Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

Tin vui với Nga và cũng là buồn cho Ukraine

Tin vui với Nga và cũng là buồn cho Ukraine
1. Chỉ 1/3 thành viên LHQ ủng hộ nghị quyết mới chống Nga. Vừa qua, đề xuất mới nhất của Ukraine về việc lên án Nga thu hút sự ủng hộ của chỉ 58 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, khác xa so với con số ủng hộ Kiev trong Đại hội đồng hồi tháng 3/2022. K
hông có quốc gia châu Phi, Vịnh Ba Tư hoặc BRICS nào tham gia, và chỉ có hai chính phủ Mỹ Latinh, Colombia và Guatemala, đứng cùng Ukraine.

Đại diện thường trực của Ukraine tại LHQ Sergey Kislitsa (giữa) sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào ngày 24 tháng 8 năm 2022. Ảnh: Getty

Đại diện thường trực của Ukraine tại LHQ Sergey Kislitsa đã thông báo về nghị quyết tại trụ sở Liên hợp quốc và nêu tên tất cả các quốc gia ủng hộ. Sau đó, ông tuyên bố chỉ trích các hành động của Nga và kêu gọi nước này ngừng ngay lập tức các hoạt động chiến đấu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tham gia cuộc họp thông qua hình thức trực tuyến. Ông bình luận rằng cả thế giới phụ thuộc vào nền độc lập của đất nước ông.

Trong số các bên ủng hộ tuyên bố chống Nga có các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ, một số quốc gia châu Á và Mỹ Latinh.

Đáp lại, đại diện thường trực của Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cáo buộc Ukraine pháo kích nhà máy Zaporizhzhia. Ông Kislitsa bác bỏ tuyên bố.

Nghị quyết của Kislitsa không nhận được sự ủng hộ như hồi tháng 3, ngay sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự. Tại kỳ họp Đại hội đồng ngày 2/3, 141 nước thành viên - chiếm 73% LHQ - đã bỏ phiếu cho một nghị quyết không ràng buộc về việc lên án Moscow. Tuy nhiên, trong tuần này, con số đó chỉ ở mức 30%, không có quốc gia châu Phi, Vịnh Ba Tư hoặc BRICS nào tham gia, và chỉ có hai chính phủ Mỹ Latinh, Colombia và Guatemala, đứng cùng Ukraine.

Hôm 24/8, Tổng Thư ký LHQ António Guterres tiếp tục kêu gọi chấm dứt chiến sự, ông gọi cuộc xung đột ở Ukraine là "cuộc chiến vô nghĩa". Ông nói: "Người dân Ukraine cũng như tất cả chúng ta đều mong muốn hòa bình. Hòa bình phù hợp với Hiến chương LHQ và với luật pháp quốc tế".

2. Trật tự thế giới thay đổi đột ngột khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraina

Chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina đã làm trật tự thế giới thay đổi một cách tổng thể. Đó là nhận xét của các quan sát viên Dương Sanh và Đặng Tiểu Kỳ. Theo quan điểm của các quan sát viên này, tình hình Đông Âu đã ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ quốc tế.

"Trật tự thế giới ngày càng trở nên đa cực rõ nét hơn còn quyền bá chủ của Hoa Kỳ vốn trong những thập kỷ gần đây đã gây hỗn loạn và bất ổn trên toàn thế giới thì bây giờ càng suy yếu".

Các nhà báo Trung Quốc tin rằng xung đột ở Ukraina bùng phát là do lỗi của Hoa Kỳ và Liên minh Bắc Đại Tây Dương, những thế lực quyết tâm mở rộng xâm lược và ráo riết quân sự hóa châu Âu.

Hành động của phương Tây khiến Matxcơva buộc phải đáp trả những thách thức xuất phát từ kế hoạch bá quyền, bài viết nhấn mạnh.

3. Nhà kinh tế học Mỹ cười nhạo việc so sánh Zelensky với Churchill

Những người phương Tây hâm mộ Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky không nên gọi ông là Winston Churchill thời hiện đại.

"Zelensky không phải là Churchill. Trên thực tế, ông ta là một nhà tài phiệt tham nhũng với hàng triệu đô la được giấu trong các tài khoản nước ngoài.

Kỹ năng diễn xuất đã phần nào làm nổi bật các khẩu hiệu tuyên truyền của ông ta, nhưng không cần tốn nhiều công sức để nhận ra ông ta giả dối như thế nào".

Ông James Rickards nói thêm rằng đó là lỗi của nhà lãnh đạo Ukraina, đã không đạt được thỏa thuận với Moskva trước khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt, khiến dân thường, kể cả phụ nữ và trẻ em, đang chết dưới tay của Lực lượng vũ trang Ukraina.

Ông Rickards cũng chỉ trích việc Washington cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự không kiểm soát cho Kiev, được cho là biến mất trong "lỗ đen".

"Viện trợ bị đánh cắp bởi giới tinh hoa cầm quyền hoặc chuyển hướng cho các quan chức không trung thực. Hàng hóa viện trợ thường bị đánh cắp và bán lại trên chợ đen. Vũ khí viện trợ cũng được bán bất hợp pháp. Những người ủng hộ nguồn viện trợ nói về việc bảo vệ nền dân chủ, nhưng Ukraina còn lâu mới trở thành nền dân chủ mẫu mực, đó là nước tham nhũng hàng đầu”.

4. Bulgaria muốn nối lại việc mua khí đốt Nga

Chính phủ Bulgaria đang xem xét tổ chức các cuộc đàm phán để nối lại nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga. Bộ trưởng Năng lượng Rosen Hristov cho hay. Phía Bulgaria mong đợi phản hồi từ nhà cung cấp Nga vào ngày 26/8 hoặc muộn nhất là 29/8.

“Chúng tôi chỉ muốn thảo luận về hợp đồng cũ. Chúng tôi sẽ không tái kí hoặc đàm phán hợp đồng mới".

Theo ông Hristov, Bulgaria đang tìm cách gia hạn thời hạn cung cấp khối lượng khí đốt còn lại theo hợp đồng đến năm 2023.

Trước đó hồi tháng 4, Bulgaria đã từ chối yêu cầu thanh toán do Nga đưa ra để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Theo quy định này, các quốc gia không thân thiện đã áp đặt các biện pháp hạn chế đối với Nga sẽ phải thanh toán tiền mua khí đốt tự nhiên của Nga bằng đồng rúp.

Việc Bulgaria từ chối tuân theo điều khoản mới đã buộc Gazprom Export phải tạm dừng cung cấp nhiên liệu cho đối tác Bulgaria là Bulgargaz.

5. Tuyên bố chung về hạt nhân của Liên Hợp Quốc bị Nga chặn đứng

Nga chặn tuyên bố chung về hạt nhân của Liên Hợp Quốc. Sau 4 tuần họp về hạt nhân, Nga ngăn Liên Hợp Quốc thông qua tuyên bố chung, chỉ trích nội dung văn bản "có tính chính trị".

Phái đoàn các quốc gia trên thế giới tham dự Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, từ ngày 1 đến 26/8. Hội nghị, từng hoãn tổ chức nhiều lần từ năm 2020, không ra tuyên bố chung do vấp phải sự phản đối từ Nga.

"Phái đoàn của chúng tôi có phản đối quan trọng với một số đoạn văn bản có tính chất chính trị trắng trợn", đại diện phái đoàn Nga Igor Vishnevetsky nói, thêm rằng dự thảo tuyên bố chung dài hơn 30 trang thiếu "cân bằng".

Chủ tịch hội nghị Gustavo Zlauvinen, từ Argentina, nói hội nghị "không thể đạt đồng thuận" vì Nga có vấn đề với dự thảo tuyên bố chung. Ông Vishnevetsky cho biết Moskva không phải bên duy nhất phản đối.

Phái đoàn Nga tại Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân tổ chức ở trụ sở Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ, ngày 1/8. Ảnh: AP.

Theo các nguồn thạo tin, Nga phản đối các đoạn có nội dung về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine. Dự thảo bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về các hoạt động quân sự gần các nhà máy điện của Ukraine, trong đó có Zaporizhzhia, việc Kiev mất quyền kiểm soát các cơ sở này và tác động đến tính an toàn.

Nga kiểm soát Zaporizhzhia từ tháng 3, không lâu sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng cơ sở vẫn do nhân viên kỹ thuật Ukraine vận hành. Nhà máy này đang là tâm điểm chú ý khi Ukraine và Nga cáo buộc lẫn nhau tập kích cơ sở.

Zaporizhzhia, nơi sản xuất 19% lượng điện của Ukraine năm 2020 và là một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, có 6 lò phản ứng lớn và 6 bể làm mát với hàng trăm tấn nhiên liệu hạt nhân. Ba lò đang hoạt động và ba lò đã đóng cửa kể từ khi cuộc xung đột bùng phát.

NPT được ký năm 1968, hợp pháp hóa kho vũ khí hạt nhân của Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc, đồng thời tước quyền chế tạo và sở hữu vũ khí hạt nhân của các quốc gia khác.

Hơn 190 quốc gia là thành viên của NPT, ngoại trừ Ấn Độ, Israel, Pakistan và Triều Tiên. Hiệp ước được đánh giá 5 năm một lần. Tại kỳ họp đánh giá gần nhất năm 2015, các bên cũng không đạt đồng thuận để ra tuyên bố chung.

Hội nghị năm nay còn bàn về nhiều chủ đề nóng khác như chương trình hạt nhân của Iran và các lần thử hạt nhân của Triều Tiên. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trước đó cảnh báo thế giới "đang đối mặt nguy cơ hạt nhân cao chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh".

"Giờ đây, nhân loại chỉ còn cách sự hủy diệt hạt nhân một sự hiểu nhầm, một tính toán sai lầm", ông Guterres cảnh báo


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét