Nhiều tỉnh, thành đang sửa sai, Hà Nội nhất quyết không
Nhận thấy nhiều biện pháp chống dịch vưa qua vừa không hiệu quả, vừa gây tai hại cho đời sống kinh tế xã hội, nên mặc dù dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành đã bắt nới lỏng một số biện pháp hạn chế, cho phép nhiều hoạt động dịch vụ được mở cửa trở lại. Đáng tiếc là chính quyền Hà Nội lại ngược dòng bằng các biện pháp siết chặt, tăng cường phòng tỏa.1) Nha Trang cho cửa hàng ở 'vùng xanh, vùng vàng' bán mang về
Từ ngày 8/9, TP. Nha Trang cho phép các cửa hàng kinh doanh sách vở, đồ dùng học tập, vật liệu xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở "vùng xanh, vùng vàng" được hoạt động trở lại nhưng chỉ bán mang về. Chủ cơ sở kinh doanh cũng phải đăng ký với chính quyền địa phương và đáp ứng đủ các quy định phòng dịch.
Từ ngày 8/9, người dân ở các thôn, tổ “vùng xanh, vùng vàng” trong khu vực TP. Nha Trang được phát thẻ đi mua lương thực, thực phẩm 3 ngày/lần theo khung giờ sáng, chiều. Người dân có thể trực tiếp đi chợ hoặc nhờ tổ cứu trợ mua hộ. Trong khi đó, người dân “vùng đỏ, vùng cam” tiếp tục thực hiện theo hình thức mua hàng online hoặc nhờ tổ cứu trợ mua hộ mang đến tận nhà.
Thành phố cũng khuyến khích các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tổ chức mô hình bán hàng tự chọn theo đơn, khuyến khích Bưu điện tỉnh Khánh Hòa tổ chức mô hình gian hàng thiết yếu tại các bưu cục, bưu điện văn hóa xã, phường để phục vụ người dân.
TP. Nha Trang cũng dỡ bỏ phong tỏa đối với 4 xã, phường gồm: Vĩnh Lương, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ và Vĩnh Trường để chuyển sang việc thực hiện các biện pháp phòng dịch dựa trên nguy cơ dịch bệnh của các thôn, tổ dân phố.
Từ ngày 8/9, TP. Nha Trang cho phép các cửa hàng kinh doanh sách vở, đồ dùng học tập, vật liệu xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở "vùng xanh, vùng vàng" được hoạt động trở lại nhưng chỉ bán mang về. Chủ cơ sở kinh doanh cũng phải đăng ký với chính quyền địa phương và đáp ứng đủ các quy định phòng dịch.
Từ ngày 8/9, người dân ở các thôn, tổ “vùng xanh, vùng vàng” trong khu vực TP. Nha Trang được phát thẻ đi mua lương thực, thực phẩm 3 ngày/lần theo khung giờ sáng, chiều. Người dân có thể trực tiếp đi chợ hoặc nhờ tổ cứu trợ mua hộ. Trong khi đó, người dân “vùng đỏ, vùng cam” tiếp tục thực hiện theo hình thức mua hàng online hoặc nhờ tổ cứu trợ mua hộ mang đến tận nhà.
Thành phố cũng khuyến khích các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tổ chức mô hình bán hàng tự chọn theo đơn, khuyến khích Bưu điện tỉnh Khánh Hòa tổ chức mô hình gian hàng thiết yếu tại các bưu cục, bưu điện văn hóa xã, phường để phục vụ người dân.
TP. Nha Trang cũng dỡ bỏ phong tỏa đối với 4 xã, phường gồm: Vĩnh Lương, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ và Vĩnh Trường để chuyển sang việc thực hiện các biện pháp phòng dịch dựa trên nguy cơ dịch bệnh của các thôn, tổ dân phố.
2) Lâm Đồng mở cửa nhiều dịch vụ, kể cả khách sạn từ 2 sao trở lên
Kể từ 17h ngày 8/9, một số hoạt động, dịch vụ tại tỉnh Lâm Đồng được phép mở cửa trở lại như: dịch vụ hớt tóc và làm đẹp, các quán ăn uống (kể cả quán vỉa hè), các hoạt động tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ được phục vụ cùng lúc 50% công suất so với ngày thường.
Siêu thị và chợ phải tuân thủ khoảng cách 2 m giữa người và người, phục vụ khách cùng lúc không quá 50% số người so với ngày thường.
Lâm Đồng cũng kích hoạt lại du lịch nội tỉnh với yêu cầu các điểm tham quan du lịch sẽ mở cửa đón khách. Những cơ sở lưu trú du lịch từ 2 sao trở lên được đón khách nhưng không quá 2 người/phòng và khai thác không quá 50% công suất.
Các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ cần yêu cầu khách áp dụng nguyên tắc 5K; khai báo y tế điện tử, quét mã QR (trường hợp không thực hiện được, phải khai báo bằng tờ khai y tế để theo dõi và truy vết khi cần thiết).
Tuy kích hoạt trở lại một số dịch vụ nhưng người dân tỉnh Lâm Đồng được yêu cầu hạn chế ra đường từ sau 22h tối đến 5h sáng hôm sau.
Cán bộ, công chức, viên chức đi làm bình thường tại cơ quan nhưng tiếp tục hạn chế tiếp xúc trong nội bộ cơ quan nếu không thực sự cần thiết. Các cơ quan Nhà nước được phép đi công tác ở cơ sở nhưng đảm bảo thành phần gọn (mỗi đoàn không quá 4 người; các đoàn công tác đặc thù theo tính chất công việc phải báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND tỉnh).
Lâm Đồng cũng tạm ngưng hoạt động các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trong phạm vi nội tỉnh, trừ các chốt phục vụ cách ly, giãn cách xã hội theo các Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và chốt tại huyện Đạ Tẻh giáp ranh huyện Đạ Huoai; tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra, vào tỉnh.
3) Tỉnh Phú Thọ cho phép một số dịch vụ được hoạt động trở lại
Tính đến ngày 8/9, toàn tỉnh Phú Thọ đã trải qua 14 ngày không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 thứ phát trong cộng đồng.
Để thích ứng với điều kiện bình thường mới khi dịch bệnh bước đầu được kiểm soát, từ 0h ngày 10/9, tỉnh Phú Thọ nới lỏng một số hoạt động dịch vụ gồm:
Cho phép các nhà hàng, quán ăn, quán nước được phục vụ tại chỗ. Tuy nhiên, phải đảm bảo bố trí giãn cách chỗ ngồi, phục vụ tối đa không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm và không quá 20 người/1 phòng kín.
Các hoạt động thể dục - thể thao tại các địa điểm công cộng; các câu lạc bộ gym, yoga, dịch vụ spa chăm sóc sắc đẹp được phép hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện nghiêm quy định 5K và không quá 20 người/địa điểm.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, gồm: karaoke, massage, xông hơi, quán internet, trò chơi điện tử, bi-a, vũ trường, quán bar, bể bơi; các hoạt động văn hóa, lễ hội, nghệ thuật, nghi lễ tôn giáo tiếp tục dừng hoạt động.
4) Từ 0h ngày 10/9, Lào Cai nới lỏng một số hoạt động dịch vụ
Trước tình hình dịch COVID-19 bước đầu được kiểm soát tốt trong khu vực nội tỉnh, tỉnh Lào Cai sẽ nới lỏng một số hoạt động dịch vụ từ 0h ngày 10/9.
Cụ thể:
Các nhà hàng ăn uống, cà phê, giải khát, quán cơm, quán bia, quán ăn sáng, các dịch vụ ăn uống trong Trung tâm thương mại được hoạt động phục vụ khách tại chỗ, nhưng phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng dịch theo quy định.
Các quán cắt tóc, gội đầu, làm móng, cơ sở làm đẹp được mở cửa trở lại nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn như: đo thân nhiệt; người làm phải đeo khẩu trang, giãn cách giữa các khách hàng ít nhất 1 m; có dung dịch sát khuẩn tay tại cửa ra vào và yêu cầu khách sát khuẩn tay ít nhất 2 lần (khi đến và trước khi về).
Các chợ được phép hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng dịch như: lập chốt kiểm soát tại các lối ra, vào chợ, bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay; yêu cầu tất cả mọi người phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình mua bán tại chợ; có phương án kiểm soát không để người ngoại tỉnh đến giao thương, buôn bán tại chợ.
Tỉnh Lào Cai cũng lưu ý, đối với các dịch vụ nêu trên, chủ cơ sở phải tạo mã QR Code và yêu cầu khách đến bắt buộc phải khai báo y tế điện tử, check mã QR Code. Nếu không thực hiện đúng các quy định phòng dịch để xảy ra hậu quả, chủ cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Việc tiếp công dân tại trụ sở cơ quan tiếp tục thực hiện theo lịch của các cơ quan, đơn vị nhưng phải tuân thủ thông điệp 5K.
Ngoài ra, tỉnh Lào Cai tiếp tục dừng các hoạt động ở các khu vui chơi, giải trí, rạp chiếu phim, karaoke, massage, xông hơi, quán bar, vũ trường; tiệc cưới, các hoạt động liên hoan, gặp mặt; lễ hội, nghỉ lễ tôn giáo, tín ngưỡng; giải đấu thể thao, hoạt động văn nghệ có tập trung từ 30 người trở lên... Nghiêm cấm tổ chức, tụ tập xem bóng đá tại các nhà hàng, nơi công cộng, hoạt động kinh doanh trên vỉa hè.
5) TP.HCM mở lại dịch vụ ăn uống bán mang đi, hoạt động từ 6h-18h
Chính quyền TP. HCM vừa có văn bản khẩn thông báo, loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động từ 6h đến 18 giờ hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi sau 2 tháng tạm dừng bởi dịch COVID-19.
Tối 8/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM đã ký văn bản thông báo về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Theo đó, từ ngày 8/9, TP. HCM cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm; đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) trong phạm vi 1 quận, huyện, TP. Thủ Đức; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6 đến 21h hằng ngày để đảm bảo phục vụ nhu cầu hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh cho người dân.
Đồng thời, loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6-18h hằng ngày theo hình thức bán hàng mang đi.
Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện và TP. Thủ Đức để được cấp giấy đi đường. Điều kiện kèm theo là người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine phòng chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 hai ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
UBND TP. HCM giao Chủ tịch UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra, giám sát UBND các phường, xã, thị trấn trong việc xác nhận các trường hợp đủ điều kiện được phép hoạt động kinh doanh.
Trước đó, từ 9/7 sau thời gian cấm quán ăn phục vụ khách tại chỗ, để tiếp tục siết chặt giãn cách phòng chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16, chính quyền TP. HCM yêu cầu các cửa hàng bán đồ ăn dừng bán mang đi.
Cũng theo văn bản này, TP. HCM tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện giấy đi đường của Công an TP. HCM đã cấp trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 đến hết ngày 15/9. Nếu có nhu cầu cấp đổi giấy đi đường, các đơn vị chủ trì, quản lý đối tượng cấp giấy đi đường theo công văn 2800 ngày 21/8 của UBND TP. HCM chịu trách nhiệm thu hồi giấy cũ; tổng hợp, cập nhật danh sách mới gửi Công an thành phố để được cấp đổi.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng giao Chủ tịch UBND quận 7 và huyện Củ Chi căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch, phương án triển khai thực hiện cho phép người dân có thể đi chợ 1 tuần/lần; báo cáo UBND thành phố trước ngày 11/9.
Chính quyền TP. HCM cũng cho phép mở 2 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối Hóc Môn. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Thủ Đức để bổ sung nguồn hàng hóa cung ứng cho thành phố.
nguồn: Copy trên các báo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét