Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Phu nhân ông Tập thường lộ diện làm dấy lên nhiều đồn đoán

Phu nhân ông Tập tăng tần suất lộ diện làm dấy lên nhiều đồn đoán
Bà Bành Lệ Viên (Peng Liyuan), phu nhân ông Tập Cận Bình, gần đây thường xuyên tham dự các sự kiện và nhận lời phỏng vấn, khác xa với hình ảnh ẩn mình trước đây. Thậm chí, tin tức về bà còn được CCTV đưa ở vị trí số 2 trong bản tin thời sự tối. Điều này cho thấy bà được đối xử như một phó lãnh đạo cấp quốc gia. Việc này đã thu hút và làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận từ ngoại giới.

Bà Bành Lệ Viên, phu nhân của 
nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. 
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin vào ngày 11/11, bà Bành Lệ Viên, phu nhân của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã ở ẩn một thời gian, đã thường xuyên xuất hiện trước công chúng trong 3 tháng qua.

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Có 'lợi ích nhóm' với giá xét nghiệm không?

"Bộ Y tế đã ban hành thông tư về giá xét nghiệm, trong đó giá chỉ tính giá tối đa, tức là đối với giá xét nghiệm nhanh là 109.000 đồng và chỉ được thanh toán với mức như vậy. Chúng tôi đang đảm bảo quản lý giá đối với trang thiết bị y tế" - ông Long giải trình về loạn giá như vậy. Theo tôi các giải trình của ông Long vừa chung chung, vừa có tính đối phó với tình hình. Cái cách trả lời: "Chúng tôi xin được tiếp thu ý kiến của đại biểu để cùng các đơn vị đưa ra hình thức tăng cường kiểm tra, giám sát việc giá xét nghiệm của các đơn vị tư nhân" là không thể chấp nhận được vì hậu quả đã rất lớn. Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cũng đặt vấn đề tại thông tư số 13 năm 2019 Bộ Y tế quy định mức giá là 238.000 đồng/lần đối với các xét nghiệm nhanh, nhưng tại thông tư số 16 ngày 8-11 vừa qua lại quy định mức giá chỉ còn 109.000 đồng, giảm hơn một nửa thì dựa trên cơ sở nào và tại sao lại có sự chênh lệch lớn đến như vậy. Thực tế người dân đã bị lợi ích nhóm hành hạ trong suốt gần 2 năm qua, chỉ đến ngày 8-11 Bộ Y tế mới quy định mức giá trần 109.000 đồng. Chính cả gia đình tôi là nạn nhân khi khi đến Bệnh viện Phổi trung ương tiêm vaccine ngày 14/9 và 5/10 gia đình tôi và những người đến tiêm đều bặt buộc phải xét nghiệm nhanh và phải trả 238.000 đồng/lần/người. Đối với tôi, ông Long vừa kém về trình độ, vừa không có đạo đức, chỉ thích bám theo các quan to hơn để lấy lòng họ..., nên không xứng đáng làm Bộ trưởng. Tôi chỉ chưa biết ông có tham gia vào nhóm lợi ích nào không ???
Có 'lợi ích nhóm' với giá xét nghiệm không?
11/11/2021 TTO - 
Có 'lợi ích nhóm' với giá xét nghiệm không là nội dung nhiều đại biểu đã liên tục nêu lên với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong phần chất vấn đầu tiên của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra hôm qua 10-11.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM chiều 10-11 - Ảnh: NHẬT THỊNH

Quản lý đất đai đối với nhà ĐTNN 'núp bóng' DN, cá nhân của Việt Nam

Quản lý đất đai đối với nhà đầu tư nước ngoài 'núp bóng' DN, cá nhân của Việt Nam
11/11/2021 Phiên chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chiều 11.11 nóng lên khi nhiều vấn đề liên quan đến đất đai được đại biểu đề cập.

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Vũ Thị Lưu Mai phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn

Công nhân ngưng việc tập thể vì ko được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người

Ở các nước kinh tế thị trường hay tư bản chủ nghĩa, đình công là một trong những quyền cơ bản của người lao động được pháp luật quy định. Quyển đình công do tập thể người lao động quyết định trong trường hợp người lao động không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, của hội đồng trọng tài lao động về giải quyết tranh chấp lao động tập thể và cũng không lựa chọn việc yêu cầu toà án giải quyết. Do vậy, đình công là sự ngừng bộ phận hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, dịch vụ do tập thể những người lao động cùng nhau tiến hành với yêu sách người sử dụng lao động phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động hoặc làm thoả mãn những yêu sách và các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Khái niệm đình công rõ ràng như thế, nhưng báo chí VN không dám dùng cụm từ này mà thay bằng "ngưng việc tập thể", chắc là vì đây là đình công theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên nó khác đình công tự bản chủ nghĩa. Tôi đã kiến nghị rất nhiều lần chúng ta đã quyết định phải chuyển sang vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường thì nên sử dụng các khái niệm của kinh tế thị trường theo đúng cách hiểu của nó, vì thực tế có vô số thuật ngữ, chỉ tiêu... của kinh tế thị trường được sử dụng ở nước ta nhưng nội dung, bản chất, cách tính toán... lại hoàn toàn khác, dẫn tới không thể so sánh chúng với quốc tế được.
TPHCM: Công nhân ngưng việc tập thể vì không được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người
11/11/2021 - Dân trí - Khoảng 350 công nhân ngành gỗ ở Bình Dương đã đồng loạt ngưng việc để yêu cầu công ty tiếp tục hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng.

Công nhân căng băng rôn yêu cầu công ty trả lương tháng 10 và tiếp tục hỗ trợ 1,8 triệu đồng.

Thưởng thức beefsteak ở quận 1

Ha ha, biết bác Tô Lâm về nước rất nhớ món beefsteak dát vàng của "Thánh rắc muối" ở thủ đô Luân Đôn nên báo Zingnews ngày nào cũng cố đăng một bài về thưởng thức beefsteak cho bác đọc giải sầu. Hôm kia vui vui nên tôi có đăng lại bài "Nhiều người tiêu dùng châu Á không mua nổi thịt bò" của Zingnews. Hôm nay cũng vui vui nên tôi đăng lại bài dưới đây Zingnews để biết đâu bác lại ghé qua đọc. Nhân chuyện ngày 8/11, trang mạng Zing sở hữu đông đảo người theo dõi, là cơ quan truyền thông bán chính thức đầu tiên ở Việt Nam, dám “sờ dái ngựa” khi tải một bài viết khá giật gân “Nhiều người tiêu dùng châu Á không mua nổi thịt bò!!!”, nhiều trang mạng khác “khoát nước theo mưa” tới tấp đăng lại của Zing. Các dân mạng cười khoái trá và vỗ tay đôm đốp. Hoan hô các tờ báo chính thống trong nước đã “xỏ lá” nhưng rất có đạo đức, dám chọc ngoáy miếng bít tết của Bộ trưởng, khiến nhà nhà, người người được trận cười khoái chí! Chưa hết, đúng vào ngày 8/11, khi lệnh “giải cứu sếp” được ban hành, tờ báo “Công an Nhân dân” cũng đăng tải một xã luận khét tiếng “chửi” các thế lực thù địch: “Luận điệu suy diễn quy định mới về những điều Đảng viên không được làm”. Chủ trang Viet-studies.net, Trần Hữu Dũng, cựu Giáo sư Kinh tế tại Hoa Kỳ, với đầu óc nhậy cảm đặc biệt đã ngửi thấy mùi “khét” từ Hà Nội khi ông bình luận: “Đọc bài này mà phát tức cười! Nói vòng vo tam quốc nhưng cốt ý là để ám chỉ rằng, trong 19 điều mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa cấm đảng viên không được làm thì không có điều cấm… ăn bít-tết dát vàng! Chỉ các ‘thế lực thù địch’ mới suy diễn bậy bạ, xuyên tạc việc đảng viên ăn chiêu đãi thịt bò rắc vàng!” Thanh minh thanh nga kiểu này thì thật đúng là “gậy ông lại đập lưng bà!”
Thưởng thức beefsteak ở quận 1
Quỳnh Anh 10/11/2021 Với đa dạng cách chế biến và hương vị, những nhà hàng beefsteak cao cấp dưới đây là địa điểm lý tưởng cho những buổi hẹn hò, gặp mặt ở trung tâm TP.HCM.

Có nguồn gốc từ các nước phương Tây song beefsteak dần trở nên quen thuộc với thực khách Việt. Nếu muốn thưởng thức những miếng bò hảo hạng trong không gian sang trọng, bạn có thể cân nhắc những địa chỉ được gợi ý dưới đây. Mức giá tại các nhà hàng này dao động từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng.

Bộ trưởng 'xin khất" trả lời về 162.000 ha đất người TQ sở hữu

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lại xin khất ???
Ối chời ơi, người Trung Quốc làm chủ sở hữu 162000 ha đất tức là 1620km2, lớn hơn hay ngang bằng bằng diện tích nhiều tỉnh của Việt Nam như tỉnh Hậu Giang, Hải Dương, Nam Định hay Thái Bình, gấp đôi diện tích tỉnh Hà Nam và Bắc Ninh, tương đương với diện tích Hồng Kông và Singapore cộng lại... Đặc biệt trong đó có nhiều đất ở các vùng phên dậu chiến lược như đất biên giới và đất ven biển, chắc chắn có ảnh hưởng quốc phòng an ninh và an ninh kinh tế quốc gia. Vậy mà ngài Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ quan trọng bậc nhất của chính phủ, Bộ tham mưu tổng hợp cho Trung ương Đảng và Thường trực Chính phủ, trực tiếp chịu trách nhiệm tham mưu cho Đảng và Chính phủ về chính sách quản lý đất đai với các nhà đầu tư..., lại thản nhiên tuyên bố trước Quốc hội và toàn thể quốc dân đồng bào trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp trên truyền hình là "thực sự chúng tôi chưa có điều kiện để nắm rõ sát tình hình thực tế ở các địa phương này ra sao" và "tôi ghi nhận ý kiến và xin phép báo cáo lại ở Quốc hội sau”. Thật là thất vọng và xấu hổ thay cho cho ngài bộ trưởng. Đại biểu quốc hội không những nắm vững thông tin mà còn nắm rõ cả số liệu chi tiết trong khi bộ trưởng quản lý ngành không biết gì. Đây là một thái độ vô trách nhiệm hoàn toàn với tổ quốc và nhân dân, vì câu hỏi về vấn đề này đã được chính Đại biểu Vũ Trọng Kim hỏi Bộ trưởng Dũng cách đây đã 1 năm rưỡi (tháng 6/2020) và ông Dũng cũng xin khất không trả lời, buộc bây giờ Đại biểu Kim phải nhắc lại. Nếu vị Bộ trưởng, Trưởng ngành nào cũng thản nhiên xin khất giống như Bộ trưởng Dũng thì Quốc hội và Chính phủ sẽ sao? Tại sao Quốc Hội cho Bộ trưởng Dũng khất hết kỳ này sang kỳ khác. Đã có ông Bộ trưởng, Trưởng ngành nào khác được khất như vậy chưa ? Chủ tịch và đại biểu Quốc hội có lo lắng đến quốc phòng an ninh và an ninh kinh tế quốc gia không, khi mà cứ để các ông Bộ trưởng, Trưởng ngành xin khất hết lần này sang lần khác mà tới cuối kỳ họp hay cuối nhiệm kỳ vẫn luôn luôn vui vẻ tuyên bộ kỳ họp thành công tốt đẹp, đại biểu quốc hội ra về chẳng phải lo nghĩ gì tiếp ??? Theo tôi, nếu là đất mua núp bóng người dân và doanh nghiệp thì cứ giao cơ quan công an điều tra làm rõ nguồn gốc số tiền dùng để mua và cách thức sử dụng đất.... Nếu phát hiện ra có vi phạm thì thu hồi giấy phép, tịch thu lại. Luật đất đai đã có những quy định rõ ràng tại sao không thực hiện; nếu thiếu chặt chẽ thì tại sao Quốc hội không chủ động sửa ngay ? Phải chăng có nội gián của Tàu nằm ở những vị trí rất cao trong hệ thống chính trị nước ta để bảo kê cho việc Trung Quốc xâm chiến đất đai nước nhà ?

Bộ trưởng 'xin khất" trả lời về 162.000 ha đất người Trung Quốc sở hữu
Anh Vũ - 11/11/202116 162.000 ha đất do người Trung Quốc sở hữu tại Việt Nam, trong số đó có bao nhiêu là núp bóng người dân, doanh nghiệp trong nước? Vấn đề này, theo đại biểu Quốc hội, cần phải được làm rõ để quản lý.

Chiều 11.11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội. Đại biểu Vũ Trọng Kim (Quảng Nam) cho biết, ông có nghe Bộ trưởng nói 2 lần về đất không sạch, đầu tư phát triển sẽ khó.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Bao giờ dân Tây mơ ước được đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông ?

Bao giờ dân Tây mơ ước được đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông ?
Báo trong nước hồ hởi đăng tin người dân thành phố mang tên bác Hồ Chí Minh kính mến đang mơ ước được đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nếu không có dịch thì đã lũ lượt phi ra Hà Nội để được đi trên những con tàu màu xanh cổ kính chạy nhanh hơn xe đạp và ít lắc hơn xe ngựa do Trung Quốc chế tạo. Mình là người Hà Nội nên rất tự hào.
 
Chợt nhớ đến những năm tháng sống ở Âu Mỹ, mình đã từng đi những con tàu metro tốc độ tới vài trăm km mỗi giờ, nhanh quá nên không thể thưởng thức được những cảnh đẹp của phố phường hai bên. Thế nên mình nghĩ chắc sẽ sớm đến lúc báo đăng tin dân Tây cũng mơ ước được sang Việt Nam để được đi du lịch trên những con tàu chạy chỉ thong thả 30km/giờ này. 

Giá xăng

Giá xăng
Thấy giá xăng dầu gần đây tăng lên nhanh quá nên tôi có hai thắc mắc nhỏ sau, mong các bạn phân tích làm rõ giúp.
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'Giá xăng dầu: Thuế chồng lên thuế 13:30 08/10/2012 Chia sẻ Thích 0 Chia sẻ Công Thương Tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Thông tư 234/2009/T thực hiện Nghị định 84/2009/NĐ-CP không đơn giản chỉ cộng dồn theo phưo doanh xăng dầu tưởng lãi lại hóa lỗ—. Thực tế trong giá xăng dầu hiện nay th SALONEAS BARGEEIMOCCERM'
1) Cách tính giá xăng hiện nay ?
Theo Điều 38a về công thức giá cơ sở xăng dầu trong Nghị định số 95/2021/NĐ-CP 
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (KDXD), giá cơ sở xăng dầu được xác định bằng (=) giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu cộng (+) giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước.

Bộ trưởng Tô Lâm: Vi phạm trong lĩnh vực y tế ko phải do cơ chế

Hehe, từ sau vụ ăn bò mạ vàng rắc muối của thánh rắc muối ở Anh hồi đầu tháng 11 này, bác Tô Lâm đã thực sự trở thành người nổi tiếng của giới Showbiz. Có lẽ ý thức được trạng thái mới toanh của mình nên bác đang chủ động xuất hiện hơi nhiều. Hôm 6/11 là xuất hiện để thay mặt đoàn công tác hải ngoại của Thủ tướng trao quà xin được ở nước ngoài cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Hôm qua là trong Hội trường Quốc hội. Tuy nhiên nghe bác khẳng định các vi phạm trong ngành y tế không phải do cơ chế thì tôi không tin lắm, vì nếu cơ chế đúng thì sao cán bộ dám sai phạm nhiều thế. Bác lại nói thêm “việc lợi dụng tình hình khó khăn, lách luật để vi phạm". Tôi nghĩ nếu quan chức đã lách được luật thì làm sao mà vi phạm luật ? Và đã vi phạm pháp luật thì làm sao gọi là lách luật được ? Tư duy này của bác xem chừng hơi bị luẩn quẩn ? Chưa hết, bác cho rằng "đều đáng bị xử lý hình sự", trong khi tôi nghĩ quan chức phạm khuyết điểm hay nặng hơn là phạm tội thì rất nhiều, nhưng có thật là 100% "đáng bị xử lý hình sự" không thì cần xem xét cẩn trọng, kẻo nhiều quan chức cấp thấp chỉ phạm khuyết điểm nhẹ hoặc liên đới cũng bị các bác quy cho là và "đều đáng bị xử lý hình sự".
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Vi phạm trong lĩnh vực y tế không phải do cơ chế
SGGPO Thứ Tư, 10/11/2021 Đầu phiên làm việc chiều 10-11, được mời tham gia giải trình về vấn đề đại biểu nêu: “Có dư luận cho rằng các vi phạm trong ngành y tế do cơ chế, hệ thống”, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định ở đây là “việc lợi dụng tình hình khó khăn, lách luật để vi phạm" và đều đáng bị xử lý hình sự.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại phiên chất vấn
Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc xử lý các sai phạm trong lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, thời gian vừa qua tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu thầu, mua sắm vật tư y tế diễn ra rất phức tạp, nhất là những vụ xảy ra tại các bệnh viện lớn.

“Cái chết” của những nhân tài ngành y-vì sao thiên nga gãy cánh?

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định trước Quốc hội "Vi phạm trong lĩnh vực y tế không phải do cơ chế". Tôi thích đoạn này: "Cơ chế nào tạo ra lỗ hổng (hoặc các cạm bẫy) khiến những nhà chuyên môn tài giỏi lợi dụng/hoặc bị sa chân vào đó? Cơ chế đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất… trong ngành y được ví là một ma trận. Vậy tại sao lại khiến cho các bác sĩ tinh hoa, những chiến thần trong khám bệnh, chữa bệnh phải trở thành kẻ tay mơ trong ma trận đó? Bị đẩy vào cuộc chiến bất cân xứng, các bác sĩ “chết” là đương nhiên. Nếu vì phải phá vỡ những quy định lạc hậu, những rào cản luật lệ lỗi thời, vô lý và bất công để thực hành chuyên môn, để xây dựng và phát triển ngành y và trong quá trình đó phạm vào sai sót, thì cũng giống như “đạp rào gai diệt ác” (lời bài hát Câu hát bông sen của nhạc sĩ Thanh Trúc). Dám đạp rào gai thì luôn luôn có nguy cơ gai xiên thủng chân, bị áp xe mưng mủ. Chẳng lẽ vì mưng mủ một vết nơi lòng bàn chân mà chặt bỏ luôn cái chân? Phải có cơ chế phù hợp để rạch ròi phạm vi công việc giữa chuyên môn, quản lý chuyên môn và quản trị hành chính-kinh doanh. Phải bảo vệ nhân tài vì cái chết của phần tài năng chuyên môn trong họ chính là thiệt hại vô cùng lớn cho bệnh nhân, cho sự tiến bộ của y tế Việt Nam và cho xã hội".
“Cái chết” của những nhân tài ngành y-vì sao thiên nga gãy cánh?
2021-11-10 Sáng 08/11/2021, lại một tin gây chấn động ngành y TPHCM. Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức, TS.BS. Nguyễn Minh Quân bị bắt và khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Kết quả điều tra vụ án xác định: ông Quân và giám đốc một Công ty TNHH đã thông đồng, câu kết thực hiện hành vi trái quy định của Luật đấu thầu trong việc mua sắm vật tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện TP Thủ Đức gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Vụ án này khiến người quan tâm phải liên hệ ngay với hai vụ án tương tự trước đó nhưng xảy ra ở miền Bắc.

Việc đóng cửa trường học ko làm giảm sự lây lan của COVID-19

Nếu việc đóng cửa trường học không có tác dụng ngăn ngừa Covid thì việc đóng cửa các chợ và siêu thị, các trung tâm thể thao và văn hóa giải trí cũng không có tác dụng. Điều này giải thích tại sao ở các nước Âu Mỹ, dân đến xem các trận bóng đá đầy ắp sân mà số ca lây nhiễm vẫn không tăng vọt.
Việc đóng cửa trường học không làm giảm sự lây lan của COVID-19
Một nghiên cứu mới từ Nhật Bản cho thấy việc đóng của trường học không hề giúp giảm tỷ lệ lây lan của COVID-19. Trái lại, nó đã làm gián đoạn cuộc sống và học tập của học sinh cũng như của giới phụ huynh, mà không giúp gì cho cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng. Nếu nghiên cứu này được tin tưởng, thì có lẽ nhiều quốc gia trên thế giới có thể phải thay đổi chiến lược chống COVID-19 của mình.
Chấn động: Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy việc đóng cửa trường học không làm giảm sự lây lan của COVID-19
Mail Online của Anh Quốc đưa tin ngày 8/11, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard ở Massachusetts, Đại học Gakushuin ở Tokyo và Đại học Shizuoka ở Shizuoka đã so sánh các khu vực của Nhật Bản đã đóng cửa hệ thống trường học của họ vào mùa xuân năm 2020 với những khu vực không đóng cửa, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Khoa trương là để che đậy?

Đang lúc dịch Covid vẫn diễn ra khắp nơi mà ngành giao thông và chính quyền Hà Nội lại cố tình khuyến khích người dân tự do tụ tập ở các nhà ga và trên tàu CL-HĐ là quá phi lý và phản khoa học. Vậy mà Chính quyền và VTV ngày nào cũng quảng cáo người dân náo nức xếp hàng đi tàu miễn phí là sao. Đặc biệt tệ nhất là người dân. Trình độ dân trí quá thấp và tâm lý bầy đàn nên hàng chục vạn người dân đua nhau đi thử tàu, bất chấp phải xếp hàng dài dằng dặc và nguy cơ lây nhiễm rất cao. Bên cạnh dân trí là lòng tham của người dân Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Họ sống dưới chế độ XHCN lâu rồi nên chỉ thích được bao cấp, được miễn phí. Thấy đi tàu không mất tiền là quyết tâm đi, còn rủ nhau đi như đi hội. Tham 7-15 nghìn tiền vé đến mức u mê, đến mức để cho chính quyền điều khiển vì mục đích chính trị của họ mà cũng không nhận ra. Càng nhìn họ, càng nghĩ về họ thì càng thấy buồn cho cái tương lai của dân tộc!
Khoa trương là để che đậy?
FB LS Ngô Anh Tuấn 8-11-2021 - Người ta sẵn sàng kéo người ngồi trên xe riêng xuống bằng được để khai báo y tế dù họ không xuống địa phương đó; người ta sẵn sàng kéo một người duy nhất ở trong nhà đi xét nghiệm, cách ly; thậm chí là khởi tố vụ án, khởi tố bị can chỉ vì người dân không chịu đi cách ly… Thế nhưng, người ta cũng sẵn sàng kéo cả chục nghìn người lên những chuyến đi vô bổ, chỉ đi cho biết là nó không phải là những đống sắt vụn mà nó vẫn biết chạy, thậm chí chạy nhanh hơn cả… xe đạp.
Đoàn người chen chúc đi tàu Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: VNE
Như vậy, có thể hiểu được rằng, người ta “thả rông” cho dân hay nhốt kín họ trong nhà đôi khi không phải chỉ vì lo lắng cho dân mà vì mục đích của người đề xuất ra chính sách ấy là trên hết. Họ làm đúng, họ sẽ khoa trương cho thiên hạ biết; họ làm sai, họ sẽ tìm cách giấu tiệt đi. 

ĐBQH đề nghị nghiên cứu mô hình du lịch mùa thiên tai

Hehe, độc đáo thật, khâm phục thật, những cũng quá bất khả thi. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho hay, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình đang nghiên cứu mô hình du lịch mùa thiên tai để kích thích nhu cầu du lịch của người dân. Bà Tâm 51 tuổi là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Có thể hiểu ý bà là cần có chính sách khuyến khích du khách đến thăm những nơi bị thiên nhiên tàn phá trong mùa mưa bão để vừa du lịch, vừa mục sở thị mà cảm thông và chia sẻ, quay livestream, chụp ảnh gửi cho bạn bè, qua đẩy mạnh phong trào quyên góp ủng hộ ? Tiếc là trong mùa thiên tai, du khách đi vào đó sẽ rất nguy hiểm; họ cũng không thể chiêm ngưỡng được những danh lam thắng cảnh cũng như không thể bơi lội trên các bãi biển thơ mộng..., trong khi lại làm vướng chân các lực lượng phòng chống bão lụt. Không hiểu tư duy thế nào mà bà và Sở du lịch tỉnh Quảng Bình lại nghĩ ra cái trò du lịch quái quỷ này ?
Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu mô hình du lịch mùa thiên tai
08/11/2021 (VTC News) - Sáng 8/11, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho hay, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình đang nghiên cứu mô hình du lịch mùa thiên tai để kích thích nhu cầu du lịch của người dân.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, chuỗi sản xuất kinh tế bị đứt gãy, ngành du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề. Cũng theo nữ đại biểu này, các tỉnh miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tuy nhiên, bà Tâm cho rằng "trong nguy có cơ", bên cạnh với khó khăn thì tỉnh Quảng Bình đã tìm ra nhiều giải pháp để khắc phục.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Còn nhiều câu hỏi cần trả lời

Đọc đoạn này thấy lo quá: "Nhiều nhà thầu Trung Quốc không chỉ sử dụng tiếp cận chào giá đấu thầu thấp, rồi nâng lên dần dần trong quá trình thi công về sau, mà họ còn có thể gài các điều khoản điều kiện trong hợp đồng, để phía Trung Quốc cũng là người độc quyền về duy tu, bảo trì, thay thế, sửa chữa, cung cấp thiết bị thay thế v.v… và khi đó họ kiểm nắm quyền kiểm soát sau khi công trình đi vào vận hành sử dụng, và giá cả, chi phí sẽ còn có thể bị tăng lên cao, tốn kém có thể còn nhiều và thậm chí rất nhiều so với làm việc với những nhà thầu khác". Nếu đúng thế thì từ nay về sau tuyến đường sắt này hoàn toàn phụ thuộc vào Tàu, nhân dân thủ đô và cả nước còn khốn khổ thêm ít nhất cũng phải nửa thế kỷ nữa... Chẳng trách chúng giấu kín như bưng các hợp đồng kinh tế với Tàu.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Còn nhiều câu hỏi cần trả lời
(BBC) 09/11/2021 — Mặc dù tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang khai trương khá ‘rầm rộ để thu hút quan tâm dư luận, vẫn còn nhiều câu hỏi mà các ngành hữu quan phải trả lời, cũng như có những ‘rủi ro’ tiềm tàng mà người dân Hà Nội cần biết để đề phòng, ý kiến từ giới quan sát tại Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.
Một gia đình đi trên chuyến tàu điện ngầm đô thị đầu tiên của thành phố Hà Nội dọc theo tuyến Cát Linh-Hà Đông trong ngày đầu tiên hoạt động vào ngày 6/11/2021

Tiếng nói hiếm hoi của cử tri trong Hội trường Quốc hội

Tiếng nói hiếm hoi của cử tri trong Hội trường Quốc hội
FB Lê Huyền Ái Mỹ 8-11-2021 - Ngày 8-11, trong phiên thảo luận hội trường, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan nêu hai “bộ mặt” thực tế ngành y đã bộc lộ rõ qua đại dịch: thực trạng y tế cơ sở và hệ thống điều trị. Đây cũng là điều mà ngay trong đại dịch, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã sớm nhận ra và từng định hướng “Khi TP trở lại trạng thái bình thường mới chúng ta phải củng cố lực lượng y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là trong bối cảnh khi các lực lượng chi viện rút về” – phát biểu vào sáng 12-9 tại Cần Giờ.

Và cũng là một trong những hạn chế mà lãnh đạo ngành y tế thành phố đã rút ra trong buổi Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành vào chiều 30 -10: hệ thống y tế và dự phòng chưa được đầu tư đúng mức khiến F0 quá tải và tăng nguy cơ tử vong.

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

Trở thành triệu phú nhờ tiêm vaccine ngừa COVID-19

Mơ ước của người VN:
Trở thành triệu phú nhờ tiêm vaccine ngừa COVID-19
Một cô gái ở Sydney (Australia) đã trúng giải thưởng "Vaccine triệu đô" trị giá 1 triệu AUD (hơn 16.7 tỷ đồng) sau khi hoàn thành xong mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ 2. Joanne Zhu may mắn trung giải thưởng 1 triệu AUD sau khi hoàn thành mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: 9news
"Tôi đang mơ, đây có phải là sự thật không? Thật không thể tin được!", Joanne Zhu chia sẻ sau khi phút chốc đã trở thành triệu phú ở tuổi 25. Joanne là một người Australia gốc Hoa, dự định sẽ dành một phần tiền mà mình vừa có được cho gia đình.

Vàng thực phẩm là gì ?

Vàng thực phẩm là gì ?
Hồi nào giờ mình cứ tưởng việc dát vàng chỉ có trên những món đồ trang sức như mắt kính, đồng hồ, giỏ sách... cho đẹp nhưng giờ mới biết là có vụ dát vàng lên thịt bò beefsteak. 
Mình nghi ngờ việc dát vàng lên thức ăn chỉ là “giả vàng” vì ăn vàng thật có thể bị nhiễm kim loại nặng. Nhưng kết quả thật bất ngờ: vàng thật 24k được dát mỏng lên miếng thịt bò luôn.
Theo mình, v
àng vốn có tính trơ (để trăm năm cũng không bị rỉ sét) nên cơ thể sẽ không hấp thụ được mà nó sẽ nhanh chóng đi theo cục phân ra ngoài. Nên về cơ bản ăn vàng sẽ không gây hại vì lâu lâu người có điều kiện mới nuốt, theo kiểu “ăn cho biết”, chứ ăn kiểu này chỉ ném vàng vào hố phân.

LẠI CHUYỆN TỪ BỘ Y TẾ

Khốn khổ cho dân tộc mình vì cái quy trình của thể chế nước nhà. 22.000 hộp sữa được gửi trong tới trong hoàn cảnh mà bà Châu nói là chống dịch đến “nước sôi lửa bỏng”. Bà Châu nói khi hàng về, Mặt trận tổ quốc TP xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm và Cục Thú y. Cục ATTP lại đề nghị TP xin ý kiến Chính phủ. Và đây là cái vòng luẩn quẩn trong mọi quy trình kiện cáo ở nước mình: Khi văn bản được TP gửi lên Chính phủ thì Chính phủ giao lại để Cục ATTP trả lời. Hahaha. Cười đéo ngậm được mồm với cái quy trình của thể chế nước nhà. Tôi đi kiện cáo khắp nơi cũng luôn luôn gặp phải cái quy trình đểu như thế. Mình gửi đơn kiện nó lên cấp trên, thì cấp trên lại chuyển về để chính nó giải quyết. Và dĩ nhiên là nó lại ngâm tôm tiếp. Có bạn bình luận năm 2017, khi Tổng thống Nga Putin gửi hàng cứu trợ đồng bào bão lũ ở Miền Trung nước ta, ngay sau quyết định của Tổng thống, người Nga chỉ mất đúng 48h để gom hàng, chất hàng và mang đủ 40 tấn hàng gồm đường sữa, thịt cá hộp, lều bạt... chuyển thẳng từ Ramenskoye sang tới sân bay Cam Ranh. Rồi sau đó, Khánh Hoà phải kêu cứu khẩn cấp xin TƯ phân bổ vì cái lô “cứu trợ khẩn cấp” vì nó bị giam trong kho 4-5 tháng do vướng “quy trình phân bổ”. Bây giờ thì sữa cho người nhập khẩu cũng phải xin ý kiến cả Cục Thú y. Thật quái dị vì sữa cho trẻ em là sữa thành phẩm không phải sữa nguyên liệu phục vụ sản xuất thì không cần Cục Thú y giám định. Tiên sư anh Tháo, quá tài tình cái quy trình của thể chế nước nhà. Vì thế tôi đã phải bình luận trên trang anh Vân 1 đoạn nhưng bị anh xóa đi (điều này giải thích tại sao trang của các anh ấy không bị FB chặn); tôi không nhớ chính xác, đại ý là Thủ tướng cũng phải cân nhắc xem nếu yêu cầu Cục An toàn thực phẩm cho thông quan 22.000 hộp sữa thì ông có lợi gì. Đoạn bình luận sau thì thấy vẫn còn trên trang anh Vân: "Toàn bọn khốn nạn. Nếu không có ít nhất 100 cái án tử hình dành cho quan chức tham những thì đất nước sẽ không bao giờ thay đổi. Luật quy định cứ tham những 1 tỷ đồng là tử hình nhưng đến nay vẫn chưa có quan tham nào bị dù chúng nhan nhản khắp nơi. Cứ nhìn biệt thự sang trọng, tài khoản ngân hàng đầy ắp tiền của chúng là biết".
LẠI CHUYỆN TỪ BỘ Y TẾ
FB Hoàng Hải Vân - ĐBQH Tô Thị Bích Châu sáng nay nói trước Quốc Hội : Có một lô hàng với 22.000 lon sữa do đồng bào ở Úc ủng hộ cho trẻ em khó khăn trong đại dịch tại TP.HCM về nước đã một tháng nhưng không lấy ra được. Thời điểm đó Mặt trận Tổ quốc TP.HCM đã xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm, Cục Thú y nhưng chỉ có Cục Thú y trong 2 ngày đã trả lời đồng ý, còn Cục An toàn thực phẩm đề nghị Mặt trận Tổ quốc TP hỏi Chính phủ. Khi gửi công văn đến Chính phủ thì Chính phủ lại giao cho Cục An toàn thực phẩm trả lời. Bà nói, cái Cục An toàn thực phẩm này cuối năm vẫn sẽ được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vì đã làm tròn chức trách, còn ở TP.HCM, hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được. Lỗi do ai?
Có thể là hình ảnh về 9 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà
Chị đẹp Bích Châu là Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Mặt trận TP.HCM, là người có tiếng nói, chị nói có người nghe (nhìn trong hội trường ta thấy có cả Thủ tướng Phạm Minh Chính lắng nghe lời chị). Có thể còn có vô số những “công cuộc” giam hàng như thế này từ cái Cục An toàn thực phẩm mà nạn nhân không có tiếng nói và không có tiền lót tay sẽ không bao giờ được ai biết tới. 

Từ "nhân văn" đến "mềm mại"...

Từ "nhân văn" đến "mềm mại"...
Bên Đảng của bác Trọng rất thích dùng từ "nhân văn", "đánh chuột không được làm vỡ bình"... nên tội theo luật đáng tử hình 5 lần nhưng chỉ kết án 14 năm tù rồi ngồi tù 6-7 năm là ra.
Có thể là hình ảnh về tàu hỏa, ngoài trời và văn bản cho biết 'tau nha mình'
Bên Chính phủ của 3 đời Thủ tướng gần đây thì rất thích từ "linh hoạt", nên chính sách sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại có chính sách mới...

Nhiều người tiêu dùng châu Á không mua nổi thịt bò

Hehe, báo Zingnews đăng bài này giữa lúc vụ bê bối Tô Lâm ăn bò bit tết 45 triệu đồng... đang sôi động, là có dụng ý gì đây ?
Nhiều người tiêu dùng châu Á không mua nổi thịt bò
Thảo Cao 8/11/2021 Nguồn cung không theo kịp nhu cầu khiến giá thịt bò tại châu Á tăng vọt. Nhiều người tiêu dùng buộc phải chuyển sang mua thịt gà và lợn thay thế. Theo Nikkei Asian Review, nhu cầu đối với thịt bò tại châu Á tăng mạnh. Nhưng nguồn cung khan hiếm trong thời kỳ dịch Covid-19 đẩy giá thịt lên cao, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các chủ nhà hàng.
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản cho biết '37K CHỤP MÀN HÌNH Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm, được "Thánh rắc muối" Salt Bae chế biến và đút cho an món bò dát vàng 266 Video ấy được cho là quay tại nhà hàng ở London, được Nusret Gökçe đưa lên TikTok để quảng bá nhưng sau đó đã bị xóa, tuy đã bị nhiều người Việt sao chép và chia sẻ trên mạng.'
Giá thịt trâu, bò tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm. Khó khăn trong sản xuất và vận chuyển đẩy giá lên cao. Chỉ số giá thực phẩm của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) chứng kiến mức tăng đáng kể trên diện rộng. Trong tháng 10, giá trung bình toàn cầu tăng 31,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng giá thịt bò vọt lên 32,7%.

Virus không tự biến mất sau khi một số lớn người nhiễm bệnh?

Virus không có khả năng tự biến mất sau khi một số lượng lớn người nhiễm bệnh?
Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, thuật ngữ "miễn dịch cộng đồng" đã liên tục được nhắc đến. Chính xác thì miễn dịch cộng đồng là gì? Nó thực sự có thể phát huy tác dụng trong đại dịch Covid-19 hay không? Sự gia tăng đáng kể ca nhiễm mới đã phá vỡ dự đoán về khả năng miễn dịch cồng đồng
Vào tháng 12 năm 2020, một sự kiện kỳ ​​lạ đã xảy ra ở thành phố Manaus, Brazil. Vào thời điểm đó, Nuno Faria, một nhà virus học tại Đại học Imperial College London (Vương quốc Anh), vừa công bố một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Science, ước tính rằng 3/4 cư dân của thành phố đã bị nhiễm loại virus corona mới. Ông đánh giá rằng tỷ lệ lây nhiễm này đủ để tạo cho người dân trong thành phố "khả năng miễn dịch cộng đồng", và virus corona sẽ nhanh chóng biến mất.

Kinh tế lao đạo vì giá các đầu vào tăng chóng mặt

Kinh tế lao đạo vì giá các đầu vào tăng chóng mặt
Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang phải đối mặt với nỗi lo khan hiếm nguồn cung nguyên nhiên vật liệu, khiến giá cả hàng hóa đầu vào tăng cao. Suốt một thời gian dài, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ đã kiệt quệ vì dịch bệnh, thì nay lại phải chịu thêm tác động của việc tăng giá các yếu tố đầu vào như xăng dầu, vật liệu xây dựng,... Điều này đặt các DN Việt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc nên hay không nên tăng giá bán sản phẩm. Nhiều DN đã buộc phải điều chỉnh giá bán hàng hóa thành phẩm và dịch vụ, các DN khác thì dè dặt hơn và nghe ngóng tín hiệu tốt hơn của thị trường.

Giá xăng, dầu trong nước và thế giới đang ở mức cao. (Ảnh: moit.gov.vn)

Chuyện “Thánh rắc muối” của ngài Bộ trưởng Tô Lâm

Chuyện “Thánh rắc muối” của ngài Bộ trưởng Tô Lâm
Tiêu tốn hàng nghìn đô la không phải để thưởng thức đồ ăn mà chỉ để xem màn rắc muối? Thế sao không ngồi nhà xem clip trên internet có phải tiết kiệm hơn không? Nói như vậy là chưa hiểu về “khẩu vị” kỳ lạ ngày nay của những thực khách lắm tiền. Họ muốn đến một nhà hàng nổi tiếng; gặp một người mà ai cũng nói đến; được anh ta phục vụ bằng màn diễn nổi tiếng - dù kỳ quặc - cái đó không hề gì, miễn là nó nổi tiếng.... và có thể tự quay một clip làm bằng chứng cho sự sành điệu thức thời. Đây chính là một giá trị rất được trọng vọng trong cuộc sống ngày nay. Và ngay cả ngài Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mặt sắt đen sì cũng không thoát được cái lưới bằng nhung mềm mại đó.
Có thể là hình ảnh về 2 người, thực phẩm và văn bản cho biết 'Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn bò dát vàng #short Watch later Share Watch on YouTube'
Màn biểu diễn kiểu “Sơn Đông mãi võ” ở trời Tây

Hà Nội hết dịch khi để dân chen lấn đi thử tàu CL-HĐ?

Hình ảnh biển người đứng san sát nhau tại ga tàu sắt Cát Linh-Hà Đông đúng là khiến người ta ngỡ Hà Nội không còn phải đối phó với dịch Covid-19 nữa, trong khi số ca nhiễm dịch ở đây đang không ngừng tăng lên và liên tiếp phá kỷ lục. Do đó, đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể được xem là phép thử lòng dân và trình độ dân trí. Nhìn cảnh người dân chen chúc nhau lấy vé và chờ đợi được lên tàu thì thấy rõ ràng biết lòng dân vẫn rất tin vào truyên truyền và dân trí không có gì thay đổi so với cách đây một hai chục năm. Và như thế này thì người dân còn khổ và đất nước còn tối tăm dài dài. Nó cũng cho thấy ý thức chống dịch của dân Hà Nội cũng không cao hơn dân Sài Gòn, nên dân Hà Nội đừng tự kiêu tự mãn. Nhưng nói dân trí thấp thì cũng chưa đến mức thấp như quan trí, vì các quan luôn luôn tin tưởng Corona biết sợ những ngày hội non sông, những ngày bầu cử, những ngày làm căn cước công dân... nên mới cho phép khai trương và để mặc người dân chen nhau lên tàu CL-HĐ như vậy. Người dân phải còng lưng đóng thuế nuôi chính quyền và trả nợ công nên họ quyết tâm phải leo lên bằng được chuyến tàu miễn phí cho bõ tức thì còn hiểu được. Nhưng quan chức không hiểu vì cái gì mà cũng cố leo lên ? Sáng nay đi tập thể dục thể thao, thấy mấy bác cán bộ cao cấp già khoe nhau việc trải nghiệm tàu CL-HĐ mấy ngày qua mà buồn.
Hà Nội đã sạch COVID-19 khi để dân chen lấn đi thử tàu Cát Linh-Hà Đông?
Diễm Thi, RFA 2021-11-08 Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành khai thác vào lúc bảy giờ sáng ngày 6 tháng 11 năm 2021, ngay sau khi tiếp nhận dự án từ Bộ Giao thông- Vận tải. Tất cả hành khách được miễn phí vé tàu trong 15 ngày đầu tiên. Thống kê cho thấy, chỉ trong hai ngày đầu tiên đã có gần 80.000 khách đi thử tàu Cát Linh - Hà Đông với 250 chuyến. Các hình ảnh và video cho thấy hành khách đứng san sát nhau đông nghẹt trên sân ga, trong toa tàu. Không một ai tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, trong đó có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh. 
Trong khi đó quy định giãn cách, quy định 5K của chính phủ vẫn còn nguyên hiệu lực.
Hà Nội đã sạch COVID-19 khi để dân chen lấn đi thử tàu Cát Linh-Hà Đông?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thông điệp 5K được coi như ‘lá chắn thép’ có tác dụng đẩy lùi dịch COVID-19 với nội dung “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”.

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Cơ hội nào cho vắc xin Việt?

Đọc bài này thấy buồn cho số phận của các loại va.cci.ne VN kháng virus Corona của ta quá. Năm ngoái (2020) Thủ tướng và các quan chức cấp cao rùm beng quảng cáo VN sẽ sớm trở thành cường quốc xuất khẩu va.cci.ne. Năm nay thì giọng của các quan hạ dần và bây giờ có vẻ như quên hẳn. Thực tế va.cci.ne VN đang mất hết cơ hội. Một là cả nước đang phủ va.cci.ne cho 100% dân số rất nhanh, lấy ai chưa tiêm để thử nghiệm các giai đoạn còn lại của quy trình sản xuất vac.cine? Hai là có nhập mới có % chênh lệch giá để ăn nên các doanh nghiệp, cơ quan tội gì không nhập ồ ạt ? Ba là quá trình nghiên cứu, thử nghiệm kéo dài dẫn tới các doanh nghiệp vacci.ne cạn kiệt cả về tài chính lẫn sự nhiệt tình. Dường như vacc.ine Việt không còn cơ hội phát triển ? Bốn là Đảng và Nhà nước cũng phải có trách nhiệm trọng thất bại này. Đông đảo các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong đó cả 4 ông tứ trụ, đã đến thăm, động viên công ty nghiên cứu Nano Covax, đã đưa ra những chỉ đạo, định hướng và tạo điều kiện cao nhất để vac.ci.ne này được cấp phép và đưa vào sử dụng, vậy mà đến nay chưa thấy vac.c.ine đâu, muốn tiêm là phải nhập khẩu; chẳng lẽ các vị không có trách nhiệm ?
Cơ hội nào cho vắc xin Việt?
07/11/2021 TTO - Cơ hội cho vắc xin Việt ra sao khi các đơn vị sản xuất hiện đang gặp một số khó khăn trong bối cảnh nước ta đang tăng cường nhập khẩu nhiều loại vắc xin để sớm đạt tỉ lệ bao phủ tiêm chủng thời gian tới. 
Đại diện một nhà sản xuất trăn trở: Hiện chúng tôi đã cạn kiệt về tài chính và sự nhiệt tình, và đồng nghĩa với hiện tại nguồn vắc xin rất nhiều nhưng năm 2022 Việt Nam muốn tiêm bổ sung thì vẫn phải đi mua vắc xin. 
Nghiên cứu sản xuất vắc xin chống COVID-19 tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bài toán kinh tế Cát Linh – Hà Đông

Bài toán kinh tế Cát Linh – Hà Đông
FB Đoàn Bảo Châu Với phép tính ʟạc quan nhất ʟà 70% vé được bán thì mỗi tháng sẽ ʟỗ chừng 88 tỉ đồng. Cùng nhà ᴛʜầu Trung Quốc nhưng tuyến đường sắt trên cao ở Dubai dài dài 31,1 km với 39 nhà ga chỉ có mức đầu tư 475 triệu USD, hoàn thành sau 38 tháng. Đường sắt Cát Linh – Hà Đông có cʜi pʜí m.ấ.t đến 53 triệu USD cho mỗi km đầu tư, đắt gấp 4,492 lần. Câu hỏi to đùng là tại sao giá xây ở Việt Nam lại gấp gần 5 lần so với ở Du Bai? Thế này mà không có kẻ nào phải vào tù mới là điều ʟạ.

TỪ ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH – HÀ ĐÔNG ĐẾN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI – TP HCM
I. ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH – HÀ ĐÔNG VẬN HÀNH MỖI THÁNG ʟỖ BAO NHIÊU?
Nghe tin Hà Nội cʜuẩn bị nhận bàn giao ĐS CL-HĐ. Nghĩa là HN cʜịu ᴛrách ɴʜiệm ᴛrả toàn bộ cʜi pʜí đầu tư? Giật mình bởi những câu hỏi:

Tàu Cát Linh: Nếu khách quá đông sẽ tạm đóng cửa nhà ga

He he, cách đây 9 tiếng một số báo đăng bài với tiêu đề đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể sẽ tạm đóng cửa để phòng dịch. Tuy nhiên sau đó chắc có sự chỉ đạo của trên nên tất cả các báo trên đều phải rút bài. Đọc bài dưới đây thấy khôi hài quá. Một là số người tới để trải nghiệm tàu khá đông song chủ yếu là người già và sinh viên, điều này chứng tỏ không phải là các cơ quan tổ chức cho nhân viên đi để cổ vũ cho hàng Tàu, mà đều là loại đối tượng nghèo không lương. Hai là bà Nguyễn Thị Tùng đã có 67 tuổi xuân, vậy mà vẫn ham, đã rủ hai người bạn cùng tham gia trải nghiệm tàu chứ không nín chờ được. Thậm chí, ông Nguyễn Viết Lộng đã 72 tuổi, song vẫn bắt xe buýt lên ga Yên Nghĩa để đi tàu. Ông Lộng bị tai biến, phải sử dụng sự hỗ trợ từ xe lăn mà vẫn cố lăn xả vào thăm tầu thì nam thanh nữ tú có gì phải sợ. Nghĩ cũng thương các cụ, già mà vẫn ham hưởng thụ vật chất, thấy của lạ đều ham, bất chấp có thể ảnh hưởng tới tính mạng khi đi lại.
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'LAODONG LAO MỚI NHẤT Đường sắt Cát Linh Hà Đông có thể tạm đóng cửa nhà ga để ngăn COVID-19 LĐO 08/11/2021 11:57 AM HN006 01 W'
Tàu Cát Linh: Nếu khách quá đông sẽ tạm đóng cửa nhà ga
8/11/2021, Hà Nội khuyến cáo tránh trải nghiệm tàu Cát Linh giờ cao điểm. Đơn vị quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông khuyến cáo người dân tránh trải nghiệm tàu vào giờ cao điểm để phòng dịch, nếu khách quá đông sẽ tạm đóng cửa nhà ga.

Hành khách đứng, ngồi kín các toa tàu sáng 7/11. Ảnh: Phạm Chiểu.
Sáng 8/11, tại ga Yên Nghĩa, lượng hành khách tới để trải nghiệm tàu khá đông; chủ yếu là người già và sinh viên. "Hơn 5.000 vé miễn phí đã được phát ra trong thời gian ngắn", một nhân viên phòng vé cho biết.

Tôi chấp nhận đi bộ 4 km để dùng tàu điện Cát Linh - Hà Đông

Không biết tay phóng viên viết bài này là do ăn tiền hay bị điên ? Hắn viết "tôi chắc chắn sẽ ủng hộ tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông bằng việc bỏ xe máy để đi tàu mỗi ngày, dù bản thân sẽ phải đi bộ thêm gần hai km chiều đi (một km đi từ nhà đến ga lên, và quãng đường tương tự từ ga xuống đến công ty) và hai km chiều về", tổng cộng là 4 km. Các bạn có thể tưởng tượng giữa lúc nắng như đổ lửa vào mùa hè hay lạnh như băng giá vào mùa đông, hay khi mưa tầm gió cuốn vào mùa mưa bão... mà đi bộ 4km trong khoảng 1 giờ trên đường Hà Nội thì ai có thể chịu nổi ? Đó là chưa nói tới đường phố Hà Nội hầu như không có vỉa hè dành cho người đi bộ, vì nếu có vỉa hè thì chúng đã được dùng làm nơi bán hàng và để xe của các hàng quán. Rồi có phải lúc nào cũng đi tay không đâu, còn phải mang cặp sách hay hàng hóa nặng nề. Nếu phải dắt thêm con cái thì sẽ ra sao ? So với ở phương Tây thì quá khập khiễng vì thời tiết phương Tây rất ôn hòa, ít khi mưa, có tuyết và lạnh thì cũng rất dễ chịu; khoảng cách giữa hai ga rất gần, chỉ 300-500 mét chứ ko phải hơn 1 km như ở Hà Nội... Và quan trọng nhất là luôn luôn có vỉa hè rộng dành riêng cho người đi bộ. Xe buýt và metro của họ đều rất đúng giờ, nhịp nhàng hỗ trợ cho người sử dụng, trong khi ở ta giờ giấc xe buýt rất lung tung. Nghe nói nhiều người đi đường sắt CL-HĐ hôm qua về khen tàu chạy nhanh hơn xe đạp và ít lắc hơn xe ngựa; chỉ có điều nó cứ hay nghẹo sang một bên giống bác Phúc vì đường uốn khúc quá. Không biết có đúng không ?
Tôi chấp nhận đi bộ 2 km để dùng tàu điện Cát Linh - Hà Đông
So với đi xe máy chịu cảnh tắc đường, khói bụi, tai nạn, tôi thà ngồi tàu điện kết hợp đi bộ, vừa an toàn, lại nâng cao sức khỏe.
Tôi chấp nhận đi bộ 2 km để dùng tàu điện Cát Linh - Hà Đông
Vậy là sau 10 năm chờ đợi, sáng 6/11, tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông cuối cùng đã chính thức bắt đầu vận hành thương mại. Là một người dân của thủ đô Hà Nội, tôi vô cùng vui mừng trước sự kiện này. Bỏ qua những vết gợn mà người ta vẫn hay nói như dự án bị kéo dài, đội vốn này kia, tôi tin việc đưa tuyến tàu điện trên cao đầu tiên của Việt Nam vào vận hành là một tín hiệu vui, bước tiến lớn với giao thông của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Chuyện toilet ở Ấn Độ

Đọc bài này để nhớ những ngày ở Ấn Độ và so sánh với VN. Bẩn kinh khủng, bẩn từ khi xuống sân bay quốc tế Indira Gandi... Bẩn đến mức đã có lần tôi không dám vào nhà vệ sinh ở sân bay, vào rồi phải chạy ra ngay chứ không dám sử dụng. Đi du lịch ở đâu thì đi chứ đừng nên tới Ấn Độ. Dù sao riêng về mặt vệ sinh, chế độ cộng sản ở VN cũng làm tốt hơn chế độ tư bản dân chủ ở Ấn Độ.
Chuyện toilet ở Ấn Độ
FB Lương Thái Sỹ - Thống kê mới nhất cho thấy hơn phân nửa tổng số các gia đình Ấn Độ được trang bị điện thoại nhưng cũng hơn phân nửa không có “nhà vệ sinh riêng.”
Indira Gandhi International Airport Facilities
Gần phân nửa trong 1.2 tỷ dân không có “nhà vệ sinh” (“toilet”) trong nhà. Và chỉ có 3.2% số người này dùng thường xuyên “toilet” công cộng, số còn lại đi… lộ thiên! Chỉ có 46.9% trong 246.6 triệu gia đình có bồn rửa mặt trong khi 49.8% phải dùng vòi nước lộ thiên.

ĂN CƠM CHƯA ?

Chữa bệnh trong thời kỳ đại dịch rất phức tạp, nên lời khuyên của các bác sĩ, thầy thuốc rất quan trọng. Đọc bài này để nhớ điều đó.
ĂN CƠM CHƯA ?
Bà sơ rút nhiệt kế ra khỏi nách tôi, chăm chú đọc nhiệt độ, mặt lộ vẻ ngạc nhiên như không tin ở điều mà bà đã thấy. Bà dòm mặt tôi, đoạn đọc lại một lần nữa.
Có thể là hình ảnh về tàu hỏa, ngoài trời và văn bản cho biết 'Ảnh: Một thủ đà hiện đại thế kỳ 21 mà con tàu trông giáng như con sâu, không khác gì con sâu rau muống, xấu đau xấu đớn, còn coi những ảnh chụp trong tàu thấy nó không hơn tàu điện bờ Hồ-Hà Đông từ thời Pháp. 1 மO த k Ε'
Tôi đang hồi hộp vì đoán rằng có chuyện không hay thì bà đã nhảy ra khỏi phòng, làm cho tôi hốt hoảng đến cực điểm. Tôi mắc chứng thương hàn, sốt mê man mấy tuần nay, vừa tỉnh lại chứng kiến sự bối rối của con người áo đen bé loắt choắt ấy, làm tôi ngỡ là tôi sắp chết đến nơi.

Đã có ca FO leo lên tàu Cát Linh - Hà Đông ?

Đã có ca FO leo lên tàu Cát Linh - Hà Đông ?
Tối qua xem tivi chương trình du lịch Nhật Bản, thấy tầu Nhật chạy 320 km/h từ năm... 1960. Xem xong chuyển sang kênh thời sự VN thấy VTV sung sướng đưa tin người dân tấp nập tham quan và hạnh phúc khi được trải nghiệm tốc độ 30 km/h của đoàn tầu Cát Linh - Hà Đông. Càng ngẫm càng thấy nhục cho trình độ văn hóa của dân mình.
Có thể là hình ảnh về văn bảnCó thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Ở Mỹ và nhiều nước văn minh bây giờ người ta đăng ký lên tàu vũ trụ đi du lịch không gian, còn ở xứ Đông Lào từ trai thanh nữ tú đến cụ già 90 đều háo hức chen chúc xếp hàng chờ được lên tàu điện trên cao miễn phí chạy với tốc độ rùa... Khoảng cách văn hóa và tri thức, kinh tế và đời sống giữa Tây và Ta chưa bao giờ khủng khiếp như bây giờ.

Thương dân mình ngu dốt và kém văn minh quá

Thương dân mình ngu dốt và kém văn minh quá
Nhìn cảnh này thấy thương dân mình ngu dốt và kém văn minh quá. Chen chúc xếp hàng giữa thời đại dịch Covid cực kỳ nguy hiểm chỉ để được lên tàu đi tham quan 1 vòng nơi mình đang sống và đã biết hết.
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'VnExpress.net 2giờ 2 giờ Trong ngày thứ hai vận hành đường sắt Cát Linh Hà Đông, người dân xếp hàng dài từ sáng sớm để được trải nghiệm tàu điện trên cao. VIDEO.VNEXPRESS.NET Xếp hàng đông nghịt chờ trải nghiệm tàu Cát Linh- Hà Đông- VnExpress 485 160 bình luận 22 lượt chia sẻ'Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'Hành khách càng đông. Nhà báo càng giỏi VÌ đã phỏng vấn được hết cả mọi người "Đêm qua có ngủ không?" DANTRI.COM.VN từ 5h sáng chờ đi tàu Cả đêm không ngủ, người dân ra ga Cát Linh Hà Đông'

Đại dịch của những ‘người ĐÃ được tiêm chủng’

Đại dịch của những ‘người ĐÃ được tiêm chủng’
Vào tháng 9, “đại dịch của người chưa được tiêm chủng” đã trở thành một thuật ngữ để gọi những người từ chối tiêm vắc xin COVID-19. Một số người cho rằng những người chưa tiêm đã làm thất bại việc chấm dứt lây truyền bệnh và đại dịch. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở trong tháng 11, và thuật ngữ cũ nên đổi thành là “đại dịch của người đã được tiêm chủng”.
Có thể là hình ảnh về 3 người, ô tô, đường và văn bản cho biết 'GE VALTINATEU TODAY sign on an Auckland motorway urges people get vaccinated at COVID-19 vaccination clinic during single-day vaccination drive, aimed significantly ncreasing the percentage of vaccinated people the country, Auckland, New Zealand, Oct. 16, 2021. (Simon Watts/Reuters) VIEWPOINTS Pandemic of the Vaccinated Patricia Adams November 6, 2021 Updated: November 2021 Lawrence Solomon AẢ Print'
Singapore là một trong những quốc gia được tiêm chủng nhiều nhất trên trái đất, với 85% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng Singapore đang có tỷ lệ lây nhiễm bệnh tăng vọt - gần gấp bốn lần so với tỷ lệ ở mức cao nhất trước khi tiêm chủng. Tỷ lệ tử vong cũng tăng vọt, gấp 12 lần tỷ lệ trước khi tiêm chủng. Sáu tháng trước, thang điểm Xếp hạng khả năng phục hồi Covid của Bloomberg đã coi Singapore là “nơi tốt nhất thế giới trong thời gian diễn ra Covid”. Ngày nay, sau khi được tiêm chủng cao, Singapore đứng thứ 39, thứ hạng thấp nhất từ trước đến nay.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

Điều gì khó chịu nhất ở Việt Nam?

Một số điều người nước ngoài không thích ở VN là: (i) Tiếng Việt quá hỗn loạn, không biết nói sao cho đúng. Ví dụ tiếng Anh chỉ có 1 từ You, nhưng tiếng Việt thành anh, em, ông, bà, cụ... (ii) Dây điện các loại chằng chịt, ánh sáng đèn huỳnh quang trắng khắp nơi đều chiếu thẳng vào mắt chứ không được giấu sau trần, trong hộp hay vách tường, vách trần nhà. (iii) Giao thông hỗn loạn, còi bấm tùy thích. (iv) Chỗ nào cũng ồn ào, ai cũng thích nói và nói to. (v) Ô nhiễm khắp nơi. Trong bài này, tác giả nhấn mạnh điểm không thích ở VN là lỗ hổng văn hóa tức là người dân sống vô văn hóa. Tôi thì lại khác, tôi không bao giờ đổ lỗi cho dân mà khi dân có lỗi thì lỗi trước tiên và chủ yếu thuộc về nhà nước. Cho nên tôi đồng ý với nhiều người Việt coi nguồn gốc của mọi vấn nạn ở nước ta là do nhà nước yếu kém, đặc biệt là chế độ chính trị phong kiến tập thể lạc hậu.
Điều gì khó chịu nhất ở Việt Nam?
FB Nguyễn Thọ 5-11-2021 - Nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam thường bày tỏ những cảm xúc khác nhau về đất nước, con người xứ này. Trang Quora.com có đăng ý kiến của Michael Gailey, người Mỹ đã sống 12 năm ở VN. [1] Dù rất thích sống ở Việt Nam, lấy vợ Việt, anh vẫn kể ra một loạt các vấn đề khiến anh khó chịu. Nào là các cây cột điện chằng chịt dây, nào là sự rối loạn trong giao thông, rắc rối trong việc quản lý tiền tệ, ngoại hối. Rồi bụi, ồn, ô nhiễm, v.v. và v.v.
Tất cả những chuyện đó người Việt đều biết, đều khó chịu và rồi đều cùng chung tay làm cho không khí thêm bụi, nước thêm ô nhiễm, tiếng ồn càng tăng, cột điện càng chằng chịt, biển số nhà càng rối loạn, giao thông càng ùn tắc… Ai cũng chặc lưỡi chấp nhận một nền hành chính quan liêu, từ nhà bank đến đăng ký tạm trú, khai báo covid…

Thực chất cuộc chống tham nhũng tiêu cực của ông Trọng

Bác Thông viết bài này quá chính xác luôn. Đối lò mà không có án tử hình dành cho quan tham nào, không có vụ xử bắn công khai tên quan tham nào cho toàn dân xem thì chỉ là đốt lò rởm, chỉ là việc làm vô ích, mất thì giờ, thậm chí tào lao vớ vẩn và lừa dối nhân dân. Những vụ như Nguyễn Gia Linh nhận hối lộ ít nhất 5 tỷ đồng hay đường sắt Cát Linh - Hà Đông đầy bê bối, tiêu cực... chẳng lẽ không xứng đáng với án tử hình sao ? Chẳng lẽ đất nước cứ vận hành theo nguyên lý "Nếu quan chức chúng ta sai, chúng ta chỉ cần nhận lỗi trước dân là xong; còn nếu dân sai, thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" mãi sao ? Tôi cũng thấy rất lạ là có rất nhiều ông bà có học, giáo sư tiến sĩ, nhà này nhà nọ, người nổi danh, dạng già làng trưởng bản có uy tín hẳn hoi, vẫn nức nở khen cái lò của ông Trọng. Không hiểu họ khen thật hay khen nịnh để mưu cầu lợi ích ? Lạ nữa là có những ông quan giầu nứt đố đổ vách, ai cũng biết là nhờ tham nhũng, nhưng dường như chính ông không biết, nên rất thích phát biểu, viết bài, trả lời phỏng vấn... tự ca ngợi mình trong sạch, tử tế và cống hiến được rất nhiều công trạng cho đất nước, cho nhân dân. Cho nên tôi cũng giống bác Thông trong bài này là phải nhìn cách người ta khen nhau (thực chất là nịnh bợ, bưng bô) và tự khen chính mình để đánh giá nhân cách của họ. Cho nên câu nói bất hủ của Tổng thống VN Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn đúng: Hãy nhìn cộng sản làm, đừng nghe cộng sản nói.
Thực chất cuộc chống tham nhũng tiêu cực của ông Trọng
FB Nguyễn Thông 6-11-2021 - Sáng nay 6.11, tòa của các ông ấy tuyên phạt tù thằng phó tổng cục trưởng tình báo ăn hối lộ (mà tội thằng này chắc không phải chỉ đớp tiền đâu). Rồi cũng giơ cao đánh khẽ thôi, không hẳn bởi tội nhẹ hay có tình tiết giảm nhẹ, mà do nếu làm căng với nó, nó phun ra thì chết cả lũ (cha con nó thiếu gì bài ngửa).
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Bài toán 2: AI THAM NHỮNG HƠN? Người thứ 1 tham nhũng 1 tỷ đồng. Người thứ 2 lợi dụng cơ chế để tham nhũng 1 nghìn tỷ đồng. Người thứ 3 rât liêm khiết, không tham nhũng nhưng quyết tâm bảo vệ cơ chế để cho 2 người kia tham nhũng Vậy ai tham nhũng hơn? (Nguyá…n Ngọc Chu)'
Nói thẳng, tất cả những đứa bị công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng lôi ra xử, bị cái lò tôn của ông ấy đốt, chỉ là một phần rất nhỏ trong bộ máy, lực lượng tham nhũng hùng hậu đang cai trị ở xứ này.

Đố kỵ – trọng bệnh của người Việt?

Đố kỵ – trọng bệnh của người Việt?
PGS.TS Ngô Văn Giá 6 Tháng Mười Một - Vanvn- Người Việt hay để ý của nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn của nhà mình. Nếu thấy người ta mua được con xe máy đắt tiền thì cũng cố để mua được con xe… đắt tiền hơn. Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn một tí, cao hơn một tí… Ngược lại, nếu mình không được như nhà hàng xóm thì sinh ra ganh ghét, so bì.
Lý giải những nguyên nhân gây ra lòng đố kỵ là gì?
Nhà văn Tạ Duy Anh tổng kết rằng, thói tự mãn, nói dối và đố kỵ là ba thứ khiến người Việt không thể lớn. Trong đó, đố kỵ là bệnh nặng nhất của giới trí thức Việt, đồng thời cũng là bệnh nặng nhất của dân tộc. Vì sao vậy?

Đừng thần thánh hóa công nghệ số!

Nhà thông minh, Thành phố thông minh, Nhà máy thông minh… Tất cả sẽ là vô nghĩa nếu Con Người đánh mất đi vị thế là Người thông minh nhất, thậm chí cứ mãi mãi là vô văn hóa. Chưa kể, càng đi vào cái gọi là công nghệ thông minh, con người càng có xu hướng vô cảm, càng xa rời tự nhiên, đó là lý do dẫn đến sự hủy diệt của chính con người trong tương lai. Nếu con người không văn minh, sống vô văn hóa thì chẳng có công nghệ số nào có ích cho phát triển xã hội và cứu được con người. Lấy thí dụ đơn giản: Hệ thống tín hiệu giao thông (đèn xanh, đỏ) có từ nhiều thế kỷ rồi nhưng nhiều người Việt Nam hiện đại thường ngày sử dụng các phương tiện giao thông tân tiến nhưng vẫn cố tình vi phạm quy định như vượt đèn đỏ… Cho nên đừng thần thánh hóa công nghệ số là đúng; giáo dục con người sống văn minh mới là điều quan trọng nhất.
Đừng thần thánh hóa công nghệ số!
Kinh tế Sài Gòn Online (KTSG) – Tại dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025… đang được đưa ra để lấy ý kiến góp ý, một trong những mục tiêu nổi bật là “Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP”.
15 Lợi Ích Của Công Nghệ Số
Thiết nghĩ việc xác định tỷ trọng kinh tế số đạt bao nhiêu phần trăm GDP vừa khó định lượng, vừa bỏ qua xu hướng mới nhất của thế giới đối với lĩnh vực công nghệ. Khó định lượng là bởi trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng có thành phần liên quan đến kinh tế số và cũng có thành phần nằm trong phạm vi kinh tế truyền thống – làm sao tách bạch hai chuyện này cho được. Nói một cách cực đoan, ngay cả trong các công ty công nghệ hiện đại, vẫn có những lao động chân tay ngày đêm quét dọn làm vệ sinh hay ngay với tiệm tạp hóa đầu hẻm vẫn có người dùng chat trên Zalo để mua hàng, đặt hàng.

Món bò dát vàng của Tô Lâm là Bò Cộng sản (?)

Tôi đã từng tham gia một số tổ chức thiện nguyện. Tôi thấy người dân đóng góp 100-200-500 nghìn ủng hộ, còn những người phụ trách, chủ trì tổ chức thiện nguyện đó mở những chai rượu trị giá 5-20 triệu uống và khoe khoang với nhau. Thế là tôi bỏ. Tô Lâm tham gia đoàn ông Chính xin tiền Việt kiều, dân Pháp, dân Anh, nhưng cùng đồng bọn ăn mỗi bữa hàng trăm triệu đồng mỗi người thì không khác gì tổ chức thiện nguyện trên.
Truyền thông quốc tế gọi món bò dát vàng của Tô Lâm là Bò Cộng sản
RFA 2021-11-06 Từ ngày 4/11 đến nay, tức một ngày sau khi các hình ảnh và video chiếu cảnh Bộ trưởng Công an Tô Lâm cùng Chánh văn phòng Bộ Tô Ân Xô ăn thịt bò dát vàng ở London, Anh, được đăng tải trên mạng xã hội, hàng loạt báo chí nước ngoài thi nhau viết bài về bữa ăn đặc biệt này.
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người
Trang RFA tiếng Anh là trang đầu tiên có bài viết về bữa ăn đắt đỏ của Bộ trưởng Tô Lâm nhân chuyến đi tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Anh và Pháp của ông Bộ trưởng.

Chuyến công tác kết thúc, Tô Lâm bàn giao quà tặng

He he, mấy ngày qua Tô Lâm bị dư luận trong nước và báo chí quốc tế đồng loạt lên án về hình ảnh phản cảm khi tiệc tùng tiền tỷ ở nước ngoài trong khi nhân dân đói khổ và Thủ tướng cũng như Chủ tịch nước phải vác rá đi ăn xin khắp nơi, cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài. Thực tế chuyến đi xin ở châu Âu lần này của Thủ tướng cũng rất thành công, đã được nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài trao tặng tiền mặt, thiết bị và vật tư y tế... Tưởng rằng nhục như thế thì sau khi xuống máy bay, Tô Lâm phải chuồn ngay về nhà nghe vợ con an ủi, động viên. Không ngờ ông ta lại xin và được Thủ tướng cho phép đại diện cả phái đoàn công tác (gồm Thủ tướng và hàng chục Bộ trưởng khác) bàn giao cho Bộ Y tế và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những quà tặng trên, thể hiện ông ta là người có những đóng góp chủ yếu vào việc xin được quà. Nom thật trơ tráo và lố bịch. Công an thì có liên quan gì đến kinh tế và quà tặng, thiếu gì người xứng đáng hơn (ví dụ như các Bộ trưởng Bộ Y tế, Kế hoạch và Đầu tư hay Công Thương), phù hợp hơn mà sao ông Chính lại để cho Bộ trưởng Công an làm việc này, nhất là ngay sau vụ bê bối của ông ta vừa qua. Điều này cho thấy tư duy chính trị của Thủ tướng cũng kém không khác gì tư duy kinh tế và tư duy chống dịch Covid.
Chuyến công tác kết thúc, Tô Lâm bàn giao quà tặng
Trưa 6/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại châu Âu. 
Trong chuyến công tác tại châu Âu, một trong những điểm nhấn là những kết quả cụ thể của ngoại giao vaccine, hợp tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Đoàn đã tiếp nhận nhiều hỗ trợ về tiền mặt, thiết bị và vật tư y tế do các cá nhân, tổ chức tặng Việt Nam. Tại Lễ bàn giao, các đại biểu đã chứng kiến Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thay mặt Đoàn công tác bàn giao cho Bộ Y tế và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số thiết bị vật tư y tế và tiền mặt do các cá nhân, tổ chức tặng Việt Nam nhân chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) (Ảnh: Minh Đức - TTXVN).

Đồi Dinh Tỉnh trưởng: “cú đấm” trực diện vào môi trường tự nhiên!

GS Trần Hữu Dũng bình luận: Nếu dự án này được thực hiện thì sẽ thu hút hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm, đến không phải để chiêm ngưỡng một kiến trúc kỳ vĩ nhưng để ôm bụng cười sự ngu dốt, tham lam, thiển cận, vô văn hóa, thiếu thẩm mỹ... của một dân tộc! Ở chân đồi sẽ là nhiều vại nước bọt do du khách nhổ toẹt trước khi bỏ đi... Thái Lan.
Xây tổ hợp khách sạn ở đồi Dinh Tỉnh trưởng là “cú đấm” trực diện vào môi trường tự nhiên! 
02/11/2021 Sử dụng phương pháp do nhà nghiên cứu đô thị Nahoum Cohen đề xuất để đánh giá tiềm năng bảo tồn của Khu trung tâm Hòa Bình cho thấy, dù đã bị biến dạng nhưng tiềm năng bảo tồn vẫn đạt được 54%. Điều đó có nghĩa rằng, khu vực này xứng đáng được bảo tồn và phát huy giá trị.

Khu đồi Dinh là mảng xanh hiếm hoi còn sót lại của trung tâm Đà Lạt. Ảnh: Mai Vinh

Xây khách sạn ở đồi Dinh: phản văn hóa, sai quy định pháp luật!

Đăng bài này để ủng hộ nhân dân Đà Lạt giữ lại Khu đồi Dinh, biến nó thành một công viên văn hóa hay công viên sáng tạo, kiểu như đồi Montmatre ở Paris mà tôi thường xuyên đến chơi trong thời gian sống ở Tây Âu. Theo cách này, Đà Lạt có thể vừa bảo tồn và phát huy được giá trị di sản đã xây từ thời Pháp, vừa gia tăng sức hấp dẫn và độc đáo cho khu vực trung tâm mà không cần bê tông hóa đồi Dinh và chất tải lên hệ thống hạ tầng vốn đang quá tải của thành phố. Những địa điểm văn hóa - sáng tạo như vậy thường thu hút rất nhiều du khách. Lấy một ví dụ để làm minh chứng - năm 2010 số lượng du khách tham quan đồi Montmatre và nhà thờ Sacré Coeur lên tới 10,5 triệu lượt người, hơn cả lượng du khách đến thăm bảo tàng Louvre (8,3 triệu lượt người), và vượt xa lượng du khách tham quan tháp Eiffel (6,7 triệu lượt người). Gia đình tôi thường du lịch đến Đà Lạt, tết vừa rồi cũng ở đó. Chúng tôi rất mê thành phố nghỉ dưỡng có khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp này, nhưng rất tiếc khi nó đang ngày đêm bị bê tông hóa. Quan điểm của tôi về phát triển nơi đây cũng như đối với Hà Nội: Giữ nguyên thành phố cổ, xây thành phố mới ở cách thành phố cổ không xa, độ 80-100 km với Hà Nội và 30-40 km với Đà Lạt.
Xây khách sạn ở đồi Dinh, Đà Lạt: Một cách tiếp cận phản văn hóa, sai quy định pháp luật! 
07/11/2021 Đà Lạt được biết đến là thành phố du lịch nổi tiếng thế giới, không chỉ bởi khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, mà còn vì quỹ di sản kiến trúc Pháp lâu đời có giá trị. Không lẽ chúng ta để cho điều mà du khách nhận ra thông qua một công trình/địa điểm di sản bị khai tử, chỉ là sự ngoảnh mặt làm ngơ, vô ơn bạc bẽo, ăn xổi ở thì?

Khu đồi Dinh là mảng xanh hiếm hoi còn sót lại của trung tâm Đà Lạt. Khái toán tổng chi phí đầu tư, xây dựng dự án Khu Hòa Bình do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh đưa ra là 7.675 tỷ đồng. Trong đó chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khu vực đồi Dinh là 751 tỷ đồng. Ảnh: Bùi Văn Hải

Thứ trưởng CT: Áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn

Tôi đồng ý với ông Hải là áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn, nhưng theo tôi thực tế lạm phát ngay năm 2021 cũng đã rất lớn nhưng không được các ông thừa nhận. Số liệu trong bài này cho thấy "nhiều hàng hoá đang leo thang. Giá thực phẩm tươi sống, sữa, gạo, dầu ăn đã tăng 10-30%, và dự báo tăng tiếp trước sức ép của nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển lên cao. Từ tháng 9 đến nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã tăng 4 lần liên tiếp...". Đây là một minh chứng bác bỏ con số lạm phát năm nay chỉ 2% của các ông. Hệ thống số liệu thống kê của VN vì chạy theo mục tiêu thành tích và tuyên truyền chính trị nên càng ngày càng xa rời thực tế. Đặc biệt những số liệu thời mấy ông Thủ tướng gần đây nhiều khi còn phản thực tế. Với hệ thống số liệu thống kê như thế, các nhà khoa học không thể dùng để nghiên cứu được và các nhà hoạch định chính sách cũng không thể đề ra các chính sách đúng được.
Thứ trưởng Công Thương: Áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn
6/11/2021, Ông Đỗ Thắng Hải cho biết, CPI năm nay dự báo khoảng 2%, nhưng áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn, do giá nhiên liệu thế giới liên tục tăng.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Công Thương trả lời 
tại họp báo Chính phủ, chiều 6/11. Ảnh: VGP
Tại họp báo Chính phủ chiều 6/11, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận, giá nhiên liệu (than, xăng dầu...), chi phí vận chuyển trên thế giới tăng cao đã tác động tới giá thành, giá bán hàng tiêu dùng trong nước. Điều này đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân và năng lực cạnh tranh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tấm biển quảng cáo thú vị của anh bán súp cua

Vừa đăng bài ngôn ngữ tiếng Việt bây giờ loạn xạ quá, mỗi người hiểu các quy định của luật pháp một kiểu, dẫn tới người Việt cũng sống loạn xạ và vô tổ chức. Giờ thấy bài này về ngôn ngữ vui vui nên đăng lại cho các bạn đọc thư giãn.
Tấm biển quảng cáo thú vị của anh bán súp cua
Người bán súp cua ở Bùi Viện có tấm biển khiến ai nhìn vào cũng trầm trồ vì chơi chữ quá đỉnh, khách Tây thấy đều nể phục. Thường hay đi rong tiếp tục là trường hợp được dân mạng chú ý đến. Nhưng không phải do lỗi sai hay nhầm nhọt minh hoạ mà nhờ cách chơi chữ tài tình.
Không biển hiệu, không hàng quán, chỉ đi bán rong nhưng với tấm biển này, anh khiến cho vị khách nào cũng bị ấn tượng và dùng thử các món của anh, đặc biệt là khách nước ngoài. Dòng chữ “What’s up man!” trên biển mang ý nghĩa chơi chữ rất tài tình.

Phiên xử Nguyễn Duy Linh: Một phiên toà kỳ lạ

Phiên xử Nguyễn Duy Linh: Một phiên toà kỳ lạ
Bài bình luận của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)
2021-11-06 
Một phiên tòa kỳ lạ, được báo hiệu ngay từ trước khi Nguyễn Duy Linh bị bắt. Sáng ngày 06/11/2021, Tòa án Hà Nội đã tuyên phạt cựu Phó Tổng cục trưởng Tình báo Nguyễn Duy Linh mức án 14 năm tù giam, không khác với đề nghị của Viện Kiểm sát là từ 13-15 năm tù, quá khác với nhận định có thể “tử hình” của báo chí khi khởi tố vụ án.
Phiên xử Nguyễn Duy Linh: Một phiên toà kỳ lạ
Tuy đó cũng là một “sự kiện lịch sử” chống tham nhũng khi một nhân vật có thể gọi một cách khôi hài là “trùm tình báo”, với một gia thế đầy quyền lực suốt bao năm mà vẫn phải sộ khám, nhưng chắc vẫn gây thất vọng cho bao người hằng tin vào sự nghiêm minh ít nhiều của pháp luật.

LÀM GÌ CÒN LÒNG TỰ TRỌNG MÀ TỔN THƯƠNG!

Đăng bài này vì nghĩ đến chuyện đại tá Nguyễn Duy Linh, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo vừa bị kết án tù 14 năm là con trai của Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng Công an, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, nguyên Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về an ninh và tôn giáo. Được biết Hưởng rất thân và là một trong vài đệ tử ruột của Ba Dũng, và cả hai đều có lực ảnh hưởng mạnh trong hệ thống tư pháp nên chắc bản án sẽ được xem xét có lợi cho Linh. Theo Bộ luật Hình sự 2015, Điều 354, tội nhận hối lộ, với mức từ 1 tỷ đồng trở lên phải chịu mức án từ 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Thực tế, khi Linh thừa nhận đã nhận hối lộ (ít nhất) cũng ở mức 5 tỷ đồng ngay tại tòa án cách đây mấy hôm; cả Công an, Tòa án và Viện kiểm sát đều "vô tư" chấp nhận ngay lập tức và dùng nó như là căn cứ quan trọng nhất để kết án chỉ 14 năm tù. Trước đó, Linh liên tục không thừa nhận nhận hối lộ bằng tiền mà chỉ nói là có nhận quà dưới dạng xì gà, thuốc lá, nấm linh chi v.v..., nên khó có thể nói là ông ta đã 'thành khẩn' từ đầu và hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để được xem xét giảm án tới mức khủng như vậy. Mấy hôm nay nói chuyện với mấy bác cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, các bác đều tỏ ra bức xúc về cách xử án trong vụ này.
LÀM GÌ CÒN LÒNG TỰ TRỌNG MÀ TỔN THƯƠNG!
Lưu Trọng Văn - Theo VnExpress: "Khi HĐXX hỏi "có còn gì để nói không?", cựu tổng cục phó Tổng cục Tình báo (Bộ Công an) Nguyễn Duy Linh trả lời thấy khó thở, được HĐXX cho phép ngồi khai báo tiếp. Ông lúc này thở dài, nói giọng ngắt quãng, trình bày: "Ngày hôm nay, ngồi đây, để nói những lời này, tôi cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương rất nhiều".
Có thể là hình ảnh về 5 người và mọi người đang đứng
Ông xác nhận có nhận 5 tỷ đồng từ Vũ, như cáo trạng truy tố và nói: "Tôi là người có rất nhiều ước mơ. Khi công tác cho ngành, luôn ý thức phải bảo vệ tổ quốc, trở thành cán bộ gương mẫu và làm rất nhiều việc lớn cho đất nước. Tuy nhiên có lẽ do một phút mắc sai lầm và không thể là chính mình", ông Linh chậm rãi trình bày đồng thời xin lỗi lãnh đạo và đồng đội toàn ngành”.

"CHƠI" TÂY VÌ TÂY KHOE GIỎI TIẾNG VIỆT

Đọc bài này không thấy vui mà thấy buồn vì tiếng Việt của nước mình hỗn loạn và thiếu chuẩn mực quá. Cùng một sự việc, mỗi người dùng một từ khác nhau, mỗi lúc dùng một từ khác nhau, mỗi vùng dùng một từ khác nhau... Tiếng Việt loạn xạ và vô tổ chức vì người VN không thống nhất với nhau để xây dựng một ngôn ngữ chuẩn và chính thống. Hậu quả là người Việt sống cũng loạn xạ và vô tổ chức. Tôi dạy môn kinh tế ở đại học, và tôi thường nói với sinh viên kinh tế học là ngành khoa học non trẻ, thực chất mới được hình thành từ năm 1936 khi học thuyết kinh tế của J.M. Keynes ra đời, do đó đến nay các nhà kinh tế vẫn không thống nhất được hầu như tất cả các thuật ngữ kinh tế, từ tăng trưởng, việc làm, lạm phát..., tới cung, cầu, thị trường... Nếu mở các từ điển kinh tế và sách giáo khoa kinh tế ra so sánh, đối chiếu, sẽ thấy cùng một thuật ngữ, nhưng mỗi sách lại định nghĩa, giải thích một cách khác nhau. Kinh tế học còn là một ngành khoa học xã hội, phản ánh quan hệ giữa người với con người và trong xã hội loài người, trong khi con người và xã hội loài người liên tục vận động, phát triển, nên các thuật ngữ kinh tế cũng phải thay đổi để thích nghi. Điều này khác hoàn toàn với khoa học tự nhiên, vì khoa học tự nhiên gắn với vạn vật tự nhiên trong vũ trụ từ hàng triệu năm và thay đổi rất ít theo thời gian. Sẽ còn phải mất hàng thế kỷ nữa các thuật ngữ kinh tế mới có thể được sử dụng thống nhất. Ở các nước phương Tây, người dân được tự do ngôn luận, tự do trao đổi nên sau nhiều năm sẽ thống nhất được các thuật ngữ, ngôn từ, dẫn tới cả xã hội đều dùng các từ ngữ chuẩn chung, nên rất dễ diễn đạt, đảm bảo tính chính xác và dễ hiểu. Đặc biệt như tiếng Pháp hay tiếng Nga có độ chuẩn rất cao, phản ánh rất chính xác điều cần diễn đạt. Tiếng Anh thì kém hơn nhiều vì nó được sử dụng ở quá nhiều nước nên rất khó thống nhất. Ngày xưa các hiệp ước và văn bản luật pháp thế giới dù làm bằng ngôn ngữ nào, thì đều phải có 1 bản bằng tiếng Pháp và coi là bản duy nhất có giá trị pháp lý khi xét xử các tranh chấp. Nếu VN cứ không có tự do ngôn luận, tự do trao đổi thì ngôn ngữ VN sẽ mãi mãi không phát triển, mỗi địa phương sẽ cứ là một pháo đài cát cứ.
"CHƠI" TÂY VÌ TÂY KHOE GIỎI TIẾNG VIỆT
FB Hoàng Lan Chi - Chuyện đã lâu lắm rồi. Nó là phiên dịch của đoàn Mỹ, gốc Do Thái. Phải công nhận nó thông minh, ứng biến rất linh hoạt, lại rất đẹp trai, mới 28 tuổi. Phiên dịch của đoàn ta cũng rất xịn rồi nhưng vẫn "ngại" hắn. Nó có tên Việt Nam là Hai.
Hội đàm giữa hai bên xong, đến tiệc chiêu đãi. Tôi chọn ngồi bên cạnh nó. Tôi hỏi nó: Hai này! Em học tiếng Việt ở đâu mà giỏi thế?
Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'AI TRẢ TIỀN CHO CÁC BUỔI TIỆC TÙNG HOANG PHÍ CỦA'
Em học ở Ha - Oai 6 tháng rồi sang Việt Nam học 4 năm rưỡi ở Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội anh ạ. Tiếng Việt em "hơi bị giỏi" đấy!