Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

Của ngon đem đi nước ngoài, nên "khinh nội - sính ngoại"

Ông Dương Trung Quốc nói cũng đúng, nhưng ông không hiểu bản chất của nền kinh tế VN. Có phải chúng ta muốn đem bán hết của ngon cho nước ngoài, dẫn tới "khinh nội - sính ngoại" đâu. Vấn đề là nền kinh tế VN là gia công cho nước ngoài. Của ngon họ mang vào để chúng ta gia công rồi họ lấy mang đi xuất khẩu hết, có còn gì để lại cho người Việt đâu. Bây giờ muốn mua một cái áo đẹp, một đôi giày xịn hay một hàng nông sản chế biến thơm ngon... do người VN sản xuất thì chúng ta phải ra nước ngoài mới mua được. Riêng đối với một số chút ít hàng nông sản ngon của VN, chúng ta đành phải xuất khẩu để lấy đô la trả nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài như chúa Chổm, không xuất thì tiền đâu ra mà trả nợ ? Chúng ta còn phải xuất khẩu cả lao động hay gái đẹp kia kìa. Đa số những hàng VN đều xấu, thậm chí toàn đồ rởm, đồ độc hại thì bán ai mua, đành để cho dân trong nước xài thôi. Thế nên nếu cứ với chính sách vay nước ngoài để phá và gia công làm thuê cho người nước ngoài để có đồng lương chết đói, thì còn của ngon đem đi nước ngoài, còn người Việt "khinh nội - sính ngoại"...
Của ngon đem đi nước ngoài, người Việt sinh tật xấu "khinh nội - sính ngoại"
19/08/2022 Tại sao hàng Việt Nam không chinh phục người Việt Nam, thị trường trong nước? Tại sao những gì ngon nhất, bổ nhất lại tiêu thụ ở nước ngoài? 
Đây là câu hỏi của nhà sử học hàng đầu Việt Nam Dương Trung Quốc với doanh nhân, nhà quản lý kinh tế và giới quản lý xung quanh chuyện coi trọng thị trường Việt Nam, như một vấn đề yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.

Nhà sử học Dương Trung Quốc tại Diễn đàn (Ảnh NT).
Ngừng việc coi thị trường trong nước là thứ yếu, của ngon, bổ đem đi hết

Tại Diễn đàn "Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững" được tổ chức chiều 19/8 tại Hà Nội, vấn đề câu chuyện phát huy nội lực dân tộc được một diễn giả khá đặc biệt, ông không phải chuyên gia kinh tế nhưng dưới góc nhìn của nhà sử học, đã đặt ra vấn đề hóc búa, cơn đau đầu đối với nhà quản lý, doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Dương Trung Quốc, dưới góc độ lịch sử, hội nhập quốc tế là quan trọng và khó có thể tách rời. Nhưng đừng quên Việt Nam là thị trường của 100 triệu dân, đứng thứ 13 thế giới về dân số, là đất nước của nhiều doanh nghiệp lớn thế giới đổ vào.

"Đừng chỉ chăm chăm xuất khẩu, đừng chỉ xem xuất khẩu là chuẩn mực phát triển. Xuất khẩu đó, chúng ta có thu được lãi bao nhiêu đâu. Các ông lớn đổ vào Việt Nam xuất khẩu lớn nhưng chúng ta thu được những gì?", ông Quốc nói.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cần phải thay đổi là "Hàng Việt Nam nên chinh phục người Việt Nam". Tại sao hàng Việt Nam không chinh phục, không đãi người Việt mà toàn của ngon, vật lạ đem đi nước ngoài".

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: "Tại sao những cái gì ngon nhất, bổ nhất lại đem cho nước ngoài. Tại sao người Nhật, hàng nội địa bao giờ cũng là hàng tốt nhất, họ dùng chính thị trường của họ làm bệ phóng để đi nước ngoài".

Ông Quốc nói: Hiện nay, tư tưởng của khá đông doanh nghiệp, thị trường trong nước chỉ là phụ thôi, xuất khẩu mới là chính. Chính vì thái độ này đã nuôi dưỡng 1 trong 9 cái xấu của người Việt mà cụ Lương Văn Can nói cách đây ngót 100 năm, khinh hàng nội, sính hàng ngoại. Tâm lý đó cần thay đổi.

Bên cạnh vấn đề nội lực, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: Mối quan tâm rất lớn, không phải của chỉ cơ quan lãnh đạo và xã hội là văn hoá doanh nhân.

Ông nêu: "Việt Nam có văn hoá doanh nhân không? Có, chung ta cần học được những gì mà cụ Bạch Thái Bưởi để lại".

Ông cho rằng: "Cụ Lương Văn Can từng nói về cái đạo làm giàu, doanh nhân làm giàu cho mình, cho xã hội, cho đất nước nhưng có lẽ vấn đề xuyên suốt, cốt lõi ở trong đó phải là cái đạo".


Nhiều công ty con của Tân Hoàng Minh cung cấp báo cáo tài chính giả mạo

Ông Quốc cho rằng, các sự cố như FLC, Tân Hoàng Minh cho thấy doanh nghiệp Việt thiếu chữ tín, làm giàu nhưng không tin tưởng lẫn nhau. Quan hệ với nhau vẫn theo kiểu ứng phó, cả giữa Nhà nước với doanh nghiệp cũng vậy, sự tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau là chưa nhiều.

Theo vị này, điểm yếu cố hữu của người Việt thiếu tính liên kết. Khi giữ nước thì tính đoàn kết, liên kết là điểm mạnh, nhưng khi làm kinh tế, lại không được vận dụng thành công.

"Người Việt ứng phó rất giỏi, nó có thể xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, xuất xứ từ phụ thuộc thiên nhiên, còn thiếu bền vững", ông Quốc nêu.

https://danviet.vn/nha-su-hoc-duong-trung-quoc-cua-ngon-dem-di-nuoc-ngoai-nguoi-viet-sinh-tat-xau-khinh-noi-sinh-ngoai-20220819193602542.htm

1 nhận xét:

  1. Bac Mai noi co 3 cau da giai quyet xong van de ---con nha su hoc va lu tham nhung thi dot nat ,hoi thao ,bay tro ra oai phi tien bac ,ton ca com cho lu cho.

    Trả lờiXóa