Động cơ chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng
Ông Trọng muốn tăng cường sự kiểm soát của ông đối với Đảng khi mà tại kỳ Đại hội Đảng lần tới vào năm 2021, ông bắt buộc phải về hưu sau hai nhiệm kỳ trên cương vị Tổng bí thư. Do đó, nhiều khả năng ông Trọng muốn đảm bảo rằng dàn lãnh đạo mới phải tuân thủ đường lối của Đảng.
Ông Đinh La Thăng đã bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị
Xoa dịu sự phẫn nộ của người dân, tăng cường sự kiểm soát trong Đảng, đấu tranh phe phái, cải thiện hình ảnh của khu vực Nhà nước và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài có thể là một số nguyên nhân khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt, theo nhận định của nhà báo David Hutt trên tờ AsiaTimes.
Trong bài báo có nhan đề “Sự hủ bại ở Việt Nam tệ đến mức nào”, nhà báo David Hutt đã điểm lại những vụ án tham nhũng nổi cộm ở Việt Nam trong thời gian qua như vụ Trịnh Xuân Thanh ở PetroVietnam, vụ Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn ở OceanBank và PetroVietnam.
Bài báo dẫn lại việc ông Trọng yêu cầu sớm đưa Trịnh Xuân Thanh ra xét xử và cho rằng việc xử tội ông Thanh có ý nghĩa quan trọng với ông Trọng cho nên Việt Nam mới bất chấp việc rạn nứt quan hệ ngoại giao với Đức để đưa ông Thanh – vốn lẩn trốn ở Đức – về Việt Nam quy án.
“Một số người cho rằng chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Trọng là một nỗ lực để xoa dịu quần chúng trong nước vốn đang phẫn nộ với tình trạng tham nhũng rõ ràng ngày càng lan rộng trong Đảng,” bài báo viết và dẫn lời GS Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales ở Úc cho rằng các phiên tòa và các hình phạt nặng nề được báo chí đưa tin rộng rãi là nhằm mục đích này
Trong vụ án PetroVietnam-OceanBank, có tổng cộng 51 bị cáo bị cáo buộc các tội danh từ biển thủ công quỹ cho đến lừa đảo. Hà Văn Thắm bị kêu án chung thân còn Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình.
Tuy nhiên các nhà phân tích cũng nghi ngờ có âm mưu chính trị đằng sau chiến dịch này. Một phần là do hồi tháng Năm, ông Đinh La Thăng đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị và sau đó bị cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên trong vòng hơn 20 năm qua ở Việt Nam mới có một ủy viên Bộ Chính trị bị khai trừ như vậy. Ông Thăng là đồng minh thân cận của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Trọng được cho rằng đang tìm cách thanh trừng phe cánh ông Dũng và nhổ tận gốc mạng lưới lợi ích mà ông Dũng đã xây dựng khi tại nhiệm vốn bao gồm bộ máy lãnh đạo tại PetroVietnam và OceanBank.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc bè phái trong Đảng với việc chống tham nhũng là hai chuyện khác nhau và không có liên quan gì với nhau.
Một lý do nữa là ông Trọng muốn tăng cường sự kiểm soát của ông đối với Đảng khi mà tại kỳ Đại hội Đảng lần tới vào năm 2021, ông bắt buộc phải về hưu sau hai nhiệm kỳ trên cương vị Tổng bí thư. Do đó, nhiều khả năng ông Trọng muốn đảm bảo rằng dàn lãnh đạo mới phải tuân thủ đường lối của Đảng.
Chỉnh đốn lại khu vực kinh tế quốc doanh vốn làm thất thoát lớn tài khoản quốc gia cũng là một lý do. Đặc biệt điều này lại càng quan trọng trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang kêu gọi cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước từ các nhà đầu tư nước ngoài.
“Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm lớn đối với Sabeco và Habeco (hai tập đoàn đang kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần), các doanh nghiệp nhà nước khác không có được sự quan tâm như vậy do tiếng tăm đã bị hủy hoại sau nhiều năm xảy ra tình trạng tham ô và quản lý yếu kém,” bài báo viết.
Bất chấp những nỗ lực này, GS Carl Thayer được dẫn lời cho rằng nó “không có tác dụng răn đe cho lắm trước tình trạng tham nhũng thâm căn cố đế ở Việt Nam”. Theo lời ông giải thích, đó là vì “nguyên nhân gốc rễ là quản trị đất nước yếu kém khi không có một hệ thống kiểm toán, điều tra và công tố độc lập không bị chi phối bởi ảnh hưởng chính trị.”
VOA
Bài báo dẫn lại việc ông Trọng yêu cầu sớm đưa Trịnh Xuân Thanh ra xét xử và cho rằng việc xử tội ông Thanh có ý nghĩa quan trọng với ông Trọng cho nên Việt Nam mới bất chấp việc rạn nứt quan hệ ngoại giao với Đức để đưa ông Thanh – vốn lẩn trốn ở Đức – về Việt Nam quy án.
“Một số người cho rằng chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Trọng là một nỗ lực để xoa dịu quần chúng trong nước vốn đang phẫn nộ với tình trạng tham nhũng rõ ràng ngày càng lan rộng trong Đảng,” bài báo viết và dẫn lời GS Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales ở Úc cho rằng các phiên tòa và các hình phạt nặng nề được báo chí đưa tin rộng rãi là nhằm mục đích này
Trong vụ án PetroVietnam-OceanBank, có tổng cộng 51 bị cáo bị cáo buộc các tội danh từ biển thủ công quỹ cho đến lừa đảo. Hà Văn Thắm bị kêu án chung thân còn Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình.
Tuy nhiên các nhà phân tích cũng nghi ngờ có âm mưu chính trị đằng sau chiến dịch này. Một phần là do hồi tháng Năm, ông Đinh La Thăng đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị và sau đó bị cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên trong vòng hơn 20 năm qua ở Việt Nam mới có một ủy viên Bộ Chính trị bị khai trừ như vậy. Ông Thăng là đồng minh thân cận của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Trọng được cho rằng đang tìm cách thanh trừng phe cánh ông Dũng và nhổ tận gốc mạng lưới lợi ích mà ông Dũng đã xây dựng khi tại nhiệm vốn bao gồm bộ máy lãnh đạo tại PetroVietnam và OceanBank.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc bè phái trong Đảng với việc chống tham nhũng là hai chuyện khác nhau và không có liên quan gì với nhau.
Một lý do nữa là ông Trọng muốn tăng cường sự kiểm soát của ông đối với Đảng khi mà tại kỳ Đại hội Đảng lần tới vào năm 2021, ông bắt buộc phải về hưu sau hai nhiệm kỳ trên cương vị Tổng bí thư. Do đó, nhiều khả năng ông Trọng muốn đảm bảo rằng dàn lãnh đạo mới phải tuân thủ đường lối của Đảng.
Chỉnh đốn lại khu vực kinh tế quốc doanh vốn làm thất thoát lớn tài khoản quốc gia cũng là một lý do. Đặc biệt điều này lại càng quan trọng trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang kêu gọi cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước từ các nhà đầu tư nước ngoài.
“Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm lớn đối với Sabeco và Habeco (hai tập đoàn đang kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần), các doanh nghiệp nhà nước khác không có được sự quan tâm như vậy do tiếng tăm đã bị hủy hoại sau nhiều năm xảy ra tình trạng tham ô và quản lý yếu kém,” bài báo viết.
Bất chấp những nỗ lực này, GS Carl Thayer được dẫn lời cho rằng nó “không có tác dụng răn đe cho lắm trước tình trạng tham nhũng thâm căn cố đế ở Việt Nam”. Theo lời ông giải thích, đó là vì “nguyên nhân gốc rễ là quản trị đất nước yếu kém khi không có một hệ thống kiểm toán, điều tra và công tố độc lập không bị chi phối bởi ảnh hưởng chính trị.”
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét