39 quốc gia lên án chính quyền Trung Quốc bức hại nhân quyền, Bắc Kinh đe dọa các nước phản đối
Đông Phương • 09/10/20• Tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, 39 quốc gia đã cùng lên án việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng, và đàn áp quyền tự trị của Hong Kong. Một nữ quan chức ngoại giao nước ngoài nói với Deutsche Welle: "Các nhà ngoại giao Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ liên tục xuất hiện trước mặt bạn. Họ sẽ không ngừng gọi điện thoại và gửi tin nhắn cho bạn, cho dù đó là ban đêm hay cuối tuần. Cuộc tấn công của họ không hề có gián đoạn”. Bà nhớ rằng một số nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố tình "đe dọa" bà. Bà nói: "Họ yêu cầu tôi đi ra ngoài hội trường và sau đó bao vây tôi. Về cơ bản đó là tình huống ba chọi một, và hành vi khi đó của họ rất hung hãn".Tòa nhà Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ.
Thông tin từ đại diện của các quốc gia cho biết, trước khi 39 quốc gia ký tuyên bố chung, quan chức ngoại giao của ĐCSTQ đã đe dọa và uy hiếp đại diện của các quốc gia này để buộc họ phải từ bỏ. Đại sứ Đức tại Liên Hợp Quốc (LHQ) tuyên bố rằng, chính sách ‘ngoại giao chiến lang’ của ĐCSTQ “ngày càng khiến nhiều quốc gia phản cảm”.39 quốc gia lên án cuộc đàn áp nhân quyền của Trung Quốc
Vào ngày 6/10, ông Christoph Heusgen, Đại diện thường trực của Đức tại LHQ, đã thay mặt cho 39 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Úc, New Zealand và Nhật Bản... ra tuyên bố tại Đại Hội đồng LHQ, yêu cầu ĐCSTQ tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền lợi của các tôn giáo và dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, 39 quốc gia đang quan tâm nghiêm túc đến các "trại cải tạo chính trị" ở Tân Cương, và cho biết có những báo cáo đáng tin cậy nói rằng hơn một triệu người ở Tân Cương đã bị tùy ý bắt giữ, bên cạnh đó ngày càng có nhiều báo cáo về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Tuyên bố kêu gọi "Trung Quốc (ĐCSTQ) nên cho phép các quan sát viên độc lập, bao gồm ông Michelle Bachelet - Cao ủy Nhân quyền LHQ, được đến Tân Cương ngay lập tức, [chuyến đi] phải có ý nghĩa và không bị hạn chế".
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, 39 quốc gia "bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình gần đây ở Hong Kong" và kêu gọi ĐCSTQ "duy trì quyền tự trị, quyền lợi và tự do của Hong Kong, tôn trọng tính độc lập của cơ quan tư pháp Hong Kong".
Ông Jonathan Allen - Đại diện thường trực của Anh tại LHQ, cũng đã tham dự cuộc họp và lên án "Luật An ninh Quốc gia Hong Kong" mà ĐCSTQ đã thông qua vào ngày 30/6. Ông Allen nói rằng, luật này "xâm phạm mức độ tự trị cao của Hong Kong, đe dọa trực tiếp đến quyền lợi và sự tự do của người dân Hong Kong”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) đã đưa ra một tuyên bố nói rằng, bản tuyên bố do 39 quốc gia đưa ra là một "lời khiển trách đanh thép" nhằm vào ĐCSTQ vì ĐCSTQ đã "đối xử tàn nhẫn với người Duy Ngô Nhĩ, người dân Hong Kong và Tây Tạng, cùng nhiều người Trung Quốc bình thường đang đấu tranh vì nhân quyền của họ".
Vào ngày 6/10, ông Christoph Heusgen, Đại diện thường trực của Đức tại LHQ, đã thay mặt cho 39 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Úc, New Zealand và Nhật Bản... ra tuyên bố tại Đại Hội đồng LHQ, yêu cầu ĐCSTQ tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền lợi của các tôn giáo và dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, 39 quốc gia đang quan tâm nghiêm túc đến các "trại cải tạo chính trị" ở Tân Cương, và cho biết có những báo cáo đáng tin cậy nói rằng hơn một triệu người ở Tân Cương đã bị tùy ý bắt giữ, bên cạnh đó ngày càng có nhiều báo cáo về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Tuyên bố kêu gọi "Trung Quốc (ĐCSTQ) nên cho phép các quan sát viên độc lập, bao gồm ông Michelle Bachelet - Cao ủy Nhân quyền LHQ, được đến Tân Cương ngay lập tức, [chuyến đi] phải có ý nghĩa và không bị hạn chế".
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, 39 quốc gia "bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình gần đây ở Hong Kong" và kêu gọi ĐCSTQ "duy trì quyền tự trị, quyền lợi và tự do của Hong Kong, tôn trọng tính độc lập của cơ quan tư pháp Hong Kong".
Ông Jonathan Allen - Đại diện thường trực của Anh tại LHQ, cũng đã tham dự cuộc họp và lên án "Luật An ninh Quốc gia Hong Kong" mà ĐCSTQ đã thông qua vào ngày 30/6. Ông Allen nói rằng, luật này "xâm phạm mức độ tự trị cao của Hong Kong, đe dọa trực tiếp đến quyền lợi và sự tự do của người dân Hong Kong”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) đã đưa ra một tuyên bố nói rằng, bản tuyên bố do 39 quốc gia đưa ra là một "lời khiển trách đanh thép" nhằm vào ĐCSTQ vì ĐCSTQ đã "đối xử tàn nhẫn với người Duy Ngô Nhĩ, người dân Hong Kong và Tây Tạng, cùng nhiều người Trung Quốc bình thường đang đấu tranh vì nhân quyền của họ".
ĐCSTQ đe dọa đại diện của các nước ký tên
Hôm 6/10, tại cuộc họp báo sau khi Đại Hội đồng LHQ kết thúc, ông Allen - Đại diện thường trực của Anh tại LHQ cho biết: "Nhiều quốc gia đã nói với chúng tôi rằng họ đang chịu áp lực từ Trung Quốc (ĐCSTQ), nếu họ không ủng hộ Trung Quốc (ĐCSTQ), Trung Quốc (ĐCSTQ) đe dọa sẽ chấm dứt hợp tác kinh tế với họ".
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, “mặc dù Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục sử dụng các thủ đoạn đe dọa và uy hiếp đối với các đại diện, nhưng rất nhiều quốc gia đã ký vào bản tuyên bố chung”.
Tại Đại Hội đồng LHQ năm ngoái, 23 quốc gia đã lên án cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ, nhưng năm nay con số này đã tăng gần gấp đôi, lên tới 39 quốc gia.
Deutsche Welle đưa tin, trước khi 39 quốc gia đưa ra tuyên bố chung, ĐCSTQ lại một lần nữa áp dụng chính sách ngoại giao chiến lang. Một số nhà ngoại giao nước ngoài đã tiết lộ cách mà quan chức ngoại giao ĐCSTQ gây áp lực lên các nước để buộc họ từ bỏ việc ký tuyên bố chung.
Một nhà ngoại giao giấu tên của LHQ nói rằng, lý do khiến ĐCSTQ không hài lòng với tuyên bố do 39 quốc gia đưa ra là vì họ không ngờ có nhiều quốc gia công khai ủng hộ tuyên bố này như vậy. Ông nói rằng, ban đầu ĐCSTQ dự kiến rằng sẽ có không quá 30 quốc gia ký vào bản tuyên bố.
Một nữ quan chức ngoại giao nước ngoài nói với Deutsche Welle: "Các nhà ngoại giao Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ liên tục xuất hiện trước mặt bạn. Họ sẽ không ngừng gọi điện thoại và gửi tin nhắn cho bạn, cho dù đó là ban đêm hay cuối tuần. Cuộc tấn công của họ không hề có gián đoạn”.
Nhà ngoại giao này cho biết, bà nhớ rằng một số nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố tình "đe dọa" bà. Bà nói: "Họ yêu cầu tôi đi ra ngoài hội trường và sau đó bao vây tôi. Về cơ bản đó là tình huống ba chọi một, và hành vi khi đó của họ rất hung hãn".
Các nhà ngoại giao nước ngoài khác cũng nói với Deutsche Welle rằng, nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc đã nhiều lần cung cấp thông tin sai lệch cho họ, tuyên bố sai sự thật rằng các quan chức cấp cao của các nước này đã đồng ý hợp tác với Trung Quốc.
Ông Lou Charbonneau, Giám đốc LHQ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói với Deutsche Welle: “Một số quốc gia, bao gồm Nga, Syria, Cuba hoặc Venezuela, sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc (ĐCSTQ), trong khi những quốc gia khác thì lại sợ bị Trung Quốc (ĐCSTQ) trả đũa, vì vậy họ đã chọn ủng hộ lập trường của Trung Quốc (ĐCSTQ)".
Ông Christoph Heusgen - Đại sứ Đức tại LHQ nói với Deutsche Welle rằng, lần này có 39 quốc gia cùng đưa ra tuyên bố chung, ông tin rằng điều này cho thấy sách lược của ĐCSTQ đã bắt đầu phản tác dụng. Ông nói: "Ngày càng có nhiều quốc gia phản cảm với cách hành xử của Trung Quốc (ĐCSTQ)".
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét