Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

VN: Giảm 10 tỉnh, bớt hàng vạn quan chức?

Hoan hô đại biểu Hòa nói rất trúng. Từ lâu tôi đã bình luận trên trang này là VN chỉ cần khoảng 20 tỉnh là đủ. Nhà nước cũng cần giảm mạnh chức năng để giảm bớt số bộ; sát nhập các cơ quan Đảng với Chính phủ và giữa các cơ quan Chính phủ với nhau. Hợp nhất Ban đối ngoại trung ương vào bộ Ngoại giao, Ban Kinh tế trung ương vào bộ Công thương, ban Tổ chức TƯ vào Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào Bộ Tài chính... Có bạn viết trên mạng, đại ý: Sẽ có sự xáo trộn ở mọi nơi, mọi cấp, không trừ một nơi nào, cấp nào. Các cơ quan tổ chức chuyên ban phát, mua bán ghế tha hồ được lợi. Các phe nhóm tha hồ tranh dành ghế, so đo, kèn cựa, kiện cáo, kể tội nhau, vu cáo nhau, thù oán sẽ lan tràn. Rồi họ hàng anh em, chú bác, con cháu bênh che nhau, không ai làm trọng tài vô tư. Và sẽ là loạn to, càng gỡ càng rối thêmDĩ nhiên, quá trình này sẽ đẩy hàng chục vạn quan Đảng ra đường, đất nước sẽ được tự do phát triển.
VN: Giảm 10 tỉnh, bớt hàng vạn quan chức?
1 tháng 11 2017 - Phát biểu của một đại biểu Quốc hội rằng có thể giảm đi tới 10 tỉnh và giảm bớt quan chức đang đặt lại câu hỏi về cải cách bộ máy ở Việt Nam. Theo trang Dân Trí, đại biểu Phạm Văn Hòa nói với báo chí hôm 31/10/2017 rằng những tỉnh có số dân thấp như Bắc Kạn (chỉ hơn 300 nghìn dân) hay hay các tỉnh có 700.000 - 800.000 dân "có thể tính toán sáp nhập lại với nhau".

Phát biển về nhu cầu giảm bớt số tỉnh được 
đưa ra từ một đại biểu Quốc hội VN
Ông Hòa, đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Tháp, người cũng là ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội còn nói: "Từ kinh nghiệm sáp nhập giữa Hà Tây với Hà Nội gần 10 năm trước, nhưng bộ máy hành chính vẫn hoạt động hiệu quả...nên các tỉnh thành khác hoàn toàn có thể thực hiện được như vậy." "Cốt lõi quan trọng là hiệu quả tinh giản số lượng, giảm biên chế khủng."


Ông cũng nói, việc giảm nguyên bộ máy một tỉnh sẽ giảm hàng ngàn con người, sẽ giảm chi thường xuyên rất lớn, hàng nghìn tỷ đồng.

"Số tiền tiết kiệm đó nếu dành cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội thì người dân hưởng lợi."

Tách tỉnh nhập tỉnh

Hiện Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố, với lịch sử hình thành, dân số, trình độ phát triển khác nhau.

Trẻ em Lai Châu: tỉnh này sau khi tách Điện Biên ra để lập tỉnh mới thì chỉ còn trên 400 nghìn dân

Các tỉnh có dân số chưa đầy 1 triệu chiếm khá đông.

Ví dụ vùng Trung du và miền núi phía Bắc, theo một số liệu năm 2014 thì các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái đều có số dân mỗi tỉnh chưa đến 800 nghìn người.

Phía Tây Bắc, tỉnh Điện Biên chỉ có dân số hơn nửa triệu và Lai Châu chỉ còn trên 400 nghìn, sau khi "mất Điện Biên" năm 2003.

Một khu vực thưa dân nữa là miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Vẫn theo số liệu năm 2014, tỉnh Ninh Thuận có chưa đầy 600 nghìn dân, Kontum chưa đến nửa triệu dân, Đắc Nông cũng chỉ có hơn 500 nghìn dân.

Việc tách, nhập, thành lập các tỉnh ở Việt Nam đã xảy ra từ các triều đại phong kiến, qua thời thực dân Pháp làm chủ Đông Dương, và ở hai miền Nam Bắc sau này, tùy vào nhu cầu dân số, chính trị, kinh tế và quân sự.

Việt Nam Cộng Hòa từng có lúc có trên 40 tỉnh và đô thành Sài Gòn, nhưng chia làm bốn vùng chiến thuật để phòng vệ.

Các tỉnh của VNCH trước 1975

Một số tỉnh giữ tên sau 1975 nhưng một số bị xóa tên hẳn như Quảng Đức, Bình Long, Phú Bổn, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Kiến Tường, Phước Tuy, An Thiện, Ba Xuyên...

Sau khi hai miền thống nhất chính thức vào năm 1976, dưới thời của Tổng bí thư Lê Duẩn, với ý chí "làm ăn lớn", tiến lên "chủ nghĩa xã hội", hàng loạt tỉnh được ghép lại, tạo ra hiện tượng tên tỉnh có ba từ, hoặc một tên nhưng gồm ba tỉnh cũ.

Ở miền Bắc, Nam Hà và Ninh Bình hợp thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Hà Tây và Hòa Bình hợp thành Hà Sơn Bình (để sau lại tách ra).

Lào Cai, Nghĩa Lộ và Yên Bái hợp nhất thành Hoàng Liên Sơn.

Ở Trung Bộ, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh được ghép lại thành Bình Trị Thiên;

Trong Nam, Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp thành Sông Bé.

Long An mới ra đời từ ba tỉnh Hậu Nghĩa, Kiến Tường và Long An...

Hiện chưa có đánh giá khoa học nào được công bố về thực chất tính hiệu quả của quá trình "thành lập tỉnh lớn" của thập niên 1970-80.

Nhu cầu chính trị và kinh tế

Điều chắc chắn là mô hình xã hội chủ nghĩa và kinh tế kế hoạch hóa đã phá sản, khiến bộ máy ở Việt Nam phải tiến hành cải cách kinh tế 'Đổi Mới".

Đảng Cộng sản Việt Nam đang thúc đẩy một nghị trình cải cách bộ máy rất tham vọng

Nhưng càng về gần đây, hiện tượng "đông quan" dẫn tới phong trào "tận thu" từ doanh nghiệp và người dân để nuôi bộ máy, làm cản trở tăng trưởng kinh tế.

Vào thời điểm hiện nay, thực hiện Nghị quyết 18 của Đảng Cộng sản VN dưới thời TBT Nguyễn Phú Trọng, nhu cầu ghép tỉnh, nhập tỉnh mà Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ra là để "tinh giản bộ máy".

Cốt lõi quan trọng là hiệu quả tinh giản số lượng, giảm biên chế khủng - Đại biểu Phạm Văn Hòa

Trước đó, hôm 30/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải thích với báo chí Việt Nam là "triết lý" cắt giảm này dựa trên ba trụ cột.

Đó là Giảm đầu mối; Sắp xếp lại cơ cấu bên trong của đầu mối đó và Sắp xếp chức năng nhiệm vụ không giao thoa, không trùng lặp, ông nói.

Được biết, việc "nhất thể hóa" một số cấp lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chính quyền cũng sẽ được tiến hành, ban đầu ở các cấp cơ sở để đối phó với tình trạng "bộ máy vẫn cứ phình ra".

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41822234

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét