Bắc Kinh "ép" các đối tượng tham nhũng lưu vong phải về nước
Trong tuyên bố mới đây, CCDI (Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) khẳng định biết rõ chỗ ẩn áu của khoảng 1/3 đối tượng trong tổng số gần 1.000 đối tượng (bị truy nã vì cáo buộc các tội danh tham nhũng) đang lẩn trốn, sống lưu vong ở nước ngoài. Không nêu đích danh, nhưng trong tuyên bố của mình, CCDI công bố chi tiết danh tính, tiểu sử của 946 đối tượng bị truy nã vì cáo buộc tham nhũng, trong đó đề cập đến các địa điểm, quốc gia và vùng lãnh thổ mà đối tượng có khả năng đang lẩn trốn, thì mọi người đều thấy rõ đa phần tại Mỹ và Canada.Bắc Kinh "ép" các đối tượng tham nhũng lưu vong phải về nước 22 đối tượng bị truy nã gắt gao nhất vì cáo buộc các hành vi tham nhũng. Ảnh: CCDI
Bắc Kinh kêu gọi các đối tượng lẩn trốn "tốt hơn nên tự nguyện về nước thì sẽ được hưởng lượng khoan hồng". Đồng thời đề nghị các tổ chức quốc tế hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh để truy tìm và dẫn độ 22 đối tượng bị truy nã gắt gao nhất.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi diễn ra chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" trong suốt mấy năm qua, Trung Quốc cho công bố công khai, rất chi tiết về tiểu sử của chính xác 946 đối tượng bị truy nã vì cáo buộc các hành vi tham nhũng (trong đó có 22 đối tượng bị truy nã đặc biệt).
Việc tiết lộ chi tiết mọi thông tin về các đối tượng bị truy nã vì cáo buộc tham nhũng được thực hiện chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc đề nghị Cơ quan Cảnh sát quốc tế (Interpol) giúp truy tìm 1 tỷ phú, người trước đó "đe dọa" sẽ tiết lộ những chuyện "thâm cung bí sử" về các hành vi tham nhũng liên quan đến nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc.
Đồng thời, Trung Quốc cũng công khai mở cuộc điều tra đối với 1 quan chức lãnh đạo trong ngành Bảo hiểm.
Kêu gọi sự hợp tác quốc tế
Trong tuyên bố của mình, CCDI khẳng định các cơ quan chức năng Trung Quốc biết rõ địa phương (thành phố, tỉnh, bang, tiểu bang…) nơi mà 365 đối tượng bị truy nã đang lẩn trốn, còn lại 581 đối tượng đã "khoanh vùng" được các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực mà họ đang lẩn trốn.
Cơ quan chức năng Trung Quốc kêu gọi các đối tượng đang lẩn trốn nên tự nguyện về nước trước khi bị bắt giữ và bị dẫn độ, đồng thời đề nghị các cơ quan hữu quan quốc tế hợp tác truy tìm, bắt giữ và dẫn độ những đối tượng bị truy nã về chịu sự xử lý theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
"Chúng tôi kêu gọi các nước liên quan không nên vì lợi ích kinh tế trước mắt mà cấp hộ chiếu, visa theo dạng nhập cư kinh tế cho các đối tượng đang bị truy nã vì cáo buộc các hành vi tham nhũng (…). Trong trường hợp đã cấp hộ chiếu, visa theo dạng nhập cư kinh tế, các nước liên quan nên ra lệnh hủy bỏ hoặc thu hồi những loại hộ chiếu dạng này càng sớm càng tốt", Feng Jingyou, quan chức của CCDI phát biểu trên Nhân dân nhật báo.
Đa số lẩn trốn tại Mỹ và Canada
Không nêu đích danh, nhưng trong tuyên bố của mình, CCDI công bố chi tiết danh tính, tiểu sử của 946 đối tượng bị truy nã vì cáo buộc tham nhũng, trong đó đề cập đến các địa điểm, quốc gia và vùng lãnh thổ mà đối tượng có khả năng đang lẩn trốn, thì mọi người đều thấy rõ đa phần tại Mỹ và Canada. Đặc biệt, trong số 22 đối tượng bị truy nã gắt gao nhất, có tới 10 đối tượng bị cho là đang lẩn trốn tại Mỹ, 5 tại Canada, 4 tại New Zeland, 1 tại Australia, 1 tại Vương quốc Anh và 1 tại Saint Kitts and Nevis (quốc đảo nhỏ nằm trong quần đảo vùng Caribe).
Đây được cho là lần đầu tiên CCDI công khai danh tính (bao gồm ảnh chân dung, tuổi), thời điểm bỏ trốn (người lâu nhất là từ năm 1998), địa điểm được cho là đang lẩn trốn, những tội danh bị cáo buộc và hàng loạt thông tin chi tiết khác về 22 đối tượng đang bị truy nã gắt gao nhất. Trong số này, mọi người dễ dàng nhận thấy những gương mặt "quen thuộc" như Wang Liming - cựu Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, hay như Cheng Muyang - cựu Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Jiadali Hồng Công.
"22 đối tượng này đều nằm trong danh sách truy nã "đỏ" của Interpol và đều không còn cơ hội để được hưởng lượng khoan hồng từ cơ quan chức năng Trung Quốc. Cho dù có thay tên đổi họ, chắc chắn những đối tượng này sẽ bị bắt giữ và bị dẫn độ về Trung Quốc", một quan chức của CCDI khẳng định.
Gần 2.900 đối tượng trốn chạy đã bị bắt giữ
Trong tuyên bố của mình, CCCD khẳng định các cơ quan chức năng Trung Quốc, nhờ sự hợp tác của các tổ chức, cơ quan quốc tế liên quan, đã bắt giữ và dẫn độ về Trung Quốc tổng cộng 2.873 đối tượng trốn truy nã, sống lưu vong tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong số này, có 476 đối tượng là cựu quan chức lãnh đạo cấp cao nhất ở các cấp chính quyền, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, và có đến 40 đối tượng bị Interpol bắt giữ.
Những cuộc bắt giữ, dẫn độ này cũng đã giúp cơ quan chức năng Trung Quốc truy tìm và thu hồi được 8,99 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,3 tỷ USD).
Nhật Minh
(Thanh tra)
cái này thì phải công nhận là đáng học...
Trả lờiXóa