Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và việc quên lời hứa

Lời hứa thường được coi là thiêng liêng, nhất là đối với những người làm chính trị và những người của công chúng, vì đã hứa mà không làm thì sẽ mất uy tín trầm trọng, dẫn tới người dân không bầu lại nhà chính trị đó, hoặc không quan tâm đến người của công chúng đó nữa. Trong lịch sử hiện đại ở nước ta, nổi tiếng nhất về "hứa nhưng không làm" là trường hợp ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tháng 10/2006, ông Nguyễn Tấn Dũng vừa nhậm chức Thủ tưởng thay ông Phan Văn Khải về hưu, đã dõng dạc tuyên bố: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”. Tuy nhiên, trong 10 năm làm Thủ tướng, dù trực tiếp là Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương, nhưng ông đã để tham nhũng phát triển rực rỡ, hoanh hành khắp nơi trên cả nước, đến mức "ăn không chừa cái gì của dân" như lời bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói, hay khắp nơi đâu đâu cũng thấy "sâu" như phát biểu của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Thế nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng không xin từ chức ngay như lời ông đã cam kết trước dân. Rất mong chính phủ của ông Phạm Minh Chính không tái lập lại những chuyện "hứa nhưng không làm" thời ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và việc quên lời hứa
Trong buổi trả lời chất vấn sáng 11/11, sau giờ giải lao, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trở lại phiên chất vấn như một người khác hẳn. Hết bối rối, lấy lại được sự tự tin, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã trả lời các câu hỏi khá rõ ràng, cụ thể và có phần thông minh hơn hẳn người tiền nhiệm.
Tuy nhiên có một câu trả lời của Bộ trưởng tôi thấy không đúng - đó là Bộ trưởng nhận hết trách nhiệm về ngành giáo dục trong việc để học sinh không thích học và học kém môn lịch sử.

Theo tôi, sự ứng xử với truyền thống, với lịch sử của lãnh đạo, sự dùng người trong công tác cán bộ và sự tuyên truyền bất hợp lý là những nguyên nhân chính làm cho cả xã hội ta ít quan tâm tới truyền thống, tới lịch sử, rồi từ đó ảnh hưởng lớn tới học sinh (vấn đề này cần có chuyên đề riêng).

Tôi vẫn nhớ lần gặp riêng với Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn trước khi ông lên làm Bộ trưởng cách đây khoảng hơn ba năm.

Trong khi tôi chỉ nói c
hung chung với ông về tình hình Khoa Luật dưới quyền ông, thì ông đã nói rất rõ với tôi rằng:

Nhiều người đã hết tuổi quản lý ở Khoa Luật, theo đúng quy định, phải thôi giữ chức vụ quản lý các trung tâm có tư cách pháp nhân thuộc Khoa, nhưng vẫn chưa giao trả trung tâm cho Khoa.

Ông nói là sẽ chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay.

Dù đã có chỉ đạo của ông, Khoa Luật dưới quyền ông vẫn lờ đi không chịu làm.

Cho đến giờ những tay đã từng làm lãnh đạo Khoa vẫn khư khư ôm lấy mỗi người một trung tâm để vẫn được coi là cán bộ chủ chốt của Khoa trong khi các trung tâm đó không có hoạt động, cống hiến gì cho Khoa, đặc biệt là Trung tâm luật so sánh bị ôm ấp bởi ông nguyên Quyền Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, và Trung tâm Leres bị ôm ấp bởi ông nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí.

Nhiều anh em trẻ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về có bằng cấp cao, có khả năng làm việc và có ý thức cống hiến cho Khoa thì hoàn toàn không được làm.

Đảng uỷ của Khoa dường như bị tê liệt trong chuyện này.

Đọc báo cách đây khoảng một năm, tôi xúc động vì sự day dứt bởi một lời hứa của một cựu binh Mỹ.

Ông này đóng quân ở Hội An. Ông thích chơi với trẻ em. Ông đã hứa với một cậu bé là sẽ tặng cậu một chiếc đồng hồ trước một chuyến hành quân. Ông đã mua. Nhưng kế hoạch thay đổi, nên ông không quay về Hội An nữa. Ông đã mang theo cái đồng hồ đó mấy chục năm. Cách đây hơn một năm, ông quyết định sang Việt Nam du lịch để tìm cậu bé năm xưa đưa cho cậu cái đồng hồ đó.

Một người lính bình thường mà họ đã gánh nặng một lời hứa bình thường như vậy!

Còn cán bộ của chúng ta thì sao? Ai cũng mang nặng lời thề với dân, với nước, với Đảng, nhưng ai đã day dứt vì những lời thề đó?

Tôi chỉ có một câu chất vấn duy nhất đó cho tất cả các cán bộ lãnh đạo, quản lý!

(Bài lấy từ một trang FB tôi quên tên)
-------------------------

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã trả lời kỹ lưỡng ý kiến của đại biểu Quốc hội

11/11/2021 (Chinhphu.vn) – Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mới giữ cương vị người đứng đầu ngành giáo dục, đào tạo không lâu nhưng đã tỏ rõ sự tự tin, nắm cơ bản những vấn đề của ngành và lĩnh vực phụ trách, đã trả lời kỹ lưỡng các ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như ý kiến tranh luận.

Có 28 đại biểu Quốc hội chất vấn và có 10 ý kiến tranh luận đối với nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn kết thúc vào chiều 11/11. Có 28 đại biểu Quốc hội chất vấn và có 10 ý kiến tranh luận đối với nội dung chất vấn về giáo dục, đào tạo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, ngành giáo dục là một trong những ngành chịu tác động ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của đại dịch COVID-19. Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy và học mà còn có thể làm chậm tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng.

Vì vậy, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thu hút được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và hàng chục triệu học sinh, phụ huynh học sinh trên toàn quốc.

Phiên chất vấn đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng của ngành giáo dục trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 như việc bảo đảm chất lượng dạy và học; tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19.

Bên cạnh vấn đề về chất lượng giáo dục, các vị đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm đến yếu tố dạy người; kỹ năng sống, nhân cách để góp phần phát huy và duy trì đạo đức xã hội; công tác dạy và học trực tuyến phải đảm bảo thực chất, hiệu quả; sự công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa các vùng miền khác nhau; việc giảm tải chương trình cho học sinh; việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các khu vực vùng miền; công tác bảo đảm an toàn trường học; y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học; phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh.

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã báo cáo, giải trình thêm về việc thực hiện Nghị quyết 19 liên quan đến đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng như những nội dung liên quan đến việc triển khai chủ trương dạy và học bằng hình thức trực tuyến.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trả lời, làm rõ thực trạng, những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới đối với những vấn đề thuộc chủ đề của chất vấn đặt ra, có phân tích theo từng cấp học như giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học.

Các vị đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng hơn, sâu sắc, đầy đủ, toàn diện hơn những ảnh hưởng, tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19 đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Bộ thích ứng tình hình mới, vừa xây dựng và thực thi chiến lược chương trình tổng thể thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh; chương trình sách giáo khoa theo hướng giảm tải chương trình cho học sinh; đảm bảo điều kiện vật chất, trang thiết bị phù hợp cho dạy và học trực tuyến; phối hợp với các cấp, các ngành địa phương đảm bảo công tác an toàn trường học.

Đồng thời đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương để nghiên cứu và sớm triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine cho học sinh, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể đưa học sinh, sinh viên trở lại trường học sớm nhất, nội dung này phải được nghiên cứu rất kỹ lưỡng và phải có cái chiến lược rất rõ ràng.

Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị cần tập trung đúc rút kinh nghiệm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2021, sớm hoàn thiện phương án tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh đại học cao đẳng 2022; tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, cơ sở giáo dục trong đào tạo, tổ chức thi và công tác tuyển sinh; tiếp tục quan tâm giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách phối hợp với các bộ, ngành; cân đối bố trí đủ kinh phí thực hiện các chế độ chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; sớm thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tiếp tục rà soát đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập về đầu mối, trường lớp, số lượng, chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý gắn với đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Tăng cường quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính, không để xảy ra các sai phạm; lưu ý việc mở mã ngành đào tạo khối sức khỏe của các trường đại học đa ngành, đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo; tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động trong cả đơn vị sự nghiệp công và sự nghiệp ngoài công lập do bị tác động bởi đại dịch COVID-19./.

Hải Liên
http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Bo-truong-Bo-GDDT-da-tra-loi-ky-luong-y-kien-cua-dai-bieu-Quoc-hoi/452770.vgp

1 nhận xét:

  1. Dung mo chung no tu chuc boi vi :TAT CA chung no nhu the viec gi minh tu chuc .

    Trả lờiXóa