G7 phân rã, Moscow chứng minh sáng suốt vĩnh biệt
Năm 2017, Nga tuyên bố rút khỏi G8 vĩnh viễn và nhóm này đổi tên thành G7. Nga đã từ chối lời mời quay lại G7 của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh G7 đang ngày càng bộc lộ sự chia rẽ. Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), vừa kết thúc ngày 9/6, đã bộc lộ những chia rẽ khó có thể hàn gắn giữa các thành viên. Tuyên bố chung đã được lãnh đạo G7 đưa ra, trong đó cam kết sẽ đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ và xóa bỏ rào cản thương mại. Mời Nga dự G7, Mỹ thừa nhận trừng phạt vô hiệu? / G7 và lời buộc tội 'trẻ con' đối với NgaTuy nhiên, từ trên chuyên cơ Air Force One, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút khỏi tuyên bố chung của G7 vì những phát biểu "sai trái" của Thủ tướng Canada Trudeau trong một cuộc họp báo sau hội nghị.
Truyền thông quốc tế đánh giá, sau 2 ngày nhóm họp với những tranh luận nảy lửa giữa Mỹ với nước chủ nhà Canada cũng như châu Âu, tuyên bố chung của G7 được cho là nỗ lực nhằm che đậy sự bất đồng giữa các thành viên.
Tuy nhiên, nỗ lực "trông có vẻ giống sự đoàn kết" đã thất bại khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau xác nhận ông sẽ tiếp tục với kế hoạch áp đặt thuế quan với Mỹ, phản ứng quyết định của Washington với các mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu từ Canada.
Tuyên bố chung 8 trang cũng chứa đựng những cam kết đảm bảo rằng "Iran sẽ không bao giờ có thể phát triển hay có được vũ khí hạt nhân" cũng như yêu cầu Nga chấm dứt việc làm suy yếu các nền dân chủ phương Tây.
G7 đang bị chia rẽ nặng nề
Các nước G7 đã không đạt được sự đồng thuận trong vấn đề biến đổi khí hậu, sau khi Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris vào năm ngoái, việc vốn khoét sâu thêm sự chia rẽ giữa nước đứng đầu G7 và 6 thành viên còn lại.
Trong hội nghị, ông Trump bị cáo buộc tìm cách làm suy yếu trật tự quốc tế "dựa trên luật lệ", nhưng tuyên bố chung bắt đầu bằng việc nhấn mạnh "vai trò tối quan trọng của hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ" cũng như cam kết "tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ".
G7 cũng cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), thiết chế vốn bị Tổng thống Mỹ cáo buộc là "thảm họa" cho đất nước.
"Chúng tôi cam kết hiện đại hóa WTO sớm nhất có thể để tổ chức này công bằng hơn. Chúng tôi sẽ nỗ lực giảm thiểu hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan và trợ cấp", tuyên bố chung nêu.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị, Thủ tướng Trudeau thừa nhận các nhà lãnh đạo có khác biệt lớn với ông Trump.
"Những gì chúng tôi làm cuối tuần này là cùng nhau ngồi lại, xắn tay áo lên và tìm ra ngôn ngữ chung mà tất cả chúng tôi có thể cùng nhất trí", ông Trudeau nói. "Rõ ràng, tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục nói những gì ông đang nói".
Thủ tướng Canada một lần nữa lên án quyết định của Trump về việc áp đặt thuế nhập khẩu nhôm, thép vào Mỹ với lý do an ninh quốc gia. Ông cho rằng hành động này là sự "xúc phạm" với các cựu binh Canada từng tham chiến với các binh sĩ Mỹ.
Ông Trudeau cũng cho hay ông đã nói với Tổng thống Mỹ rằng "dù hối tiếc, nhưng hoàn toàn rõ ràng và chắn chắn rằng chúng tôi sẽ tiếp tục kế hoạch trả đũa vào ngày 1/7, áp đặt thuế quan tương tự thứ mà Mỹ đã áp đặt bất công với chúng tôi".
Trong một tweet được đăng tải ngay sau khi rời Canada, Tổng thống Mỹ nói ông sẽ không nhượng bộ trong bất kỳ cuộc tranh chấp nào về thương mại.
"Mỹ sẽ không cho phép các nước khác áp đặt thuế quan và rào cản thương mại lên nông dân, công nhân và các công ty của mình, dù họ đưa sản phẩm của họ vào đất nước chúng ta mà không phải chịu thuế", ông nói. "Chúng ta đã chịu đựng sự bóc lột về thương mại nhiều thập kỷ rồi, và chứng đó là quá đủ".
Đến đây có thể hiểu việc Nga từ chối lời mời nước này quay trở lại G7 của Tổng thống Donald Trump là sáng suốt khi G7 đang bị chia rẽ nặng nề.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitriy Peskov tuyên bố: “Nga hiện đang tập trung vào các định dạng khác, bên cạnh G7”.
Nga là thành viên của nhóm G8 cho tới năm 2014, tuy nhiên sau đó 7 nước thành viên còn lại tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Sochia và đình chỉ quyền tham dự của Nga vào các cuộc hội đàm tiếp theo của nhóm với lý do bất đồng quan điểm về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Năm 2017, Nga tuyên bố rút khỏi G8 vĩnh viễn và nhóm này đổi tên thành G7.
An Nhiên
Sự bất đồng chỉ là tạm thời gắn với những con người cụ thể. Nếu nhìn xuyên suốt thì G7 vẫn là một tổ chức độc quyền đáng gờm cả về chính trị và kinh tế. Mục tiêu xuyên suốt của G7 là bá chủ thế giới và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản thế nên nếu có bất đồng chỉ là tạm thời. Việt G7 chống Nga vì nghi ngờ Nga là cộng sản trá hình. Bản thân Nga cũng không chứng minh được mình đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản cũ. Về tương lai, G7 vẫn tiếp tục tồn tại và làm bá chủ thế giới.
Trả lờiXóa