Không gì là không thể thay thế được. Nếu một ngày cả đất nước Trung Hoa chìm hết xuống biển thì không có nghĩa là thế giới tới ngày tận số.
Theo ông Thành, chi phí là yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi xem xét một thị trường mới cho đầu tư. Sau khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra, yếu tố rủi ro được đưa vào để xem xét bên cạnh chi phí.
Khi Covid-19 diễn ra và mang đến những tác động tiêu cực, các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận ra rằng hai yếu tố gồm chi phí và rủi ro vẫn chưa đủ để đảm bảo tính an toàn cho mô hình kinh doanh.
Lúc này, họ bổ sung thêm một yếu tố về "khả năng chống chịu với các cú sốc" bên cạnh hai yếu tố còn lại để cân nhắc lựa chọn một thị trường mới.
“Nếu đặt tất cả các yếu tố gồm chi phí, rủi ro và khả năng chống chịu vào Trung Quốc thì không đáp ứng được. Do đó, những thị trường như Việt Nam sẽ có cơ hội”, ông Thành nhấn mạnh.
Thống kê được ông Thành trích dẫn cho thấy, trong năm ngoái, kim ngạch hàng hoá Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á đạt giá trị 31 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 46%. Điều này cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ dòng dịch chuyển, mở rộng đầu tư, đa dạng hoá ngoài Trung Quốc.
Tuy nhiên, vị đại diện USABC lưu ý, nói các doanh nghiệp dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc là không chính xác. Khi mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp Hoa Kỳ lựa chọn các thị trường mới cho phần mở rộng của mình chứ không phải là dịch chuyển hoàn toàn sang thị trường ngoài Trung Quốc.
“Khi chúng tôi tư vấn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, họ nói rằng thị trường nội địa Trung Quốc vẫn đang hấp dẫn. Ngoài sản xuất để nhập về Mỹ thì còn nhằm phục vụ thị trường 1,4 tỷ dân nên các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ không bỏ thị trường này đâu”, ông Thành chia sẻ tại sự kiện Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu COVID-19?
Đáng chú ý, vị đại diện USABC cho biết, tin buồn đối với Việt Nam là các doanh nghiệp Hoa Kỳ khẳng định rằng không một quốc gia đơn lẻ nào trong ASEAN có đủ khả năng thay thế Trung Quốc.
“Đừng hy vọng có thể thay thế Trung Quốc, muốn làm gì thì làm, vẫn phải hợp tác với Trung Quốc”, ông Thành nói.
'Đừng hy vọng có thể thay thế Trung Quốc'
Quỳnh Chi - 03/07/2020 Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có nhu cầu đa dạng hoá thị trường sản xuất sau dịch Covid-19 cho biết, không một quốc gia đơn lẻ nào trong ASEAN có đủ khả năng thay thế Trung Quốc.
Việt nam phải đối mặt vô vàn thách thức
để thu hút các dòng đầu tư FDI thế hệ mới
Chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái định hình do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho biết, trên thực tế, xu hướng các doanh nghiệp của Mỹ đa dạng hoá thị trường sản xuất đã manh nha cách đây 6 năm trước và Covid-19 là chất xúc tác để xu hướng này trở nên rõ nét hơn.Theo ông Thành, chi phí là yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi xem xét một thị trường mới cho đầu tư. Sau khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra, yếu tố rủi ro được đưa vào để xem xét bên cạnh chi phí.
Khi Covid-19 diễn ra và mang đến những tác động tiêu cực, các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận ra rằng hai yếu tố gồm chi phí và rủi ro vẫn chưa đủ để đảm bảo tính an toàn cho mô hình kinh doanh.
Lúc này, họ bổ sung thêm một yếu tố về "khả năng chống chịu với các cú sốc" bên cạnh hai yếu tố còn lại để cân nhắc lựa chọn một thị trường mới.
“Nếu đặt tất cả các yếu tố gồm chi phí, rủi ro và khả năng chống chịu vào Trung Quốc thì không đáp ứng được. Do đó, những thị trường như Việt Nam sẽ có cơ hội”, ông Thành nhấn mạnh.
Thống kê được ông Thành trích dẫn cho thấy, trong năm ngoái, kim ngạch hàng hoá Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á đạt giá trị 31 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 46%. Điều này cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ dòng dịch chuyển, mở rộng đầu tư, đa dạng hoá ngoài Trung Quốc.
Tuy nhiên, vị đại diện USABC lưu ý, nói các doanh nghiệp dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc là không chính xác. Khi mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp Hoa Kỳ lựa chọn các thị trường mới cho phần mở rộng của mình chứ không phải là dịch chuyển hoàn toàn sang thị trường ngoài Trung Quốc.
“Khi chúng tôi tư vấn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, họ nói rằng thị trường nội địa Trung Quốc vẫn đang hấp dẫn. Ngoài sản xuất để nhập về Mỹ thì còn nhằm phục vụ thị trường 1,4 tỷ dân nên các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ không bỏ thị trường này đâu”, ông Thành chia sẻ tại sự kiện Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu COVID-19?
Đáng chú ý, vị đại diện USABC cho biết, tin buồn đối với Việt Nam là các doanh nghiệp Hoa Kỳ khẳng định rằng không một quốc gia đơn lẻ nào trong ASEAN có đủ khả năng thay thế Trung Quốc.
“Đừng hy vọng có thể thay thế Trung Quốc, muốn làm gì thì làm, vẫn phải hợp tác với Trung Quốc”, ông Thành nói.
Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC)
Về phần mở rộng mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ dự định sẽ đầu tư vào các thị trường bên ngoài Trung Quốc, các ngành hàng chuyển dịch chuỗi cung sẽ là đồ nội thất, lốp xe, xe đạp, tủ lạnh, các sản phẩm bê tông, đèn bàn, lò nướng, sợi tổng hợp, bóng đè, van, vòi nước, máy hút bụi…
Ông Thành cho rằng rất nhiều thứ Việt Nam hoàn toàn có thể làm được và trên thực tế đang cung cấp một phần cho chuỗi cung ứng của Mỹ.
“Với các doanh nghiệp đang tính toán mở rộng sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khi nhìn vào 13 nước còn lại ở châu Á thì Việt Nam luôn đứng đầu. Cộng với thành tích chống Covid-19 của mình, Việt Nam càng nổi lên”, ông Thành nói.
Ông Thành cho biết, hiện nay, các chuyên gia tại USABC cũng đang tìm kiếm thông tin về Việt Nam cho các doanh nghiệp thành viên trong ngành, bao gồm: Các ông lớn về công nghệ; các hãng sản xuất, chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng; thiết bị, vật tư ngành điện; thiết bị, vật tư y tế; dược phẩm; công nghiệp phụ trợ; nguyên liệu, linh kiện đầu vào cho sản xuất.
“Chúng ta đang gặp phải vấn đề đau đầu vì giàu. Có quá nhiều người quan tâm, nhưng có vô vàn thách thức để thu hút các dòng đầu tư mới này”, ông Thành đặt vấn đề.
Bởi lẽ, hiện nay, các doanh nghiệp Hoa Kỳ lo lắng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong đó là vấn đề ổn định chính sách và nhất quán trong thực thi, chính sách về kinh tế số như quản lý dữ liệu, an ninh mạng, các mô hình kinh doanh mới, thương mại điện tử, thiế đối với giao dịch xuyên biên giới trên không gian mạng.
Các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng các chính sách và việc thực thi ở Việt Nam còn khá sơ khai và chưa nhất quán.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng lo ngại vấn đề hạ tầng bao gồm cả hạ tầng cứng như điện, vận tải, môi trường; và hạ tầng mềm như nguồn nhân lực, văn hoá kinh doanh và sự minh bạch.
Ông Thành cho rằng, Việt Nam cần khắc phục những điểm nghẽn này để thực sự thu hút được dòng đầu tư chất lượng.
Dù dịch bệnh Covid-19 đang có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, nhưng tin vui với Việt Nam là trong giai đoạn ngắn hạn khi tổng cầu thế giới giảm thì năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn có hạn thì có thể có khả năng đáp ứng các đơn hàng với quy mô vừa phải.
Còn nếu kinh tế toàn cầu phục hồi toàn bộ lại như trước Covid-19 thì không đủ năng lực đáp ứng các đơn hàng lớn. Vấn đề không phải do thiếu lao động mà là không có nguồn nguyên liệu.
https://theleader.vn/dung-hy-vong-co-the-thay-the-trung-quoc-1593704130340.htm
Về phần mở rộng mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ dự định sẽ đầu tư vào các thị trường bên ngoài Trung Quốc, các ngành hàng chuyển dịch chuỗi cung sẽ là đồ nội thất, lốp xe, xe đạp, tủ lạnh, các sản phẩm bê tông, đèn bàn, lò nướng, sợi tổng hợp, bóng đè, van, vòi nước, máy hút bụi…
Ông Thành cho rằng rất nhiều thứ Việt Nam hoàn toàn có thể làm được và trên thực tế đang cung cấp một phần cho chuỗi cung ứng của Mỹ.
“Với các doanh nghiệp đang tính toán mở rộng sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khi nhìn vào 13 nước còn lại ở châu Á thì Việt Nam luôn đứng đầu. Cộng với thành tích chống Covid-19 của mình, Việt Nam càng nổi lên”, ông Thành nói.
Ông Thành cho biết, hiện nay, các chuyên gia tại USABC cũng đang tìm kiếm thông tin về Việt Nam cho các doanh nghiệp thành viên trong ngành, bao gồm: Các ông lớn về công nghệ; các hãng sản xuất, chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng; thiết bị, vật tư ngành điện; thiết bị, vật tư y tế; dược phẩm; công nghiệp phụ trợ; nguyên liệu, linh kiện đầu vào cho sản xuất.
“Chúng ta đang gặp phải vấn đề đau đầu vì giàu. Có quá nhiều người quan tâm, nhưng có vô vàn thách thức để thu hút các dòng đầu tư mới này”, ông Thành đặt vấn đề.
Bởi lẽ, hiện nay, các doanh nghiệp Hoa Kỳ lo lắng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong đó là vấn đề ổn định chính sách và nhất quán trong thực thi, chính sách về kinh tế số như quản lý dữ liệu, an ninh mạng, các mô hình kinh doanh mới, thương mại điện tử, thiế đối với giao dịch xuyên biên giới trên không gian mạng.
Các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng các chính sách và việc thực thi ở Việt Nam còn khá sơ khai và chưa nhất quán.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng lo ngại vấn đề hạ tầng bao gồm cả hạ tầng cứng như điện, vận tải, môi trường; và hạ tầng mềm như nguồn nhân lực, văn hoá kinh doanh và sự minh bạch.
Ông Thành cho rằng, Việt Nam cần khắc phục những điểm nghẽn này để thực sự thu hút được dòng đầu tư chất lượng.
Dù dịch bệnh Covid-19 đang có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, nhưng tin vui với Việt Nam là trong giai đoạn ngắn hạn khi tổng cầu thế giới giảm thì năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn có hạn thì có thể có khả năng đáp ứng các đơn hàng với quy mô vừa phải.
Còn nếu kinh tế toàn cầu phục hồi toàn bộ lại như trước Covid-19 thì không đủ năng lực đáp ứng các đơn hàng lớn. Vấn đề không phải do thiếu lao động mà là không có nguồn nguyên liệu.
https://theleader.vn/dung-hy-vong-co-the-thay-the-trung-quoc-1593704130340.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét