Việt Nam trước áp lực đồng đô la mạnh, lãi suất tăng
Thanh Hà, ngày 10 tháng 1 năm 2017 - Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia về thống kê của Liên Hiệp Quốc, đối với Việt Nam : « Tạo ổn định kinh tế trong thời gian sắp tới khó khăn hơn nhiều, vì đồng đô la tăng giá, vì lãi suất ngân hàng trên thế giới và cả ở Việt Nam gia tăng, lạm phát ở Việt Nam cũng sẽ cao hơn so với năm vừa qua ».
Nhân viên một ngân hàng ở Saigon kiểm tiền, 10/01/2017. REUTERS/Kham
Giữa tháng 12/2016, đô la Mỹ tăng giá ở mức cao nhất kể từ năm 2004. Sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống vào tháng 11/2016, ngoại tệ được ưa chuộng nhất thế giới tăng giá thêm 3 %. Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã tăng lãi suất chỉ đạo vào những tuần lễ cuối năm 2016 và dự trù siết chặt thêm chính sách tiền tệ qua ba đợt khác nhau trong tài khóa 2017. Thêm vào đó, theo các dự báo, tăng trưởng của Hoa Kỳ trong năm nay sẽ vững mạnh. Tất cả những yếu tố trên đây cho thấy, đồng đô la Mỹ có khuynh hướng tăng giá từ 5 tới 7 % so với năm 2016.Riêng trên thị trường Việt Nam, cuối năm 2016 đô Mỹ tăng giá 4 % so với 12 tháng trước đó.
Đô la mạnh chỉ là một yếu tố
Nợ công theo định nghĩa của Việt Nam - gồm nợ của chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh - đến cuối năm 2016 lên tới 115 tỉ đô la, tăng gấp đôi so với năm 2011. Theo báo cáo của bộ Tài Chính Việt Nam được công bố ngày 06/01/2017, cho đến cuối 2016, tổng nợ công của chính phủ tương đương với hơn 53% tổng sản phẩm nội địa và nếu tính luôn cả nợ do chính phủ đi vay và bảo lãnh, tỉ lệ này lên tới gần sát trần 65 % như quy định của Quốc Hội cho kế hoạch 2016-2020 đã được thông qua vào tháng 11/2016.
Hiện tượng đô la tăng giá có lợi cho xuất khẩu Việt Nam vì hàng Việt tính bằng đô la sẽ rẻ hơn trên thị trường, nhưng hóa đơn thanh toán bằng đô la cho các nhà cung cấp sẽ « nặng hơn » với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên theo chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt, nhìn chung, cán cân thương mại của Việt Nam không bị thiệt hại nhiều vì những giao động của đồng đô la trong năm. Đáng quan ngại hơn là nợ của Việt Nam được tính bằng đô la.
Nợ của Việt Nam tính bằng đô la
Cụ thể là khi đồng tiền Mỹ tăng giá, Việt Nam – hay bất kỳ một quốc gia nào đi vay bằng đô la đều phải huy động thêm nội tệ để trả nợ.
Trả lời ban Việt ngữ RFI, ông Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia thống kê của Liên Hiệp Quốc, không chỉ quan ngại trước hiện tượng này mà ông còn đặc biệt chú ý đến áp lực của lạm phát, đẩy lãi suất ngân hàng lên ít nhất là 2 điểm, khiến gánh nặng nợ nần của Việt Nam càng đáng lo ngại :
Chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt- New York. Ngày 10/01/201710/01/2017Nghe
« Đồng đô la trên thế giới nói chung tăng giá, lãi suất cũng vậy. Ở Việt Nam ảnh hưởng còn mạnh hơn vì nhu cầu phải đi vay tín dụng và trả nợ. Nhìn vào thống kê, năm 2016 đô la tăng giá 4 % ở Việt Nam. Bên cạnh chuyện đô la tăng giá, còn phải chú ý tới lãi suất. Trước đây, lãi suất ở Việt Nam rất cao vì lạm phát. Hai năm trở lại đây, khi lạm phát giảm xuống thì một số ngân hàng vẫn còn giữ lãi suất ở mức 5 hay 6 % để kiếm lời. Nhưng khi vật giá leo thang lên trở lại, ngân hàng buộc phải tiếp tục đẩy lãi suất lên thêm khoảng 2 điểm nữa, tức là khoảng từ 7 đến 8 % trong năm ... ».
Nhưng 115 tỉ đô la là chỉ thu hẹp ở phạm trù nợ công, tức là nợ nhà nước đi vay và nợ do chính phủ bảo lãnh, bên cạnh đó còn có khoản nợ của các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh. Tính luôn cả khối nợ của các doanh nghiệp, chuyên gia về thống kê Vũ Quang Việt nêu ra con số nợ hơn 300 tỉ đô la của Việt Nam, lớn hơn với cả tổng sản phẩm nội địa. Điều đáng báo động là tổng số nợ so với vốn là gấp hai lần. Một số các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước thậm chí vẫn có thể vay được tín dụng lớn gấp ba lần so với vốn. Từ đó dẫn tới tình trạng « nợ dây chuyền ».
Cuối cùng, theo ông Vũ Quang Việt, vấn đề nằm ở chỗ, chi tiêu trong ngân sách của Việt Nam đã tương đương với 34 % GDP, một tỉ lệ cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á chung quanh. Không làm chủ được lạm phát thì sẽ đẩy lãi suất ngân hàng lên cao, giải quyết nợ càng trở nên một thách thức đối với chính phủ Việt Nam, với nhiều rủi ro đi kèm, nhất là khi 60 % nợ của chính phủ Việt Nam là do đi vay từ tư nhân ở trong nước và đó là những khoản nợ ngắn hạn.
Chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt- New York. Ngày 10/01/201710/01/2017Nghe
« Đồng đô la trên thế giới nói chung tăng giá, lãi suất cũng vậy. Ở Việt Nam ảnh hưởng còn mạnh hơn vì nhu cầu phải đi vay tín dụng và trả nợ. Nhìn vào thống kê, năm 2016 đô la tăng giá 4 % ở Việt Nam. Bên cạnh chuyện đô la tăng giá, còn phải chú ý tới lãi suất. Trước đây, lãi suất ở Việt Nam rất cao vì lạm phát. Hai năm trở lại đây, khi lạm phát giảm xuống thì một số ngân hàng vẫn còn giữ lãi suất ở mức 5 hay 6 % để kiếm lời. Nhưng khi vật giá leo thang lên trở lại, ngân hàng buộc phải tiếp tục đẩy lãi suất lên thêm khoảng 2 điểm nữa, tức là khoảng từ 7 đến 8 % trong năm ... ».
Nhưng 115 tỉ đô la là chỉ thu hẹp ở phạm trù nợ công, tức là nợ nhà nước đi vay và nợ do chính phủ bảo lãnh, bên cạnh đó còn có khoản nợ của các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh. Tính luôn cả khối nợ của các doanh nghiệp, chuyên gia về thống kê Vũ Quang Việt nêu ra con số nợ hơn 300 tỉ đô la của Việt Nam, lớn hơn với cả tổng sản phẩm nội địa. Điều đáng báo động là tổng số nợ so với vốn là gấp hai lần. Một số các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước thậm chí vẫn có thể vay được tín dụng lớn gấp ba lần so với vốn. Từ đó dẫn tới tình trạng « nợ dây chuyền ».
Cuối cùng, theo ông Vũ Quang Việt, vấn đề nằm ở chỗ, chi tiêu trong ngân sách của Việt Nam đã tương đương với 34 % GDP, một tỉ lệ cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á chung quanh. Không làm chủ được lạm phát thì sẽ đẩy lãi suất ngân hàng lên cao, giải quyết nợ càng trở nên một thách thức đối với chính phủ Việt Nam, với nhiều rủi ro đi kèm, nhất là khi 60 % nợ của chính phủ Việt Nam là do đi vay từ tư nhân ở trong nước và đó là những khoản nợ ngắn hạn.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170110-viet-nam-truoc-ap-luc-dong-do-la-manh-lai-suat-tang
nhờ ơn đảng quang vinh, hay là tại thiên tai???
Trả lờiXóa