Cải cách về kinh tế và chính trị tại Việt Nam
Nguyễn Hồng Hải - Việt Nam và Trung Quốc cũng đang tìm một mô hình thay đổi phù hợp hơn, tuy chưa đề cập tới chuyện đa đảng nhưng ít ra đã có nhìn nhận thực chất về những hạn chế và yếu kém của mô hình cũ và đang thay đổi dần dần. Giai đoạn hiện tại vẫn là giai đoạn giao thoa giữa cái mới và cái cũ. Để có sự phát triển bền vững, lâu dài thì cần nhìn đội ngũ lãnh đạo kế cận tiếp theo sẽ là những ai để có thể tiếp tục những hướng cải cánh mới và mạnh mẽ hơn cho Việt Nam hay không trong tương lai.
Hình minh họa
Năm 2017 đánh dấu khá nhiều những cải cách về kinh tế và chính trị tại Việt Nam, đây cũng là năm đầu tiên kể từ thời điểm sang Canada tôi quan tâm trở lại tới những vấn đề về kinh tế, chính trị tại Việt Nam vì trước đó không có những thay đổi thực sự nào đáng để chú ý. Trước hết cũng phải chúc mừng cho người dân và doanh nghiệp tại Việt Nam khi bức tranh tổng thể về kinh tế của đất nước có những dấu hiệu khởi sắc rõ rệt.
Thể hiện qua những con số như chứng khoán tăng gần 50% trong năm 2017 và tiếp tục tăng mạnh đầu năm 2018. Dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam khá mạnh mẽ. Kinh tế tăng trưởng vượt tất cả mọi dự báo của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đón hơn 13 triệu khách quốc tế. Ngân hàng và các công ty lớn tại Việt Nam lại bắt đầu thông báo những khoản lãi khủng, những khoản tiền thưởng lớn cho nhân viên…
Cũng giống như thành công của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam. Mỗi sự thành công đều có những nguyên nhân sâu xa đã được chuẩn bị từ trước đó. Năm 2017 là năm lần đầu tiên các báo lớn trong nước đăng tải nghị quyết của Bộ Chính Trị Việt Nam đề cập tới việc cải cách về kinh tế và hệ thống chính trị sâu rộng. Như vậy, mọi thứ không còn là chỉ phát biểu và lời nói của cán bộ lãnh đạo mà nó đã bắt đầu cụ thể hóa bằng chính sách và hành động. Cuối năm âm lịch, tôi muốn tổng kết một số điểm nhấn quan trọng mà tôi cho rằng nó có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Việt nam trong hiện tại và tương lại.
Điểm nhấn đầu tiên trong việc cải cách phải nhắc đến là việc chống tham nhũng tại Việt Nam. Đây là điều mà những người kinh doanh quan tâm nhất đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài. Họ muốn biết việc chống tham những là thực chất hay chỉ là cuộc đấu đá phe phái chính trị tạm thời. Khi đã bỏ vốn kinh doanh tại một quốc gia, đặc biệt đổ tiền vốn vào làm ăn lớn và lâu dài. Nếu quốc gia đó vẫn bị điều hành bởi các nhóm lợi ích và tham nhũng tràn lan thì các chính sách sẽ liên tục thay đổi phục vụ cho quyền lợi các nhóm lợi ích, người kinh doanh nghiêm chỉnh sẽ rất khó có cơ hợi để kinh doanh và dễ bị mất tài sản, lợi ích vào tay các nhóm lợi ích khác nhau.
Công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam và Trung Quốc có những dấu hiệu vượt qua khỏi đấu tranh về phe nhóm. Bởi thông thường nếu chỉ đấu tranh giữa các phe nhóm sẽ chỉ tập trung vào một tới hai vụ trọng điểm lớn. Sau đó, khi đã có phân định thắng thua thì các bên sẽ có những thỏa thuận để chuyển giao về lợi ích và quyền lực. Việc đấu tranh cũng chỉ tập trung chủ yếu ở Trung ương. Nếu nhìn cách Việt Nam chống tham những hiện tại thì hoàn toàn khác với trước kia. Việc chống tham những trải rộng từ việc kỷ luật, cắt chức các quan chức từ Trung ương tới địa phương. Tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tư nhân đều trong tầm ngắm, các vụ án xét xử liên miên, một người phải hầu tòa liên tục vì liên quan tới nhiều vụ án khác nhau. Những luật bất thành văn trong Đảng cộng sản từ trước tới nay bị phá vỡ cụ thể như Ủy viên Bộ Chính trị vẫn bị xét xử, nhiều quan chức về hưu cũng bị “ sờ gáy”, không còn khái niệm “ hạ cánh an toàn”.
Tất nhiên tại Việt Nam vẫn sẽ có những nghi ngờ vì có nhiều người vẫn chưa bị đụng tới hoặc được nương nhẹ, điều này cũng dễ hiểu khi đứng dưới giác độ của quản lý, giống như một người lãnh đạo tiếp nhận một doanh nghiệp làm ăn bết bát, phần lớn nhân viên đều kém về năng lực và đạo đức, người lãnh đạo lại chưa hiểu biết gì về thị trường mới thì việc đầu tiên là phải phân loại. Những đối tượng nào cần sa thải và những đối tượng nào cần tiếp tục sử dụng và đào tạo lại để hệ thống có thể tiếp tục hoạt động mà không thể sả thải tất cả cùng một lúc. Nếu chống tham nhũng chỉ là vỏ bọc cho việc đấu đá phe phái thì thông thường người ta cũng chỉ tập trung vào bắt bớ phe đối lập mà cũng không quan tâm tới xây dựng các giải pháp để ngăn chặn và phòng ngừa tham những. Nhưng hiện tại ở Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận vấn đề chống tham nhũng. Như các thay đổi liên quan tới tổ chức bổ nhiệm nhân sự, xây dựng lại tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, các giải pháp chống chạy chức, chạy quyền, các giải pháp liên quan hạn chế quyền lực, việc kê khai tài sản bắt đầu được thực hiện nghiêm túc hơn, những vấn đề liên quan tới quà cáp, mối quan hệ địa phương và Trung ương đã thay đổi….
Đa đảng cũng là một trong những giải pháp để giảm thiểu tham nhũng nhưng kèm với nó vẫn phải có những nỗ lực từ những người đứng đầu. Việc chống tham tại những quốc gia như Việt Nam hoặc những quốc gia đa đảng nhưng mức độ phát triển và dân chủ còn thấp quanh Asean, thậm chí cả như Nga và Ấn độ thì đều phải xuất phát từ nỗ lực của người đứng đầu, không phải tự nhiên mà dân Philippines bầu cho một ông Tổng thống ăn nói rất “ bỗ bã” nhiều hành động khá cực đoan bất chấp pháp luật, vì họ cảm nhận bản chất ông ta muốn làm cho đất nước tốt lên bằng việc chống tham nhũng và tệ nạn.
Điểm nhấn thứ hai là việc sử dụng hệ thống các chuyên gia và tư vấn trong phát triển kinh tế và cải cách. Thể hiện bên Đảng thì thành lập các Ban Kinh Tế, Ban chống tham nhũng. Phía chính phủ cũng đẩy mạnh sự dụng các chuyên gia kinh tế và chính trị, các cuộc gặp và thảo luận với doanh nghiệp tại các diễn đàn doanh nghiệp để lấy ý kiến phục vụ điều hành của chính phủ thực hiện nghiêm túc và bài bản hơn trước khá nhiều. Thực tế đối Việt Nam, chỉ cần một chính phủ cầu thị và biết lắng nghe sẽ có rất nhiều giải pháp để phát triển. Cũng không khó để các chuyên gia phát hiện các bệnh và có liệu pháp điều trị cho kinh tế Việt Nam. Vai trò của những lãnh đạo trẻ có học thức, có năng lực, ít dính dáng tiêu cực trong chính phủ được sử dụng nhiều hơn. (Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ…). Trong những chính sách về kinh tế của Viêt Nam đưa ra năm 2017 thì có những đột phá lớn sau đây:
- Bộ công thương cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh, đây là bước đột phá mang tính lịch sử. Một trong những phiền phức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và cũng là điều kiện cho tham những là thủ tục rườm rà và đủ các loại giấy phép. Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh. Số doanh nghiệp thành lập mới tại Việt Nam năm 2017 đạt con số kỷ lục là 154.000 doanh nghiệp. Nhiều giải pháp khác nhau cũng được đưa ra để hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập như sự vào cuộc của giới truyền thông, sự vào cuộc của các quỹ đầu tư mạo hiểm… đã làm cho môi trường khởi nghiệp tại Việt nam thực sự sôi động trong năm vừa qua.
- Hội nhập và giao thương được đẩy mạnh: Để kinh tế đất nước phát triển thì từ xa xưa người ta đã đúc kết đất nước phải mở rộng giao thương với các nước khác trên thế giới. Với thời đại công nghiệp và công nghệ thông tin, một quốc gia muốn đất nước phát triển nhanh hơn thì phải tạo các điều kiện khác nhau đảm bảo cho quá trình hội nhập và giao thương hàng hóa của đất nước với thế giới càng nhanh chóng càng hiệu quả càng tốt. Năm 2017 có nhiều quyết định nhằm hỗ trợ cho logistic tại Việt Nam như Thành lập liên minh hỗ trợ xuất khẩu, các tuyến đường vận chuyển lớn đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc hình thành bắt đầu cho nỗ lực một vành đai một con đường. Các cầu vận tải hàng không được thành lập. Các hiệp định thương mại lớn như WTO bắt đầu có hiệu lực …. Năm 2017 cũng là năm Việt Nam tổ chức diễn đàn thanh toán không dùng tiền mặt hoành tráng nhất với những cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ và sẽ cho phép các công ty lớn về thanh toán không dùng tiền mặt vào hoạt động tại Việt nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh nhanh chóng, minh bạch hơn rất nhiều.
- Du lịch “ mỏ vàng của Việt Nam” đã được chú ý một cách nghiêm túc: Có lẽ ai cũng đều biết Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên rất lớn để phát triển du lịch, thậm chí còn hơn nhiều Thái Lan. Nhưng chưa có những nỗ lực thực sự từ Trung ương liên quan tới phát triển du lịch. Năm 2017 mọi việc đã thay đổi, đã có nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam, luật du lịch được thông qua năm 2017. Hàng loạt các hoạt động liên quan tới quảng bá du lịch của Việt Nam được thực hiện, bổ nhiệm những người nổi tiếng làm đại sứ du lịch, cấp thị thực điện tử cho du khách nước ngoài, bắt đầu có những nỗ lực nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp công nghệ, tiếp thị, thanh toán, bảo hiểm… Con số 13.7 triệu khách du lịch tới Việt nam năm 2017 chắc sẽ còn tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo nếu Việt Nam tiếp tục có những bước đi và quan tâm đúng hướng tới lĩnh vực này.
Điểm nhấn thứ ba liên quan tới việc bắt đầu đưa ra những giải pháp liên quan tới việc cải tổ bộ máy nhà nước. Như việc phân chia quyền lực giữa Trung ương và địa phương. Ban hành cơ chế đặc thù thử nghiệm cho một số tỉnh thành phố. Sáp nhập các tỉnh thành. Thành lập các khu đặc khu kinh tế. Đã từ lâu hệ thống chính trị của Việt Nam có nhiều hạn chế lớn gây cản trở cho việc điều hành và quản lý. Một số điểm cụ thể sau đây:
- Tuy rằng Việt Nam có duy nhất một đảng nắm quyền, nhưng các tỉnh thành và địa phương tổ chức thành hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân để quản lý. Vai trò của hội đồng nhân dân rất mờ nhạt trong quản lý nhưng nhiều khi tạo ra sự kiềm chế và những rào cản trong việc điều hành của ủy ban nhân dân. Các quan chức sợ đưa ra những quyết định đột phá, vì sợ trách nhiệm. Những quyết định mới đưa ra chậm chạm và lúc nào cũng cần thống nhất ý kiến tập thể. Khi sai cũng không có cá nhận chịu trách nhiệm. Nên tốt nhất là tổ chức lại theo mô hình thị trưởng. Tập trung vào một cơ quan duy nhất đề điều hành địa phương và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những điều hành của mình.
- Bộ máy nhà nước Việt Nam được phân quá nhiều tầng nấc, quá cồng kềnh. Không những mỗi cấp chính quyền được phân ra bên Đảng, bên chính quyền mà lại còn tầng nấc từ Trung ương, tỉnh, huyện, cấp xã, phường, xóm. Với thời đại công nghệ thông tin hiện tại, gần như người dân nào cũng có điện thoại, internet phổ cập tới nông thôn, làng xóm. Việt Nam bắt đầu nghiên cứu thành lập các thành lập thành phố thông minh, chính phủ điện tử. Ngoài việc cần sáp nhập hai hệ thống hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân làm một thì cần loại bỏ cấp xã, phường, xóm. Thay đổi quản lý công dân theo dạng công dân điện tử, các giấy tờ thủ tục dần được số hóa. Số lượng tỉnh thành của Việt Nam là 64 cũng quá lớn so với số dân và số tỉnh thành của Trung Quốc chỉ có hơn 20 tỉnh thành thì cũng đang cần nghiên cứu để sáp nhập lại.
- Phân cấp và phân quyền giữ Trung ương và địa phương: Một trong những điểm được nói đến nhiều tại Việt nam là tham nhũng “ quyền lực”. Với tổ chức hiện tại như ở VN quyền lực tập trung quá nhiều tại Trung ương và các địa phương rất khó chủ động trong việc điều hành và phát triển địa phương . Dẫn đến hiện tượng địa phương thường chạy lên trung ương để “ xin xỏ”. Cấp dưới chạy cấp trên xin phê duyệt… Do vậy, để chống tham nhũng và tạo thế chủ động cho địa phương thì việc phân quyền mạnh mẽ hơn cho các cấp địa phương và định rõ trách nhiệm cho cá nhân là quan trọng. Đang có những thay đổi trong việc phân quyền trong bộ máy chính quyền tại Việt Nam. Điển hình như việc Việt nam đang có dự án sẽ mở ra nhiều khu kinh tế mở. Mô hình này khá thành công tại Trung Quốc biến những khu vực vốn nghèo nàn lạc hậu thành những trung tâm kinh tế bằng việc giao quyền chủ động cho các lãnh đạo khu kinh tế. Đây cũng “ những phòng thí nghiệm” cho các chính sách của Việt Nam và sẽ nhân rộng ra khắp cả nước nếu thành công. Sài gòn cũng đã bắt đầu được giao cơ chế đặc thù để thử nghiệm. Người ta cũng bắt đầu nghiên cứu tới kế hoạch tăng lương cho các công chức song song tới việc cắt giảm biên chế. Bởi dẫu sao muốn người giỏi và hạn chế tiêu chức vẫn phải đảm bảo chế độ cho những người làm công chức, quản lý đất nước.
- Ngay cả hệ thống tòa án và xét xử của Việt Nam cũng có những thay đổi tích cực hơn. Từ việc xét xử “ án tại tòa” khác hẳn với trước đây, hoặc việc truyền thông công khai các diễn biến tại phiên tòa cũng cho người dân có cái nhìn đa chiều về các vụ án.
Có thể còn khá nhiều cải tổ và cải cách khác tại Việt Nam, mà việc đọc và tổng hợp một số thông tin báo chí tôi cũng chưa nắm được hết. Nhưng bức tranh về kinh tế và chính trị tại Việt Nam đã có nhiều nét sáng sủa hơn trước khá nhiều và đang dần biến đổi về chất. Thế giới đang chứng kiến những sự thay đổi và thử nghiệm các mô hình khác nhau. Kể cả nước Mỹ vốn được coi là hình mẫu chuẩn cho nền kinh tế thị trường và dân chủ thì người dân cũng đã chán ngán với mô hình cũ làm nhiều người dân mất việc và các doanh nghiệp mang vốn và công nghệ ra nước ngoài.
Cũng giống như thành công của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam. Mỗi sự thành công đều có những nguyên nhân sâu xa đã được chuẩn bị từ trước đó. Năm 2017 là năm lần đầu tiên các báo lớn trong nước đăng tải nghị quyết của Bộ Chính Trị Việt Nam đề cập tới việc cải cách về kinh tế và hệ thống chính trị sâu rộng. Như vậy, mọi thứ không còn là chỉ phát biểu và lời nói của cán bộ lãnh đạo mà nó đã bắt đầu cụ thể hóa bằng chính sách và hành động. Cuối năm âm lịch, tôi muốn tổng kết một số điểm nhấn quan trọng mà tôi cho rằng nó có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Việt nam trong hiện tại và tương lại.
Điểm nhấn đầu tiên trong việc cải cách phải nhắc đến là việc chống tham nhũng tại Việt Nam. Đây là điều mà những người kinh doanh quan tâm nhất đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài. Họ muốn biết việc chống tham những là thực chất hay chỉ là cuộc đấu đá phe phái chính trị tạm thời. Khi đã bỏ vốn kinh doanh tại một quốc gia, đặc biệt đổ tiền vốn vào làm ăn lớn và lâu dài. Nếu quốc gia đó vẫn bị điều hành bởi các nhóm lợi ích và tham nhũng tràn lan thì các chính sách sẽ liên tục thay đổi phục vụ cho quyền lợi các nhóm lợi ích, người kinh doanh nghiêm chỉnh sẽ rất khó có cơ hợi để kinh doanh và dễ bị mất tài sản, lợi ích vào tay các nhóm lợi ích khác nhau.
Công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam và Trung Quốc có những dấu hiệu vượt qua khỏi đấu tranh về phe nhóm. Bởi thông thường nếu chỉ đấu tranh giữa các phe nhóm sẽ chỉ tập trung vào một tới hai vụ trọng điểm lớn. Sau đó, khi đã có phân định thắng thua thì các bên sẽ có những thỏa thuận để chuyển giao về lợi ích và quyền lực. Việc đấu tranh cũng chỉ tập trung chủ yếu ở Trung ương. Nếu nhìn cách Việt Nam chống tham những hiện tại thì hoàn toàn khác với trước kia. Việc chống tham những trải rộng từ việc kỷ luật, cắt chức các quan chức từ Trung ương tới địa phương. Tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tư nhân đều trong tầm ngắm, các vụ án xét xử liên miên, một người phải hầu tòa liên tục vì liên quan tới nhiều vụ án khác nhau. Những luật bất thành văn trong Đảng cộng sản từ trước tới nay bị phá vỡ cụ thể như Ủy viên Bộ Chính trị vẫn bị xét xử, nhiều quan chức về hưu cũng bị “ sờ gáy”, không còn khái niệm “ hạ cánh an toàn”.
Tất nhiên tại Việt Nam vẫn sẽ có những nghi ngờ vì có nhiều người vẫn chưa bị đụng tới hoặc được nương nhẹ, điều này cũng dễ hiểu khi đứng dưới giác độ của quản lý, giống như một người lãnh đạo tiếp nhận một doanh nghiệp làm ăn bết bát, phần lớn nhân viên đều kém về năng lực và đạo đức, người lãnh đạo lại chưa hiểu biết gì về thị trường mới thì việc đầu tiên là phải phân loại. Những đối tượng nào cần sa thải và những đối tượng nào cần tiếp tục sử dụng và đào tạo lại để hệ thống có thể tiếp tục hoạt động mà không thể sả thải tất cả cùng một lúc. Nếu chống tham nhũng chỉ là vỏ bọc cho việc đấu đá phe phái thì thông thường người ta cũng chỉ tập trung vào bắt bớ phe đối lập mà cũng không quan tâm tới xây dựng các giải pháp để ngăn chặn và phòng ngừa tham những. Nhưng hiện tại ở Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận vấn đề chống tham nhũng. Như các thay đổi liên quan tới tổ chức bổ nhiệm nhân sự, xây dựng lại tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, các giải pháp chống chạy chức, chạy quyền, các giải pháp liên quan hạn chế quyền lực, việc kê khai tài sản bắt đầu được thực hiện nghiêm túc hơn, những vấn đề liên quan tới quà cáp, mối quan hệ địa phương và Trung ương đã thay đổi….
Đa đảng cũng là một trong những giải pháp để giảm thiểu tham nhũng nhưng kèm với nó vẫn phải có những nỗ lực từ những người đứng đầu. Việc chống tham tại những quốc gia như Việt Nam hoặc những quốc gia đa đảng nhưng mức độ phát triển và dân chủ còn thấp quanh Asean, thậm chí cả như Nga và Ấn độ thì đều phải xuất phát từ nỗ lực của người đứng đầu, không phải tự nhiên mà dân Philippines bầu cho một ông Tổng thống ăn nói rất “ bỗ bã” nhiều hành động khá cực đoan bất chấp pháp luật, vì họ cảm nhận bản chất ông ta muốn làm cho đất nước tốt lên bằng việc chống tham nhũng và tệ nạn.
Điểm nhấn thứ hai là việc sử dụng hệ thống các chuyên gia và tư vấn trong phát triển kinh tế và cải cách. Thể hiện bên Đảng thì thành lập các Ban Kinh Tế, Ban chống tham nhũng. Phía chính phủ cũng đẩy mạnh sự dụng các chuyên gia kinh tế và chính trị, các cuộc gặp và thảo luận với doanh nghiệp tại các diễn đàn doanh nghiệp để lấy ý kiến phục vụ điều hành của chính phủ thực hiện nghiêm túc và bài bản hơn trước khá nhiều. Thực tế đối Việt Nam, chỉ cần một chính phủ cầu thị và biết lắng nghe sẽ có rất nhiều giải pháp để phát triển. Cũng không khó để các chuyên gia phát hiện các bệnh và có liệu pháp điều trị cho kinh tế Việt Nam. Vai trò của những lãnh đạo trẻ có học thức, có năng lực, ít dính dáng tiêu cực trong chính phủ được sử dụng nhiều hơn. (Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ…). Trong những chính sách về kinh tế của Viêt Nam đưa ra năm 2017 thì có những đột phá lớn sau đây:
- Bộ công thương cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh, đây là bước đột phá mang tính lịch sử. Một trong những phiền phức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và cũng là điều kiện cho tham những là thủ tục rườm rà và đủ các loại giấy phép. Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh. Số doanh nghiệp thành lập mới tại Việt Nam năm 2017 đạt con số kỷ lục là 154.000 doanh nghiệp. Nhiều giải pháp khác nhau cũng được đưa ra để hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập như sự vào cuộc của giới truyền thông, sự vào cuộc của các quỹ đầu tư mạo hiểm… đã làm cho môi trường khởi nghiệp tại Việt nam thực sự sôi động trong năm vừa qua.
- Hội nhập và giao thương được đẩy mạnh: Để kinh tế đất nước phát triển thì từ xa xưa người ta đã đúc kết đất nước phải mở rộng giao thương với các nước khác trên thế giới. Với thời đại công nghiệp và công nghệ thông tin, một quốc gia muốn đất nước phát triển nhanh hơn thì phải tạo các điều kiện khác nhau đảm bảo cho quá trình hội nhập và giao thương hàng hóa của đất nước với thế giới càng nhanh chóng càng hiệu quả càng tốt. Năm 2017 có nhiều quyết định nhằm hỗ trợ cho logistic tại Việt Nam như Thành lập liên minh hỗ trợ xuất khẩu, các tuyến đường vận chuyển lớn đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc hình thành bắt đầu cho nỗ lực một vành đai một con đường. Các cầu vận tải hàng không được thành lập. Các hiệp định thương mại lớn như WTO bắt đầu có hiệu lực …. Năm 2017 cũng là năm Việt Nam tổ chức diễn đàn thanh toán không dùng tiền mặt hoành tráng nhất với những cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ và sẽ cho phép các công ty lớn về thanh toán không dùng tiền mặt vào hoạt động tại Việt nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh nhanh chóng, minh bạch hơn rất nhiều.
- Du lịch “ mỏ vàng của Việt Nam” đã được chú ý một cách nghiêm túc: Có lẽ ai cũng đều biết Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên rất lớn để phát triển du lịch, thậm chí còn hơn nhiều Thái Lan. Nhưng chưa có những nỗ lực thực sự từ Trung ương liên quan tới phát triển du lịch. Năm 2017 mọi việc đã thay đổi, đã có nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam, luật du lịch được thông qua năm 2017. Hàng loạt các hoạt động liên quan tới quảng bá du lịch của Việt Nam được thực hiện, bổ nhiệm những người nổi tiếng làm đại sứ du lịch, cấp thị thực điện tử cho du khách nước ngoài, bắt đầu có những nỗ lực nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp công nghệ, tiếp thị, thanh toán, bảo hiểm… Con số 13.7 triệu khách du lịch tới Việt nam năm 2017 chắc sẽ còn tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo nếu Việt Nam tiếp tục có những bước đi và quan tâm đúng hướng tới lĩnh vực này.
Điểm nhấn thứ ba liên quan tới việc bắt đầu đưa ra những giải pháp liên quan tới việc cải tổ bộ máy nhà nước. Như việc phân chia quyền lực giữa Trung ương và địa phương. Ban hành cơ chế đặc thù thử nghiệm cho một số tỉnh thành phố. Sáp nhập các tỉnh thành. Thành lập các khu đặc khu kinh tế. Đã từ lâu hệ thống chính trị của Việt Nam có nhiều hạn chế lớn gây cản trở cho việc điều hành và quản lý. Một số điểm cụ thể sau đây:
- Tuy rằng Việt Nam có duy nhất một đảng nắm quyền, nhưng các tỉnh thành và địa phương tổ chức thành hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân để quản lý. Vai trò của hội đồng nhân dân rất mờ nhạt trong quản lý nhưng nhiều khi tạo ra sự kiềm chế và những rào cản trong việc điều hành của ủy ban nhân dân. Các quan chức sợ đưa ra những quyết định đột phá, vì sợ trách nhiệm. Những quyết định mới đưa ra chậm chạm và lúc nào cũng cần thống nhất ý kiến tập thể. Khi sai cũng không có cá nhận chịu trách nhiệm. Nên tốt nhất là tổ chức lại theo mô hình thị trưởng. Tập trung vào một cơ quan duy nhất đề điều hành địa phương và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những điều hành của mình.
- Bộ máy nhà nước Việt Nam được phân quá nhiều tầng nấc, quá cồng kềnh. Không những mỗi cấp chính quyền được phân ra bên Đảng, bên chính quyền mà lại còn tầng nấc từ Trung ương, tỉnh, huyện, cấp xã, phường, xóm. Với thời đại công nghệ thông tin hiện tại, gần như người dân nào cũng có điện thoại, internet phổ cập tới nông thôn, làng xóm. Việt Nam bắt đầu nghiên cứu thành lập các thành lập thành phố thông minh, chính phủ điện tử. Ngoài việc cần sáp nhập hai hệ thống hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân làm một thì cần loại bỏ cấp xã, phường, xóm. Thay đổi quản lý công dân theo dạng công dân điện tử, các giấy tờ thủ tục dần được số hóa. Số lượng tỉnh thành của Việt Nam là 64 cũng quá lớn so với số dân và số tỉnh thành của Trung Quốc chỉ có hơn 20 tỉnh thành thì cũng đang cần nghiên cứu để sáp nhập lại.
- Phân cấp và phân quyền giữ Trung ương và địa phương: Một trong những điểm được nói đến nhiều tại Việt nam là tham nhũng “ quyền lực”. Với tổ chức hiện tại như ở VN quyền lực tập trung quá nhiều tại Trung ương và các địa phương rất khó chủ động trong việc điều hành và phát triển địa phương . Dẫn đến hiện tượng địa phương thường chạy lên trung ương để “ xin xỏ”. Cấp dưới chạy cấp trên xin phê duyệt… Do vậy, để chống tham nhũng và tạo thế chủ động cho địa phương thì việc phân quyền mạnh mẽ hơn cho các cấp địa phương và định rõ trách nhiệm cho cá nhân là quan trọng. Đang có những thay đổi trong việc phân quyền trong bộ máy chính quyền tại Việt Nam. Điển hình như việc Việt nam đang có dự án sẽ mở ra nhiều khu kinh tế mở. Mô hình này khá thành công tại Trung Quốc biến những khu vực vốn nghèo nàn lạc hậu thành những trung tâm kinh tế bằng việc giao quyền chủ động cho các lãnh đạo khu kinh tế. Đây cũng “ những phòng thí nghiệm” cho các chính sách của Việt Nam và sẽ nhân rộng ra khắp cả nước nếu thành công. Sài gòn cũng đã bắt đầu được giao cơ chế đặc thù để thử nghiệm. Người ta cũng bắt đầu nghiên cứu tới kế hoạch tăng lương cho các công chức song song tới việc cắt giảm biên chế. Bởi dẫu sao muốn người giỏi và hạn chế tiêu chức vẫn phải đảm bảo chế độ cho những người làm công chức, quản lý đất nước.
- Ngay cả hệ thống tòa án và xét xử của Việt Nam cũng có những thay đổi tích cực hơn. Từ việc xét xử “ án tại tòa” khác hẳn với trước đây, hoặc việc truyền thông công khai các diễn biến tại phiên tòa cũng cho người dân có cái nhìn đa chiều về các vụ án.
Có thể còn khá nhiều cải tổ và cải cách khác tại Việt Nam, mà việc đọc và tổng hợp một số thông tin báo chí tôi cũng chưa nắm được hết. Nhưng bức tranh về kinh tế và chính trị tại Việt Nam đã có nhiều nét sáng sủa hơn trước khá nhiều và đang dần biến đổi về chất. Thế giới đang chứng kiến những sự thay đổi và thử nghiệm các mô hình khác nhau. Kể cả nước Mỹ vốn được coi là hình mẫu chuẩn cho nền kinh tế thị trường và dân chủ thì người dân cũng đã chán ngán với mô hình cũ làm nhiều người dân mất việc và các doanh nghiệp mang vốn và công nghệ ra nước ngoài.
Việt nam và Trung Quốc cũng đang tìm một mô hình thay đổi phù hợp hơn, tuy chưa đề cập tới chuyện đa đảng nhưng ít ra đã có nhìn nhận thực chất về những hạn chế và yếu kém của mô hình cũ và đang thay đổi dần dần. Giai đoạn hiện tại vẫn là giai đoạn giao thoa giữa cái mới và cái cũ. Để có sự phát triển bền vững, lâu dài thì cần nhìn đội ngũ lãnh đạo kế cận tiếp theo sẽ là những ai để có thể tiếp tục những hướng cải cánh mới và mạnh mẽ hơn cho Việt Nam hay không trong tương lai. Ít nhất từ Tết năm nay Việt Nam cũng ăn mừng lớn hơn với nhiều màu sắc hơn so với năm ngoái. Trong khi năm ngoái không có một điểm bắn pháo hoa trên cả nước thì riêng Hà nội năm nay cũng có tới 30 điểm bắn pháo hoa như để mừng cho thành công bước đầu của những cải cách mới.
Nguyễn Hồng Hải
[*] Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phải trùng với quan điểm của Ban Biên Tập Dân Luận. Mời độc giả tham khảo và cùng phản biện.
(Dân Luận)
Nguyễn Hồng Hải
[*] Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phải trùng với quan điểm của Ban Biên Tập Dân Luận. Mời độc giả tham khảo và cùng phản biện.
(Dân Luận)
Lời của tác giả:Do mục đích của trang là tập hợp các góc nhìn khác nhau về kinh tế và chính trị của Việt Nam và khai trí. Nên tôi gửi bài viết này với góc nhìn kinh tế độc lập không đứng dưới giác độ của phe phái nào và cũng không phải như nhưng con vẹt để ca tụng chế độ. - Nguyễn Hồng Hải tại Canada.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét