Phong tỏa lâu ngày là Đăk Lắk rơi vào khủng hoảng an sinh
FB Cao Nguyên - Mỗi năm Đăk Lăk đều bị ảnh hưởng nặng nề về nhà cửa và hoa màu bởi mưa bão, điều này đã khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, những trận mưa lớn và gió mạnh từ đầu tháng 9 đến nay, cũng đã đem lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Đặc biệt là trong tình trạng đang bị phong tỏa như hiện nay thì đời sống người dân lại càng khó khăn hơn.Người dân ở tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là nông dân, trong đó gồm có cả những cộng đồng người đồng bào dân tộc bản địa, là những cộng đồng dân cư có điều kiện kinh tế thấp, sống chủ yếu vào việc thu hoạch nông sản như cà phê, sầu riêng, Macca,… và nuôi trâu bò chăn thả tự nhiên với quy mô nhỏ.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Đăk Lăk đã ghi nhận hơn 1364 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có khoảng 11 ca tử vong, số ca nhiễm mới tăng lên từng ngày, chủ yếu là từ các khu vực cách ly tập trung. Chính quyền tỉnh Đăk Lăk đã phong tỏa hơn 15 huyện trong khu vực tỉnh, trong đó những địa phương có khả năng lây nhiễm cao đang được áp dụng hà khắc chỉ thị 16 - 15.
Trong những khu vực đang được áp dụng lệnh “ai ở đâu ở đó”, nhiều hộ dân rơi vào tình trạng khủng hoảng an sinh và kinh tế nghiêm trọng, trong đó có những khu vực thôn buôn phải áp dụng chỉ thị 16 đợt 2 như huyện Ea Hleo, Huyện Krông Buk, Tx Buôn Hồ…
Những người dân trong các thôn, buôn bị phong toả cho biết vấn đề lương thực của họ không được đảm bảo, không nhận được sự hỗ trợ chính thức nào từ chính quyền, chỉ có nhận được một số phần quà nhỏ từ các nhóm tư nhân hỗ trợ. Họ phải kiếm rau dại trong vườn nhà để ăn qua ngày, nhiều hộ gia đình đã không còn tiền để mua gạo, chỉ có những hộ gia đình có hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo mới được nhận một số hỗ trợ từ chính quyền.
Bị cấm đi lại, ngay cả đi ra những khu vực ít người như trong nương rẫy, để quản lý và thu hoạch nông sản, và lấy thức ăn cho đàn gia súc như trâu, bò bị nhốt chuồng nhiều ngày, mặc dù có xin phép nhưng vẫn không được cho phép đi. Một số người dân bức xúc còn chia sẻ thêm, những gia đình cán bộ nếu xin phép đi nương rẫy hay đi lấy cỏ cho trâu bò thì được chấp thuận dễ dàng hơn.
Đang trong là mùa thu hoạch sầu riêng, nhiều hộ gia đình trong các khu vực bị phong toả không đi lại trên nương rẫy được, dẫn đến tình trạng nông sản của người dân bị cướp bóc. Người dân trong làng B, huyện Ea Hleo chia sẻ rằng, mặc dù là trồng sầu riêng không nhiều, nhưng những số lượng bị cướp đi có giá trị khoảng 3 triệu - 5 triệu đồng, là một số tiền rất lớn mà công sức làm nông phải hơn mấy tháng mới kiếm ra được.
Cà phê là mặt hàng nông sản chính và là tài sản rất quý giá của người dân Đăk Lăk. Sắp vào mùa thu hoạch đầu tháng 10 tới đây, điều này lại càng khiến cho nhiều người dân lo lắng hơn nếu lệnh phong toả hà khắc vẫn tiếp tục áp dụng và kéo dài.
Cách phòng chống dịch bệnh ở các vùng nông thôn, khác với cách phòng chống dịch tại thành phố vì về không gian, môi trường, điều kiện hoàn toàn khác nhau. Như ở các thành phố tình trạng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng cao hơn vì không gian chật hẹp, trong khi áp dụng chỉ thị 16, thì thành phố có điều kiện tốt hơn, có nhiều nguồn hỗ nhất định hơn.
Còn đối với các vùng nông thôn thì hoàn toàn ngược lại, đa số ca nhiễm tăng mới là từ các khu cách ly tập trung, việc áp dụng chỉ thị 16 phong tỏa cả cộng đồng mà không có chính sách hợp lý nào, đã không mang lại hiệu quả thực tế, mà còn gây ảnh hưởng nhiều hơn đến tình trạng an sinh của những người dân trong khu vực.
Như đã từng nói, việc phòng chống dịch là sự hợp tác chung giữa người dân và chính quyền. Do đó, chính quyền cần phải lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến của người dân, để có sự đánh giá và áp dụng cách phòng dịch phù hợp hơn dựa theo tình trạng thực tế của từng khu vực.
Chính quyền không thể tự quyết và bắt buộc mọi khu vực phải áp dụng chung một cách phòng dịch và phạt những đối tượng không chấp hành, vì mỗi khu vực có tình trạng và điều kiện khác nhau nên không thể chỉ áp dụng chung một cách được. Đồng thời chính quyền phải có chính sách hỗ trợ kịp thời và đầy đủ cho những khu vực mà bắt buộc phải áp dụng lệnh phong toả, hoặc nếu không thì phải tạo điều kiện cho người dân vẫn có thể làm việc để kiếm sống.
Không biết khi nào dịch bệnh sẽ chấm dứt, cho nên chính sách và cách phòng dịch hợp lý để ổn định hoá cuộc sống của người dân trong thời gian tới đây là rất cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét