Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM

ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM
Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu? 
Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt 
Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt 
Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu! 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.
Baron Trịnh 
Có bạn gửi cho bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH" của cô giáo Lam ở trường THPT chuyên Hà Tĩnh, rảnh rỗi sinh nông nổi, họa lại vài dòng chơi. 

Đất nước mình không ngộ quá đâu em 
Dù bốn nghìn năm dân vẫn không chịu lớn 
Bởi tổ tiên ta sinh ra không là con mà là trứng 
Khi cha mẹ ly hôn nào có dám kêu đòi 

Đất nước mình không lạ quá đâu em 
Thánh Gióng lên ba đã ăn cơm nong cà thúng 
Chử Đồng Tử úp nón thành cung điện nguy nga sừng sững 
Cùng một cha, Tấm làm mắm Cám rất bình thường 

Đất nước mình không buồn quá đâu em 
Dù biển bạc rừng vàng giờ đây đang cạn kiệt 
Nhưng có nồi cơm Thạch Sanh ăn mãi không bao giờ hết 
Nàng Tô Thị chờ chồng nghìn năm lẻ có gì đâu 

Đất nước mình có gì mà phải thương đau 
Vì đến tiều phu cũng mơ làm hoàng đế 
Nên chút nợ nần là chuyện nhỏ như con dế 
Đánh thắng ba siêu cường sợ gì đám năm châu 

Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu? 
Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt 
Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt 
Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu! 

© 2016 Baron Trịnh

1 nhận xét:

  1. Đất nước của chúng mình đây
    Đất nước này kẻ nắm quyền có tiền thấy kỳ diệu,
    Cửa địa ngục với dân đen mất đất hàm oan.
    Tự cả ngàn năm trước cha ông tự xưng tên nước,
    Đâu có để giặc phương bắc gọi là đám người Việt ở xứ Nam.
    Đất xứ này dân vốn truyền thống giản dị, thật thà,
    Không phô trương háo danh, dạy nhau ăn bẩn đua tranh chốn quan trường,
    Cũng chẳng cạy quyền hà hiếp kẻ yếu thế thân cô.
    Hỏi trong lịch sử có thời nào thảm hơn thế?
    Lắm kẻ bôn ba qua vài châu lục,
    Vẫn chỉ đem về thói cũ, cha tuyền coi nối thời phong kiến sẵn trong nhà.
    Tượng đài thời nay không xây bằng tiền thuế dân, cái hùng vĩ trăm năm đầy nghệ thuật.
    Và lịch sử dạy rằng không bạo chúa nào được yên dù đã chết.
    Sắt thép xi măng, là kẻ đi sau không biết mà học tập,
    Còn mở mồm uốn lưỡi lấp liếm sự gian tham.
    Không phải cá tôm mà sinh kế của dân đen bao nhà.
    Mớ cá tôm ấy nuôi bao nhân tài phải ôm hận cống hiến cho nước ngoài.
    Chuyện môi trường chẳng lẽ kẻ làm quan không lường đc trước?
    Cớ làm sao chiến lược không có sinh kế mới cho dân?
    Có thứ chất độc còn hại suốt ngàn năm.
    Chớ ngụy biện mà thêm mất lòng thiên hạ.
    Ai cũng hiểu không có gì hoàn hảo, nhưng người ta không tặc lưỡi cho qua.
    Mà luôn nhắc nhở nhau phải luôn gắng trau dồi.
    Nhưng buồn thay nay xứ này giờ có món canh toàn sâu,
    Rau chỉ là thứ lẫn vào mà làm rầu nồi sâu.
    Đất nước cha ông trao, vốn rừng vàng biển bạc,
    Chỉ vài chục năm đám sâu bọ phá tan hoang.
    Nhớ thời mạc, binh hùng tướng mạnh có nên công trạng?
    Mất lòng dân, tin theo bạn dữ, chỉ lo giữ cái riêng ắt chìm đắm biển sâu.
    Ai kẻ nồi da nấu thịt, đã khi nào quân nam tràn qua bắc?
    Biểu tình chẳng qua là mít tinh thời pháp thuộc,
    Có khác chăng kẻ đàn áp là người việt ngủ mơ.
    Điều quan trọng là cái sai từ ngày ấy,
    Còn không chịu nhận ra mà sửa, để đến giờ giặc nắm gọn yết hầu.
    Đất nước này, thôi thế là đã rõ,
    Như quy luật bao đời lẽ thịnh suy.
    Chiến tranh qua đi hay chỉ tạm lắng?
    Dù sao thì cái không tiến bộ phải bỏ đi.

    Trả lờiXóa