
“Nhận thức về tổ chức của người dân Đài Loan ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn", ông Twu nói. “Tôi nghĩ chính sách 'Một Trung Quốc' của Mỹ nên được thay đổi. Dựa trên ý chí của người dân Đài Loan, đó phải là chính sách 'Một Trung Quốc, Một Đài Loan'".
Ông nói thêm, “Theo các cuộc thăm dò dư luận Đài Loan, hiện nay, hầu hết người dân Đài Loan đều nghĩ rằng Đài Loan là Đài Loan chứ không phải Trung Quốc. Vì vậy, chính sách nên thay đổi thành chính sách 'Một Trung Quốc, Một Đài Loan' ... Đài Loan là Đài Loan, và Trung Quốc là Trung Quốc".
Ông Twu nói rằng mặc dù địa vị quốc tế chính thức của Đài Loan là “chưa được quyết định” tại các diễn đàn như Liên Hợp Quốc, song “Chỉ vì địa vị của Đài Loan chưa được quyết định không có nghĩa chúng tôi là một phần của Trung Quốc. Đài Loan là Đài Loan”.
Ông Twu mô tả tầm nhìn về sự độc lập chính thức của Đài Loan.
“Nhìn vào tình hình quốc tế và những lá phiếu của người dân Đài Loan thể hiện ý chí của họ, Đài Loan sẽ đi theo hướng độc lập", ông nói. “Chúng tôi chắc chắn sẽ không đi theo hướng gia nhập với Trung Quốc… Trung Quốc đang mất trí".
Ông Twu, Chủ tịch Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học Đài Loan và là cựu Bộ trưởng Y tế Đài Loan, nói chuyến thăm của bà Pelosi là một dịp “rất vui” và “rất đáng khích lệ” đối với người dân Đài Loan.
Ông nói về chuyến thăm của bà Pelosi, “Điều này cho thấy Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy. Tất cả những gì họ có thể làm là nói to, và không dám làm gì Hoa Kỳ”.
Ông mô tả những lời đe dọa trả đũa của Trung Quốc đối với chuyến thăm là "hành vi của một kẻ côn đồ nhỏ bé" và bày tỏ quan điểm rằng "nếu [Trung Quốc] muốn tiến tới Đài Loan hoặc thay đổi hiện trạng, Hoa Kỳ sẽ hành động”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Twu, người cũng là cựu nhà lập pháp Đài Loan và thị trưởng của Thành phố Gia Nghĩa, một trong những thành phố lớn nhất của Đài Loan, đã mạnh mẽ ủng hộ sự thay đổi chính thức trong chính sách “Một Trung Quốc” của Hoa Kỳ, vốn mơ hồ về mặt chiến lược về vị thế của Đài Loan.
Ông nói: “Đài Loan là Đài Loan, và Trung Quốc là Trung Quốc". “Đài Loan và Trung Quốc, mỗi bên một quốc gia. Tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ nghe rõ tiếng nói này của người dân Đài Loan và dứt khoát thay đổi chính sách 'Một Trung Quốc' thành chính sách 'Một Đài Loan, Một Trung Quốc'".
2) Đe dọa của Trung Quốc đối với Mỹ và Đài Loan là 'Tuyên truyền nội bộ'
Ông Twu nói những lời đe dọa của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và Đài Loan xung quanh chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là “tuyên truyền nội bộ” của ĐCSTQ, nhằm xoa dịu và đánh lạc hướng người dân Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn chính trị và kinh tế.
“Trung Quốc sẽ không dễ chịu khi nghe điều này, nhưng trên thực tế, những lời đe dọa của ĐCSTQ chủ yếu là tuyên truyền nội bộ, chứ không có chủ đích đưa ra bên ngoài", ông Twu nói. "Bởi vì các quốc gia ngoại quốc ngày càng mất niềm tin vào Trung Quốc".
Ông nói thêm rằng những lời đe dọa của Trung Quốc chỉ nhằm thể hiện sức mạnh của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc, nhưng lại bộc lộ sự yếu kém đối với các quốc gia khác.
“Trung Quốc không có can đảm và không có khả năng ngăn chặn chuyến thăm của bà Pelosi, vì vậy tất cả những gì họ có thể làm là gây náo loạn", ông nói. “Họ đang gây náo loạn như một tên côn đồ nhỏ. Họ thậm chí còn không vươn lên tầm của một tên côn đồ lớn”.
Khi được hỏi về những lời đe dọa trả đũa không ngừng của Trung Quốc, ông Twu nói, "Trung Quốc sẽ trả đũa, nhưng đó sẽ là đòn trả đũa của một tên côn đồ nhỏ, không phải của một nước lớn", chỉ ra những hạn chế của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu hàng hoá Đài Loan như trái cây và nông sản.
3) Trung Quốc 'thùng rỗng kêu to'
Ông Twu mô tả Trung Quốc là “thùng rỗng kêu to".
“Chính trị nội bộ của Trung Quốc rất bất ổn", ông Twu nói. "Nền kinh tế của nước này đã bị ảnh hưởng tiêu cực, đi kèm với các vấn đề về kinh tế đã khiến người dân nước này mất niềm tin vào ông Tập Cận Bình".
Ông nói thêm, “Tôi nghĩ ông Tập Cận Bình đang ở trong một tình thế rất, rất khó khăn… Tôi biết rằng nhiều người, bao gồm cả những người ở Trung Quốc, hy vọng ông Tập Cận Bình từ chức càng sớm càng tốt", lưu ý rằng “toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đang trượt trên dốc lớn".
Ông Twu giải thích thêm về các vấn đề leo thang của Trung Quốc liên quan đến phong toả vì đại dịch COVID-19, bong bóng bất động sản và các cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, nhấn mạnh: “Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ ngày một hỗn loạn hơn, đặc biệt là về kinh tế và tài chính. Nhiều ngân hàng ở Trung Quốc đang bị vỡ nợ, thậm chí các ngân hàng đang trên bờ vực phá sản”.
“Trên thực tế, Trung Quốc đang thể hiện một mặt trận mạnh mẽ trong khi cốt lõi của họ là trống rỗng", ông nói. “Đó là sự phá sản nhanh chóng. Tôi đang nói đến phá sản chính trị và phá sản kinh tế”.
4) Chính sách 'Một Đài Loan, Một Trung Quốc'
Trong cuộc phỏng vấn, ông Twu mạnh mẽ ủng hộ sự thay đổi chính sách “Một Trung Quốc” của Hoa Kỳ, đề xuất Hoa Kỳ nên áp dụng chính sách “Một Đài Loan, Một Trung Quốc” dựa trên ý chí của người dân Đài Loan.
Ông nhấn mạnh chiến thắng của Hoa Kỳ trong Thế chiến II là một điểm mấu chốt liên quan đến trọng lượng tiếng nói của Hoa Kỳ đối với vị thế quốc tế của Đài Loan. Chiến tranh thế giới thứ II dẫn đến việc Nhật Bản từ bỏ Đài Loan, nơi mà họ đã cai quản trong 50 năm, và diễn ra nhiều năm trước khi Trung Quốc thành lập năm 1949.
“Nhận thức về tổ chức của người dân Đài Loan ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn", ông Twu nói. “Tôi nghĩ chính sách 'Một Trung Quốc' của Mỹ nên được thay đổi. Dựa trên ý chí của người dân Đài Loan, đó phải là chính sách 'Một Trung Quốc, Một Đài Loan'".
Ông nói thêm, “Theo các cuộc thăm dò dư luận Đài Loan, hiện nay, hầu hết người dân Đài Loan đều nghĩ rằng Đài Loan là Đài Loan chứ không phải Trung Quốc. Vì vậy, chính sách nên thay đổi thành chính sách 'Một Trung Quốc, Một Đài Loan' ... Đài Loan là Đài Loan, và Trung Quốc là Trung Quốc".
Ông Twu nói rằng mặc dù địa vị quốc tế chính thức của Đài Loan là “chưa được quyết định” tại các diễn đàn như Liên Hợp Quốc, song “Chỉ vì địa vị của Đài Loan chưa được quyết định không có nghĩa chúng tôi là một phần của Trung Quốc. Đài Loan là Đài Loan”.
Ông Twu mô tả tầm nhìn về sự độc lập chính thức của Đài Loan.
“Nhìn vào tình hình quốc tế và những lá phiếu của người dân Đài Loan thể hiện ý chí của họ, Đài Loan sẽ đi theo hướng độc lập", ông nói. “Chúng tôi chắc chắn sẽ không đi theo hướng gia nhập với Trung Quốc… Trung Quốc đang mất trí".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét