Chuyên gia WB lo ba đặc khu phát sinh "cuộc đua xuống đáy"
Góp ý vào chính sách phát triển mô hình đặc khu kinh tế mới tại Việt Nam, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đưa ra nhiều cảnh báo quan trọng. "Quan trọng nhất, chúng tôi lo ngại là Việt Nam xây dựng ra và làm nhiều đặc khu khác nhau, điều này có thể phát sinh những "cuộc đua xuống đáy" của chính sách, ưu đãi. Thay vì đưa ra những chính sách bằng nhau thì các đặc khu cắt giảm khuôn khổ, xé rào chính sách. Điều này dẫn tới các ảnh hưởng không mong muốn, như tác động môi trường, thay đổi chuẩn mực môi trường", ông Sebastian nói.
Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng
của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam
Tại Hội thảo "Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công" được tổ chức sáng nay (18/5) tại Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế, giới chức trong và ngoài nước đã bàn luận về Dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế sắp được Quốc hội bàn thảo, thông qua tại kỳ họp tới đây.Lo ba đặc khu sẽ phát sinh "cuộc đua xuống đáy"!
Chuyên gia WB nhấn mạnh 3 điểm thành công của đặc khu trên thế giới là địa điểm tốt, kết nối hạ tầng tốt và là nơi có môi trường chính sách tốt. Các khu kinh tế mới thực hiện từ năm 90 của thế kỷ trước, đặc khu kinh tế nổi tiếng nhất Thẩm Quyến, Thượng Hải (Trung Quốc) sau đó mô hình đặc khu này làm phổ biến ra quốc tế.
Các đặc khu này có các chức năng chính: Cải cách môi trường kinh doanh, và thay đổi chính sách phát triển.
Tuy nhiên, nếu áp dụng mô hình cũ, chúng ta sẽ gặp các rủi ro, hạn chế đầu tư ở các đặc khu hiện nay là việc phân mảnh môi trường pháp quy, tạo ra sân chơi không bằng phẳng, chỉ có ở địa phương chứ phải là mô hình toàn quốc. Thứ nữa là hiệu ứng nghịch, một số ưu đãi về thuế có thể bị lạm dụng, điều này không có lợi.
"Quan trọng nhất, chúng tôi lo ngại là Việt Nam xây dựng ra và làm nhiều đặc khu khác nhau, điều này có thể phát sinh những "cuộc đua xuống đáy" của chính sách, ưu đãi. Thay vì đưa ra những chính sách bằng nhau thì các đặc khu cắt giảm khuôn khổ, xé rào chính sách. Điều này dẫn tới các ảnh hưởng không mong muốn, như tác động môi trường, thay đổi chuẩn mực môi trường", ông Sebastian nói.
Vị chuyên gia WB thừa nhận: Việt Nam hết sức thành công thu hút đầu tư nước ngoài, đã có gần 100 tỷ USD vốn nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp hiện tại là 1 phần câu chuyện thành công của Việt Nam.
Hiện hầu hết, nguồn lực của Việt Nam đầu tư tập trung các khu công nghiệp, các khu kinh tế mở phát triển, Việt Nam có gần 330 khu công nghiệp, ngoài ra có khu công nghệ cao, nhưng không phải tất cả đều khả thi, chỉ khoảng 56% là thành công. Điều này cho thấy chúng ta đã phát triển nhiều hơn so với yêu cầu.
Các khu công nghiệp mới hiện nay được thiết kế từ dưới lên trên, có quá nhiều khu công nghiệp được thành lập ra nhưng chỉ dựa vào các nguồn lực cũ, không tìm được nguồn lực có giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế trong tương lai.
Đừng xây đặc khu thành hòn đảo tách rời khỏi đất nước
Các đặc khu kinh tế cần được coi là nhân tố, yếu tố thành công và phải tính đến thay đổi quốc tế. Những khu đặc khu kinh tế cũ thành công như ở Trung Quốc, Singapore... chưa chắc đã là kinh nghiệm tốt đối với Việt Nam.
"Chúng ta không muốn nhìn thấy đặc khu như một hòn đảo tách rời khỏi đất nước. Chúng ta cần chú ý, để đảm bảo đầu tư vào đặc khu có đóng góp cho phát triển tổng thể ở Việt Nam bền vững hơn", ông Sebastian nói.
Kinh nghiệm quốc tế thành công thì đòi hỏi có chiến lược công nghiệp tổng thể, các yếu tố như môi trường, cơ sở hạ tầng chính sách cần đồng bộ, hiệu quả để đầu tư lan toả.
"Chúng ta thấy đặc khu 1960 xây dựng là lúc kinh tế thế giới đóng, vì thế mà các ưu đãi thuế phát huy hiệu quả. Nhưng hiện nay Việt Nam là mở nhất thế giới, chúng ta phải tìm kiếm nguồn đầu tư và tài nguyên phát triển trong tương lai trong mối quan hệ mới, cần những chính sách mới thay vì chỉ cởi bỏ thuế quan", ông nói.
Việt Nam đã có những cơ hội là nhân lực thấp, chế biến chế tạo. Trong tương lai, Việt Nam phải tìm kiếm nguồn lực mới, chiến lược phát triển giá trị gia tăng, thì tìm các nhà đầu tư này thì không cần phải giảm thuế mà là cần phải tìm hiểu cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, chính sách bền vững, đồng nhất...
Ông Sebastian cho rằng, chúng ta nên tập trung vào tạo ra công việc làm cho tương lai, năng suất cao, sáng kiến về chi phí và lợi ích. Hơn nữa, cần tập trung vào trách nhiệm giải trình, không nên tập trung vào ưu đãi thuế, phải định hướng vào các ngành chiến lược và tránh phân mảnh chính sách.
Nguyễn Tuyền
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chuyen-gia-wb-lo-ba-dac-khu-phat-sinh-cuoc-dua-xuong-day-20180518100939228.htm
"Quan trọng nhất, chúng tôi lo ngại là Việt Nam xây dựng ra và làm nhiều đặc khu khác nhau, điều này có thể phát sinh những "cuộc đua xuống đáy" của chính sách, ưu đãi. Thay vì đưa ra những chính sách bằng nhau thì các đặc khu cắt giảm khuôn khổ, xé rào chính sách. Điều này dẫn tới các ảnh hưởng không mong muốn, như tác động môi trường, thay đổi chuẩn mực môi trường", ông Sebastian nói.
Vị chuyên gia WB thừa nhận: Việt Nam hết sức thành công thu hút đầu tư nước ngoài, đã có gần 100 tỷ USD vốn nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp hiện tại là 1 phần câu chuyện thành công của Việt Nam.
Hiện hầu hết, nguồn lực của Việt Nam đầu tư tập trung các khu công nghiệp, các khu kinh tế mở phát triển, Việt Nam có gần 330 khu công nghiệp, ngoài ra có khu công nghệ cao, nhưng không phải tất cả đều khả thi, chỉ khoảng 56% là thành công. Điều này cho thấy chúng ta đã phát triển nhiều hơn so với yêu cầu.
Các khu công nghiệp mới hiện nay được thiết kế từ dưới lên trên, có quá nhiều khu công nghiệp được thành lập ra nhưng chỉ dựa vào các nguồn lực cũ, không tìm được nguồn lực có giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế trong tương lai.
Đừng xây đặc khu thành hòn đảo tách rời khỏi đất nước
Các đặc khu kinh tế cần được coi là nhân tố, yếu tố thành công và phải tính đến thay đổi quốc tế. Những khu đặc khu kinh tế cũ thành công như ở Trung Quốc, Singapore... chưa chắc đã là kinh nghiệm tốt đối với Việt Nam.
"Chúng ta không muốn nhìn thấy đặc khu như một hòn đảo tách rời khỏi đất nước. Chúng ta cần chú ý, để đảm bảo đầu tư vào đặc khu có đóng góp cho phát triển tổng thể ở Việt Nam bền vững hơn", ông Sebastian nói.
Kinh nghiệm quốc tế thành công thì đòi hỏi có chiến lược công nghiệp tổng thể, các yếu tố như môi trường, cơ sở hạ tầng chính sách cần đồng bộ, hiệu quả để đầu tư lan toả.
"Chúng ta thấy đặc khu 1960 xây dựng là lúc kinh tế thế giới đóng, vì thế mà các ưu đãi thuế phát huy hiệu quả. Nhưng hiện nay Việt Nam là mở nhất thế giới, chúng ta phải tìm kiếm nguồn đầu tư và tài nguyên phát triển trong tương lai trong mối quan hệ mới, cần những chính sách mới thay vì chỉ cởi bỏ thuế quan", ông nói.
Việt Nam đã có những cơ hội là nhân lực thấp, chế biến chế tạo. Trong tương lai, Việt Nam phải tìm kiếm nguồn lực mới, chiến lược phát triển giá trị gia tăng, thì tìm các nhà đầu tư này thì không cần phải giảm thuế mà là cần phải tìm hiểu cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, chính sách bền vững, đồng nhất...
Ông Sebastian cho rằng, chúng ta nên tập trung vào tạo ra công việc làm cho tương lai, năng suất cao, sáng kiến về chi phí và lợi ích. Hơn nữa, cần tập trung vào trách nhiệm giải trình, không nên tập trung vào ưu đãi thuế, phải định hướng vào các ngành chiến lược và tránh phân mảnh chính sách.
Nguyễn Tuyền
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chuyen-gia-wb-lo-ba-dac-khu-phat-sinh-cuoc-dua-xuong-day-20180518100939228.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét