Vì sao cuộc “giải cứu” từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn?
FB Tuấn Khanh 3-7-2021 Có một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để “giải cứu”, không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc “giải phóng” lần hai.
Các sinh viên từ Hải Dương hô khẩu hiệu
trên máy bay, vào Sài gòn. Ảnh: afamily.vn
Chắc chắn có những em từ Hải Dương nhiệt thành đến thành phố tinh thần tự do này, để vừa được tìm hiểu, vừa được cống hiến sức trẻ của mình – mà nghe đâu là theo vận động của các ông to nào đó, có thể y tế, có thể doanh nghiệp.Thật ra các câu chuyện gây khó chịu đang râm ran trên mạng xã hội, không lớn, và không đáng cho người dân Sài Gòn phải bàn tới – bởi tính dân Sài Gòn vốn dễ dãi và bao dung. Nhưng điều tạo ra sự chán ngán – mà chắc ngay những nhà lãnh đạo cũng không biết – là cái kiểu đi giúp người lại đánh trống thổi kèn, hoàn toàn không là cách để đoàn kết dân Sài gòn với các em sinh viên ấy, mà rõ là chỉ để làm rạng mặt một số quan chức có bệnh mê đắm hình thức.
Nên, câu chuyện này cần nhìn về phía khác, phía những người có trách nhiệm, đã làm gì để phá hỏng 300 tâm hồn nhiệt huyết của thanh niên Hải Dương đến Sài Gòn một cách đáng thương đến vậy. Hơn nữa, đằng sau chuyến đi này, có “xã hội hóa” theo tài trợ của doanh nghiệp nào đó không, mà lại làm rộ lên các lời phản đối đạo đức giả từ các dư luận viên cấp cao để bảo vệ chủ máng ăn của mình, khiến dân Sài Gòn – không cái gì là không biết – càng bực thêm.
Nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi của các bác sĩ, y tá, sinh viên y, làm việc thầm lặng ở Sài Gòn. Ảnh trên mạng
Ai đã vận động, ai đã ra lệnh để đưa các em từ Hải Dương vào Sài Gòn trong lúc dịch bệnh rối ren, mà mục đích tuyên truyền lớn hơn cả thực chất? Trên báo Tuổi trẻ ngày 1-7, có bản tin “Hơn 300 giảng viên, sinh viên y Hải Dương bay vào TP.HCM chống dịch”, khẳng định rằng “Thông tin từ Vietnam Airlines cho biết chiều 30-6, hãng này nhận được thông tin khẩn từ Bộ Y tế về việc đưa đoàn y tế từ Hải Dương vào TP.HCM”.
Bộ Y Tế dựa trên tình hình nào để đưa người “khẩn” vào Sài Gòn?
Trên các trang facebook, người ta nhìn thấy Sài Gòn còn rất nhiều nơi liên quan về đào tạo y tế, người tình nguyện… vẫn mong được tham gia chống dịch, nhưng không đến lượt mình. Nhìn câu chuyện tuyên truyền rầm rộ cho 300 sinh viên từ Hải Dương vào, ở khách sạn cao cấp, và lại rộ lên những thông tin tiêu cực khác, ắt cũng khiến 1000 sinh viên Đại Học Y Dược Sài Gòn tình nguyện vẫn đang miệt mài làm công việc không khỏi chạnh lòng cho những giọt mồ hôi, thậm chí tính mạng, rất thầm lặng của họ.
Bạn đang chuẩn bị nói rằng tôi phân biệt vùng miền sao? Nên nhớ 1000 sinh viên đại học Y Dược Sài Gòn hay hàng chục ngàn người khác đang lã người hàng ngày dưới cái nóng 35-40 độ, đều có đủ những sinh viên theo học, đến từ Hải Dương, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh… và cả Sài Gòn nữa.
Đã từng có những chuyến tiếp sức như vậy, từ Đà Nẵng, Sài Gòn, Bình Dương… để đi đến Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… trong các đợt dịch từ năm 2020 đến nay. Nhưng không ai làm chuyện khó coi, đẩy các bạn trẻ thành món tuyên truyền quen tay, đến lố bịch như hiện nay. Người miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào Mũi Cà Mau, vốn có thói quen rất khó chịu với các loại tuyên truyền – đặc biệt mượn đến “tình đồng bào”.
Ai đã vận động, ai đã ra lệnh để đưa các em từ Hải Dương vào Sài Gòn trong lúc dịch bệnh rối ren, mà mục đích tuyên truyền lớn hơn cả thực chất? Trên báo Tuổi trẻ ngày 1-7, có bản tin “Hơn 300 giảng viên, sinh viên y Hải Dương bay vào TP.HCM chống dịch”, khẳng định rằng “Thông tin từ Vietnam Airlines cho biết chiều 30-6, hãng này nhận được thông tin khẩn từ Bộ Y tế về việc đưa đoàn y tế từ Hải Dương vào TP.HCM”.
Bộ Y Tế dựa trên tình hình nào để đưa người “khẩn” vào Sài Gòn?
Trên các trang facebook, người ta nhìn thấy Sài Gòn còn rất nhiều nơi liên quan về đào tạo y tế, người tình nguyện… vẫn mong được tham gia chống dịch, nhưng không đến lượt mình. Nhìn câu chuyện tuyên truyền rầm rộ cho 300 sinh viên từ Hải Dương vào, ở khách sạn cao cấp, và lại rộ lên những thông tin tiêu cực khác, ắt cũng khiến 1000 sinh viên Đại Học Y Dược Sài Gòn tình nguyện vẫn đang miệt mài làm công việc không khỏi chạnh lòng cho những giọt mồ hôi, thậm chí tính mạng, rất thầm lặng của họ.
Bạn đang chuẩn bị nói rằng tôi phân biệt vùng miền sao? Nên nhớ 1000 sinh viên đại học Y Dược Sài Gòn hay hàng chục ngàn người khác đang lã người hàng ngày dưới cái nóng 35-40 độ, đều có đủ những sinh viên theo học, đến từ Hải Dương, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh… và cả Sài Gòn nữa.
Đã từng có những chuyến tiếp sức như vậy, từ Đà Nẵng, Sài Gòn, Bình Dương… để đi đến Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… trong các đợt dịch từ năm 2020 đến nay. Nhưng không ai làm chuyện khó coi, đẩy các bạn trẻ thành món tuyên truyền quen tay, đến lố bịch như hiện nay. Người miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào Mũi Cà Mau, vốn có thói quen rất khó chịu với các loại tuyên truyền – đặc biệt mượn đến “tình đồng bào”.
Ảnh trên mạng
Nhìn bức ảnh đang lan truyền trên mạng, các sinh viên Hải Dương phải giơ tay hô khẩu hiệu, nhưng các bạn ngồi gần camera thì ngại ngùng cúi mặt. Thương các bạn, thương tuổi trẻ Việt Nam cứ bị đẩy vào những trò lố lăng. Chúng tôi: những người dân miền Nam, những người dân Sài Gòn cũng đang ngại ngùng như chính các bạn vậy.
Các anh chị Sài Gòn, các ông bố, bà mẹ Sài Gòn… có lẽ nên thôi bực mình mấy em nhỏ. Lỗi do người lớn, lỗi do kẻ có quyền cứ quen trò hô hào tuyên truyền như chiến tranh “chống dịch như chống giặc”. Sài Gòn không có giặc, chỉ có mệt mỏi và lo lắng, tự chia sẻ với nhau – và trở nên tức giận với những trò “làm giặc” được ai đó tổ chức quy mô, khó coi đến vậy.
Nhìn bức ảnh đang lan truyền trên mạng, các sinh viên Hải Dương phải giơ tay hô khẩu hiệu, nhưng các bạn ngồi gần camera thì ngại ngùng cúi mặt. Thương các bạn, thương tuổi trẻ Việt Nam cứ bị đẩy vào những trò lố lăng. Chúng tôi: những người dân miền Nam, những người dân Sài Gòn cũng đang ngại ngùng như chính các bạn vậy.
Các anh chị Sài Gòn, các ông bố, bà mẹ Sài Gòn… có lẽ nên thôi bực mình mấy em nhỏ. Lỗi do người lớn, lỗi do kẻ có quyền cứ quen trò hô hào tuyên truyền như chiến tranh “chống dịch như chống giặc”. Sài Gòn không có giặc, chỉ có mệt mỏi và lo lắng, tự chia sẻ với nhau – và trở nên tức giận với những trò “làm giặc” được ai đó tổ chức quy mô, khó coi đến vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét