Trung Quốc bắt đầu quốc hữu hóa trường tư. Việt Nam học theo ???
Trong năm vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thanh lọc lớn đối với hệ thống giáo dục. Hiện tại là cuộc thanh trừng trường tư. Thiểm Tây, Bắc Kinh và Hà Bắc đã xuất hiện tình trạng các trường tư bị buộc chuyển giao không hoàn lại cho chính quyền dưới hình thức quyên tặng, chuyển nhượng, v.v., và trở thành một trường công lập. Mục tiêu mà Bộ Giáo dục Trung Quốc đặt ra là giảm tỷ trọng trường tư trong ngành giáo dục từ 20% xuống 5% trong vòng hai nămHình ảnh học sinh của một trường học ở Thượng Hải đang học trong lớp học. (CHANDAN KHANNA / AFP / Getty Images)
Trang mạng Sina đưa tin, ngày 5/11, chính quyền tỉnh Thiểm Tây đã tổ chức họp báo, tuyên bố sẽ phấn đấu viết nên một chương mới trong sự nghiệp phát triển chất lượng cao của Thiểm Tây. Ông Cao Lĩnh (Gao Ling), Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Thiểm Tây, cho biết sẽ thúc đẩy và chuẩn hóa để giáo dục bắt buộc ở các trường tư phát triển toàn diện. Người đứng đầu các trường tư cũng được khuyến khích chuyển giao trường cho chính quyền địa phương dưới hình thức quyên tặng, chuyển nhượng, v.v., và trở thành một trường công lập.
Ngoài tỉnh Thiểm Tây, tỉnh Hà Bắc và thành phố Bắc Kinh cũng đang ráo riết thực hiện cái gọi là chuyển đổi các trường dân lập sang công lập. Vào ngày 5/11, trang thông tin đại lục NetEase đưa tin rằng, có thông tin về việc các trường tư thục ở Bắc Kinh đã được chuyển thành công lập, và được yêu cầu nộp tài liệu chuyển đổi trước tháng 9/2022, danh sách các trường đã được xác nhận.
Tài khoản WeChat chính thức "Lão Hồ tán gẫu chuyện lên lớp” (老胡侃升学, laohuksx) đã tiết lộ vào tháng 10 rằng, trường cấp 3 Hengshui rất nổi tiếng ở tỉnh Hà Bắc cũng phải chuyển đổi sang công lập.
Một bài viết trên trang web của chính phủ Trung Quốc nói rằng, các trường dân lập xuất hiện sau khi cải cách và mở cửa, ban đầu là để giải quyết vấn đề con em của người dân địa phương không thể học trường công vì không có hộ khẩu. Lúc đó ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, có rất nhiều con cái của các lao động ngoại tỉnh không thể đến trường. Ngoài ra, giáo dục tư thục cũng cung cấp nền giáo dục chất lượng cao cho con em của tầng lớp trung lưu thành thị.
Theo một bài viết của Học viện Khoa học Giáo dục Thượng Hải (Shanghai Academy Of Educational Sciences), sự phát triển vượt bậc của các trường tư thục bắt đầu từ năm 2002 khi "Luật Khuyến khích Giáo dục Tư thục" được ban hành. Đến năm 2020, Trung Quốc có gần 190.000 trường ngoài công lập, chiếm hơn 1/3 tổng số trường học các cấp và các loại hình của cả nước, có 55 triệu học sinh theo học tại các trường này, tức là gần 20% số học sinh toàn Trung Quốc. Ở cấp mầm non, số lượng nhà trẻ, mẫu giáo tư thục và tỷ lệ trẻ nhập học áp đảo, chiếm 57%; trong khi nhà trẻ công lập chỉ chiếm 43%.
"Luật Khuyến khích Giáo dục Tư thục" sửa đổi vào tháng 6 năm nay, đã thắt chặt các điều kiện thành lập trường tư. Hôm 25/8, chính phủ Trung Quốc ra thông báo quy định về việc thành lập trường tư, theo đó cắt đứt tất cả các kênh để giáo dục công lập tham gia vào khu vực giáo dục tư nhân. Mục tiêu mà Bộ Giáo dục Trung Quốc đặt ra là giảm tỷ trọng trường tư trong ngành giáo dục từ 20% xuống 5% trong vòng hai năm, vậy nghĩa là sẽ có hơn 40 triệu trong số 55 triệu học sinh đang theo học tại các trường tư thục phải chuyển trường trong vòng hai năm.
Theo một bài viết của Học viện Khoa học Giáo dục Thượng Hải, nếu chính phủ muốn cung cấp chương trình giáo dục bắt buộc miễn phí cho 55 triệu học sinh thì cần khoảng 150 đến 200 tỷ nhân dân tệ quỹ giáo dục. Hiện phần học phí này do phụ huynh học sinh trường tư đóng. Tuy nhiên, cách làm của Thiểm Tây, Bắc Kinh và Hà Bắc cho thấy chính phủ muốn chuyển học sinh từ trường tư sang trường công, nhưng lại không muốn chi tiền, nên họ đã áp dụng hình thức cưỡng ép quyên tặng và chuyển nhượng cho chính quyền địa phương.
Tất Hâm (Bi Xin), một nhà bình luận giáo dục Trung Quốc ở nước ngoài, cho rằng quyên tặng và chuyển nhượng chính là phương thức thôn tính để giành lấy thị trường từ các doanh nghiệp tư nhân; sau đó, chính quyền địa phương còn có thể dùng số bằng cấp cướp về được để xin phí giáo dục đặc biệt ở chính quyền cấp cao hơn.
Đông Phương
Theo Vision Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét