Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

“Tôi e 5 năm khó làm hết những gì mình muốn”

Ông Nghĩa phát biểu thế này là hơi thiếu khí phách; ý ông là chỉ muốn làm 2 nhiệm kỳ ở Bộ GT (?). Nên quyết liệt như các bậc tiền bối 3X và Thiện Nhân: Việc kế hoạch 5 năm chỉ cần làm xong trong 3 năm để sau đó leo lên chức cao hơn, quyền lực và bổng lộc nhiều hơn. Ông Nghĩa là bạn học phổ thông với tôi, là bạn cùng tổ, tôi ít tuổi hơn ông (ông lớn hơn các bạn cùng lớp khoảng 2 tuổi) nhưng học thuộc loại giỏi nhất lớp, còn ông học lực chỉ trung bình. Cứ chiều thứ 7 hàng tuần, tổ lại tổ chức cho các bạn phê và tự phê bình tức là bới móc khuyết điểm của nhau trong tuần, nghĩ lại thấy ghê rợn. Sau này tôi hầu như tuyệt giao với những bạn bè rất hăng hái đấu tố mình, nhất là vì tội thờ ơ với những phong trào vô bổ của Đoàn, của lớp. Khoảng đầu năm lớp 10 ông phải đi bộ đội, được đặc cách cấp bằng tốt nghiệp phổ thông. Khi ông lên bộ trưởng, bạn học cũ và bạn bè biết ông đều hỏi tôi ông Nghĩa học đại học khi nào vì không thấy báo chí đưa tin về trình độ học vấn của ông ta. Tôi đều trả lời không biết. Nhưng chắc chắn ông đã học đại học ở đâu đó (có lẽ trong quân đội) vì tất cả 27 thành viên chính phủ đều có trình độ đại học trở lên. Có lẽ ông là 1 trong 5 người có bằng cấp thấp nhất: bằng cử nhân. Nhưng không sao, 3X còn lên được Thủ tướng cơ mà. Chúc ông làm hết được những gì ông muốn, miễn là có lợi cho nước, cho dân, đừng như ông anh ruột của ông, là Ủy viên bộ chính trị mà như bị thịt.
Tân Bộ trưởng Giao thông: “Tôi e 5 năm nhiệm kỳ khó làm hết những gì mình muốn”
MẠNH NGUYỄN 15/04/2016 BizLIVE - "Công việc còn rất nhiều và ngổn ngang, tôi e rằng trong 5 năm nhiệm kỳ khó có thể làm hết những gì mình mong muốn. Tuy nhiên, có một điều phải làm bằng được, đó là tiếp tục đổi mới. Chỉ có đổi mới, ngành mới có thể phát triển..." Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã chia sẻ như vậy khi nói về những dự định về công việc trong thời gian sắp tới.


Tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa.

Xin chúc mừng Bộ trưởng được Đảng, Quốc hội, Chính phủ tín nhiệm giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Bộ trưởng nhận thấy những thách thức, thuận lợi, khó khăn gì đang đợi mình ở phía trước?

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

10 đại kế giúp Đảng và Nhà nước trả nợ ngập đầu

10 đại kế giúp Đảng và Nhà nước trả nợ ngập đầu
Nguyễn Đại - Trước tình hình nợ công trên đầu người tăng phi mã, lên tới 29 triệu đồng / người, tôi kêu gọi mọi người hiến kế để giải thoát tình trạng này. Chúng ta sẽ tập hợp đủ 10 kế hay nhất gửi đến Đảng và Nhà nước. Hiện nay đã thấy vài kế khả thi.
Kế 1 (của Hoàng Huy Vũ): Gom tiền trả đủ 29.000.000 đồng; xong tuyên bố "không còn nợ nần gì cả". Từ nay không liên quan!
Kế 2 (của Hoang Bui): Đẩy mạnh sinh sản nhằm tăng số dân, từ đó giảm số nợ trên đầu người.

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp

Điên rồ thời ông Thăng: Bánh chưng 2,5 tấn

Ông Thăng vào Sài Gòn đã hơn 2 tháng, chưa hề thấy công trạng gì, hiện tượng tội phạm, cảnh sát dùng võ thuật đánh dân, hành vi phi văn hóa... vẫn liên tục diễn ra, chỉ thấy phô trương, phát ngôn ầm ỹ trên báo chí. Mình đã chán không buồn nhắc tới ông, nhưng giờ lại thêm cái trò bánh chưng 2,5 tấn trong khi thành phố bị hán hán, ngập mặn, nghèo đói... nên đành phải nhắc tới. Nhìn ra thế giới, có nước nào làm như Sài Gòn của ông Thăng ? Thật đáng xấu hổ. Đúng là không thể hy vọng sự tốt đẹp đến từ một lãnh đạo cộng sản. Xem thêm: Đinh La Thăng dạy bảo sĩ phu Nam bộ: Bí thư Đinh La Thăng: 'Yêu nước… không phải khoe thành tích' (ĐĐK 14-4-16) / Đinh La Thăng khoa khoang: Bí thư Thăng: TP HCM đã chuẩn bị để đón Tổng thống Obama (Zing 14-4-16). 
Bánh chưng 2,5 tấn ở Sài Gòn
Để làm chiếc bánh chưng khổng lồ dâng Quốc tổ Hùng Vương, Công viên Đầm Sen phải huy động 50 người với nhiều công đoạn gói, nấu bánh khác thường.

Ngày 13/4, Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11, TP HCM) gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 2,5 tấn để dâng Quốc tổ trong dịp Giổ Tổ Hùng Vương 2016.

Từ chết “đúng qui trình” đến mất nước “đúng qui trình”

Dưới thời đại rực rỡ nhất của dân tộc Việt Nam, đến cái chết cũng “đúng qui trình” thì thử hỏi còn cái gì không đúng quy trình nữa đây. Chúng ta đã thấy bán đất cho ngoại bang đúng quy trình, mất biển đảo đúng quy trình, để ngoại bang xâm lăng chiếm lĩnh nền kinh tế đúng quy trình... thì cũng sẽ đến lúc mất nước đúng quy trình. Người Việt sẽ trở thành bộ tộc thiểu số ở nước mẹ vĩ đại theo đúng quy trình, sẽ phải nói tiếng Hán theo đúng quy trình... do... lập ra.
Những cái chết… “đúng qui trình”!
Bùi Hoàng Tám — Nếu đằng nào dân cũng “chết đúng qui trình” thì lập ra ban nọ, bệ kia mỗi năm tiêu tốn cả đống tiền của dân để làm gì nhỉ? Hay là giải tán quách nó đi để cho dân “chết đúng qui trình” vì đằng nào chả thế, chết là hết, cần gì đúng qui trình hay không đúng qui trình? Ăn xong rồi chết dần dần, gọi là “chết đúng qui trình”

(Minh họa: Ngọc Diệp)
“Đúng qui trình” đang là cụm từ “hot”. Vào trang tìm kiếm Google lúc 14g30 ngày 14/4/2016 cho 03 từ này, thấy 353.000 kết quả trong 0,47 giây với đủ các nội dung. Từ việc bổ nhiệm cán bộ sia qui định, cấp sổ đỏ hay cho phép xây nhà trái phép, cấp cứu người bệnh cho đến tăng giá các mặt hàng thuộc nhóm độc quyền… Tất tần tật đều rất “đúng qui trình”.

Ông Nhân bà Mai chia quyền chỉ huy MTTQ Việt Nam

Lần đầu tiên trong lịch sử có 2 ủy viên Bộ Chính trị tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Điều này thật kỳ lạ. Đã có một thời gian rất dài, Ủy ban Trung ương MTTQVN hoàn toàn không có ủy viên BCT. Vậy mục tiêu của việc đưa bà Mai vào đây làm gì ? Ông Nhân chắc chắn sẽ không thể độc quyền khoe khoang thông tin họp BCT để ra oai với các thành viên Mặt trận được nữa. 3X thấy cảnh này có thương và xót xa cho đệ tử ruột không ?
2 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
(VTC News) – Lần đầu tiên đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có 2 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Trương Thị Mai. Chiều 14/4, tại Hà Nội, đã diễn ra hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ năm (khóa VIII) để kiện toàn một số vị trí nhân sự.

Lần đầu tiên 2 ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ủy ban Trung ương MTTQ 
Việt Nam là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Trương Thị Mai (Ảnh: Phạm Thịnh)

Chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc dưới thời tập Cận Bình
Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tạo ra nhiều thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Giáo huấn “ẩn mình, chờ thời” của Đặng Tiểu Bình được áp dụng trong vài thập niên qua đã biến mất trong ngôn từ ngoại giao.
Thay vào đó là là một chiến lược chủ động, quyết đoán và từ trên xuống dưới. Và chính cá nhân Tập Cận Bình nắm quyền lèo lái cuộc “xoay trục” này trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và các nước láng giềng. Từ khi nhậm chức, Tập đã thực hiện hơn 40 chuyến công du ngoại giao khắp nơi trên toàn thế giới.

10 năm ông Dũng: vẫn “xin khất” Luật Biểu tình

10 năm Việt Nam vẫn “xin khất” Luật Biểu tình, vì sao?
Lê Thọ Bình - /Thứ Năm, ngày 14/4/2016 VietTimes -- Cải tiến công tác xây dựng luật và chọn người tài đức vào Quốc hội khóa XIV là những vấn đề mà VietTimes đã đặt ra với Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đại biểu Quốc hội TP HCM khóa XIII). Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu phải trình, nhưng rồi QH cũng bất lực khi Chính phủ vẫn xin hoãn trình. Trong khi đó, ông là người xin tự soạn thảo và trình, nếu Chính phủ không làm được. Vậy tại sao QH lại bất lực trong khi QH thừa sức làm?
Ông Trương Trọng Nghĩa
Vì sao chậm ra luật?
Thưa ông, nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua của mình, ông có thấy mình còn nợ với cử tri điều gì không?
- Tôi là đại biểu Quốc hội (QH) kiêm nhiệm. Theo quy định thì đại biểu kiêm nhiệm phải dành ít nhất 30% thời gian cho hoạt động QH. Thời gian cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là anh có dành tâm trí, tâm huyết, tâm sức, suy nghĩ, trăn trở cho công việc của một đại biểu hay không, chứ không phải cứ chờ đến tháng 5, tháng 10, khi kỳ họp diễn ra mới dành thời gian cho hoạt động QH. Về vấn đề này, tôi tự thấy mình đã dồn nhiều tâm trí và sức lực cho hoạt động QH; thời gian là hơn 30% khá nhiều.

Bộ NG VN bác bỏ tuyên bố của Ngoại trưởng Nga

Không thể giải quyết song phương vấn đề quần đảo Trường Sa
14/04/2016 TTO - Ngày 14-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, nhiều nước thì phải giải quyết đa phương,  ví dụ như là vấn đề quần đảo Trường Sa, thì không thể giải quyết song phương mà phải có sự tham gia của các bên liên quan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam 
Lê Hải Bình - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ
Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc họp báo ngày 13-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hoan nghênh phát biểu trước báo chí của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov về vấn đề Biển Đông.

Ngoại trưởng Nga tuyên bố sai về Biển Đông

Bình luận đáng chú ý của Ngoại trưởng Nga về Biển Đông
HỒNG THỦY13/04/16 (GDVN) - Lợi ích của Nga trong quan hệ với Trung Quốc, cũng như tâm lý chống Mỹ của Nga đã và đang "khúc xạ" vào Biển Đông. Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, ngày 12/4 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã trả lời báo chí về lập trường của Nga xung quanh một số vấn đề quốc tế, trong đó có tình hình căng thẳng leo thang trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, ảnh: Thời báo Hoàn Cầu.
Ông Sergei Lavrov cho biết: "Lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông là, tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm con đường giải quyết bằng chính trị ngoại giao mà các bên đều có thể chấp nhận được.

Dân Dương Nội làm lễ ăn thề quyết tử giữ đất

Dân oan dương nội làm lễ ăn thề quyết tử giữ đất
Lễ trình thần thánh, thành hoàng làng đình La Dương, Dương Nội.
Chúng con xin kính lạy chín phương trời, mười phương đất, chư phật mười phương, mười phương Đức phật tổ.
Chúng con xin kính lạy tam toà, Đức thánh thần hoàng bản thổ, ngự tại đình La Dương, Dương Nội.
Anh Trịnh Bá Phương đội lễ lên đình dâng Thánh
Hôm nay là ngày 8/3 âm lịch năm 2016, chúng con cùng đồng đoàn bà con trong đoàn giữ đất ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội có nén nhang tâm về kính trình trời phật, thần thánh, các ngài chứng tâm.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Tổng bí thư cần phải TUYÊN THỆ trước QUỐC HỘI

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần phải TUYÊN THỆ TRƯỚC QUỐC HỘI
Bùi Văn Bồng NGUYỄN ĐĂNG QUANG 
 “Trước quốc kỳ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tôi Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, trịnh trọng tuyên thệ trước Quốc hội và toàn thể nhân dân Việt Nam là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Dân tộc và với Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Tôi nguyện làm hết sức mình để giữ vững chủ quyền quốc gia và kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của Tổ quốc Việt Nam, kiên quyết không để một tấc đất của Tổ quốc thân yêu rơi vào tay quân thù! Xin Quốc hội và Nhân dân Việt Nam chứng giám!”
Kỳ họp thứ 11 cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khoá XIII vừa kết thúc. Các ông bà nghị bịn rịn từ biệt nhau giữa kẻ ở người về, vì Quốc hội Khoá XIV tới sẽ chỉ có khoảng 200 trong tổng số 497 Đại biểu đương nhiệm được phép ứng cử tiếp, số còn lại sẽ về làm dân theo sự phân công của Đảng.

ĐỌC BÁO SÁNG 13/4 THẤY “KIỆT SỨC” LUÔN

ĐỌC BÁO SÁNG 13/4 THẤY “KIỆT SỨC” LUÔN
FB Vũ Kim Hạnh Sáng mở tờ Thanh NIên 13/4 ra, tin vơ đết 1 là lời Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Khộng để doanh nghiệp kiệt sức”. Còn báo Tuổi Trẻ, tin và ảnh vơ đết về đề tài khác, sinh mạng sông Mekông, sao lại cũng có một dòng lời than của nông dân ĐBSCL: “Chúng tôi kiệt sức rồi…” Hai tờ báo thông tin lớn nhất, đông bạn đọc nhất nước này, ít khi chịu đăng tin bài trùng hay na ná nhau, sao hôm nay “chí lớn gặp nhau” vậy?
Doanh nghiệp đang trong trạng thái kiệt sức và Thủ Tướng nêu quyết tâm cứu còn “chúng tôi kiệt sức rồi” là tiếng kêu của nông dân ĐBSCL. Bài này đăng trong hai trang liên tiếp về tình hình nguy ngập của sông Mekông. Ông Tom Fawthrop, chuyên gia hàng đầu Ủy hội sông Mekong nhìn nhận: “Ủy hội sông Mekông đã thất bại trong bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái của dòng sông này”.

NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ LỰC CẢN CẢI CÁCH LỚN NHẤT

NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ LỰC CẢN CẢI CÁCH LỚN NHẤT
Truong Huy San - Nghị định 109 chỉ là một trong hàng loạt ví dụ cho thấy chính sách dưới thời Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bị chi phối bởi các băng nhóm như thế nào. Trong lĩnh vực kinh doanh vàng, Nghị định 24 cũng đã đặt khoảng 5000 cơ sở kinh doanh vào thế phải núp bóng hoặc trở thành nơi "gia công" cho các ông lớn (Nguyen Duc Thanh). Trong nhiệm kỳ thứ II của mình, Chính phủ Phan Văn Khải đã rất nỗ lực mới bãi bỏ được gần 500 giấy phép con, gỡ bỏ dần các rào cản kinh doanh. Nhưng, những nỗ lực này của ông Khải đã bị người kế nhiệm phản bội. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Theo VCCI & CIEM, trong 10 năm qua Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã để cho các bộ, ngành mặc sức quy định thêm điều kiện kinh doanh, làm phát sinh thêm khoảng 6.000 "giấy phép con" dưới nhiều hình thức. Tuy vẫn rêu rao cải cách nhưng có thể nói, Nguyễn Tấn Dũng là lực cản cải cách các THỂ CHẾ KINH TẾ lớn nhất kể từ sau Đổi mới.
Hạt gạo vướng nút thắt Nghị định 109/2010
Gạo xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: KINH LUÂN
Đức Tâm (TBKTSG) - Quá trình xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam trên thực tế có những mâu thuẫn do chính sách, mà cụ thể là nút thắt từ Nghị định 109/2010/NĐ-CP, quy định điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Trường hợp doanh nghiệp tư nhân Cỏ May ở Đồng Tháp là một ví dụ.

Bài giảng tuyệt hay dành cho Thủ tướng Phúc

Bài giảng tuyệt hay dành cho Thủ tướng Phúc
Hạnh phúc, bình an, bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục... hoàn toàn miễn phí. Hiến pháp quy định ít nhất 60% diện tích đất được phủ bằng cây rừng. Thực tế đạt được 72%, tất cả đều là rừng nguyên sinh. Bao giờ Việt Nam ? 100 năm hay 1000 năm sau ? 

Hy vọng khi là thủ tướng ngài sẽ nói khác...

Hy vọng khi là thủ tướng ngài sẽ nói khác...
Chúng ta nuôi công nhân (?????) và ngược lại công nhân nuôi lại chúng ta !
Lưu Trọng Văn - Trên trang mạng Zing.vn có điểm lại 10 phát ngôn ấn tượng của ngài Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó thủ tướng. Có hai phát ngôn của ngài gã muốn bình luận thêm để cho... “ấn tượng” thêm.
1. Ngày 24.12.2015 tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng ngài nói: Tham nhũng đang trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ, trật tự và an toàn xã hội, xói mòn các thể chế, các giá trị đạo đức...

Su-30 của Việt Nam bay ngang Đảo Trường Sa

Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam bay ngang Đảo Trường Sa
14.4.16 Nhân dân Nhật báo điện tử của Trung Quốc hôm thứ Tư đưa tin Hải quân Việt Nam vừa đưa ra một số hình ảnh cho thấy máy bay chiến đấu Su-30 bay trên Đảo Trường Sa, đảo lớn nhất do Việt Nam kiểm soát của quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Từ các hình ảnh có thể nhìn thấy rõ ràng đường băng và những tòa nhà trên đảo.
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30.
Trang báo điện tử này viết Đảo Trường Sa là hòn đảo chiến lược quan trọng nhất ở khu vực phía tây nam của quần đảo Trường Sa. Tờ báo viết: "Từ khoảng tháng 7 năm 1973 đến tháng 2 năm 1974, hòn đảo đã bị chế độ miền nam Việt Nam chiếm. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, đất nước này tiếp tục chiếm giữ đảo và thậm chí còn thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự ở đó. Việt Nam thậm chí còn lấp biển để mở rộng diện tích của đảo".

Một người tử tế đã ra đi (không phải ông Dũng)

Không phải ông Dũng; ông mới bắt đầu con đường phấn đấu để "ráng trở thành người tử tế". Từ ngày ông cựu thủ tướng Dũng có phát ngôn để đời là khuyên các bộ trưởng của ông và chính ông hãy cố làm người tử tế, một số bài báo đã thích dùng từ này. Không hiểu quan niệm "người tử tế" của ông Dũng có giống như trường hợp tử tế của ông Bên trong bài này không ?
Một người tử tế đã ra đi
12/04/2016  Sáng 12.4, rất nhiều họ hàng, bạn bè, doanh nhân, người dân… đã đến tiễn đưa doanh nhân Phạm Văn Bên (67 tuổi, Giám đốc DNTN Cỏ May) về nơi an nghỉ cuối cùng tại xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Trong cuốn sổ tang, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp viết: “Cả cuộc đời làm doanh nhân của mình, tôi đoán rằng anh Bên không có thời gian nhiều để học bài bản các khóa kinh tế, tiếp cận các lý thuyết quản trị, kinh doanh này nọ.

Danh sách các chủ nợ của Hoàng Anh Gia Lai

Danh sách các chủ nợ của Hoàng Anh Gia Lai
13/04/2016- Tính đến ngày 31/12/2015, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – HAG) có tổng số nợ vay lên tới 27.099 tỷ đồng, tăng lên 50% so với số nợ 18.126 tỷ đồng của năm 2014. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán thì năm 2015, HAGL chỉ đạt 502 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 65% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh bết bát của HAGL chủ yếu đến từ việc giá cao su giảm thê thảm, có lúc xuống dưới giá thành 1.300 USD/tấn so với mức giá 5.500 USD/tấn ở thời điểm cao nhất.
Chủ nợ lớn nhất của HAGL tính đến hiện tại là BIDV.
Vì vậy, HAGL hiện có 27.099 tỷ đồng các khoản vay tín dụng và trái phiếu, trong đó có 8.297 tỷ đồng vay ngắn hạn đến thời hạn phải trả trong năm 2016 và 18.801 tỷ đồng vay dài hạn. Ngoài ra, đơn vị kiểm toán là Ernst & Young Việt Nam đánh giá HAGL đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay trái phiếu.

10 năm ông Dũng: Ôtô 7 tỷ chịu 5 tỷ tiền thuế

Ngân sách cạn kiệt, nợ như chúa chổm. Chỉ còn cách móc túi dân.
Ôtô giá 7 tỷ phải chịu gần 5 tỷ đồng tiền thuế
Một chiếc xe dung tích lớn như Lexus LX 570 sẽ tăng giá từ 5,6 tỷ lên 7,3 tỷ đồng từ 1/7 tới do áp dụng biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới. Quốc hội vừa thông qua việc sửa đổi một số điều trong Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế. Theo đó, thuế áp với từng dòng xe sẽ có những thay đổi riêng. Dưới đây là Giá một số loại xe nhập khẩu thay đổi theo cách tính thuế TTĐB mới.
Loại xeĐộng cơ (lít)Thuế hiện hànhGiá niêm yết tính đến tháng 4 (triệu đồng)Thuế mới Giá mới (triệu đồng)
Kia Morning Si 1.2 45% 42540%396
Kia Rio 4 cửa1.445%48840%471
Ford Fiesta Fox Sport1.045%65940%636
Toyota Land Cruiser Prado2.750%2.25755%2.332
Lexus RX 3503.560%3.33790%3.962
Mercedes-Benz S500L4.760%5.049110%6.626
Mercedes-Benz S600 Maybach5.560%9.969130%14.330
Rolls-Royce Phantom>6.060%30.000150%46.875
Cụ thể, từ 1/7, các dòng xe có dung tích dưới 1.5 lít sẽ được giảm thuế từ 45% xuống còn 40%. Ngược lại, thuế của các dòng xe dung tích lớn sẽ tăng mạnh. Với các dòng xe có dung tích trên 2.5-3 lít, thuế sẽ tăng lên 55%, dòng xe 3-4 lít là 90%, xe từ 5 đến 6 lít là 130%, xe trên 6 lít thuế áp dụng mức 150%. Đây được xem là mức thuế TTĐB cao kỷ lục áp dụng với các dòng xe này khi thuế suất áp dụng hiện hành chỉ 60%. Các xe phổ thông cỡ lớn hoặc xe sang, siêu sang, xe thể thao là những phương tiện hay lắp động cơ này.

10 năm ông Dũng: Gần 46% doanh nghiệp đã “chết”

Gần 46% doanh nghiệp đã “chết” trong 10 năm qua
Tư Giang 13/4/2016 (TBKTSG Online) - Tổng cộng có đến 428.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể trong giai đoạn 2007-2015, theo một báo cáo công bố ngày 13-4 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015 cho biết, số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nêu trên tương đương với 45,5% tổng số doanh nghiệp được thành lập kể từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 đến nay. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định con số doanh nghiêp “chết” như vậy là “hoàn toàn không bình thường”.
Lãi suất quá cao và gánh nặng thuế phí trong thời gian dài đã bào 
mòn sức sống của nhiều doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ: TL TBKTSG
Trích số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo cho biết chỉ trong năm 2015, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động là 71.391 đơn vị, tăng 22,4% so với năm 2014.

10 năm ông Dũng: không kênh đầu tư nào sinh lời

Ông Dũng bị hạ bệ rồi, nhiều thông tin mới được công bố. Tất cả đều biết mà không ai dám nói. Thật đau xót cho đất nước có tới 92 triệu dân, 25 nghìn ông tiến sĩ này. 
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du: '10 năm qua không có kênh đầu tư nào sinh lời thực dương'
Bong bóng tài sản do dòng vốn chảy vào ồ ạt đã gây ra nhiều thiệt thòi cho kinh tế Việt Nam một thập kỷ qua và là vấn đề được Tiến sĩ Huỳnh Thế Du khuyến nghị cần rút kinh nghiệm khi Việt Nam bước vào ngưỡng cửa TPP. Chia sẻ nêu trên được Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nêu ra tại hội thảo TPP - Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực tài chính và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam diễn ra ngày 12/4.
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du nhìn nhận, quá trình phát triển 30 năm qua là giai đoạn Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế nhưng đã có tốc độ tăng trưởng cao thứ nhì thế giới (chỉ sau Trung Quốc). Nhiều người cho rằng, nếu lấy mốc hiện tại thì phải 100 năm tới, Việt Nam mới bằng Singapore, Hàn Quốc... và đây là điều khá bi quan.

Nợ công Việt Nam nguy hiểm hơn các nước khác

"Nợ công tăng nhanh hơn mọi dự báo, kể cả những dự báo bi quan nhất, thậm chí vượt cả dự tính của Bộ Tài chính". Dự báo nợ công là dễ nhất, cũng như từng cá nhân khi vay nợ, khi vay là đã biết các điều kiện vay gồm thời hạn trả, tiền lãi... Có gì mà không dự báo được. Vấn đề ở chỗ Chính phủ bác Dũng bịp dân, tìm mọi cách giấu dân số tiền phải trả, lúc nào cũng dõng dạc vay và trả nợ được tính hết, đều trong tầm kiểm soát. Thậm chí cố tình bịp dân bằng cách "không tính đúng, tính đủ mà nó đã tạo ra áp lực như vậy rồi, nếu tính đúng, tính đủ nó còn tăng hơn nữa, thậm chí gấp đôi mức hiện nay. Mỹ, EU, Nhật tiếng là nợ nước ngoài, nhưng họ nợ bằng tiền nước họ, ai cần họ trả nợ, họ in tiền đem trả là xong. Còn tiền VN in xong đưa cho họ họ coi là rác rưởi.
Chuyên gia: Nợ công Việt Nam nguy hiểm hơn các nước khác
Lê Thọ Bình - /Thứ Tư, ngày 13/4/2016 VietTimes -- "Chúng ta đứng trước nguy cơ là không còn bất kỳ một đồng nào để đầu tư phát triển nữa. Hiện nay gần 70% NSNN dùng cho chi thường xuyên, còn lại là dịch vụ nợ chiếm hơn 30%. Như vậy là toàn bộ 100% NSNN chỉ để chi cho hai việc ấy thôi", Không có đầu tư công, không có các đầu tư khác nữa. Có thể nói chưa bao giờ Việt nam đứng trước áp lực nợ công lớn như bây giờ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong
Nợ công của Việt Nam đang tiến gần tới kịch trần 65% GDP cho phép. Tuy nhiên điều đáng nói là trong vòng 5 năm trở lại đây nợ công đã tăng gấp đôi. Ông bình luận gì về vấn đề này?

Trung Quốc trỗi dậy và suy tàn: Giới hạn của quyền lực

Trung Quốc trỗi dậy và suy tàn:
Giới hạn của quyền lực
 Nguyễn Quang Dy
"Quyền lực đẻ ra từ nòng súng” (Mao Trạch Đông). Câu nói của Mao (quyền lực đẻ ra từ nòng súng) chỉ đúng một phần. Thứ nhất, nó chỉ đúng với quyền lực cứng, chứ không đúng với quyền lực mềm, vì súng và tiền không thể đẻ ra quyền lực mềm. Thứ hai, nó chỉ đúng với việc giành quyền lực, chứ không đúng với việc giữ quyền lực, vì muốn giữ quyền lực lâu dài thì phải đổi mới và phát triển. Muốn phát triển bền vững phải đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Nhưng “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối”, nên những kẻ độc tài và tham nhũng không chịu đổi mới chính trị.
Chính Mao đã từng nói “chính trị là thống soái” (politics in command) và hô hào phải làm “cách mạng thường trực”. Chính Mao đã huy động “Hồng vệ Binh” (fringe power) đối đầu và đánh sập hệ thống quyền lực của Đảng (mainstream power) để giành lại quyền lực (độc tôn). Chính Mao đã tạo ra “tiền lệ chống Đảng” (bằng bạo lực). Phải chăng Tập Cận Bình cũng đang bắt chước Mao một cách “sáng tạo” theo “Neo-Maoism” để giành quyền lực (độc tôn). Đối với Mao (và Tập) chính trị là độc tài. Cả Mao và Tập đều sùng bái quyền lực tuyệt đối và áp dụng sùng bái cá nhân, nên không hiểu giới hạn của quyền lực cứng.

Phân công công tác của Thủ tướng và các PTT

Tin tốt lành từ bác Phúc. Đọc qua thấy có cái mới là bác Phúc không tham lam ôm nhiều quyền hạn như bác Dũng. Đặc biệt bác không ôm quản lý các DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế nhà nước (những quả đấm thép đang tan chảy), không ôm Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (những siêu bộ) mà nhận ôm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thật đáng quý. Mình rất mong bác Phúc vứt cái ghế to đùng của bác Dũng ra chuồng lợn, làm một cái ghế chỉ to bằng cái ghế của các Bộ trưởng là được.
Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ
(TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 13/04/16 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ. Quyết định quy định rõ nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ; lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Chính phủ, các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Gần nửa số thành viên chính phủ là tiến sĩ

Gần nửa số thành viên chính phủ là tiến sĩ
Việt Chung - Thành phần Chính phủ mới được thông qua, 13 trên tổng 27 người có học vị tiến sĩ. Số bộ trưởng có chuyên môn về Kinh tế áp đảo, chiếm hơn 60%.

Về dân trí của người Việt

Về dân trí của người Việt
Lãng - “Dân chủ đa đảng quan trọng lắm chứ. Bác nói các cháu nghe. Một cuộc chạy đua phải có nhiều thằng chạy. Có thế mới biết thằng nào chạy giỏi, chạy tài. Giờ độc đảng cộng sản thì chết rồi. Tự mình chạy rồi tự mình chấm thì bác nói với các cháu, có dốt cũng thành tài (Ý nói thằng dốt cũng được coi là tài và nghiễm nhiên thành lãnh đạo – thực trạng phổ biến trong bộ máy quyền lực Việt Nam).
Cho đến bây giờ một lập luận mà nhiều người rất quen thuộc và được lặp đi lặp lại nhiều lần: “Dân trí Việt Nam còn rất thấp, nếu để đa đảng và đa nguyên chỉ dẫn đến đại loạn”.

Quả báo ngân sách: Nợ công ‘cấm cửa’ ODA

Quả báo ngân sách: Nợ công ‘cấm cửa’ ODA
2016, Việt Nam bước vào kỷ nguyên Quốc Hội mới, chính phủ mới và ngân sách thủng túi. Ngay sau hai chuyến làm việc liên tiếp tại Hà Nội của Chủ tịch nhóm Ngân hàng thế giới Jim Jong Kim và Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde mà đã không hứa hẹn bất cứ khoản cho vay mới nào đối với giới lãnh đạo Việt Nam, Bộ Tài Chính nước này đã biểu hiện một cử chỉ lộ diện hơn nhiều so với thái độ cố giấu trước đây: tổ chức buổi họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA vào ngày 22 tháng 3, 2016 tại Hà Nội.
“Cấm cửa” vay ưu đãi
Cuộc họp báo này thấm màu u ám. Cục Trưởng Cục Quản Lý Nợ và Tài Chính Quốc Tế Trương Hùng Long thông báo: Một trong những điều khoản khi Việt Nam không còn được vay theo điều kiện ODA vào năm 2017 là các khoản vay hiện nay sẽ phải rút ngắn thời gian trả nợ hoặc chịu trả mức lãi suất cao hơn so với cam kết trước đây.

Cựu TT Dũng có thể làm gì để thay đổi Việt Nam?

Cựu Thủ tướng Dũng có còn đóng góp được gì để thay đổi Việt Nam?
Sau những cải cách nhân sự ở các cấp cao nhất, Việt Nam giờ đã có một dàn lãnh đạo mới. Ban lãnh đạo này có gì khác so với các nhiệm kỳ trước? Liệu những cải cách kinh tế đã bắt đầu lấy đà dưới thời cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có sẽ tiếp tục? Liệu ông Nguyễn Tấn Dũng có tiếp tục đóng góp để thay đổi Việt Nam như ông mong muốn khi còn nắm quyền lực trong tay?
Mời quý vị tìm hiểu ý kiến của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà hoạt động dân chủ từng bị giam giữ và trục xuất khỏi nước, đang sống tại Hoa Kỳ nhưng vẫn theo sát tình hình trong nước trong cuộc trao đổi sau đây với Hoài Hương của ban Việt ngữ-Đài VOA.

Phạm Bình Minh: Cha “giải vây”, con “hội nhập“

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Cha “giải vây”, con “hội nhập“
Lê Thọ Bình - /Chủ Nhật, ngày 10/4/2016 VietTimes -- Nếu ông Nguyễn Cơ Thạch được coi là "kiến trúc sư" của giai đoạn ngoại giao “phá vây” thì ông Phạm Bình Minh (con trai ông Thạch) được xem là biểu tượng của nền ngoại giao Việt Nam thời hội nhập.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Nhà ngoại giao chuyên nghiệp
Tại Đại hội Đảng XII ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được bầu vào Bộ Chính trị. Như vậy ông đã đảm nhiệm trọng trách (cả về Đảng và Nhà nước) mà 33 năm trước đây cha ông là Nguyễn Cơ Thạch từng đảm nhiệm.

Việt Nam sẽ có nữ tổng bí thư đầu tiên?

Việt Nam sẽ có nữ tổng bí thư đầu tiên?
12.04.2016 - Sau khi Việt Nam hoàn tất những thay đổi nhân sự ở các cấp cao nhất, truyền thông quốc tế đang dồn sự chú ý vào những thay đổi chính sách dưới dàn lãnh đạo mới. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trở thành nữ chủ tịch quốc hội đầu tiên của Việt Nam sau khi nhận được tới 95% số phiếu tán thành của các nhà lập pháp.
Với nội các đã hoàn tất, câu hỏi nhiều người đặt ra hiện nay là ai sẽ lên thay tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và một trong các ứng viên được coi là hàng đầu hiện nay là một nữ chính trị gia đang lên “như diều gặp gió”.

Người Việt gửi tiền ra nước ngoài 7,3 tỷ USD

Người Việt gửi tiền ra nước ngoài tăng vọt lên 7,3 tỷ USD
Tính tới cuối năm 2015, lượng tiền gửi ở nước ngoài của người Việt gia tăng đột biến, lên mức 7,3 tỷ USD, trong khi các nhà băng lớn vẫn phải đi vay ngoại tệ của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước. Số liệu này được đưa ra trong Báo cáo kinh tế Việt Nam quý I/2016 do Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VERP) công bố chiều 12/4.
Lượng tiền gửi ở nước ngoài của người 
Việt tăng vọt lên 7,3 tỷ USD vào cuối năm 2015
Dẫn lại số liệu thống kê đến quý 3/2015, TS. Nguyễn Đức Thành- Giám đốc VERP cho biết, cán cân thanh toán đã có những diễn biến bất thường sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) trong tháng 8. Cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong quý 3/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi chiều.

44% người dân phải đưa hối lộ mới xong sổ đỏ

44% người dân phải đưa hối lộ mới xong sổ đỏ
Số người phải chi “lót tay” để làm sổ đỏ năm 2015 tăng gấp đôi năm trước, với khoảng 44% "phải đưa hối lộ mới làm xong". Kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2015 tiếp tục cho thấy tính chất “kinh niên” của tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Toàn cảnh buổi công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2015.
Báo cáo PAPI 2015 vừa công bố sáng nay cho thấy, hiệu quả kiểm soát tham nhũng của chính quyền địa phương dường như đi xuống, đặc biệt là khi so sánh với kết quả năm 2013. Người trả lời trên phạm vi toàn quốc cho rằng hiện trạng vị thân khi tuyển dụng nhân lực vào khu vực công ngày càng trở nên trầm trọng hơn, trong khi quyết tâm phòng, chống tham nhũng của chính quyền và người dân ngày càng hạn chế.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Ván xì phé giữa Obama và Raul Castro

Ván xì phé giữa Obama và Raul Castro
Lữ Giang
Mặc dầu Hoa Kỳ và Cuba đã thiết lập bang giao, “cuộc chiến” giữa Cuba và Hoa Kỳ vẫn còn gay cấn, vì Cuba không tin vào sự chân thành Hoa Kỳ. Sự thiếu tin tưởng này trước hết phát xuất từ cuộc đối đầu lâu dài giữa hai bên đã kéo dài suốt 55 năm, trong gian đoạn đó Hoa Kỳ đã tổ chức ám sát lãnh tụ Fidel Castro đến 638 lần và Hoa Kỳ không từ chối bất cứ thủ đoạn nào có thể dùng để làm cho chế độ Fidel Castro sụp đổ, nhưng mọi âm mưu đều thất bại. Lý do thứ hai là Cuba thấy rằng Hoa Kỳ vẫn còn tiếp tục xử dụng “lá bài xã hội dân sự” và “chiêu bài dân chủ và nhân quyền” với mục tiêu gây bất ổn rồi phá sập chế độ Castro và thay thế bằng những tên tay sai của Mỹ như đã làm dưới thời VNCN năm 1963. Raul Castro cảnh giác Mỹ không phải là chuyện đáng ngạc nhiên.
Chủ tịch Raul Castro
Khi Tổng Thống Obama đến Havana, Chủ Tịch Raul Castro không ra đón tại phi trường mà để phái đoàn ngoại giao đón. Còn ông Fidel Castro từ chối gặp Obama.

Quyết định thành lập ban lễ tang cho... chính mình

Quyết định thành lập ban lễ tang cho... chính mình
FB Vũ Kim Hạnh 10-4-2016 - "Để giúp gia đình tổ chức lễ tang cho TÔI, nay tôi quyết định thành lập Ban lễ tang gồm có...". Người quyết định ký tên, đóng dấu: Phạm Văn Bên.
Đến viếng đám tang ông Phạm Văn Bên, sau khi đốt nhang, quay ra nói lời chia buồn với thân nhân, tôi nhìn thấy một tờ thông báo nhỏ khổ A4 dán hơi kín đáo trên tường, lấp ló phía sau lưng mọi người. Trời, quyết định thành lập ban lễ tang ông Phạm văn Bên do… chính ô Phạm văn Bên ký ngày 4/4/2016, ba ngày trước khi mất.

Bộ trưởng Nhạ: Giáo dục không phải trận đánh

Một số bác mới lên thích sử dụng từ "quyết liệt" của ông Dũng. Điều này mình không thích lắm. Ông Dũng cứ quyết mãi rồi cuối cùng thì liệt luôn (thân bại danh liệt); người ta còn đùa Quyết (tâm) thành Liệt (sĩ). Quyết liệt thường được hiểu là quyết tâm và mãnh liệt làm một điều gì đó. Đã mãnh liệt thì không thể làm lâu dài, hùng hổ một hồi rồi xẹp, lâu lâu lại hùng hổ, đầu voi đuôi chuột, rồi lại xẹp. Phát triển kinh tế, làm giáo dục không theo theo kiểu "quyết liệt" được.
Bộ trưởng Nhạ: Giáo dục không phải trận đánh
Khác với người tiền nhiệm, tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng: Tôi không quan niệm giáo dục là trận đánh, giáo dục là con người, đó là công trình lớn, xây dựng nhiều năm.
Tân Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Hoàng Long/ Đại Đoàn Kết.
- Cảm xúc của ông khi được Quốc hội bầu làm người đứng đầu ngành Giáo dục?
- Tôi vui mừng và vinh dự được Quốc hội tín nhiệm phê chuẩn giữ một chức vụ quan trọng trong Chính phủ, nhưng cũng không khỏi lo lắng vì thấy trách nhiệm quá lớn lao. Làm trong ngành nhiều năm, tôi thấu hiểu những khó khăn, gian khổ không hề nhỏ mà các vị Bộ trưởng tiền nhiệm phải trải qua. Nay được đặt vào cương vị ấy, tôi ý thức sâu sắc rằng có rất nhiều thử thách ở phía trước.

Truyện ngắn: Hậu thiên đường

Hậu thiên đường
Nguyễn Thị Thu Huệ
Tôi cứ tưởng là mình đã quên mọi chuyện từ lâu. Bỗng dưng chiều nay, tất cả ùa về. Đầy ắp ứ, như thể có ai đó đã thu gọn mọi thứ vào một cái bao tải to tướng, buộc chặt nút lại. Và nay, đem mở òa ra trước tôi. Đầy đủ nguyên vẹn.
Khi tôi chợt hiểu ra ở đời mọi sự đều có thể xảy ra như thế thì cũng quá muộn rồi. Tuổi già sầm sập chạy đuổi sau lưng. Tôi thì quyết giở trò ú tim với nó bằng cách làm sao chạy trốn được nó càng lâu dài càng tốt. Hôm nay sinh nhật con gái. Nó tròn mười sáu tuổi. Mặt con gái tôi giống người bố của nó. Nó không bao giờ biết được điều đó vì khi nó hiện hữu trên đời này thì người thực sự là bố của nó đã ở một nơi xa tít tắp. Bây giờ, khi tôi bốn mươi tuổi, chợt thấy tại sao lâu nay mình để tuổi thơ của con trôi qua trong nỗi buồn của sự cô đơn và hứng chịu nỗi cay đắng của một người đàn bà bị phụ bạc.

Truyện vui: BẠN CÂU CÁ

BẠN CÂU CÁ
Nguyễn Hoa Lư 10-4-2016 - “Quan bác thấy thế nào? Ý tôi muốn hỏi cảm tưởng của quan bác khi về làm thảo dân?". “Ta hớn hở lắm! Ta thanh thản lắm!” Mình đứng phắt dậy lớn tiếng mắng nhiếc. Cả đời mình chưa dám to tiếng với một ai. Vậy mà sao nghe mấy câu đó, bao nhiêu phẩn uất bị dồn nén âm ỉ trong lòng bùng lên như sóng lớn...
Bên bờ sông vắng, mình ngồi buông câu, ngẩn ngơ nhìn trời mây sống nước, buông một câu, tháng Tư ngon như một cặp môi gần. Chợt thấy mình sắp thành thi sĩ, đem sổ tay ra định ghi lại mới chợt nhận ra là bị chàng Xuân Diệu ám.

Truyện vui: HÀNG XÓM MỚI

Trong bài này bác Hoa Lư gọi tác giả của “Hậu thiên đường” và “Hòn địa” là "đám bồi bút" và văn chương của họ là "nhảm nhí", có lẽ cũng không oan !!!
HÀNG XÓM MỚI
Nguyễn Hoa Lư 10-4-2016 Chủ nổi giận đùng đùng: “Ngài thân làm đến chức tể tướng, rường cột của quốc gia, những khổ đau của dân lành thì không để ý lại phí thời gian ngồi tụng mấy cái bài văn nhảm nhí của đám bồi bút vậy! Còn sức lực đâu mà lo chuyện đại sự!“
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Xứ Bình Tân phủ Khánh Hòa có lão phu tính tình gàn dở, nóng nảy, hàng ngày chỉ đọc sách, ngắm hoa và xem sao trời. Bữa nọ đang uống rượu với thiếp yêu ở ngoài vườn, chợt thấy một vì sao to như cái đấu, xẹt ngang trời, rơi xuống phía Tây vườn. Lão thủng thẳng:

Chính quyền đã làm gì với 16 tấn vàng VNCH để lại?

Chính quyền mới đã làm gì với 16 tấn vàng VNCH để lại?
14/04/2015 Hải Băng - Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30-4-1975” đăng trên Tuổi Trẻ tháng 4-2006, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào?

(462) Ảnh vui. Võ mông

Ảnh vui

Bộ trưởng “quay cóp”: từ chức đi cha nội!

Bộ trưởng “quay cóp”
Một ông bộ trưởng Đức chỉ vì không dẫn nguồn cho các ý kiến khoa học nêu trong luận án tiến sĩ của mình ngày xưa, nên bị cáo buộc đạo văn và đã phải từ chức ngay khi vừa nhậm chức, để bảo tồn danh dự, chẳng lẽ ông Đào Ngọc Dung lại không có? Vậy, bất kể những lẽ trên, vẫn nên từ chức đi cha nội!
Ông Đào Ngọc Dung làm Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH
Nhiều người đang yêu cầu ông Đào Ngọc Dung từ chức bộ trưởng vì lỗi quay cóp bài thi trước đây, tôi nghĩ thế này: Học giỏi và thuộc lòng mớ kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh để thi cử khỏi quay cóp, thì không lú cũng hoá rồ. Vậy ít ra não của ông Đào Ngọc Dung vẫn còn tốt, chưa đến nỗi bị nhiễm nặng thứ cặn bã đó.

Bãi nhiệm thần tốc: vai trò lịch sử của QH13

Bãi nhiệm và bổ nhiệm thần tốc: vai trò lịch sử của Quốc hội khóa 13
Khi nào Quốc hội thích, không cần lý do, không cần có thời điểm thích hợp, là có thể bãi nhiệm hàng loạt và bổ nhiệm hàng loạt nhân sự cao cấp. Vậy cần chờ đợi là trong 5 năm của nhiệm kỳ Quốc hội 14, rất có thể mỗi năm sẽ có một lần bãi nhiệm và bổ nhiệm lãnh đạo cao cấp. Tại sao không? Đã có Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội làm hậu thuẫn, đã có Quốc hội 13 đặt tiền lệ!!!
Trong khi tôi đang tìm cách trả lời câu hỏi: “Giả định rằng, việc bầu cử chức danh lãnh đạo chủ chốt lần này chỉ là bầu cho Quốc hội khóa 13 và bầu cho nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 13, nhiệm kỳ 2011-2015; trong trường hợp này Quốc hội 13 có vi phạm luật pháp không?”, thì đọc được tin trên báo Tuổi trẻ ngày 9/4 về “​Kết quả Quốc hội phê chuẩn các thành viên Chính phủ”, giới thiệu 27 thành viên của chính phủ mới do ông Nguyễn Xuân Phúc cầm đầu (ta có thể gọi là chính phủ Nguyễn Xuân Phúc).

Tập Cận Bình: Hoàng Đế đỏ… cuối cùng???

Tập Cận Bình: Hoàng Đế đỏ… cuối cùng???
Tần Thủy Hoàng có thể đốt sách và chôn sống sử gia nhưng trong thời đại internet hiện nay, Tập Cận Bình cũng như các lãnh tụ trong chế độ cộng sản và độc tài khác chỉ có thể dựng tường lửa ngăn cản người dân tiếp cận với sự thật nhưng không thể nào bịt miệng được hết cả thiên hạ.
Trong tháng 3 vừa qua, một lá thư ngỏ được ký tên bởi “các đảng viên trung thành với Đảng Cộng Sản Trung Quốc” được phổ biến trên mạng kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức tất cả mọi nhiệm vụ vì quyền lợi quốc gia và cũng vì sự an toàn tính mạng của ông và gia đình ông. 

Ai sẽ là TBT sau ông Nguyễn Phú Trọng?

Ai sẽ là TBT sau ông Nguyễn Phú Trọng?
Trao đổi với BBC tuần này từ Úc, Giáo sư Carl Thayer, nói: "Nếu tôi là một người đánh cá trong một cuộc đua, cho cuộc đua vào năm sau, tôi nghĩ ông Đinh Thế Huynh sẽ một ứng viên được bỏ phiếu, đặc biệt ông đứng cạnh một bên với ông Trần Đại Quang, người đã được bầu trở thành Chủ tịch nước, và phía bên kia là đứng cạnh ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư 
Đảng CSVN tại Đại hội lần thứ 12 mới đây.
Một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế dự đoán khả năng người thay thế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, trong tương lai và cuộc chuyển giao quyền lực đã đang diễn ra ở Việt Nam hậu Đại hội 12.

Việt Nam 'khó kiện TQ' trên Biển Đông?

Việt Nam 'khó kiện TQ' trên Biển Đông?
“Rất khó để nhà lãnh đạo Việt Nam khởi động vụ kiện [Biển Đông] mà không tham vấn Trung Quốc trước”, theo một nhà nghiên cứu từ Đại học Hong Kong Baptist, tại Hội thảo bàn về Việt Nam sau 30 năm Đổi Mới ở Singapore tuần này. Chính sách đối ngoại Việt Nam sẽ không thay đổi nhiều. Các nhà lãnh đạo Việt Nam thường mang tính cách kế thừa. Và họ cũng biết vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc thế nào"Nên sẽ không có biến đổi nhiều lắm với Trung Quốc trong tương lai," ông Nguyễn Thành Trung nhận định.
Ông Nguyễn Thành Trung (thứ hai, từ phải sang) trong phần nội dung về Quan hệ của Việt Nam với các cường quốc tại Hội thảo Việt Nam 30 năm đổi mới

Ký hiệu trên đồ nhựa và sử dụng đúng cách

Ký hiệu trên đồ nhựa và sử dụng đúng cách
Sotayyhoc.com - Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đồ nhựa gia dụng được sử dụng khá phổ biến, một số gia dinh hay các cửa hàng thực phẩm thường sử dụng lại các chai, hộp nhựa để đựng thực phẩm hay chứa nước để trong tủ lạnh. Cách làm này có an toàn cho sức khỏe người sử dụng không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về các loại nhựa sử dụng phổ biến trong cuộc sống.
Dưới đáy của các hộp, chai nhựa có các con số từ 1 đến 7 nằm gọn trong dấu hiệu “recycle” (tái chế), đó chính là số hiệu phân loại nhựa. Các ký hiệu này phản ánh 7 loại khác nhau của đồ nhựa được phép lưu hành trên thị trường. Một số loại nhựa thì ít độc hại cho sức khỏe, dễ dàng tái chế và thân thiện với môi trường, còn một số khác thì không. Những con số này giúp ta có thể biết được loại đồ nhựa nào có thể sử dụng để đựng thức ăn an toàn, hợp vệ sinh và loại đồ nhựa nào có thể tái chế được, loại nào không.