Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Khủng hoảng lạm phát ở Mỹ và ở Việt Nam

Mỹ và các nước phương Tây rất quan tâm tới chống lạm phát. Vì đây đều là những nước giầu nên họ không đặt trọng tâm vào tăng trưởng kinh tế mà luôn ưu tiên tới ổn định xã hội, tức là tạo thêm nhiều công ăn việc làm và chống lạm phát. Tuy nhiên do hậu quả của chính sách tài chính tiền tệ mở rộng để chống suy thoái kinh tế do đại dịch Covid, hầu hết các nước phương Tây có tỷ lệ lạm phát cao. Lạm phát năm ở Mỹ đã lên tới mức 6.2% tính đến tháng 10 năm nay, cao nhất kể trong vòng 30 năm gần đây. Mỹ và các nước phương Tây đã lạm phát cao như thế thì VN không thể có lạm phát thấp. Thực tế giá cả hầu hết các loại hàng hóa ở nước ta đã tăng rất mạnh, thậm chí giá nhà đất cũng tăng. Vậy mà số liệu thống kê nước ta được Chính phủ báo cáo Quốc hội vẫn rất đẹp: "Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tháng 10-2021 giảm 0,2%, đưa CPI bình quân 10 tháng về mức tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái khiến gần như chắc chắn mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2021 ở mức dưới 4% sẽ đạt được". Hoan hô Chính phủ đã dám vẽ ra con số lạm phát thần tiên này. Ai tin số này thì tin chứ đánh chết tôi cũng không tin.
Khủng hoảng lạm phát ở Mỹ ảnh hướng nghiêm trọng tới đời sống người dân
FB Kim Nguyễn - Còn hơn một tuần nữa là tới lễ Tạ Ơn. Theo truyền thống, lễ Tạ Ơn là dịp đoàn tụ gia đình, mỗi năm thường có hàng triệu triệu người đi thăm gia đình hoặc thân nhân bạn hữu trong dịp lễ này. Mấy ngày nay, báo chí loan tin người dân Hoa Kỳ sẽ phải ăn mừng một lễ Tạ Ơn đắt đỏ vì giá sinh hoạt đang ở mức cao nhất trong nhiều thập niên. Từ tiền máy bay, tới tiền mướn xe, tiền xăng, tiền khách sạn, tiền thực phẩm, . . . tất cả đều tăng một cách chóng mặt.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Vấn đề lạm phát gia tăng đang làm suy giảm uy tín của Joe Biden và đảng Dân Chủ, cụ thể là kết quả bầu cử tại Virginia và New Jersey. Ứng cử viên Thống Đốc Virginia và ứng cử viên Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang New Jersey là những người chưa từng tham gia chính trị nhưng đã đánh bại đối thủ gạo cội của đảng Dân Chủ. 

9 sai lầm khi đặt bài toán xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam

Nếu Quốc Hội nhiệm kỳ này lựa chọn phương án 58,7 tỷ USD để xây dựng 1545 km đường sắt tốc độ 320km/giờ chỉ để chở khách mà không chở được hàng hoá, kéo dài thời gian xây dựng đến năm 2050 - thì chắc chắn sẽ có một Quốc Hội mới đảo ngược lại phương án sai lầm này.
CHÍN SAI LẦM KHI ĐẶT BÀI TOÁN VỀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC - NAM
FB TS Nguyễn Ngọc Chu
I. ĐƯỜNG SẮT BẮC – NAM: ĐẶT ĐỀ BÀI SAI THÌ KHÔNG CÓ LỜI GIẢI ĐÚNG

Địa hình Việt Nam bố trí kéo dài Bắc – Nam cho phép xây dựng 1 tuyến đường sắt ngắn nhất “xuyên táo” hầu hết các tỉnh thành của cả nước. Đây là một luận lợi lớn về xây dựng hệ thống giao thông liên tỉnh thành mà các nước có hình cách tâm tương đối đồng đều không thể so sánh được. Với địa lý tự nhiên phân bố như vậy, Việt Nam đáng lẽ ra đã phải có một hệ thống giao thông đường sắt hiện đại từ lâu.
Có thể là hình ảnh về bản đồ
Nhưng buồn thay, năm 2021 Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vẫn phải xin nhập 37 toa tàu bỏ đi của Nhật Bản sản xuất cách đây 40 năm. Mặc dù, những nhà lãnh đạo đường sắt ảo tưởng của Việt Nam tuyên bố từ năm 1990 rằng năm 2010 thì ĐSVN sẽ đuổi kịp Đường sắt Nhật Bản. Nay thì ĐSVN đang có nguy cơ bị mê hoặc vào một mê cung mới.

ĐỪNG ĐỔ TRÁCH NHIỆM CHO DÂN TRONG ĐẠI DỊCH CÚM TÀU

Vũ Đức Đam CÓ TÀI HAY BẤT TÀI? Cuộc đời hơn 30 năm làm công chức ở cơ quan trung ương dạy tôi một điều: Thư ký lãnh đạo 100% là lũ bất tài, chỉ quen hầu hạ sếp, gọi dạ bảo vâng và dựa oai sếp để kiếm bổng lộc... Nhưng 100% chúng đều lên làm quan to và gây tai họa cho dân. Vũ Đức Đam là thư ký của Võ Văn Kiệt. Ngày xưa khi tôi mới ra trường, đôi khi tôi có giúp bác Nguyễn Văn Trân (sếp của tôi đồng thời là nguyên Bí thư trung ương Đảng, nguyên Bí thư thành ủy Hà Nội) viết một số bài hồi ký và diễn văn, đã có đồng chí lãnh đạo gợi ý tôi làm thư ký, nhưng tôi kiên quyết từ chối vì tôi không ưa đám thư ký. Tôi cũng xin nhắc lại một chân lý tôi được học từ bé và rất thấm thía là đất nước hỗn loạn hay xã hội khủng hoảng thì bao giờ cũng là lỗi của chính phủ chứ không bao giờ là lỗi của dân.
ĐỪNG ĐỔ TRÁCH NHIỆM CHO DÂN TRONG ĐẠI DỊCH CÚM TÀU
Fb Nguyễn Đình Ngọc - Trang VOV ngày 18 tháng Mười Một năm 2021 có bài [1] "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người chưa tiêm vaccine" trong đó cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ra lịnh "TP.HCM cần phải tổ chức các lực lượng công an, y tế đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, tận dụng hệ thống công nghệ thông tin, huy động đoàn thể để nắm được tất cả những ai chưa được tiêm vaccine".
Có thể là hình ảnh về 9 người và văn bản
Trước hết, cần phải nói rõ, cho đến nay, chưa có bất kỳ một điều luật nào từ cấp cao nhứt của Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định "Chủng ngừa dịch cúm Tàu là việc BẮT BUỘC" trên phạm vi toàn cõi Việt Nam. Do đó, mọi phát ngôn từ cấp phường - xã cho đến cấp Phó Thủ tướng như ông Vũ Đức Đam, cho thấy vừa vi phạm pháp luật, vừa lộng quyền, dám vượt mặt Thủ tướng...

CHẾT VÌ NỔ...

Trong số những người nổ nhiều nhất phải kể đến ông Vũ Đức Đam.
CHẾT VÌ NỔ...
FB 
Chu Mộng Long - Sau ba đợt dịch đầu tiên ở Việt Nam, tiếng nổ vang rền:
1) Máy bay Việt Nam ngạo nghễ bay trên bầu trời Vũ Hán, không ai bị bỏ lại đằng sau.

2) Cả thế giới thất bại, chỉ có Việt Nam duy nhất thắng dịch. Mây đen phủ kín toàn cầu/ Mặt trời rực rõ trên đầu Việt Nam. Virus Corona vẫy chào ra đi trong nắng vàng rực rỡ.

Làm báo “0 đồng”

Bài này của chị Hải khá hay. Tôi cũng từng được một số bạn bè gọi là nhà báo và thực sự đã là nhà báo "0 đồng" vì tôi bắt đầu viết bài đăng trên tờ báo riêng yahoo của tôi từ năm 2007 và đến năm 2011 thì bỏ yahoo mở trên google trang Blog "toithichdoc.blogspot.com". Trong đúng 10 năm làm Blog này, tôi đã đăng gần 5 vạn bài hầu hết là sưu tầm, nhưng cũng có nhiều bài tự viết 100% và rất nhiều bài thêm phần bình luận riêng của tôi. Đến hôm nay, số lượt người đọc Blog của tôi đã hơn 14,6 triệu, một con số cũng khá hiếm với thể loại Blog. Đã có nhiều người không tin là tôi viết không công và bán "0 đồng" mà phải có nguồn tài trợ nào đó, ít nhất là từ Google. Tôi xin khẳng định lại là từ khi viết báo "0 đồng" đến nay, tôi không hề nhận một xu tài trợ nào từ trang báo mạng này. Đã từng có rất nhiều công ty liên hệ xin được đặt quảng cáo trên blog của tôi, bản thân google cũng cho phép tôi chủ động kiếm tiền từ Blog..., nhưng tôi đều từ chối. Làm báo "0 đồng" có cái sướng là gần như được tự do ngôn luận (chỉ cần vẫn trong khuôn khổ do ngành an ninh quy định và giám sát là được), nên ít nhiều cũng góp phần nâng cao dân trí.
Làm báo “0 đồng”
Nguyễn Thị Ngọc Hải (Thanhuytphcm.vn) - Gần hai năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, mọi người ở nhà nhiều, ngoài thông tin chính thống ra, ai cũng “săn tin” trên mạng xã hội. Đọc báo trong ngoài nước, các trang web cá nhân nổi tiếng - những nhà khoa học, thầy thuốc bỗng tình cờ được đẩy vào một vai trò lớn giữa công chúng. Và tất nhiên không thể thiếu đọc Facebook - loại “báo” gần gũi và tự do nhất.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Trong các đợt giãn cách liên tiếp của TP, chưa bao giờ tôi thấy Nhà nước và Nhân dân tự tiến hành cuộc cứu trợ tiếp tế lớn không thua gì “tinh thần dân công Điện Biên Phủ” năm xưa.

Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hôm nay là Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin kính chúc các Thầy giáo, Cô giáo và nguyên Thầy giáo, Cô giáo - những người làm một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, quan trọng nhất trong những nghề quan trọng - luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc và có thêm nhiều thành công mới trong sự nghiệp!
Có thể là hình ảnh về 1 ngườiCó thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng
Nói đến những nhà giáo dục xuất sắc nhất đất nước trong khoảng nửa thế kỷ qua, tôi thường ít nhớ đến những người thầy, người cô cũ của tôi mà hay nhớ đến 2 giáo sư toán học nổi tiếng: Hoàng Tụy và Phan Đình Diệu. Các seminar hồi những năm 1970, 1980 của 2 giáo sư được tổ chức rất khoa học và nội dung rất hấp dẫn, tạo cho tôi rất nhiều động lực trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy sau này.

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Bạn tưởng niệm gì trong hôm nay?

Hôm nay (19.11) lúc 20 giờ, tại Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM) và công viên Thống Nhất (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhà nước đã tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 (phân biệt đồng bào tử vong và chiến sĩ hy sinh là cách dùng từ của Ban tổ chức Lễ tưởng niệm và cách đưa tin của phương tiện thông tin nhà nước, chắc theo chỉ đạo của tuyên giáo). Nhà nước làm như vậy, còn Bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn tưởng niệm họ ?
Bạn tưởng niệm gì trong hôm nay? 
Nhà báo Vương Liễu Hằng viết: Còn tôi! Tôi nhớ đến những trại F1 đông nghẹt, nơi người ta chen chúc nhau trong những khu nhà bẩn thỉu. Nơi con virus siêu lây tích tắc chui ngay vào những cơ thể còn khoẻ mạnh.
Có thể là hình ảnh về 1 người và đường
Tôi nhớ đến những bệnh viện dã chiến, nơi mà sau này người đứng đầu thành phố phải bàng hoàng thốt lên: Chúng ta đưa họ vô để rồi không biết làm gì cả. Tôi nhớ đến những bình ô xy la liệt và cả những người chết la liệt.

Mấy suy nghĩ nhân nghe PTT Đam phát biểu ở Quốc hội

Một số dư luận cho rằng trách nhiệm chính của những sai lầm trong đợt chống dịch thứ 4 vừa qua thuộc về hai ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Thủ tướng và Chính phủ quyết định các giải pháp dẫn tới thất bại là dựa trên thông tin và tư vấn của hai ông quan to này. Trong lịch sử đất nước, chưa khi nào chính phủ thất bại đến mức không biết làm gì để quản lý thống nhất đất nước, đành chấp nhận để mỗi tỉnh, mỗi vùng thực hiện chống dịch theo cách riêng, làm xã hội hỗn loạn. Đêm nay đã diễn ra Lễ tưởng niệm cùng lúc tại 2 điểm cầu ở TP HCM (Hội trường Thống Nhất) và Hà Nội (Công viên Thống Nhất). Ngoài ra, các tỉnh thành cũng tổ chức để người dân cùng cầu nguyện. Tại TP HCM, ngoài nghi lễ tại hội trường, hoa đăng được thả trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé lúc 20h35. Các cơ sở tôn giáo đánh chuông; các tàu, thuyền, sà lan... kéo còi tưởng niệm. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 23.578 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm. Riêng TP HCM là hơn 17.300 người, chiếm hơn 74% cả nước. Nhiều người dân bảo muốn cho những người chết oan vì chính sách chống dịch sai sớm siêu thoát thì trong mâm lễ cầu nguyện nhất định phải có Nha Đam và Thanh Long thì lễ mới có hiệu quả.
MẤY SUY NGHĨ KHI NGHE PHÁT BIỂU CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM TRƯỚC QUỐC HỘI
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu ở buổi họp Quốc hội. Nói rất hay, rất đúng và gây cảm xúc cho người nghe. Tuy nhiên, giá như ngay từ đầu đại dịch, nhà nước, chính quyền không lúng túng, bất lực, khủng hoảng, không đưa ra những biện pháp thiếu khoa học, những chính sách không hợp lý, biết tham khảo những nhà chuyên môn, biết lắng nghe và xử lý tình huống chính xác hơn. Sẽ không có số người tử vong cao đến thế. Sẽ không có những bi thương, tang tóc đến thế. Sẽ không có những cơn hoảng loạn kéo dài như đã xảy ra. Sẽ không có hàng trăm ngàn người phải chấp nhận rủi ro vượt hàng trăm, hàng ngàn cây số để rời bỏ thành phố. Đó là nỗi đau khó nguôi ngoai trong lòng của mỗi người dân thành phố này.
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Chuyện những tấm áp phích sai sót...

Chuyện những tấm áp phích sai sót...
Trên đường du lịch từ Bắc vào Nam mình nhìn thấy khắp nơi treo những khẩu hiệu lòa loẹt thừa chữ, thiếu chữ, sai ngữ pháp, lủng củng, tối nghĩa... Những chiếc áp phích quảng cáo dưới đây cũng vậy. Chúng thể hiện quan trí bây giờ quá kém.
Có thể là hình ảnh về ngoài trời và văn bản cho biết 'LỄ TƯỞNG NIỆM ĐỒNG BÀO VÀ CÁN BỘ, CHIẾN SĨ HY SINH, TỬ VONG TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 E 3'
Nên bỏ luôn và ngay chữ hy sinh vì hy sinh đã đồng nghĩa với tử vong nếu nói về cái chết. Bản thân những người mất này có được công nhận là hy sinh đâu. Hay là chính quyền muốn phân biệt cán bộ chiến sĩ là hy sinh anh dũng còn đồng bào là tử vong vì kém ý thức trong phòng chống dịch ?

Hà Nội bỏ quy định cách ly người về từ TP.HCM

Hà Nội phải bỏ các quy định cách ly người về từ TP.HCM và các địa phương khác là đúng thôi vì các địa phương khác bỏ cả mà Hà Nội không bỏ thì thể nào cũng bị Thủ tướng và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc nhở. Không thể chấp nhận tình trạng nhiều tỉnh thành đã thực hiện theo chủ trương của Chính phủ nhưng Hà Nội vẫn “một mình một kiểu”. Vả lại không bỏ quy định cách ly bất hợp lý này thì sẽ không có ai muốn đến Hà Nội, kinh tế Hà Nội sẽ càng suy sụp. Bí thư, Chủ tịch Hà Nội rất nhát gan và bảo thủ; các bác phải chấp nhận một thực tế là từ vài chục ca một ngày trước đây nhưng khi quyết định sống chung với virus và mở cửa cho đi lại tự do thì việc tăng lên vài trăm ca không có gì ghê gớm và cũng không ảnh hưởng quá lớn tới an toàn xã hội, vì đa số các trường hợp mắc đều nhẹ do tỷ lệ người đã được tiêm vaccine rất cao. Tôi ủng hộ quan điểm cứ nhìn các nước văn minh mà làm. Họ đã đồng loạt làm như thế thì phải tốt và có lợi cho dân thì họ mới làm chứ họ đâu có ngu như ta mà cái gì cũng làm trái quy luật rồi biện minh bằng từ "đặc thù riêng".
Hà Nội bỏ quy định cách ly người về từ TP.HCM
(Tin tức thời sự) - Hà Nội dừng cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú đối với người về từ TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… Ngày 18/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 24/CĐ-UBND về việc triển khai giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao từ các địa bàn có dịch trở về Hà Nội.

Hà Nội bỏ quy định cách ly người về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... gây tranh cãi. Ảnh minh họa

Theo đó, dừng việc triển khai nội dung tại mục 2.3 Công điện số 23/CĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND Thành phố về việc tăng cường, kiểm soát người từ các tỉnh, thành phố khác đến, về Hà Nội.

Nguyễn Thị Kim Tiến đã bị kỷ luật, cách chức toàn bộ

Kỷ luật bà Tiến nhẹ hều mạc dù trong gần 10 năm làm Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Tiến đã để Bộ Y tế xảy ra rất nhiều vụ bê bối và bản thân bà cũng bị dính đến nhiều bê bối. Bây giờ đã ngoài 60, sức khỏe yếu rồi nên bị kỷ luật cảnh cáo và miễn nhiệm chức vụ Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe T.Ư đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến thực chất là một ân sủng của bề trên ban cho bà để từ nay bà được an nhàn hưởng lạc bằng số của cải kiếm được. Bà được ưu ái chắc chủ yếu là nhờ cái mác cháu nội của nguyên Tổng Bí thư Hà Huy Tập.
Nguyễn Thị Kim Tiến đã chính thức bị kỷ luật, cách chức toàn bộ
Bộ Chính trị cảnh cáo, miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Ngày 19.11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự đảng Bộ Y tế và một số cá nhân là cán bộ lãnh đạo, nguyên cán bộ lãnh đạo của Bộ Y tế. Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo và miễn nhiệm chức vụ Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe T.Ư đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến; đồng thời, khai trừ Đảng Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến

Bí thư Nguyễn Minh Triết thăm các nhà giáo nhân ngày 20.11

Đoạn này đọc thấy thối quá: "Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết ghi nhận những cống hiến của thầy trong sự nghiệp giáo dục" và "mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, những cống hiến về trí tuệ, tình yêu của thầy cho sự giáo dục thế hệ trẻ". Cụ GSTS già đã nghỉ hưu sung sướng được cậu nhóc bằng tuổi con cháu mình ghi nhận những cống hiến của mình... Đúng là chuyện chỉ có ở xứ sở thần tiên. Nó còn không muốn cụ được nghỉ hưu an nhàn mà muốn cụ phải cống hiến tiếp... Vừa thương vừa lo cho cụ; lỡ cụ nghe lời nó xui dại, cố sức cống hiến tiếp thì biết đâu sẽ sớm thành quá cố mất.
Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết thăm các nhà giáo nhân ngày 20.11
Lê Thanh THANH NIÊN ONLINE - Sáng 17.11, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch Thường trực T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, anh Nguyễn Minh Triết đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số nhà giáo tại TP.HCM nhân kỷ niệm 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2021). A
nh Nguyễn Minh Triết chúc thầy có nhiều sức khỏe và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, những cống hiến về trí tuệ, tình yêu của thầy cho sự giáo dục thế hệ trẻ thông qua những chỉ dẫn, bài giảng, cách truyền cảm hứng được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn trong sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy của mình.

Anh Nguyễn Minh Triết (bên phải) đã đến nhà riêng thăm, tặng quà, chúc mừng PGS.TS Vũ Tình, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

Bí thư TƯ Đoàn Nguyễn Minh Triết tặng quà ngày nhà giáo VN

Bí thư TƯ Đoàn Nguyễn Minh Triết tặng quà ngày nhà giáo VN
Không biết bác Giáo sư tiến sĩ nhà giáo nhân dân nào vinh dự tự hào được anh Bí thư TƯ Đoàn Nguyễn Minh Triết 33 tuổi đến thăm, tặng quà và căn dặn cố gắng dạy học tốt hơn nữa... nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay nhỉ ?
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và hoa
Chúc mừng bác GSTS này nhé. Cứ nhìn tấm gương học tập và cống hiến của anh Triết mà tiếp tục học tập, mà tiếp tục vươn lên bác ạ. Tương lai của bác sẽ tốt lắm.

Người Việt chỉ khỏe mạnh đến tuổi 64, dù sống 73 năm

Báo Tuổi Trẻ xỏ lá thật. Hầu hết các nhà lãnh đạo nước ta đều đã quá 64 tuổi, có cụ đã 77, vậy mà báo dám đăng bài với cái tít tế nhị thế này; lại còn nói thẳng người già thì suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ..., thậm chí cần phải có thêm trợ giúp trong sinh hoạt như ăn uống, mặc quần áo... Thế thì họ lãnh đạo đất nước làm sao mà tốt được. Lý do người Việt chóng yếu chóng già chủ yếu là do ít vận động; từ thành thị tới nông thôn, ở đâu ra khỏi nhà vài trăm mét cũng đi ô tô xe máy, trong khi người dân ở nước ngoài mỗi ngày đi bộ vài cây số là bình thường. Nguyên nhân quan trọng thứ hai là chúng ta tiêu dùng thực phẩm và không khí ô nhiễm nghiêm trọng... Hiện nay đã có rất nhiều căn bệnh mạn tính và nguy hiểm ngày càng được trẻ hóa. Nhiều người mới đến tuổi 35-40 đã bắt đầu sinh ra nhiều bệnh khó chữa. Kinh tế càng ngày càng khó khăn nên chế độ đãi ngộ cho người lao động quá thấp; vì không có các công đoàn độc lập nên chẳng có mấy cơ quan đơn vị, tổ chức nào thực sự quan tâm, chăm lo đời sống và sức khỏe cho người lao động.
Người Việt chỉ khỏe mạnh đến tuổi 64, dù tuổi thọ trung bình hơn 73
18/11/2021 TTO - Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo thống kê chung, hiện tuổi thọ trung bình của người Việt ở mức cao, trên 73 tuổi, nhưng số năm khỏe mạnh chỉ được 64.
Người Việt chỉ khỏe mạnh đến tuổi 64, dù tuổi thọ trung bình hơn 73
Theo thông tin từ Hội nghị lão khoa quốc gia lần 2 hội - do Hội Lão khoa Việt Nam tổ chức tại Hà Nội - hiện có trên 12 triệu người Việt từ 65 tuổi trở lên, đến năm 2036 con số này ước tính là trên 14 triệu, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn dân số già.

Liệu Việt Nam có thể dựa vào Nga ở Biển Đông?

VN cần sự ủng hộ và hợp tác của các nước song không thể dựa hoàn toàn vào bất kỳ nước ngoài nào để bảo vệ tổ quốc cho mình mà phải chủ động tự lực cánh sinh trong việc này. VN có thể tham gia một liên minh quân sự nào đó để dựa một phần vào đó trong công cuộc chống ngoại xâm vì kẻ thù tiềm năng của Việt Nam quá khổng lồ; dĩ nhiên liên minh đó nếu có thì chỉ có thể là NATO.
Liệu Việt Nam có thể dựa vào Nga ở Biển Đông?
Bài phân tích của Dương Anh Sơn, 2021-11-18
Sự nồng ấm của quan hệ Việt - Nga: Việt Nam và Nga đang tìm cách tăng cường quan hệ về nhiều mặt. Năm 2020, Việt Nam và Liên bang (LB) Nga kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, năm 2021 tròn 20 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – LB Nga, và năm 2022 hai nước sẽ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Liệu Việt Nam có thể dựa vào Nga ở Biển Đông?
Quan hệ thương mại tăng trưởng mạnh
Quan hệ kinh tế thương mại Việt - Nga đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, cho dù Đại dịch COVID-19. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2020 đạt 5,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu từ LB Nga sang Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 42,9%; nhập khẩu hàng hóa của LB Nga từ Việt Nam tăng đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, tăng 6,9%. 

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Lý do đường sắt CL-HĐ vắng khách lên tàu giờ cao điểm

Lý do đường sắt Cát Linh - Hà Đông vắng khách lên tàu giờ cao điểm
16/11/2021 Theo thống kê tại các nhà ga, mười ngày tàu Cát Linh- Hà Đông chính thức vận hành, lượng khách chỉ tập trung đông vào ngày cuối tuần, còn các ngày trong tuần vắng khách kể cả giờ cao điểm. Ghi nhận tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông) trong khung giờ cao điểm sáng nay (16/11), dù là thời điểm người dân đi làm nhưng sảnh nhà ga vắng vẻ không có khách qua lại.

Hình ảnh tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông) trong khung giờ cao điểm sáng nay. 
Anh Mai Văn Hoàng (Yên Nghĩa, Hà Đông) cho biết, khoảng một tuần đầu khi đường sắt đi vào vận hành, người dân sinh sống và làm việc dọc tuyến đường sắt đô thị này sử dụng tàu để đi làm khá đông nhưng hai hôm nay lại thưa dần...

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

XIN RÚT ĐỀ XUẤT THI THƠ…

Hóa ra chuyện đường sắt Cát Linh - Hà Đông bây giờ vắng hơn chùa bà đanh là có thật. Đọc và xem ảnh trên trang fb của PGS Mạc Văn Trang thì thấy chính xác. Mặc dù ảnh chụp vắng khách có thể chỉ là 1 chiều, còn chiều kia vẫn có khách (do buổi sáng dân chủ yếu từ Hà Đông ra Hà Nội và buổi chiều thì ngược lại, nhưng cũng rất buồn vì tại các sảnh ga vẫn quá vắng chứng tỏ khách không đông. Một là vì dân mình hoạt động theo bầy đàn, đua nhau đi rồi đua nhau bỏ; một dân tộc cả thèm chóng chán như vậy sẽ không làm được việc lớn. Hai là từ ngày 22/11 khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu bán vé thì ế càng thêm ế, càng chạy tàu nhiều thì càng khấu hao nhiều và càng thua lỗ. Xót xa cho tiền bạc của đất nước đã mất đi vì nuôi các DNNN thì nay thêm cả tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Tàu xây dựng này.
XIN RÚT ĐỀ XUẤT THI THƠ…
fb Mạc Văn Trang - Hôm 9/11, trước khí thế dân Thủ đô tưng bừng náo nức tràn đầy niềm hân hoan, chen nhau đến nghẹt thở, đón mừng khai trương tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhà cháu thấy trong lòng cũng râm ran, rạo rực, nên đề xuất mở cuộc thì Thơ về tuyến đường sắt lịch sử này.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'DANTRİ 7h30 sáng đầu tuần, dù đang trong khung giờ cao điểm người dân đi làm nhưng chi có 2 khách trong một toa tàu chuẩn bị rời ga Cát Linh.'
Nhưng nay một lão bạn ở Hà Nội bảo phải dẹp ngay chuyện Thi Thơ đi! Hôm nay Lão đã lên tàu đi thử. Tàu vắng hơn chùa bà đanh; tàu chạy lắc lư, dập dình và tiếng ồn thì hơn tàu điện thời Pháp thuộc!

Những ga tàu điện ngầm đẹp như bảo tàng nghệ thuật

Tôi rất mê các ga tầu điện ngầm đẹp, mỗi khi đến các thành phố lớn có tầu điện ngầm, tôi thường mua vé tháng để mỗi khi có thời gian rảnh lại chui xuống tham quan các nhà ga này, rồi sau đó trèo lên mặt phố để ngắm phố phường, cửa hiệu xung quanh nhà ga. Ga tầu điện ngầm ở thủ đô Mockba ở nước Nga là đẹp nhất, nhưng tôi có nhiều kỷ niệm nhất với các ga tầu điện ngầm ở thủ đô Paris của Pháp vì tôi đã tham quan hầu như tất cả hàng trăm ga ở đây.
Những ga tàu điện ngầm đẹp như bảo tàng nghệ thuật
Khi nói đến các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, người ta thường nghĩ đến những nhà ga tối tăm, ẩm ướt. Tuy nhiên, không ít ga tàu điện ngầm trên thế giới được xây dựng công phu và đẹp mắt tựa như các phòng trưng bày nghệ thuật.
Ga Komsomolskaya, Moscow (Nga)

Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự tráng lệ và bí ẩn của Moscow với lối trang trí theo phong cách Baroque ở nhà ga Komsomolskaya. Trần nhà được trang trí những bức tranh khảm kiểu cũ và những chiếc đèn chùm rực rỡ giống như một phòng khiêu vũ lớn. Nhà ga còn có những bức tường bằng đá cẩm thạch, những bức tranh khảm vàng được lấy cảm hứng từ một bài phát biểu nối tiếng của Stalin trong thời chiến.

Có phải tàu Cát Linh-Hà Đông bắt đầu ế ???

Có phải tàu Cát Linh-Hà Đông bắt đầu ế ?
Theo thống kê của Metro Hà Nội, trong 10 ngày đầu vận hành miễn phí, tàu Cát Linh – Hà Đông đã chạy 1.539 chuyến, vận chuyển được 253.744 lượt khách. Tuy nhiên trong hai ngày cuối tuần và thứ hai vừa qua, tàu Cát Linh-Hà Đông bất ngờ vắng khách, một luồng ý kiến cho rằng dịch Covid-19 đang hoành hành tại HN khiến nhiều người lo sợ đi tàu bị dính virus.

Sáɴg 16/11, trao đổi với PV về những thông tin khách đi tàu Cát Linh – Hà Đông sụt giảm “bất thường” trong ngày thứ 2 (ngày 15/11 vừa qua), ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết: “Những thông tin về việc hành khách đi tàu Cát Linh – Hà Đông sụt giảm sau 1 tuần vận hành khai thác chính thức là chưa đúng, trái lại hành khách đi tàu còn tăng lên”.

Trung Quốc vượt Mỹ trở thành quốc gia giàu nhất thế giới

Trung Quốc vượt Mỹ trở thành quốc gia giàu nhất thế giới. Một điều không tưởng đối với những người thuộc thế hệ chúng tôi vì đã quen với một đất nước Trung Quốc hỗn loạn và nghèo đói thời Mao Trạch Đông. Đúng là phải khâm phục các thế hệ Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay, họ đã biết lãnh đạo đất nước đi tới thịnh vượng mặc dù xã hội Trung Quốc đang có rất nhiều bất công. Thử tượng tượng xem, có ở đâu các nhà lãnh đạo đã làm cho tài sản của quốc gia tăng gấp 17 lần chỉ trong hai thập kỷ ?
Tài sản ròng Trung Quốc vượt Mỹ
Trung Quốc sở hữu tài sản ròng 120 nghìn tỷ USD, tăng gấp 17 lần trong hai thập kỷ qua và vượt mặt Mỹ, nước có 90 nghìn tỷ USD.

Một góc thành phố Thượng Hải, Trung Quốc năm 2016. Ảnh: AFP.
Bloomberg ngày 15/11 dẫn báo cáo của nhóm nghiên cứu công ty tư vấn quản lý McKinsey & Co, một trong ba công ty tư vấn lớn nhất toàn cầu, cho thấy giá trị tài sản ròng của thế giới đã tăng lên 514 nghìn tỷ USD năm 2020, mức chưa từng có, so với 156 nghìn tỷ USD trong năm 2000.

Tại sao đọc sách cũng... nguy hiểm?

Bài này khá hay, được đăng trên báo Công an nhân dân. Nội dung bài là phê phán những người đọc sách gì thì chỉ biết nấy và cứ coi đó là chân lý. Tác giả cho rằng "có lẽ tốt nhất là đọc trên tinh thần đối thoại chứ không phải trên tinh thần nhất nhất tuân theo. Mà trong đối thoại luôn có rất nhiều thao tác như lắng nghe, trao đổi, hoài nghi, phản biện... Đọc sách với một tinh thần như thế, sử dụng tất cả những thao tác như thế mới có thể giúp chúng ta trở thành “con người tự do” thay vì “con người bị áp đặt”. "Khi đọc A thì cũng nên đi tìm những tác phẩm phản biện A, đọc B cũng nên đi tìm những tác phẩm phản biện B". “Sống giữa những sự va chạm, phản biện của những tác giả lớn, rồi người đọc sẽ tự chắt lọc được những điều bổ ích nhất cho mình”. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả. Các Mác, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, cũng đã nói "châm ngôn tôi thích nhất là "hoài nghi tất cả"... Có điều thực tế lại không như thế. Nếu chúng ta đọc sách rồi phản biện lại chủ nghĩa Mác Lê Nin hay đường lối chính sách của Đảng cầm quyền thì hậu quả đôi khi rất tàn khốc.
Tại sao đọc sách cũng... nguy hiểm?
Bạn tôi là một người mê sách. Anh đọc nhiều về các lý thuyết kiến tạo xã hội, đặc biệt là của các triết gia phương Tây. Anh cũng là một phù thủy ngôn ngữ, nên biết cách biến những lý thuyết hàn lâm xa lạ thành những “món ăn” hết sức dễ chịu. Thành thử Facebook của anh thu hút một lượng không nhỏ những người yêu tri thức.
Không chịu đọc chắc chắn là rất nguy hiểm. Nhưng, đọc mà thiếu phương pháp và những chí hướng tích cực thì sự nguy hiểm còn đáng sợ hơn! Ảnh: S.t

Với đội ngũ giảng viên, học vị Tiến sĩ mới chỉ là bắt đầu

Bài này hay, dù tác giả chưa nói rõ tại sao việc kéo dài thời gian ở lại làm việc của tiến sĩ cao tuổi sẽ không ảnh hưởng đến cơ hội cho các giảng viên trẻ; trong khi tôi cho là có ảnh hưởng nhất định. Tôi cho rằng nếu sức khỏe của các tiến sĩ còn tốt, các trường đại học cũng đang có nhu cầu thì việc kéo dài thêm thời gian làm việc cho họ cũng không có vấn đề gì, nhưng chỉ nên để họ làm công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn, không nên giao cho họ các chức vụ quản lí. Mặt khác, nếu các trường đại học thấy mình đã sẵn sàng có một đội ngũ trẻ, có thể thay thế, hoàn toàn đảm đương được những nhiệm vụ mà các thầy cô giáo có học vị cao nhưng đã đến tuổi nghỉ chế độ, thì theo tôi không nên kéo dài thêm thời gian làm việc cho các thầy cô đã đến tuổi nghỉ. Tôi cũng cho rằng nếu một người học xong bậc đại học, rồi làm Thạc sĩ và Tiến sĩ thì sẽ rất khác với những Tiến sĩ đã trải qua công tác, bởi họ chưa có trải nghiệm ngoài cuộc sống thật, vậy nên việc học của họ cũng giống như lên lớp, hoàn toàn lý thuyết. Ngược lại, nếu người đó đã có trải nghiệm ngoài đời, rồi mới quay lại làm Tiến sĩ, đó mới là Tiến sĩ có giá trị. Tôi đã trải qua 10 năm công tác thực tế rồi mới đi học Thạc sĩ và Tiến sĩ nên rất hiểu điều này, vì khi đó tiến sĩ sẽ biết kết hợp các kiến thức lý thuyết mới học với kinh nghiệm thực tiễn đã trải qua. Khi bảo vệ xong đề tài Tiến sĩ, thực chất lúc này mới học xong cách nghiên cứu chuyên sâu, mới vượt qua bài học đầu tiên để bước chân vào môi trường nghiên cứu. Đáng tiếc là do môi trường học thuật của VN quá hỗn loạn, số tiến sĩ bằng thật, kiến thức rởm quá nhiều, kiến thức không thống nhất, lãnh đạo cũng không đủ trình độ phân biệt người có kiến thức thật và người có kiến thức rởm,... nên dẫn tới nhiều tiến sĩ trẻ tưởng mình quá giỏi và không tôn trọng các thầy cô nhiều tuổi... Trái lại, cũng có nhiều thầy cô nhiều tuổi vẫn muốn được giữ các chức vụ quản lý, thực chất là chiếm mất cơ hội của các tiến sĩ trẻ.
Với đội ngũ giảng viên, học vị Tiến sĩ mới chỉ là bắt đầu
14/11/2021 Tùng Dương GDVN - Một người nghiên cứu, giảng dạy bậc đại học thì Tiến sĩ mới là bắt đầu sự nghiệp, để được một người có kiến thức sâu như vậy sẽ phải mất nhiều công sức, kinh tế...

Với một người nghiên cứu, giảng dạy đại học thì Tiến sĩ mới chỉ là “bắt đầu”, họ bắt đầu vào sự nghiệp. Ảnh minh họa: T.D.

Muốn thúc đẩy du lịch, làm ăn: phải mở cùng mở

Muốn thúc đẩy du lịch, làm ăn, muốn phục hồi kinh tế thì tất cả các địa phương phải mở cùng mở. Không thể địa phương này mở, địa phương khác vẫn cứ đóng, dù dịch và hiểu biết về dịch, phương thức chống dịch đã không còn như trước... Muốn làm được điều trên, việc quan trọng nhất là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phải chủ động đi đầu, dám thực sự sống chung với virus (không sợ F0), chứ không phải chỉ sống chung bằng mồm chứ không dám sống chung thật sự như hiện nay; từ đó ra lệnh các địa phương phải đồng loạt thực hiện các chính sách chung, thống nhất, công khai... trên cả nước. Tiếc rằng chưa chắc ông Thủ tướng Chính phủ hiện nay dám và có đủ trình độ để làm tốt việc này. Tôi rất mê du lịch, tuổi cũng đã cao nên càng muốn đi nhiều, nhưng cách quản lý xã hội quá lộn xộn hiện nay không cho phép tôi thực hiện mong ước này.
Muốn thúc đẩy du lịch, làm ăn: phải mở cùng mở
Đoàn Khắc Xuyên 14/11/2021 Kinh tế Sài Gòn Online (KTSG) – Du lịch là đi lại, dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để khám phá cái mới, những điều chưa biết, hoặc để tìm lại, sống lại những trải nghiệm đã qua ở một nơi chốn nào đó. Không có dịch chuyển thì không có du lịch (trừ du lịch ảo trên mạng). Khách muốn đi du lịch không thể đi, thiệt thòi đã đành; người cung cấp dịch vụ, bán sản phẩm du lịch ở nơi đến cũng thiệt thòi, thậm chí còn nhiều hơn.

Sau nhiều tháng bị cách ly, phong tỏa vì dịch, cả khách muốn đi du lịch lẫn chủ cơ sở du lịch nơi đến và các nhà tổ chức tour đều muốn khởi động lại, thúc đẩy nhanh sự phục hồi du lịch để có nguồn thu và để cuộc sống trở lại bình thường, dù là “bình thường mới”.

Cảnh báo: Sự phát triển cần hướng đến con người hơn

Bài này hay, tôi rất thích. Tăng trưởng cần hướng đến con người hơn, bằng không về lâu dài sẽ chẳng có tăng trưởng hay phát triển khi công nhân không còn muốn bán sức lao động với giá rẻ để nhận lấy cuộc sống bấp bênh, không biết ngày mai sẽ ra sao. Tôi vừa đăng bài phê phán Chính phủ kiến nghị đầu tư công toàn bộ 12 dự án cao tốc Bắc-Nam và sau khi hoàn thành Chính phủ sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước. Đây chính là một hình thức của tăng trưởng chỉ nhằm "khoe thành tích với quốc tế mà quên đi nhiệm vụ chăm lo cho đời sống nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế dài hạn", tức là không hướng đến con người.
Như một lời cảnh báo: Sự phát triển cần hướng đến con người hơn 
16/11/2021 Đại dịch COVID-19 sớm muộn gì rồi cũng phải chấm dứt theo cách này hay cách khác. Và rồi, sau những tiếng thở dài vừa nhẹ nhõm vừa đau đớn, chắc chắn chúng ta sẽ phải tự vấn: Vì sao điều ấy lại xảy ra?

Đừng xem việc hàng trăm ngàn người bỏ về quê chỉ là hiện tượng đáng buồn mà cần xem đó là một lời cảnh báo nghiêm khắc. Ảnh: Hà An

Kinh khủng: Cải tạo con đường 400m giữa thủ đô mất tới 4 năm

Chúng ta cứ chê Tàu làm đường sắt Cát Linh - Hà Đông với tốc độ rùa bò 13km mất hơn 10 năm, nhưng nhìn con đường Vũ Trọng Phụng ở ngay quận Thanh Xuân, Hà Nội, mà xem. Đường 400 mét đã có sẵn, chỉ việc cải tạo mở rộng một chút rồi nâng cấp, vậy mà mất tới 4 năm. Thế cso kinh khủng không ? Trách nhiệm thuộc về ai ? Đáng buồn là người dân cứ chấp nhận sống giữa công trường trong 4 năm mà không kiện cáo ép buộc chính quyền đã quyết định làm thì phải làm nhanh; đừng diễn ra cái cảnh bị chính quyền đầy đọa suốt 4 năm rồi khi được thả ra thì nhiệt liệt hoan hô và biết ơn chính quyền tốt bụng như cha mẹ.
Kinh khủng: Cải tạo con đường 400m giữa thủ đô mất tới 4 năm
16/11/2021 Từ ngày đường Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) được trải nhựa, người dân 2 bên đường vui mừng vì không còn phải sống chung với những ngày nắng bụi mù mịt và những ngày mưa ngập tận cửa như trước đây.

Sau gần 4 năm chờ đợi, phần mặt đường Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã được hoàn thiện, trải một lớp nhựa đường.

Người dân rất vui mừng vì đã không còn phải chịu cảnh bụi mù mịt như trước đây.

Có nên đầu tư công các dự án cao tốc để thu phí ???

Hoan hô Chính phủ kiến nghị đầu tư công toàn bộ 12 dự án cao tốc Bắc-Nam, nhưng phản đối việc sau khi hoàn thành Chính phủ sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước. Ở khắp nơi trên thế giới, việc xây dựng đường xá phục vụ việc đi lại của người dân và phát triển kinh tế đều do nhà nước thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách và không thu phí phương tiện qua lại. Chỉ có một số rất ít trường hợp đầu tư đường xá bằng hợp tác công tư có thu phí, chủ yếu qua hình thức BOT. Tuy nhiên, BOT chỉ được thực hiện tại những nơi đã có đường miễn phí cho dân đi. Do đó, trên khắp thế giới, chỉ có rất ít đường BOT và phí đi trên những đường này cũng rất rẻ so với thu nhập của người dân. Ví dụ người dân Thụy Sĩ chỉ cần đóng 40 CHF (khoảng 40 đô la) là được đi tự do trên tất cả các tuyến đường BOT khắp cả nước. Hiện nay đường giao thông cho người dân đi lại ở nước ta rất kém, nhiều nơi chỉ có đường độc đạo. Nay chính phủ chỉ tập trung xây dựng đường có thu phí mà bỏ qua việc làm đường cho dân đi lại tự do, thì chắc chắn là không hợp lý. Đặc biệt nếu Chính phủ định biến những tuyến đường độc đạo thành đường cao tốc để thu phí thì người dân và doanh nghiệp sẽ biết đi đường nào để không mất phí ? Dường như Chính phủ chỉ quan tâm đến việc làm nhiều đường cho đẹp đất nước và khoe thành tích với quốc tế mà quên đi nhiệm vụ chăm lo cho đời sống nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế dài hạn. Thử hỏi đường nhiều mà dân không có tiền đi thì có ích gì, có khác gì những đô thị ma (không có người ở) được xây dựng khắp nơi trên cả nước ? Thực tế đã thấy cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hay Hà Nội - Hạ Long chỉ có rất ít người đi. Đầu tư khủng mà hiệu quả như thế chỉ mang lại hậu quả khủng hoảng kinh tế. 
Chính phủ kiến nghị đầu tư công toàn bộ 12 dự án cao tốc Bắc-Nam
16/11/2021 - Chính phủ kiến nghị triển khai đầu tư công toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam. Sau khi hoàn thành sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã đã có Tờ trình số 519/TTr-CP gửi Quốc hội báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Giai đoạn 2021-2025 sẽ có 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam với chiều dài khoảng 729km. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

Đến bao giờ Hà Nội mới ngừng truy vết các F1 và F2 ?

Đến bao giờ Hà Nội mới ngừng truy vết các F1 và F2 ?
Hà Nội khẩn tìm người đến 21 địa điểm tại nhiều quận, huyện. Tối 14/11, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã phát đi thông báo khẩn tìm người đến nhiều địa điểm có liên quan đến các ca mắc Covid-19 mới phát hiện; trong đó có nhiều cửa hàng, quán cafe, trạm xăng... trên địa bàn quận và thành phố Hà Nội.

Tôi rất lấy làm lạ về điều này vì Chính phủ đã chủ trương sống chung với virus Corona, tức là nếu ai nhiễm virus và có bệnh thì cách ly để chữa, còn những người dù có virus trong người nhưng không có bệnh thì thì chỉ cần cách ly (nếu phát hiện ra thông qua xét nghiệm) ở nhà là đủ. Trường hợp không phát hiện được họ thì cũng nên để mặc họ tự do đi lại, tự do sinh hoạt, nhưng họ cần thực hiện khẩu hiệu 5K của Bộ Y tế, cũng giống như với những  người dân bình thường, 
là đủ.

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và việc quên lời hứa

Lời hứa thường được coi là thiêng liêng, nhất là đối với những người làm chính trị và những người của công chúng, vì đã hứa mà không làm thì sẽ mất uy tín trầm trọng, dẫn tới người dân không bầu lại nhà chính trị đó, hoặc không quan tâm đến người của công chúng đó nữa. Trong lịch sử hiện đại ở nước ta, nổi tiếng nhất về "hứa nhưng không làm" là trường hợp ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tháng 10/2006, ông Nguyễn Tấn Dũng vừa nhậm chức Thủ tưởng thay ông Phan Văn Khải về hưu, đã dõng dạc tuyên bố: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”. Tuy nhiên, trong 10 năm làm Thủ tướng, dù trực tiếp là Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương, nhưng ông đã để tham nhũng phát triển rực rỡ, hoanh hành khắp nơi trên cả nước, đến mức "ăn không chừa cái gì của dân" như lời bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói, hay khắp nơi đâu đâu cũng thấy "sâu" như phát biểu của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Thế nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng không xin từ chức ngay như lời ông đã cam kết trước dân. Rất mong chính phủ của ông Phạm Minh Chính không tái lập lại những chuyện "hứa nhưng không làm" thời ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và việc quên lời hứa
Trong buổi trả lời chất vấn sáng 11/11, sau giờ giải lao, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trở lại phiên chất vấn như một người khác hẳn. Hết bối rối, lấy lại được sự tự tin, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã trả lời các câu hỏi khá rõ ràng, cụ thể và có phần thông minh hơn hẳn người tiền nhiệm.
Tuy nhiên có một câu trả lời của Bộ trưởng tôi thấy không đúng - đó là Bộ trưởng nhận hết trách nhiệm về ngành giáo dục trong việc để học sinh không thích học và học kém môn lịch sử.

Chuyện người đẹp Cô Tô bị quan trên "xơi tái"

Fb mới mở được gần 3 tuần của mình lại bị chặn không đăng được bài, cũng không bình luận và bấm like được... Chán quá nên không có hứng thú làm Blog...
Chuyện người đẹp Cô Tô bị quan trên "xơi tái"
Một nữ cán bộ có nhan sắc ở huyện đảo Cô Tô bị quan chức đưa vào nhà nghỉ và giở trò đồi bại đang là vấn đề được dân cư mạng bàn tán. Một luồng dư luận cho rằng quan chức này bị bẫy, nhưng phần khác cho rằng vị quan chức này đang vi phạm đạo đức nghiêm trọng.

Ông Lê Hùng Sơn, 39 tuổi, bí thư huyện ủy, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Cô Tô, bị đình chỉ công tác do bị tố cáo “vi phạm lối sống của đảng viên.” Theo báo Thanh Niên hôm 12 Tháng Mười Một, trên mạng xã hội có chia sẻ thông tin về chuyện ông Sơn “bị tố cáo có hành vi hiếp dâm nhân viên cấp dưới.”

Một bức ảnh không bao giờ được tái chụp


Một bức ảnh không bao giờ được tái chụp
Thứ nhất, đây là ảnh chụp chung các nguyên thủ của 5 cường quốc; và thứ hai, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đứng ngay giữa. Tấm ảnh này hàm chứa một thông điệp: Trung quốc đang trở lại vị trí trung tâm của thế giới. Về mặt cá nhân, nó mang lại khoái cảm được ve vuốt hẳn là rất dễ chịu cho Giang Trạch Dân. 

Trong quyển “Người thay đổi Trung quốc – Truyện về Giang Trạch Dân” (“The Man Who Changed China: The Life and Legacy of Jiang Zemin”, Robert Lawrence Kuhn. New York Crown Press 2004, 2005), Dân giải thích về nó cách dí dỏm: “Tôi nghĩ có lẽ do tôi là người lớn tuổi nhất trong bọn họ [nên được đứng giữa]”. Nhưng sự thực thì sao?

TQ bắt đầu quốc hữu hóa trường tư. Việt Nam học theo ???

Trung Quốc bắt đầu quốc hữu hóa trường tư. Việt Nam học theo ???
Trong năm vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thanh lọc lớn đối với hệ thống giáo dục. Hiện tại là cuộc thanh trừng trường tư. Thiểm Tây, Bắc Kinh và Hà Bắc đã xuất hiện tình trạng các trường tư bị buộc chuyển giao không hoàn lại cho chính quyền dưới hình thức quyên tặng, chuyển nhượng, v.v., và trở thành một trường công lậpMục tiêu mà Bộ Giáo dục Trung Quốc đặt ra là giảm tỷ trọng trường tư trong ngành giáo dục từ 20% xuống 5% trong vòng hai năm
Hình ảnh học sinh của một trường học ở Thượng Hải đang học trong lớp học. (CHANDAN KHANNA / AFP / Getty Images)

Đình chỉ công tác Công an chĩa súng đe dọa nhân viên y tế

Trên mạng cho biết có báo đưa tin ngay sau sự việc xảy ra, quan chức lãnh đạo hàng đầu của huyện Lâm Hà trả lời báo chí đây chỉ là hiện trường một vụ quay phim; cảnh cán bộ công an đưa con đi cấp cứu chĩa súng vào nhân viên y tế là một cảnh trong phim. Tuy nhiên, rõ ràng là không phải vì đích thân thượng tá Nguyễn Văn Hoàng, trưởng Công an huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, đơn vị đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với công an Nguyễn Duy Ngọ vì "anh Ngọ sốt ruột, ức chế nên mất khả năng kiểm soát và có hành động rút súng ra như trong clip". Ông Hoàng cũng thừa nhận đây là bài học vô cùng đắt giá cho cán bộ công an huyện Lâm Hà. Nếu có chuyện ông quan chức lãnh đạo hàng đầu của huyện Lâm Hà trả lời báo chí bậy bạ như trên thì cần phải xử lý cả ông này.
Đình chỉ công tác cán bộ Công an chĩa súng đe dọa nhân viên y tế
Lâm Đồng: Cán bộ công an đưa con đi cấp cứu chĩa súng vào nhân viên y tế. Một cán bộ công an huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đưa con đi cấp cứu đã rút súng chĩa thẳng vào nhân viên y tế và chửi, sau khi bị nhắc nhở do không đeo khẩu trang. Một đoạn clip mới được lan truyền trên mạng xã hội về thái độ của một nam thanh niên với nhân viên y tế xảy ra vào tối 11/11 tại Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) khiến nhiều người bức xúc.

Hình ảnh vụ việc. (Ảnh cắt chụp từ video)
Trong clip, một nam thanh niên bước xuống xe ô tô cùng người nhà đưa đứa bé đến trung tâm y tế cấp cứu. Do không đeo khẩu trang, thanh niên này bị 2 nhân viên y tế trước cổng bệnh viện nhắc nhở.