Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Cảnh báo "thịnh vượng chung" sẽ dẫn tới "nghèo đói chung"

Chiến lược "Thịnh vượng chung" là quay lại con đường phân phối lợi ích chia đều, cào bằng của thời XHCN ấu trĩ nên chắc chắn sẽ dẫn tới “nghèo đói chung". Việc cưỡng ép các doanh nghiệp làm ăn khá giả và người có tiền phải "tự nguyện" nộp cho nhà nước để nhà nước "sẻ chia" cho người nghèo là không thể chấp nhận được. Rất mong nhà nước VN không đi theo chiến lược này của nước lạ. Nhiều đợt quyên góp trong mấy năm gần đây có dấu hiệu làm theo cách này nên rất phản cảm.
Cảnh báo "thịnh vượng chung" sẽ dẫn tới "nghèo đói chung"
Vào cuối tháng 8, giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tái đề xuất "thịnh vượng chung" và nhấn mạnh "ba lần phân phối". Đáp lại tuyên bố trên, giáo sư kinh tế nước này tuyên bố hôm 1/9 rằng, nếu chính phủ can thiệp ngày càng nhiều và đi theo nền kinh tế kế hoạch, nó sẽ dẫn đến tình trạng “nghèo đói chung".

Đầu tháng này, ông Trương Duy Nghênh (Zhang Weiying), Giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, đã đăng một bài báo có tựa đề "Kinh tế thị trường và thịnh vượng chung" trên trang web "Diễn đàn Kinh tế 50 người".

Trong bài viết, đầu tiên ông Trương khẳng định về kinh tế thị trường như sau: “Từ lịch sử có thể thấy lực lượng lớn nhất phản đối kinh tế thị trường là giai cấp đặc quyền và các nhóm lợi ích”. “Trong quá trình phát triển lịch sử, thực tế chứng minh rằng chỉ có nền kinh tế thị trường mới có thể thúc đẩy tiến bộ công nghệ, và khiến những công nghệ mới được thương mại hóa nhanh chóng, mang lại lợi ích cho công chúng".

Tiếp theo, ông Trương tập trung thảo luận về hoạt động của các chủ doanh nghiệp. Ông nói: "Cách tốt nhất để tăng thu nhập của tầng lớp lao động là để cho các doanh nhân được hoạt động tự do hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường, chứ không phải ngược lại! Nếu tiêu diệt các doanh nhân thì phần lớn người dân chúng ta sẽ quay trở lại tình cảnh nghèo nàn".

Ông cũng nói: "Chúng ta phải hiểu rằng, về mặt hình thức thì tiền để xóa đói giảm nghèo là do chính phủ hoặc tổ chức từ thiện đưa ra, còn về bản chất là do các nhà doanh nghiệp làm ra. Những gì chính phủ và các tổ chức từ thiện có thể làm chỉ là chuyển của cải từ nhóm người này sang nhóm người khác, [số tiền ấy] không thể nào tự dưng mà có. Chính các doanh nhân mới là người tạo ra của cải, như vậy chính phủ và các tổ chức từ thiện mới có tiền để xóa đói giảm nghèo”. 

“Nếu các doanh nhân không tích cực tạo ra của cải nữa thì chính phủ sẽ không có tiền để chi trả, cũng sẽ không còn cơ sở để làm từ thiện".

"Nếu bạn thậm chí không chấp nhận được việc ‘phân phối theo sức lao động’, thì nền kinh tế sẽ không thể phát triển. Mọi người chỉ có thể sống trong nghèo đói", Giáo sư Trương nói.

Cuối cùng, ông nói thẳng rằng: "Nền kinh tế kế hoạch được thiết kế bởi một số ít trí thức và sau đó dùng cường quyền để áp đặt lên xã hội từ trên xuống dưới, vậy nên nhất định sẽ có người bảo vệ nó, biện hộ cho nó. Kinh tế thị trường thì khác, nó không phải do phần tử trí thức thiết kế, mà là tự phát từ dưới lên trên... Người nào sống trong chế độ đi theo kinh tế kế hoạch mà chỉ trích nền kinh tế kế hoạch sẽ phải chấp nhận rủi ro chính trị, thậm chí pháp luật...".

"Nếu chúng ta mất niềm tin vào thị trường và chính phủ ngày càng can thiệp nhiều thì TQ chỉ có thể tiến tới nghèo đói chung. Đừng quên rằng ý định ban đầu khi thực hiện nền kinh tế kế hoạch hồi đó là mang lại lợi ích cho người nghèo, nhưng kết quả là ngày càng tạo ra nhiều người nghèo hơn, khiến số phận của những người nghèo còn bi thảm hơn trước", ông nói.

Kể từ đầu năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã nhiều lần đề cập đến “thịnh vượng chung”. Cuộc họp của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản TQ vào ngày 17/8 đã nhấn mạnh "ba lần phân phối". Tức là “thông qua hình thức công ích từ thiện như gây quỹ, quyên tặng, tài trợ, v.v. trên cơ sở tự nguyện của nhóm người thu nhập cao để phân phối tài nguyên và của cải xã hội”.

Trong một tuần sau đó, Tencent thông báo rằng họ sẽ đầu tư 50 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 176 nghìn tỷ VNĐ) để khởi động "Dự án đặc biệt cho thịnh vượng chung"; khi Pinduoduo công bố báo cáo tài chính quý 2, họ đã công bố khoản đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 35 nghìn tỷ VNĐ) cho “Dự án đặc biệt Nghiên cứu nông nghiệp".

Ngoài ra, trong hai tuần cuối tháng 8, cụm từ "thịnh vượng chung" đã xuất hiện trong báo cáo kết quả hoạt động của ít nhất 73 công ty TQ đã niêm yết.

Bloomberg trích dẫn phân tích nói rằng, bài báo của ông Trương Duy Nghênh thể hiện một thái độ thận trọng rất hiếm thấy sau khi chính phủ Trung Quốc đề xuất "thịnh vượng chung"; ngoại giới cảm thấy lo lắng về động thái giám sát chặt chẽ các ngành nghề của chính phủ Trung Quốc và đang suy đoán xem liệu TQ có quay trở lại vạch xuất phát hay không.

https://www.epochtimes.com/gb/21/9/2/n13206414.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét