Nhà báo Tô Lan Hương kể về 2 bài viết về tướng Vịnh
Tô Lan Hương - Tướng Nguyễn Chí Vịnh kể, năm ông 21 tuổi thì mẹ qua đời. Vì mẹ ốm đã lâu, nên ông nghĩ mình đã sẵn sàng đón nhận ngày này. Nhưng đêm đó, lúc liệm bà , nhìn người ta đóng từng cái đinh 10 phân vào quan tài, mà ông lại cảm thấy từng nhát búa như đang đóng thẳng vào tim mình.Đó là lúc ông nhận ra cuộc đời mình đã xuống đến tận đáy: sự nghiệp chưa có, tương lai mờ mịt, mà trên đời này cũng không còn ba mẹ nữa..
Và đó cũng là thời điểm Nguyễn Chí Vịnh hiểu hoặc mình sẽ ở lại mãi dưới cái đáy này, hoặc phải đứng lên.
Vài ngày sau khi mẹ qua đời, Nguyễn Chí Vịnh vào Nha Trang nhập học trường sĩ quan, tự thay đổi mình đến mức không ai nhận ra nữa...
Cuộc trò chuyện kỳ 2 với Tướng Nguyễn Chí Vịnh về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và những năm tháng trưởng thành gập ghềnh của Nguyễn Chí Vịnh sau khi mồ côi cả ba lẫn mẹ, được đăng tải tiếp trên Dân Trí hôm nay (link bài dưới comment).
Phần 2 này có số phận gập ghềnh ko kém, và suýt nữa đã không được đăng vì nhiều băn khoăn của Nguyễn Chí Vịnh. Nhưng mình đã rất cố gắng để thuyết phục anh Vịnh để được đăng kỳ 2 này, vì nếu không thì cuộc trò chuyện ở kỳ 1 không có cách nào trọn vẹn được. Cuối cùng, a Vịnh đồng ý, sau khi cắt đi độ 50%...
Năm ngoái, mình có thực hiện 1 bài phỏng vấn (pv) với Tướng Nguyễn Chí Vịnh về Đối Ngoại Quốc Phòng vào đúng thời điểm Nguyễn Chí Vịnh chuẩn bị nghỉ hưu. Cuộc trò chuyện thú vị tới nỗi mình vừa pv mà da gà cứ nổi hết lên. Mấy tiếng đồng hồ sau khi kết thúc cuộc pv vẫn chưa bình tĩnh lại được (vì quá kích động).
Rồi sau đó mình về nhà, nghe đi nghe lại băng ghi âm, nghiêm chỉnh gỡ băng, dựng bài. Lúc bài được gửi cho anh Vịnh, mình đã chuyển vào Sài Gòn định cư. Vài ngày sau đó, anh Vịnh gửi cho mình bản thảo đã sửa lần 1. Bài bị cắt nhiều đến mức mình thực không cam lòng. Nên mình ngay lập tức đặt vé máy bay ra Hà Nội để tìm anh Vịnh đàm phán. Ra đến sân bay, đọc bản thảo bị cắt mà bần thần cả người, nên dù check-in trước giờ bay 2 tiếng và ngồi ngay cửa boarding, mình vẫn không biết máy bay bay lúc nào và phải quay lại quầy vé mua vé mới. Sau này bài được VNE trả 8 triệu nhuận bút, vừa đủ tiền mua vé máy bay và tiền taxi ra Hà Nội chuyến đó hehe.
Nhưng ít nhiều thì chuyến đi đó, mình đã "đàm phán" tương đối thành công, chấp nhận bỏ đi một số chi tiết chưa thể đăng tải, nhưng vẫn giữ lại được những gì mà mình muốn giữ nhất, mà quan trọng là giữ được cái mà mình gọi là "khẩu khí" của Nguyễn Chí Vịnh.
Cảm giác như kiểu đi đàm phán mốc biên giới mà giữ lại được những vùng đất chiến lược nhất vậy, tuy có vài chỗ phải thua nước bạn, tiếc thì có tiếc nhưng vẫn hài lòng.
Chủ đề của cuộc trò chuyện lần này mang tính cá nhân nhiều hơn. Mình cũng mạnh dạn hỏi nhiều câu hỏi mà mình chưa từng dám hỏi, và Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng trả lời không hề né tránh. Cũng nhờ đó, mình hiểu hơn về những thăng trầm, sóng gió trong cuộc đời Tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Nhưng vì có lẽ thời điểm chưa phù hợp, nên chỉ một nửa cuộc trò chuyện đó được xuất bản hôm nay. Dù rất tiếc nuối, nhưng mình hiểu đây là bản thảo tốt nhất mình có thể / và nên đăng tải. Một nửa còn lại, vào một thời điểm phù hợp hơn, hy vọng sẽ được giới thiệu với mọi người, để hiểu hơn về chân dung một vị Tướng mà mình cho là hấp dẫn, thú vị, cá tính và rất nhiều màu sắc của quân đội VN thời điểm này.
Tôi nghĩ ông Vịnh lúc học phổ thông thuộc loại trung bình kém. Cũng có thể là thuộc loại phá. Nếu không phải là con ông Nguyễn Chí Thanh thì ông Vịnh sẽ thuộc loại kém thành công của xã hội.
Trả lờiXóaNeu ong chi la thuong ta thi toi qui men ong ---nhung ong la thuong tuong thi toi ia vao cau vai ve ao cua ong ---noi that de tai phong van nhung ke hen mon nhung lai la quan chuc cap cao nho vao li lich cccc thi dan den chung toi boi thuc ---50% cuoc phong van dang la tai lieu "Mat " noi that nha bao To lan Huong nen dem di chui dit con gia tri hon la de trong tu cho trat cho.
Trả lờiXóa